Giải oan cho Huỳnh Văn Nén là một hành trình bền bĩ nhưng không dừng bước của chính ông Nguyễn Thận (Chủ tịch TT.Tân Minh, H.Hàm Tân, Bình Thuận), mẹ con Nguyễn Phúc Thành, gia đình Huỳnh Văn Nén và không thể thiếu các luật sư.
8 luật sư (LS) đồng hành cùng vụ án ở những thế hệ khác nhau, gồm: LS Phạm Hồng Hải (từng chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội-nay đang bị bệnh), LS Trần Vũ Hải, LS Bùi Đức Trường, LS Phạm Công Út, LS Nguyễn Quynh, LS Lê Minh Nhân, LS Trần Văn Đạt, LS Bùi Quang Nghiêm.
LS Trần Vũ Hải cho hay, năm 2004 nhóm luật sư của ông trong đó có LS Phạm Hồng Hải hình thành ra dự án “Vì công lý”. Đọc được dự án này trên mạng, ông Nguyễn Thận và một nhà báo đã tìm đến dự án với mong muốn được kêu oan cho 7 bị cáo là những người thân thích trong vụ án giết người tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào năm 1993, nạn nhân là bà Dương Thị Mỹ (gọi tắt là vụ án Vườn điều), trong đó có Huỳnh Văn Nén. Đây cũng chính là vụ án đầu tiên của nhóm dự án Vì công lý. .
Qua tìm hiểu, được biết Nén bị kết án chung thân trong vụ án bà Bông vào năm 2000. Từ vụ án này, ông Huỳnh Văn Nén khai đã cùng 6 người trong gia đình tham gia đánh ghen, giết bà Mỹ. Từ đó, 6 bị cáo trong vụ án Vườn điều bị bắt và xét xử.
Tìm hiểu kỹ hồ sơ, LS Trần Vũ Hải nói với Huỳnh Văn Nén rằng “cứ yên tâm, vụ án Vườn điều đang được giải quyết. Rằng vụ bà Bông các LS sẽ giúp nhưng phải đến thời điểm thích hợp”.Trở lại vụ án Vườn điều, cả hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm ông Huỳnh Văn Nén đều khai bị điều tra viên mớm cung, bức cung nhục hình. Đồng thời, với vụ giết bà Nguyễn Thị Bông, ông Nén cũng bị mớm cung, dọa rằng nếu không khai ra vụ án Vườn điều thì sẽ bị tử hình vụ bà Bông, nên buộc ông Nén phải khai theo.
Tuy nhiên, do ông Nén kháng cáo quá muộn, bản án sơ thẩm vụ này đã có hiệu lực. Hồ sơ ban đầu, cả 2 LS nói chỉ biết được “mặt mũi” của cáo trạng, bản án và đơn tố cáo của Nguyễn Phúc Thành (đang thụ lý tội “gây rối trật tự công cộng tại trại giam Sông Cái) với nội dung “…người giết bà Bông không phải là dượng Sáu (tức ông Huỳnh Văn Nén-PV) mà là người khác. .
Ông Huỳnh Văn Nén kí vào biên bản bàn giao Quyết định đình chỉ điều tra bị can
Một diễn biến khác ở vụ án Vườn điều, năm 2004, trong quá trình tranh luận kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén tại các phiên tòa, vì cho rằng 3 LS Trần Vũ Hải, Phạm Hồng Hải, Bùi Đức Trường đã có đã lập luận và dùng những lời lẽ mang tính kích động, làm cho dư luận hiểu sai về các cơ quan tiến hành tố tụng và hoài nghi về quá trình xét xử của Tòa án, xúc phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của điều tra viên… nên ông Cao Văn Hùng cùng 3 cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Bình Thuận có đơn kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý 3 LS trên về mặt đạo đức hành nghề lẫn trách nhiệm hình sự.
Sau đó, cũng vì một số lý do cá nhân và LS Phạm Hồng Hải bị tai biến nặng, không tiếp tục đeo đuổi vụ án nhưng 2 LS vẫn theo dõi việc ông Nguyễn Thận và cha Huỳnh Văn Nén hàng năm đều có đơn gửi đến Quốc hội, TAND tối cao, Viện KSND tối cao thúc đẩy giải quyết vụ án.
Và chiến thuật của LS Trần Vũ Hải cũng thay đổi, ông không đơn độc đi nộp đơn mà cùng ông Nguyễn Thận, bố Huỳnh Văn Nén trực tiếp ra Hà Nội kêu oan với lá thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành. “Và cùng với những con người không biết mệt mỏi này, chúng tôi một lần nữa gửi đơn thư đến các tòa soạn báo, thuyết phục họ, vì công lý, cùng chúng tôi kêu oan cho Huỳnh Văn Nén”, LS Trần Vũ Hải kể tiếp. .
Cứ thế, những con người này miệt mài viết đơn, gửi đơn, trình bày, đề nghị các cơ quan cấp T.Ư phải đặc biệt chú trọng đến vụ án vì 10 năm họ vẫn giữ vững niềm tin ấy.
Rồi một ngày “có công mài sắt có ngày nên kim” khi các ông nghe tin Viện KSND tối cao thành lập đoàn đến tỉnh Bình Thuận gặp, làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Thận, Nguyễn Phúc Thành, gia đình Huỳnh Văn Nén… Và tháng 10.2014, vụ án được hủy điều lại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang