Top 13 # Xem Nhiều Nhất Nghe Kinh Giảng Luật Nhân Quả Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Chùm Bài Giảng Về Luật Nhân Quả

Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.

Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiêäu quả, rồi đến con bo,ø đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người muốn. Ông vua dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như thường. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và dân sẽ được hạnh phúc.

Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.

Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian

Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vậït chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chặm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.

Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.

Nhân-duyên-quả

Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).

Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.

Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.

Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống làkhi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.

Nhân quả và Thiên Chúa giáo.

Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.

Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.

Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếâu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.

Nhân quả và y khoa

Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.

Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thươcù nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa làta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển. Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.

Nhân quả và tâm lý học.

Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ . Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào…người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.

Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biêän pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)… Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)… Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng sự thật ( nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.

Tóm lại

Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.

Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dử khó có thể biểu hiêän được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường…). Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.

Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dươnõg những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.

Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.

Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn. (sưu tầm tác giả Thái Minh Trung)

Luật Nhân Quả Trong Kinh Doanh .

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ham mê kiếm tiền, ai cũng thắc mắc tại sao người khác lại cùng làm việc mà họ lại có kết quả tốt hơn.

Phải chăng như người ta nói đúng ” Luật nhân quả” giữa kiếp trước, kiếp này và luật nhân quả trong kinh doanh cũng vậy.

Đôi khi trong kinh doanh chúng ta thường hay hỏi:

– Tại sao tôi làm nghề này lại thấy có ” duyên” bán được nhiều.

– Hay là hỏi ” Sao người lạ mà mới gặp lại thấy hợp đến vậy?”.

– Đôi khi là duyên cả sản phẩm, dự án, khu vực?

Và phần lớn nhiều người trong bất động sản thường rất hay nhắc đến từ ” duyên” làm và ” duyên mua bán”.

Theo quan điểm của tôi kể từ khi trước khi tôi bước chân vào nghề môi giới bất động sản thì thực sự trong đầu tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào từ gọi là ” duyên” và đối với tôi quan điểm là ” tôi sẽ tạo ra duyên đó và chứng minh cho mọi người biết là mình hoàn toàn làm được. Và không tin vào mấy từ gọi là ” duyên”. Tức là ” Mình hoàn toàn làm được nếu mình quyết tâm thực sự 100% theo đúng nghĩa.”

Nhưng hôm nọ tôi nghe chú Trinh – chuyên gia tài chính, đầu tư bất động sản và kết nối kinh doanh có chia sẻ về Luật Nhân Quả thấy rất chi là hay và thực ra ” duyên” hay bất kì ” quả” gì là do phải ” reo nhân” từ trước mới tạo ra ” duyên”.

“Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể.”

Quy luật Nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là “quy luật sắt của vũ trụ”. Theo quy luật này, mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có sự ngẫu nhiên nào. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật, bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.

Theo Quy luật Nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và loại bỏ chúng.

Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ.

Quy luật này rất đơn giản, nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phạm lỗi này. Chúng ta cần đối mặt với xu hướng này một cách nghiêm túc và giải quyết nó một cách trung thực.

Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực. Isaac Newton nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Ứng dụng quan trọng nhất của Quy luật Nhân quả, hay Quy luật Gieo và gặt, là: “Suy nghĩ là nguyên nhân và điều kiện là kết quả”.

Suy nghĩ của bạn là nguyên nhân cơ bản cho những tình huống bạn gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác.

Và tóm lại thì:

– Mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân và tất cả là do mình trước.

– Có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại và mọi thất bại thì hãy nói ” Tôi là lí do của tất cả mọi thứ” không phải ai khác không đổ lỗi.

– Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu vì tôi xuất phát tuy từ con số 0 nhưng mà có sự gieo nhân các kĩ năng từ trước khá lâu rồi.

– Hãy thay đổi suy nghĩ tích cực để gặp nhiều cơ hội hơn.

– Hãy gieo nhân ví dụ ” trở thành môi giới bất động sản thành công” ” nhà đầu tư ” hoặc ….và luôn luôn làm vì ” tâm của người bán hàng” sẽ tự nhiên gặt được quả lúc nào không biết.

Chúc Anh chị và các bạn luôn ” gieo nhân” và hiểu được ” luật nhân quả trong kinh doanh và cuộc sống” thực sự thì tôi tin vào điều này.

Nguồn: chúng tôi

Doanh Nhân Trẻ Hiểu Rõ Luật Nhân Quả Kinh Doanh

Là một người con Phật, tôi hiểu rõ về luật nhân quả và luôn tâm niệm hãy làm tốt việc kinh doanh của mình bằng chữ Tâm trong nghề.

– Trong quá trình làm kinh doanh gắn với Phật giáo, Ngọc Anh cảm thấy không vui quá khi thành công và cũng chẳng quá buồn rầu khi thất bại, cảm nhận được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn và từng tình huống khi xử lý công việc

Lê Nguyễn Ngọc Anh (Cư sỹ Khả Anh, sinh năm 1985), người luôn mong muốn nâng cao sức khỏe cho Chư Tôn Đức và những Phật tử thường xuyên ăn chay.

“Tôi chỉ muốn làm sao chăm sóc tốt sức khỏe cho Chư Tôn Đức và Phật tử trong nước”, cư sỹ Khả Anh tâm sự

Sức khỏe cho người ăn chay cần được chú ý

Nếu cho rằng tôi đến với Đạo Phật là chữ Duyên thì có lẽ tôi đến với kinh doanh là chữ Nghiệp.

Tôi khởi nghiệp với con đường kinh doanh khi tuổi đời còn rất trẻ với sự đam mê, hoài bão, khát khao được thực hiện những ý tưởng của mình trên chính đôi chân của mình và mong muốn đóng góp được ít nhiều giá trị do mình tạo ra cho cộng đồng, xã hội.

Sau đó là tạo ra một môi trường kinh doanh mở, luôn gắn liền với triết lý nhà Phật cho nhân viên ứng dụng trong công việc.

Anh mong muốn làm gì cho đạo Phật từ các hoạt động kinh doanh của mình?

Từ đó tôi đã cùng phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đầu tư nghiên cứu và đưa ra thị trường một sản phẩm trà Phật giáo An Lạc. Sản phẩm này giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi, an thần mang lại giấc ngủ sâu đối với Chư Tôn Đức và Phật tử thường xuyên ăn chay.

Việc chăm sóc sức khỏe cho Chư Tôn Đức là rất cần thiết để giúp nhiều người có điều kiện tiếp cận với con đường giải thoát

Tìm thấy sự an lạc và thong dong trong công việc

Theo anh việc đầu tư và phát triển thế nào mới vừa đúng tinh thần Phật giáo vừa đưa công ty ngày càng phát triển?

Là một người con Phật, tôi hiểu rõ về luật nhân quả và luôn tâm niệm hãy làm tốt việc kinh doanh của mình bằng chữ Tâm trong nghề.

Tôi cho rằng một doanh nghiệp thành công là ngoài những gì đầu tư cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng đạo đức và luật pháp thì cũng nên dành một phần nào đó có nghĩa tương thích cho giá trị đời sống hạnh phúc và tinh thần.

Điều gì anh đạt được trong quá trình kinh doanh có gắn liền với đạo Phật? Những khó khăn mà anh mắc phải là gì?

Tôi biết cách cân bằng với cuộc sống hơn, cuộc sống vốn lẽ vô thường như cái cách mà người con Phật chúng ta nhìn nhận, khi biết buông xả những phiền não, mọi chuyện thất bại hay thành công tôi đều đón nhận bằng ánh mắt bình thản và lạc quan.

Tôi không vui quá khi thành công và cũng chẳng quá nỗi buồn rầu khi thất bại. Cảm nhận được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn và từng tình huống xử lý công việc có lẽ là giá trị nhân văn nhất của một người làm kinh doanh dưới góc nhìn nhà Phật.

Mọi sự có lẽ vẫn còn đang ở trước mắt, tuy nhiên tôi cảm thấy hài lòng với những dự án hiện tại.

Anh có dự tính gì cho tương lai sắp tới hay không?

Tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe Chư Tôn Đức

Sau đó chúng tôi tiếp tục hợp tác cùng các chuyên gia y tế nghiên cứu thêm một số dòng sản phẩm dinh dưỡng khác phục vụ thiết yếu hơn trong vấn đề hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe trong quá trình sinh hoạt và tu tập của Chư Tôn Đức và Phật tử trong thời gian tới.

Xin cảm ơn anh!

Luật Nhân Quả: Tội Tà Dâm Mang Lại Quả Báo Kinh Hoàng

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Đối với những người phạm tội tà dâm, một số thì bị mất mạng, một số thì bị mất chức vị, một số hủy hoại gia đình và một số thì bị tuyệt tự. Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có thể có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể bị tật nguyền hay chết yểu. Một người có thể có vợ hiền thục và tiết hạnh, nhưng nếu phạm tội tà dâm, bạn đời của anh ta có thể trở nên lẳng lơ và phóng đãng.

Trong quá khứ, một số người có công năng có thể nhìn thấy rằng quả báo với tội tà dâm là nghiêm trọng nhất. Lấy ví dụ, thông dâm với vợ người khác, hay làm ô uế con gái nhà người ta sẽ bị đày đọa dưới địa ngục trong 500 năm. Sau đó, anh ta có thể phải mang thân trâu ngựa trong 500 năm nữa, trước khi được chuyển sinh thành người. Thậm chí khi thành người, anh ta có thể phải làm nghề kỹ nữ. Nếu ai đó bày mưu thông dâm với một góa phụ hay ni cô, làm bại hoại nhân luân, người đó sẽ phải chịu khổ dưới địa ngục trong 800 năm. Sau đó, anh ta có thể đầu thai thành lợn hoặc dê để bị mổ lấy thịt trong 800 năm tiếp theo. Đến khi lại được mang thân người, anh ta có thể bị đau khổ vì tàn tật. Quyến rũ người có địa vị cao hay trẻ nhỏ, làm bại hoại cương thường, sẽ khiến người đó chịu khổ dưới địa ngục trong 1.500 năm. Đến khi lại được mang thân người, người đó có thể bị chết trong bụng mẹ hay chết non, tức là có một đời sống cực ngắn. Tất nhiên, những quả báo này không phải là toàn bộ, mà có thể khác nhau tùy theo trường hợp. Tuy nhiên, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội tà dâm.

Mặc dù quả báo với tội tà dâm là cực kỳ nghiêm trọng, nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn với những người xúi giục người khác. Sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi vào ngục vô gián, thì sẽ không còn đường ra nữa. Sự hưởng lạc và phóng túng nơi nhân gian chỉ là rất ngắn ngủi, vì thế chúng ta không nên làm ngơ với những gì sẽ chờ đợi chúng ta sau khi chết. Một người khôn ngoan nên hiểu rõ điều này.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2005/11/27/115165.htmlhttp://www.pureinsight.org/node/3594