Top 10 # Xem Nhiều Nhất Luật Vi Phạm Mồ Mả Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Như Thế Nào Là Hành Vi Xâm Phạm Mồ Mả?

Như thế nào là hành vi xâm phạm mồ mả? Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người chết.

Xin chào Luật Dương Gia ! E có một thắc mắc như này. Mong công ty tư vấn thêm cho e Một năm trước gia đình e có chôn cột mốc ( ranh giới giữa ngôi mộ và bên gia đình sử dụng nông nghiệp) trong 1 năm không xảy ra vẫn đề gì, đến ngày 09/4/2016 hai bên xảy ra tranh chấp. Bên gia đình sử dụng đất nông nghiệp đã nhổ cột mốc đi và không để lại nguyên trạng. Vậy e hỏi như vậy xâm phạm đến mồ mả người khuất không ạ. E xin cảm ơn mong được quý công ty tư vấn cho?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo Điều 629 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiêt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm mồ mả. Tuy nhiên cách hiểu chung nhất thường thấy về mồ mả đó là “nơi được dùng để chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân” vì vậy mồ mả được người dân coi trọng như một việc tôn thờ thuộc về tín ngưỡng, tâm linh do đó việc chôn cất và tạo mồ mả được đặc biệt quan tâm. Có nhiều cách để tạo nên mồ mả, có thể là dùng đất đắp thành một nấm mồ, có thể xây thành mộ, tùy thuộc vào địa phương hay tín ngưỡng của từng vùng.

Có thể hiểu, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro của hài cốt theo phong tục, lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật dân sự cho dù hành vi đó không gây ra bất kỳ thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành vi đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.

Trường hợp thứ nhất, đã có thỏa thuận trước và gia đình kia hoàn toàn biết việc gia đình bạn cắm cột mốc ở đó để làm căn cứ nhận biết ngôi mộ nhưng vẫn cố tình nhổ cột mốc ra vì một lý do nào đó. Có thể thấy, đây là hành vi cố ý đã làm mất dấu tích của ngôi mộ khiến cho gia đình bạn khó có thể xác định được vị trí của ngôi mộ. Vì vậy, có thể thấy đây chính là hành vi xâm phạm mồ mả và gia đình bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự đối với người thực hiện hành vi này.

Trường hợp thứ hai, không có sự thỏa thuận trước và bên gia đình sử dụng đất nông nghiệp hoàn toàn không biết việc cột mốc đó đánh dấu ngôi mộ của gia đình bạn nên đã nhổ cột mốc lên, đây là lỗ vô ý do họ không biết và không thể biết đó là cột mốc đánh dấu vị trí ngôi mộ nên sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm mồ mà và sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi này.

Hành Vi Xâm Phạm Mồ Mả Bị Xử Lý Ra Sao?

Vì nhu cầu đất ở và lối đi lại, một số người ngang nhiên lấn chiếm đất nghĩa trang hoặc khu vực mồ mả của người khác. Hành vi này là xâm phạm mồ mả trái pháp luật, bị nghiêm cấm và chế tài.

Luật sư Ngô Văn Định, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh cho hay, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người chết. Tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm bị xử lý hành chính hay hình sự và bồi thường thiệt hại.

* Xâm phạm mồ mả trái phép

Trong thời gian qua, tại P.Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa), thường xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất nghĩa trang hoặc tận dụng không gian các ngôi mộ để xây dựng các công trình phụ như: sân, bếp, tường rào… Một số người dân ở KP.Nhị Hòa, P.Hiệp Hòa phản ảnh, trước đây khu vực đất nghĩa trang của đình T.G. (thuộc KP.Nhị Hòa) rất rộng. Hiện nay, khu vực đất ở nghĩa trang này đã bị thu hẹp do một số người đến chiếm dụng để làm nhà ở, lối đi.

Trớ trêu hơn, vì muốn bán mảnh đất hương hỏa ông bà để lại, có người tự ý di dời các ngôi mộ trên đất nhưng không hỏi ý kiến người thân trong gia đình dẫn đến mâu thuẫn. Cụ thể như trường hợp của bà N.T.H. (ngụ xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch). Trước khi chết, cha mẹ bà chia cho bà và em trai mỗi người một phần đất ở với diện tích trên 400m2. Trên phần đất của em trai bà có 4 ngôi mộ của tổ tiên. Do muốn bán phần đất này, em trai của bà có ý định dời 4 ngôi mộ này đi nơi khác theo yêu cầu của người mua đất mà không có sự bàn bạc với bà nên bà ngăn cản không cho di dời mộ đi nơi khác.

* Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Định, pháp luật cũng quy định rõ hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật. Cụ thể là hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di dời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó; san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ.

Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) cho biết: “Ngoài bồi thường về vật chất do hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật, người vi phạm còn phải bồi thường về tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Điều 319, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác sẽ bị xử lý như sau: đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2-7 năm: gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; vì động cơ đê hèn; chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Nói về trách nhiệm của người xâm phạm mồ mả trái pháp luật, luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) cho biết, ngoài bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường về vật chất gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại (Điều 607, Bộ luật Dân sự năm 2015). Những loại thiệt hại này có thể tính toán thành một số tiền nhất định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra…

Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Đức, người xâm phạm mồ mả trái pháp luật còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm mồ mả còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả đó; đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.

Đoàn Phú

Xâm Phạm Mồ Mả Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Xâm phạm mồ mả bị xử phạt như thế nào? Đào bới mộ nhà hàng xóm có phải xâm phạm mồ mả không? Hình thức xử phạt như thế nào?

Xâm phạm mồ mả bị xử phạt như thế nào? Đào bới mộ nhà hàng xóm có phải xâm phạm mồ mả không? Hình thức xử phạt như thế nào?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Đầu tiên xin xác nhận với bạn trường hợp của gia đình bạn bị người hàng xóm thực hiện hành vi đào xới mộ như vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra mà ở đây là cơ quan công an tại địa phương vào cuộc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi theo quy định tại Điều 246, Bộ luật hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Căn cứ vào quy định của Điều 246, Bộ luật hình sự ta sẽ có được của tội này. Cụ thể:

Chủ thể: Cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi.

– Hành vi khách quan: Hành vi đào, phá mổ mả, chiếm đoạt đồ vật để trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Như vậy có thể thấy, hàng xóm của bạn đã có những hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Điều 246 của Bộ luật hình sự. Việc xâm phạm vào những quan hệ được pháp luật bảo vệ như vậy đương nhiên người hàng xóm này của bạn cũng sẽ phải chấp nhận những hình phạt mà pháp luật quy định :

– Khung hình phạt cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

– Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ một năm đến năm năm.

Căn cứ vào hành vi của người hàng xóm có xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ được Nhà nước bảo vệ hay không thì cơ quan xét xử sẽ xem xét để đưa ra mức án cụ thể trong trường hợp này.

Xâm Phạm Mồ Mả Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Không?

Hàng xóm nhà tôi gần đây mới thực hiện nghi lễ mai táng cho một người trong gia đình mới mất. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau, cả khu phố chúng tôi đã cực kỳ phẫn nộ khi phát hiện ra phần mộ của bác ấy đã bị tiến hành đào xới, phần thi hài của người chết đã biến mất. Phía công an nhanh chóng vào cuộc và điều tra ra người đã thực hiện hành vi này. Hắn là một tên côn đồ hay xuất hiện trong khu phố, đã có nhiều tiền án, tiền sự. Theo lời khai nhận, hành vi lấy cắp thi thể người mới chết là nhằm mục đích đem đi bán ở chợ đen chuyên giao dịch các bộ phận cơ thể người lấy tiền. Vậy luật sư xin cho tôi hỏi, với hành vi đáng sợ trên thì pháp luật có biện pháp xử lý như thế nào.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Xâm phạm thi thể

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam từ ngàn năm nay, mồ mả là một nơi vô cùng linh thiêng, được coi là nơi an nghỉ cuối cùng của người chết. Việc “mồ yên mả đẹp” có ý nghĩa rất lớn đối với những người thân của người đã chết. Do đó, việc xâm phạm tới mồ mả, thi thể, hài cốt của người chết là hành vi vô cùng đáng lên án, đi ngược lại văn hóa, đạo đức của nhân dân ta. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định hành vi này vào trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Điều 319 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; c) Vì động cơ đê hèn; d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Khái niệm: hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.

Về chủ thể: cá nhân có năng lực trách nhiệm và đủ độ tuổi luật định là 16 tuổi.

Về khách thể: hành vi xâm phạm tới quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người khác.

Về mặt chủ quan: Lỗi phải là lỗi cố ý.

Về mặt khách quan: Tội phạm được biểu hiện dưới một số dạng hành vi như:

+ Đào, phá mồ mả.

+ Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ

+ Hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như xâm phạm đến xác, hài cốt, tro cốt của người chết, thay đổi bia ghi tên người chết, làm mất dấu tích ngôi mộ…

Đối với trường hợp của bạn, mục đích của tên tội phạm khi thực hiện hành vi đào phá mồ mả, xâm phạm nghiêm trọng tới thi thể người đã chết là nhằm chiếm đoạt thi thể đem bán nội tạng lấy tiền. Hành vi này thuộc vào điểm d khoản 2 điều 319 Bộ luật hình sự 2015. Do đó, tên tội phạm này sẽ phải chịu hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”