Top 10 # Xem Nhiều Nhất Luật Xây Dựng Mở Cửa Sổ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tổng Hợp Các Quy Định Pháp Luật Về Mở Cửa Sổ Khi Xây Dựng Nhà Ở

Hiện nay quy định của pháp luật về mở cửa sổ khi xây dựng nhà ở được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như Bộ luật dân sự 2015, Luật Xây dựng, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về nhà ở liên kề, tiêu chuẩn thiết kế, Thông tư 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng …

Quy định về mở cửa sổ khi xây dựng nhà

1. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại các Điều 174, Điều 176 Điều 178 thì:

Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì nguyên tắc chung khi xây dựng công trình, trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề phải tuân theo pháp luật về xây dựng. Đối với tường chung thì muốn trổ cửa sổ phải được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trường hợp tường sát liền nhau thì chủ sở hữu chỉ được đục tường, đặt kết cấu trên phần tường của mình.

Mở cửa sổ không phải xin phép xây dựng

2. Theo Luật Xây dựng năm 2014 thì việc mở cửa sổ thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

Cụ thể tại Điểm h, Khoản 2 Điều 89 quy định: “Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc”

(Xây dựng nhà ở nông thôn có được miễn giấy phép xây dựng)

3. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về nhà ở liên kề, tiêu chuẩn thiết kế tại điểm 6.4.3 về cửa đi, cửa sổ thì:

– Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi, nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0m trở lên.

– Trường hợp khu đất liền kề chưa có hoặc công trình thấp tầng thì được mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định để lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.

– Nếu dãy nhà ở liền kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liền kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được các cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.

Rubi

Điều Kiện Mở Cửa Chính, Cửa Sổ Quay Sang Nhà Hàng Xóm?

ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA CHÍNH, CỬA SỔ QUAY SANG NHÀ HÀNG XÓM?

10/04/2020 11:14

Câu hỏi:

Luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi câu hỏi sau:

Trả lời: 

Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo & Cộng sự trả lời bạn bạn như sau:

1) Về việc mở cửa sổ

: Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề này như sau: 

Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về việc mở cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông hơi quy định: Từ tầng 2 trở lên không được mở cửa ra vào, cửa sổ, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 mét. Khi cần mở cửa phải có biện pháp tránh tầm nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Có thể chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà. 

Căn cứ quy định trên, nếu việc hàng xóm mở thêm cửa sổ trông thắng sang nhà của ông gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình ông, thì các con ông không đồng ý là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 

2) Về việc làm đường ống thoát nước

: Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa thì chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. 

Như vậy, ông có thể áp dụng quy định nêu trên để trao đổi lại với nhà hàng xóm. 

* Căn cứ pháp luật

: Khoản 1 Điều 178 và Điều 250 Bộ luật Dân sự 2015; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008. 

Luật sư Nha Trang

Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo & Cộng sự

Share

Quy Định Về Mở Cửa Sổ 2 Nhà Liền Kề Thế Nào?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

Tại Khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

“Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.”

Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng thì việc mở cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông hơi quy định: Từ tầng 2 trở lên không được mở cửa ra vào, cửa sổ, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 mét. Khi cần mở cửa phải có biện pháp tránh tầm nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Có thể chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà.

Căn cứ quy định này, nếu việc gia đình bạn mở cửa sổ trông thẳng sang nhà của hàng xóm gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình ông, thì các con ông không đồng ý cho mở là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Quy định mới cập nhật:

Ngày 03/4/2008 Bộ Xây dựng đã có Quyết định Số: 04/2008/QĐ-BXD QCVN :

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng”. Quy chuẩn này thay thế phần II (về quy hoạch xây dựng )- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam tập 1 – 1997.

Trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam tập 1 -1997 (tái bản năm 2009), phần II, Điều 7 có quy định chi tiết về việc mở cửa sổ sang hộ liền kề:

“- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

– Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2 m.

– Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là của cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

Riêng đối với các bức tường giáp khu đất công cộng (công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây dựng có thể cho phép mở một số cửa sổ cố định…”

Tuy nhiên trong QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG QCVN : 01/2008/BXD thay thế phần II (về quy hoạch xây dựng)- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam tập 1 – 1997, phần: quan hệ với các công trình lân cận thì lại không quy định mở cửa sổ.

Cám ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!

Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin

Quy Định Về Quyền Trổ Cửa Trong Hoạt Động Xây Dựng

Quy định về quyền trổ cửa trong hoạt động xây dựng. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, quyền trổ cửa khi xây dựng.

Quy định về quyền trổ cửa trong hoạt động xây dựng. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, quyền trổ cửa khi xây dựng.

Kính thưa Luật sư ! Có một hộ đang xây dựng nhà ở, đã xây dựng hết ranh giới đất, nhưng lại mở cửa (cửa sau) nhìn trực tiếp sang nhà tôi, gây phản cảm. (dù là cửa kéo …) Kính mong Luật sư cho biết việc mở cửa đó đúng hay sai? Có vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng hay không? Nếu việc làm đó là sai thì tôi phải làm gì ? Phần sân phía sau nhà tôi cách bức tường phía sau nhà của hộ đối diện 1 đường cống(mương) rộng khoảng 3 tấc, như vậy tôi có quyền rào chắn phần sân sau nhà tôi hay không? giữa 2 nhà đã có ranh giới rõ ràng là đường cống công cộng và hộ gia đình đối diện có được phép che lấp đường mốc-ranh giới là đường cống, mương hay không ? Xin trân trọng cảm ơn Luật sư./.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Quyết định số 682/BXD-CSXD

– Nghị định 139/2013/NĐ-CP

Tại Điều 271 Bộ luật dân sự 2005 về hạn chế quyền trổ cửa như sau:

Như vậy, chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Ngoài ra, theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

– Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà). – Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.

– Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

Như vậy, nhà hàng xóm vẫn có quyền mở cửa ra vào trong trường hợp này, hành vi trên không vi phạm pháp luật xây dựng.

Thứ hai, như thông tin bạn cung cấp, phần sân phía sau nhà bạn cách bức tường của hộ gia đình đối diện 1 đường mương rộng khoảng 3 tấc là phần đất công cộng.

Như vậy, chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền dựng mốc giới, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền của mình. Do đó, đối với trường hợp này, gia đình bạn có quyền xây dựng hàng rào ngăn chắn trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình.

Thứ ba, giữa 2 nhà đã có ranh giới rõ ràng là đường cống công cộng và hộ gia đình đối diện có được phép che lấp hay không?

Nếu đường cống công cộng là quyền sở hữu chung, là một dạng công trình thủy lợi, phần cống này không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn và gia đình hàng xóm. Do đó trong trường hợp này gia đình hàng xóm không được lấp đường cống này. Nếu gia đình hàng xóm thực hiện hành vi san lấp, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 139/2013/NĐ-CP:

Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi lấp mương cống của gia đình hàng xóm đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết.