--- Bài mới hơn ---
Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Được Quy Định Trong Luật Pháp Của Đức Chúa Trời Đi Trước Thời Đại
Bài 13: Ðức Chúa Trời Ban Luật Pháp
Tìm Hiểu Về Luật Pháp Mỹ: Vận Hành Theo Hệ Thống Liên Bang?
Kiến Thức Pháp Luật (Kì 1)
Những Thay Đổi Mới Tích Cực Trong Luật Pháp Của Bang California
Cách đây không lâu, các tòa án hình sự ở một nước phương Tây đã chấp thuận chứng cứ dối khép hai người đàn ông vào tội giết người và kết án tử hình họ. Khi vụ án được đưa ra ánh sáng, các luật sư đã nỗ lực và lấy lại được tự do cho một người. Tuy nhiên, những luật sư uy tín nhất cũng không thể làm gì cho bị cáo thứ hai vì anh ta đã bị hành quyết.
Quyền lợi của người dân được bảo vệ khi các quan xét là những người có khả năng, công bằng và liêm khiết. Luật pháp của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên đòi hỏi các quan xét phải có những phẩm chất trên. Khi bắt đầu cuộc hành trình trong hoang mạc, Môi-se được hướng dẫn là phải tìm những người “tài-năng, kính-sợ Đức Chúa Trời, chân-thật, ghét sự tham lợi” để lập làm quan xét ( Xuất Ê-díp-tô Ký 18:21, 22). Bốn mươi năm sau, một lần nữa ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm những người “khôn ngoan, hiểu biết và kinh nghiệm” để xét xử dân sự.- Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:13-17, Bản Diễn Ý.
Nhiều thế kỷ sau, vua Giô-sa-phát* của nước Giu-đa đã lệnh cho các quan xét: “Hãy cẩn-thận việc các người làm; vì chẳng phải vì loài người mà các ngươi xét-đoán đâu, bèn là vì Đức Giê-hô-va; Ngài sẽ ở cùng các ngươi trong việc xét-đoán. Vậy bây giờ, phải kính-sợ Đức Giê-hô-va, khá cẩn-thận mà làm; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta, chẳng trái phép công-bình, chẳng thiên-vị người, chẳng nhận của hối-lộ” ( 2 Sử-ký 19:6, 7). Qua đó, vua nhắc các quan xét rằng nếu họ để lòng tham hoặc sự thiên vị chi phối những quyết định của mình, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước mắt Đức Chúa Trời về bất kỳ tổn hại nào đã gây ra.
Khi các quan xét của Y-sơ-ra-ên xét xử phù hợp với những tiêu chuẩn trên, dân sự cảm thấy được che chở và an tâm. Nhưng Luật pháp của Đức Chúa Trời còn cung cấp những nguyên tắc giúp các quan xét đưa ra phán quyết công bằng, ngay cả trong những trường hợp phức tạp nhất. Đó là một số nguyên tắc nào?
Lắng nghe các nhân chứng. Lời chứng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình điều tra. Luật pháp của Đức Chúa Trời quy định: “Chứng độc-chiếc không đủ cớ định tội cho người nào, bất-luận gian-ác, tội-lỗi nào mà người đã phạm; cứ theo lời của hai hay ba người chứng, thì sự mới định tội được” ( Phục-truyền Luật-lệ Ký 19:15). Đối với các nhân chứng, Luật pháp Đức Chúa Trời đưa ra chỉ thị sau: “Ngươi chớ đồn huyễn; chớ hùa cùng kẻ hung-ác đặng làm chứng dối”.- Xuất Ê-díp-tô Ký 23:1.
Những nguyên tắc được quy định rõ trong Luật pháp của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên nhiều thế kỷ trước có thể vẫn hữu ích cho các cơ quan xét xử thời nay. Nếu các nguyên tắc ấy được áp dụng thì có thể tránh được những vụ án oan.
Môi-se hỏi dân Y-sơ-ra-ên: “Há có nước lớn nào có những mạng-lịnh và luật-lệ công-bình như cả luật-pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?” ( Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:8). Quả thật, không nước nào khác hưởng được lợi ích này. Dưới triều đại của vua Sa-lô-môn, người tìm kiếm luật pháp của Đức Giê-hô-va khi còn trẻ, dân chúng “ăn-ở yên-ổn vô-sự”, “ăn uống và vui chơi”, hưởng bình an cũng như thịnh vượng.- 1 Các Vua 4:20, 25.
Thật đáng tiếc, sau này dân Y-sơ-ra-ên đã quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Qua nhà tiên tri Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Chúng nó đã bỏ lời của Đức Giê-hô-va; thì sự khôn-ngoan nó là thể nào?” ( Giê-rê-mi 8:9). Hậu quả là thành Giê-ru-sa-lem trở nên một “thành huyết”, đầy dẫy “sự gớm-ghiếc”. Cuối cùng, thành ấy bị tàn phá và hoang vu trong 70 năm.- Ê-xê-chi-ên 22:2; Giê-rê-mi 25:11.
Nhà tiên tri Ê-sai sống vào thời kỳ khó khăn trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Khi nhìn lại, ông được thôi thúc để công bố một sự thật quan trọng về Đức Giê-hô-va và Luật pháp của ngài: “Khi những sự phán-xét Ngài làm ra trên đất, dân-cư của thế-gian đều học sự công-bình”.- Ê-sai 26:9.
Ê-sai vui mừng khi được hướng dẫn ghi lại lời tiên tri về sự trị vì của Vua Mê-si, Chúa Giê-su Ki-tô: ‘Ngài chẳng phán-xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán-định. Nhưng Ngài sẽ dùng sự công-bình xét-đoán kẻ nghèo, và xử lẽ ngay-thẳng cho kẻ nhu-mì trên đất’ ( Ê-sai 11:3, 4). Quả là triển vọng tuyệt diệu cho tất cả những ai trở thành thần dân của chính phủ Nước Trời, dưới sự cai trị của Vua Mê-si!- Ma-thi-ơ 6:10.
Luật pháp của Đức Chúa Trời có cho phép trả thù không?
Câu “lấy mắt thường mắt, lấy răng thường răng” trong Kinh Thánh gây ra không ít tranh cãi ( Xuất Ê-díp-tô Ký 21:24). Một số người nghĩ rằng những lời trên cho thấy Đức Chúa Trời tán thành việc trả thù. Nhưng lối suy nghĩ này trái ngược với mệnh lệnh của ngài: “Chớ toan báo-thù, chớ giữ sự báo-thù cùng con cháu dân-sự mình” ( Lê-vi Ký 19:18). Vậy, chúng ta phải hiểu những lời trong Xuất Ê-díp-tô Ký như thế nào?
Xuất Ê-díp-tô Ký 21:22 đề cập đến một tình huống là hai người đàn ông đánh nhau và một trong số họ xô phải người phụ nữ đang mang thai, khiến bà sinh non. Nếu người mẹ và em bé còn sống, thì chồng của người phụ nữ này không được phép báo thù người kia. Thay vì thế, người đụng nhằm người phụ nữ đó phải “bồi-thường theo lời chồng người sẽ định, và trả tiền trước mặt quan-án”. Nói cách khác, quan tòa sẽ yêu cầu người ấy đền bù tiền cho chồng của người phụ nữ kia. Nếu người mẹ hoặc em bé bị chết, quan tòa sẽ kết án thủ phạm vào tội chết.
Trong trường hợp này, quan toà, chứ không phải nạn nhân, áp dụng điều luật: “Lấy mạng thường mạng, lấy mắt thường mắt, lấy răng thường răng…” ( Xuất Ê-díp-tô Ký 21:23, 24). Nguyên tắc trên nhắc quan tòa nhớ rằng hình phạt không nên quá nặng hoặc quá nhẹ. Một học giả Kinh Thánh tên là Richard Elliott Friedman cho biết: “Dường như, nguyên tắc cơ bản là hình phạt đưa ra cần tương xứng với tội đã phạm và không bao giờ quá nặng”.
Hãy đến gần Đức Giê-hô-va
--- Bài cũ hơn ---
Luật Pháp Của Đức Chúa Trời Mang Lại Lợi Ích Nào?
Mười Hai Lẽ Thật Về Điều Răn Và Luật Pháp Của Đức Chúa Trời
Vâng Giữ Luật Pháp Của Đức Chúa Trời
Pháp Luật Campuchia Không Hề Cho Phép Người Nước Ngoài Mua Đất
Phân Biệt Luật Điều Chỉnh Hợp Đồng Và Luật Điều Chỉnh Tố Tụng