Top 8 # Xem Nhiều Nhất Nghị Định 100 Không Có Giấy Phép Lái Xe Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nghị Định 100 Bổ Sung: Không Có Hoặc Quên Mang Giấy Phép Lái Xe Có Thể Bị Phạt Tới 8 Triệu Đồng

Dựa vào Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những loại giấy tờ mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019 vừa được Chính phủ ban hành, tùy thuộc vào loại xe mà người này điều khiển là xe máy, xe mô tô, xe gắn máy hay xe ô tô, máy kéo hay loại xe nào khác thì người này sẽ bị xử phạt với lỗi không có GPLX với mức xử phạt cụ thể như sau:

– Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe ô tô không có GPLX ô tô phù hợp với phương tiện đang điều khiển thì căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100, người này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4 – 6 triệu đồng.

– Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô:

Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100, đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô không có GPLX thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên mà không có GPLX phù hợp sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 3 – 4 triệu đồng.

Hơn nữa, chủ phương tiện mà giao xe hoặc để cho người không có GPLX phù hợp với loại xe tham gia giao thông đường bộ cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ, khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100 với mức phạt tiền như sau:

– Đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân bị phạt tiền từ 800.000 – 2 triệu đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt với mức từ 1,6 – 4 triệu đồng.

– Đối với phương tiện là xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, chủ phương tiện nếu là cá nhân sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.

Điều 21 Nghị định 100, mức xử phạt đối với lỗi không mang theo GPLX khi tham gia giao thông đường bộ cụ thể như sau:

-Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không mang theo GPLX thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100 với mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

-Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo GPLX thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100, họ sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Theo ông Hoàng Thế Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) chia sẻ: Trong thực tế đang xảy ra tranh luận giữa lực lượng chức năng về không có GPLX hay có nhưng không mang. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc này, khoản 3 Điều 82 Nghị định 100 đã bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được các giấy tờ theo quy định.

Cụ thể, đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định thì sẽ xử lý như sau:

Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được) và tạm giữ phương tiện theo quy định.

Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.

Trễ thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

Điều Khiển Xe Khi Không Có Giấy Phép Lái Xe Xử Phạt Thế Nào?

10/06/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

– Các mức xử phạt vi phạm giao thông đối với từng hành vi vi phạm;

– Thẩm quyền xử phạt;

– Các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy pháp, giữ phương tiện;

2. Mức xử phạt khi điều khiển xe không có giấy phép lái xe

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi về mức xử phạt hành chính và thủ tục xử lý vi phạm hành chính khi người điều khiển xe tham gia giao thông nhưng không có giấy phép lái xe là như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Về Thủ tục và mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có giấy phép lái xe được quy định trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Thứ nhất về Mức xử phạt

Theo Điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không đúng quy định có 3 mức phạt tiền, Cụ thể như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.Thứ hai về Thủ tục xử phạt hành chính đối với hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

Bước 5:Giải trình

Bước 6:Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định.

Xin chào luật sư! E có việc muốn nhờ luật sư tư vấn ạ. Bố e lái xe tải lớn( xe 4 chân) khi tham gia giao thông trên đường với vận tốc là 48km/h (CAGT đã đo được). Khi đến khúc rẽ( lúc ấy bên cạnh đường có xe đổ betong đang đỗ nên có tránh xe Bêtông ấy ) thì bị 1 xe máy đi ngược chiều đi với tốc độ cao đâm vào đầu xe oto và chết ngay tại chỗ. Ngay sau đó bố e đã đến CQCA trình báo. Vậy e xin hỏi là trách nhiệm hình sự và dân sự thì ntn đối với bố e? Và phải bồi thường thiệt hại cho người đi xe máy ntn ạ? Còn khi nào thì xe oto mới được lấy ra ạ? E xin chân thành cảm ơn ạ Mong được hồi đáp sớm từ phía luật sư ạ!

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Như vậy, cần phải xác định cụ thể yếu tố lỗi của các bên. Bố bạn có vi phạm quy định về an toàn giao thông hay không?

Về việc bồi thường thiệt hại, Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;d) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo các quy định trên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào yếu tố lỗi của các bên.

Về mức bồi thường, bạn có thể tham khảo taị Điều 591 Bộ luật dân sự 2015:

Hồ Sơ Đổi Giấy Phép Lái Xe Quân Sự Sang Giấy Phép Lái Xe Dân Sự

Căn cứ Điều 39 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

“Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong Quân đội thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn ký trở lên hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn không quá 6 tháng tính từ ngày cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quốc phòng ký.

3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

4. Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu ghi ở khoản 1 và khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản”.

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

– Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong Quân đội.

– Giấy khám sức khỏe của bạn do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Hồ sơ trên bạn gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Đi Xe Máy Ngược Chiều Có Bị Giữ Giấy Phép Lái Xe Không ? Bồi Thường Tai Nạn Giao Thông

Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.

Điểm c, Khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”.

Ngoài ra, theo điểm c, khoản 1, điều 5 Nghị định 100/2019/ND-CP sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Trường hợp 2: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đ i vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”.

Và hình phạt bổ sung được quy định tại điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/ND-CP đó là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trường hợp 3: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm giao thông đường bộ.

Theo Điểm c, Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt là:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều…”.

Và hình phạt bổ sung được quy định tại điểm a khoản 10 điều 7 Nghị định 100/2019/ND-CP đó là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy, tùy từng phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển họ có thể phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều.