--- Bài mới hơn ---
Tố Cáo Người Có Hành Vi Hủy Hoại, Phá Hoại Tài Sản Của Người Khác
Công An Yêu Cầu Nộp Thêm Tiền.
Truy Cứu Tnhs Với Hành Vi Hủy Hoại Tài Sản
Người Dân Đốt Pháo Hoa Dịp Tết Sẽ Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?
Đốt Pháo Bị Xử Lý Như Thế Nào Theo Quy Định Pháp Luật
Hành vi phá hoại tài sản, huỷ hoại tài sản bị xử lý như thế nào? Phá hoaị tài sản của người khác có phải đi tù hay không?
Quyền được bảo hộ về tài sản là một trong những quyền hợp pháp của công dân, nếu có người cố ý phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản của mình thì công dân có thể bảo đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy người có hành vi phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản của người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào? Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Xử lý hành vi phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản như sau:
* Về cấu thành của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trong Bộ luật Hình sự.
Tội phá hoại, hủy hoại, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2022, sửa đổi, bổ sung năm 2022, theo đó cấu thành của tội này được hiểu như sau:
– Về khách thể của tội phạm: Khách thể mà tội này xâm phạm là quan hệ sở hữu tài sản hợp pháp của người khác.
– Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, không bị mắc các bệnh dẫn đến không có khả năng điều khiển hành vi. Độ tuổi chịu trách nhiệm với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên, người từ đủ 14 tuổi trở lên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Về mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội này có hành vi làm hư hỏng, cố tình làm hỏng tài sản của người khác, hành vi nói trên được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn như người này chủ động đập phá, hoặc đốt cháy, hoặc đem tài sản của người khác bỏ xuống nước, cố tình bỏ mặc cho tài sản bị hỏng… dẫn đến tài sản này bị hư hại, giảm giá trị, hoặc bị tiêu hủy luôn.
Hậu quả là sản đó bị hư hỏng nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng sử dụng hoặc không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác thì hậu của là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này được.
* Mức phạt đối với tội phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác.
Mức xử lý hình sự đối với hành vi cố tình làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản của người khác được quy định cụ thể tại Điều 178 Bộ luật hình sự như sau:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
+ Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác mà giá trị tài sản bị hủy hoại là từ 02 triệu đồng đến không quá 50 triệu đồng.
+ Nếu giá trị tài sản bị hư hại đó là từ dưới triệu đồng trở xuống thì vẫn có thể bị truy tố hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà còn vi phạm.
Việc phạm tội gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn trong khu vực.
Tài sản mà bị bủy hoại là di sản hoặc cổ vật, do những đồ vật này có giá trị về vật chất, tinh thần hoặc giá trị nghiên cứu rất lớn, khả năng sẽ không có món thứ hai thay thế tương tự.
Tài sản bị hủy hoại là phương tiện kiếm sống chủ yếu của nạn nhân và gia đình.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp:
+ Tội phạm thực hiện hành vi phạm tội một cách có tổ chức.
+ Giá trị tài sản bị thiệt hại lên đến từ 50 triệu đồng tời 200 triệu đồng.
+ Sự dụng thủ đoạn hoặc các vật liệu nguy hiểm để phạm tội như là chất gây cháy, nổ (xăng, dầu, bom, mìn, thuốc nổ,… ).
+ Thực hiện phạm tội để che dấu 1 tội phạm khác.
+ Phạm tội vì lý do công vụ của người có tài sản.
+ Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 đến 10 năm trong trường hợp: Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
+ Phạt tù từ 10 đến 20 năm trong trường hợp: Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 500 triệu đồng trở lên.
Trong trường hợp hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự thì người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội… cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
– Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.
Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2022 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm như sau:
– Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.
– Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
Đối với trách nhiệm dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do mình gây ra. Trường hợp thiệt hại là do người chưa đủ 15 tuổi gây ra thì cha, mẹ họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà người đó có tài sản riêng thì phải bỏ tài sản riêng ra để bồi thường phần còn thiếu. Nếu người gây ra thiệt hại là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu còn thiếu thì cha, mẹ họ phải bổ sung.
Nếu người gây ra thiệt hại về tài sản của người khác mà bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện của họ sẽ dùng phần tài sản của người được giám hộ để đền bù, nếu không đủ thì sẽ dùng đến tài sản của người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được đó không phải lỗi của mình.
Tại điều 13 của Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung 2009 có quy định như sau:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Tại điều 23 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Sửa chữa, tẩy xóa bằng xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình văn hóa, nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; làm hư hại nghiêm trọng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
b) Lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
c) Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
7. Tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà không có giấy phép;
b) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 7 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì người kia có hành vi vẽ lên bức tượng đã vi phạm quy định của pháp luật tại khoản 4 điều 13 của Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung 2009 và người đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 điều 23 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Sau đó người đó phải thực hiện hành vi khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại điểm a điều 9 của Nghị định này.
Chào luật sư. Tôi nhờ luật sư giúp tôi với, chồng tôi sau khi đi nhậu về là hay ghen tuông vô cớ và đập bể 2 cái điện thoại của tôi, trị giá 2 cái điện thoại khoản hơn 20 triệu đồng và đánh tôi bị rạn xương mũi thì chồng tôi bị xử phạt thế nào? điện thoại là tài sản của riêng tôi trước khi kết hôn nên tôi có được bồi thường lại 2 cái điện thoại đó không? và thương tật của tôi như vậy thì chồng tôi có bị kết án gì không? Xin luật sư chỉ bảo?
Căn cứ Khoản 1, Điều 143, “Bộ luật hình sự năm 2022”, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu có hành vi tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm theo quy định tại Khoản 2, Điều 143, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Do chồng bạn đi nhậu về hay ghen tuông vô cớ và đập bể 2 chiếc điện thoại của bạn, trị giá 2 chiếc lên tới 20 triệu đồng vì vậy chồng bạn đã vi phạm quy định về tội hủy hoại tài sản và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Căn cứ theo Điều 604, Điều 608 “Bộ luật dân sự 2022” quy định rõ về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể ở đây là thiệt hại về tài sản:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”
Như vậy trong trường hợp chồng bạn cố ý hủy hoại hai chiếc điện thoại của bạn thì chồng bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền, bằng hiện vật hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
Thứ hai: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
Căn cứ khoản 1, Điều 104, “Bộ luật hình sự năm 2022” quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
Trong trường hợp này bạn nên đi giám định thương tật để kiểm tra xem mức độ thương tật của bạn như thế nào? Nếu mức độ thương tật của bạn từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng có hành vi dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội nhiều lần đối với bạn hoặc có tính chất côn đồ và tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Vậy nên khi chồng bạn có hành vi phạm tội bạn nên trình báo với cơ quan có thẩm quyền để được yêu cầu bảo vệ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bản thân là một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nhưng anh ta có hành vi vô đạo đức đã xông vào khu nhà ở phá hại tài sản của người khác và đánh 3 người em ruột của cha anh ấy. Còn xúc phạm gia đình dòng nhhọ bên nội anh ấy. Theo quy định anh ta có quy pham không? Và tôi muốn báo cho chính quyền địa phương để kỉ luật a ta được không?
– Tại khoản 1 Điều 64 “Bộ luật dân sự năm 2022” quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Căn cứ vào quy định này thì người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Tại Điều 43 “Bộ luật hình sự năm 2022” sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Căn cứ vào quy định này của Bộ luật hình sự thì để bị truy cứu trách nhiệm đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì phải có các dấu hiệu sau:
– Hành vi phạm tội:
+ Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi;
+ Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
– Hậu quả: Hậu quả của hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng. Như, gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Ngoài ra hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 Điều Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan Công an để Công an điều tra, xác minh tội danh cho người này.
Trường hợp người này là Đảng viên, thì Đảng sẽ có hình thức kỷ luật riêng dành cho người này khi người này phạm tội.
Tại Điều 32 theo quy định tại Quyết định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh như sau:
Đảng viên chửi bới, gây gổ, đánh nhau hoặc có hành vi thiếu văn hóa làm mất an ninh, trật tự gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật với hành vi này mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Tôi xin nhờ luật sư tư vấn: sau khi tôi lấy vợ bố tôi là Lê Vĩnh Bình đã cho tôi ra ở riêng. Tôi ở trên thửa đất của bố tôi, nhưng gia đình tôi chưa tách sổ quyền sử dụng đất hay đi công chứng hay làm hợp đông mua bán, trao tặng. Ngày 29/3/2016 nhà hàng xóm gây sự ném gạch đá làm hư hại đến cửa chính của nhà tôi công an địa phương can thiệp xử lý vi phạm, đã phạt hành chính đối với nhà hàng xóm là 1000.000đ, và ký cam kết bồi thường cho tôi. Tiếp theo này 15/5/2016 lai đập phá cột bê tông của bố tôi ở ngõ đi vào nhà gia đình chúng tôi. Tới ngày 18/6/2016 lại xông lên nhà đánh em trai tôi tại hiên nhà bố tôi đang ở. Nay tôi nhờ luật sư cho chúng tôi đươc biết nhà hàng xóm đã vi phạm về luật dân sự hay luật hình sự?
Thứ nhất, đối với hành vi phá cột bê tông:
Theo như bạn trình bày, người hàng xóm có hành vi phá cột bê tông nhà bố bạn. Đối với hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hủy hoạt tài sản tài sản người khác theo quy định tại Điều 143 “Bộ luật hình sự 2022” sửa đổi, bổ sung 2009 nếu gây ra thiệt hại cho bố bạn từ 2.000.000 đồng trở lên.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Thứ hai, đối với hành vi đánh em trai bạn: Nếu gây ra thiệt hại cho em trai bạn từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng người hàng xóm có sử dụng hung khí (dao, mã tấu,…) thì người hàng xóm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2022”. Tùy từng tỷ lệ thương tật của em trai bạn sẽ có khung hình phạt tương ứng.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính theo theo quy định tại điểm e) Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời bố bạn và em trai bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho gia đình bạn. Các khoản bồi thường có thể gồm: Chi phí viện phí chữa trị, chi phí tổn thất về tinh thần, chi phí tiền lương tiền công bị mất, chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình chữa trị,…
Em có cầm dao cố ý phá hủy tài sản, em đập 2 cái đầu xe dream Trung Quốc trị giá 600.000 đồng, bị công an xã phạt 3.500.000 đồng. Giờ em phải làm sao? Nhưng em đã bồi thường cho người ta rồi. Em chưa có tiền án tiền sự nữa. Vậy em có được tha thứ không?
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 143 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 143 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
Quan hệ sở hữu. Nếu sau khi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.
– Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư tư vấn hành vi hủy hoại tài sản:1900.6568
– Mặt chủ quan của tội phạm
+ Mục đích: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
+ Động cơ (không phải dấu hiệu bắt buộc): tư thù…
Theo như bạn trình bày, bạn chưa có tiền án, tiền sự; giá trị tài sản gây thiệt hại à 600.000 đồng (dưới 2.000.000 đồng) thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Hành vi của bạn không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu không có thêm các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác thì áp dụng mức phạt trung bình là 3.500.000 đồng đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đây là trách nhiệm hành chính của người thực hiện hành vi vi phạm. Việc bạn đã thực hiện trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại là trách nhiệm bồi thường dân sự không được bù trừ trách nhiệm về xử lý vi phạm hành chính nói trên, do đó bạn có trách nhiệm nộp phạt theo đúng quy định.
--- Bài cũ hơn ---
Xử Phạt Hành Chính Hay Xử Lý Hình Sự Đối Với Hành Vi Hủy Hoại Tài Sản Của Người Khác ?
Gây Thiệt Hại Tới Tài Sản Người Khác Bị Xử Phạt Vi Phạm Thế Nào?
Lỡ Tay Đánh Chết Người Thì Bị Ghép Vào Tội Gì ? Xử Phạt Hành Vi Đánh Nhau
Hành Vi Gây Thương Tích Cho Người Khác Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
Xử Phạt Đối Với Hành Vi Cố Ý Gây Thương Tích