Top 9 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Phạm Thị Hồng Thêu Chết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vô Cùng Thương Tiếc Luật Sư Phạm Thị Hồng Thêu!

Áp lực tinh thần quá nặng nên chị bị trầm cảm, phải xin nghỉ 4 tháng và phải nằm viện để chữa trị. Sau khi xuất viện, chị viết những dòng cuối cùng trên Facebook: “Tôi đang đi vào con đường cực kỳ chông gai nguy hiểm, là con đường trợ giúp pháp lý cho dân oan Đồng Tâm. Trước khi vụ án được làm sáng tỏ, trước khi có một cơ quan điều tra độc lập vào cuộc và cho ra những kết luận công tâm nhất, tôi rất có thể không còn sống hoặc phải tàn tật. Nay tôi có đôi lời dặn dò người ở lại: nếu tôi mất xác, xin tìm xác giúp tôi; nếu phát hiện ra xác chết của tôi, đừng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mổ tử thi tôi khi chưa chụp hình lưu giữ lại các dấu vết tội ác trên cơ thể tôi…”.Tối ngày 8-9, chị đã thực hiện ý định của mình: nhảy cầu quyên sinh để bảo vệ công lý, bảo vệ những người dân thấp cổ bé họng. Phải đến chiều hôm qua 10-9 mọi người mới tìm thấy xác chị nổi lên, sau khi người dân lập một bàn thờ nhỏ trên cầu Tịnh Xuyên. Một cái chết cao cả, dù biết rằng chị ra đi để lại đứa con trai chỉ mới 7 tuổi! Có lẽ chị đã nhận ra trong xã hội này vẫn còn những quyền lực vì lợi ích nhóm đã trở thành mafia luôn tìm cách chống đối những con người chính trực, những người luôn bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi của người dân.Một cái chết đau đớn không chỉ cho gia đình chị, cho mọi người mà đó cũng là cái tát vào nền pháp lý chỉ đứng về phía cường quyền trong một xã hội thối nát như thế này!Cầu mong linh hồn chị sớm siêu thoát để cảnh tỉnh cho bọn tham quan ô lại đầy rẫy trên đất nước ta!

You can skip to the end and leave a response. Pinging is currently not allowed.

Hé Lộ Kẻ Thực Hiện Âm Mưu Sau Cái Chết Của Nữ Luật Sư Phạm Thị Hồng Thêu Bị Đổ Vấy Tự Vẫn Do Vụ Đồng Tâm

Như bài trước chúng tôi đã khẳng định Phạm Thị Hồng Thêu đã nhảy cầu Tịnh Xuyên (Thái Bình) mất tích và được tìm thấy xác vào ngày hôm sau là người không hề biết chơi facebook, không biết đến vụ Đồng Tâm bởi cô có hoàn cảnh khá đặc biệt cũng như bệnh lý do áp lực cuộc sống gây ra.

Nhưng, một vấn đề đặt ra là một người nào đó phải biết rõ về nữ luật sư này thì mới có đủ thông tin để ‘mạo danh’ trên facebook và nắm được cơ hội khi biết thông tin nữ luật sư này nhảy cầu Tịnh Xuyên ? Người đó là ai ?

Thoạt đầu, chúng ta thấy ngay những kẻ ‘kiếm ăn’ trên ‘nỗi đau của một nữ luật sư’ bắt đầu thực hiện chiến dịch ‘truyền thông bẩn’ trên mạng xã hội để ‘xin tiền phúng điếu’ như ‘Nguyễn Trần Công’, ‘Thiện Nguyễn’, Trần Quốc Oai,… Song, đây chỉ là tên tài khoản trên facebook còn người ngoài đời thật là ai ?

Theo điều tra của Đàm Ngọc Tuyên thì người chủ mưu và chỉ đạo toàn bộ vụ việc dựng ‘truyền thông bẩn’ để ‘kiếm ăn’ chính là người phụ nữ nổi danh đánh BOT mang tên ‘Thu Thủy’. Người phụ nữ tên Thu Thủy là bạn cùng chiến đấu BOT với Huệ Như (hiện đang chấp hành án).

Bên cạnh, những vân vật trên làng đấu tranh dân chủ cũng có vài kẻ nhanh tay cào phím ‘ăn theo’ như Nguyễn Thúy Hạnh, Võ Hồng Ly,… Tuy ở đây không có dấu hiệu ‘kiếm ăn trực tiếp về tiền bạc’ nhưng còn dã tâm hơn ở chỗ ‘lấy cái chết của một nữ luật sư để vu cáo chính quyền gây áp lực khiến nữ luật sư phải tự vẫn’. Điều chúng tôi khẳng định, Nguyễn Thúy Hạnh là kẻ táng tận lương tâm ở chỗ mặc dù đã có cảnh báo của luật sư Lê Văn Luân và rất nhiều người khác nhưng Nguyễn Thúy Hạnh vẫn giữ nguyên bài đăng của mình trên trang cá nhân từ ngày 8/9/2020 đến nay. Phải chăng, Nguyễn Thúy Hạnh ngoài mục đích muốn kích động tấn công chính quyền thông qua vụ Đồng Tâm còn có mục đích khác ? Liệu, có vai trò gì trong vụ ‘nhận tiền phúng điếu’ giống như đã từng nhận tiền phúng điếu vụ Lê Đình Kình bị chết ?

Ngay khi bài viết được đăng tải trên trang của Đàm Ngọc Tuyên, những kẻ trong đường dây ‘kiếm ăn’ trên thân xác của nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu đã bắt đầu tấn công Đàm Ngọc Tuyên bằng những lời chửi rủa, tục tĩu,… thậm chí còn đe dọa.

Câu chuyện này tạm khép lại ở đây, một lần nữa chứng minh cho người dân Việt Nam thấy rõ bộ mặt thật của những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ, họ táng tận lương tâm, bất chấp đạo lý chỉ vì tiền và mục đích đen tối là kích động người dân chống đối lại chính quyền. Vụ việc Đồng Tâm sắp được tuyên án (dự kiến tuyên án vào chiều ngày 14/9/2020) một lần nữa lại cũng cho thấy, những kẻ mượn danh vụ án Đồng Tâm cũng bất lương trong việc không từ một dã tâm nào để đạt được mục đích của mình là suy diễn, hướng lái, kích động hòng làm thay đổi tội ác do những kẻ mang danh tổ Đồng Thuận đã gây ra.

Hải Anh

Lộ ‘Bàn Tay Đạo Diễn Kịch Bản Truyền Thông Bẩn’ Về Nữ Luật Sư Phạm Thị Hồng Thêu Và Vụ Án Đồng Tâm

Quả thật, đến thời điểm hiện nay sau khi nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu ‘nhảy cầu tự vẫn’ (được cho là vào trưa ngày 8/9) đã có ‘một sự xếp đặt’ khá tinh vi khiến nhiều người hiểu nhầm, nhầm lẫn. Sự tinh vi này cho thấy, đã có sự chuẩn bị kế hoạch, lên kịch bản và tạo dựng tin tức trên không gian mạng xã hội facebook để thực hiện mưu đồ xấu xa.

Khi chúng tôi viết bài viết này, chúng tôi vẫn khẳng định đây là chiêu trò hướng lái đến vụ Đồng Tâm và táng tận lương tâm hơn là ‘dựng đứng chuyện một nữ luật sư vẫn còn đang sống phải chết và chết một cách đau đớn’. Nhưng khi đọc kỹ lại dòng trạng thái cảnh báo của luật sư Lê Văn Luân cùng tìm hiểu từ những thông tin của một nhà đấu tranh dân chủ ‘quyết tìm ra chân tướng kẻ đứng sau trong vụ tạo dựng kịch bản truyền thông bản để trục lợi’-Đàm Ngọc Tuyên thì chúng tôi cũng đã bắt đầu hiểu ra câu chuyện về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu tự vẫn là thật hay giả. Đồng thời, hiểu ý của luật sư Lê Văn Luân trong việc không nên ‘mượn nỗi đau của người đã mất’ chỉ để vu oan, vu vạ…

Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu (sinh năm 1983, quê và sinh sống tại thôn Chùa, xã Chí Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã ‘nhảy cầu Thái Bình vào trưa ngày 8/9/2020. Thông tin đăng tải về việc nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu nhảy cầu tự vẫn về thời gian, họ tên và địa chỉ là chính xác nhưng lại có sự ‘giả mạo’ và là tin giả dẫn đến luật sư Lê Văn Luân phải ra cảnh báo nóng.

Vậy, cái giả ở đây là gì ?

Theo tìm hiểu của chúng tôi về những thông tin do Đàm Ngọc Tuyên đưa ra thì ‘cái giả’ nằm trong kế hoạch, mưu đồ của ít nhất 5 người được cho là bất lương khi ‘thao túng thông tin này’ từ khi vụ việc Đồng Tâm xảy ra được khoảng 1 tháng (vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào ngày 9/01/2020). Lúc này trên facebook xuất hiện một bài viết của một tài khoản có tên ‘luật sư Phạm Thêu’ có bài viết với nội dung cho rằng ‘Tôi sẽ soạn thảo đơn và giúp cho dân Đồng Tâm, kêu gọi hàng nghìn luật sư giúp cho dân Đồng Tâm vì lương tri…’ đề ngày 09/2/2020 (đúng 1 tháng sau vụ Đồng Tâm xảy ra).

Bên cạnh, lời hiệu triệu vì dân Đồng Tâm vào ngày 9/2/2020 thì một thời gian chưa được xác định (chỉ biết có thể nó trùng với thời gian mà nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu mất tích) có một bài viết thứ hai xuất hiện trên trang cá nhân mang tên ‘Luật sư Phạm Thêu với nội dung đăng tải ‘lo sợ bị tấn công trả thù’ và hàm ý nếu tôi chết thì mọi người hãy gọi điện cho bố của luật sư ..’.

Chỉ với 2 bức hình về 2 bài viết của một tài khoản mang tên ‘luật sư Phạm Thêu’ mà Nguyễn Thúy Hạnh đã đăng đàn đổ lỗi cái chết của nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu là do áp lực vụ Đồng Tâm, do căm phẫn vụ Đồng Tâm dẫn đến dư luận càng hiểu nhầm về vụ việc Đồng Tâm đúng với thời gian phiên tòa xét xử (Tòa mở phiên tòa xét xử ngày 9/9/2020).

Theo Đàm Ngọc Tuyên thì nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu (đã tự vẫn) không hề đăng đàn lên facebook cá nhân và cũng không hề có facebook cá nhân, đặc biệt là nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu không hề biết đến vụ Đồng Tâm là như thế nào bởi cô bị bệnh trầm cảm.

Như vậy, việc nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu có thật ở Thái Bình và quyên sinh với một số người mạo danh tài khoản mang tên ‘Luật sư Phạm Thêu’ để dựng kịch bản là 2 người hoàn toàn khác nhau.

Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu thật ở Thái Bình và cái chết vào trưa ngày 8/9

Theo như Đàm Ngọc Tuyên đăng tải:

– Cô Phạm Thị Hồng Thêu sinh ra trong một gia đình nghèo, thuần nông, ở Hưng Hóa, Thái Bình. Cha của cô, tình duyên trắc trở, nên có 3 đời vợ. Cô Thêu là con của người vợ đời thứ 2. Tuy nhiên, trước khi nhảy cầu Tịnh Xuyên quyên sinh như là tìm kiếm sự giải thoát, thì cô Thêu ở cùng với bà nội, cha và người vợ thứ 3 của cha mình. Đặc biệt, Cha của cô, hiền lành, ít nói, không ổn định về thần kinh, hạn chế khả năng hành vi dân sự, có giấy chứng nhận, theo người địa phương cho biết.

– Cô Thêu lớn lên trong cảnh nhà như vậy, ít nhiều vẫn ảnh hưởng sự khắt khe vượt mức từ người vợ thứ 3 của cha mình. Dù nhà nghèo, nhưng cô vẫn cố gắng đến trường, sau nhiều năm miệt mài, đã có được văn bằng đại học Luật. Sau đó, cô Thêu lập gia đình, theo chồng vào Nam lập nghiệp. Tình đầu tan vỡ, nhưng cũng kịp đơm trái, là một bé gái, năm nay đã học cấp 2, ở với gia đình bà nội. Tình đầu tan vỡ, mà quan hệ với gia đình chồng cũng vỡ tan, mà lý do chỉ có người trong cuộc tỏ tường. Chỉ biết là, người ta không cho bé về chịu tang Mẹ (Cô Thêu), dẫu chẳng cách xa về mặt địa lý. Để trọn đạo hiếu, được sự hỗ trợ của những người hiểu chuyện, họ giúp bé, xin nhà trường nghỉ học, lén phía nội, kính nén hương tạ biệt cô Thêu lần cuối. (Viết đến đây, cá nhân tôi nghẹn đắng, đôi bàn tay run lên vì xúc động và hận bọn chó mặt người – phần sau câu chuyện).

– Rời miền Nam, trở về quê hương năm tấn, nhưng cô chẳng có tấn lúa nào. Nhân sắc mặn mà của người đàn bà một con, cô Thêu đi bước nữa. Cuộc tình thứ hai không ở lại, trước lúc phân ly, nhưng cũng kịp để lại cho cô Thêu một bé trai. Tưởng phận số an bài, đời thôi giông bão, ngờ đâu tạo hóa trêu người, cậu con trai mắc hội chứng Down. Có thể nói, những yếu tố này, là nguyên nhân tiên quyết khiến cho cô Thêu bị trầm cảm nặng, mà gần đây, định nhảy cầu quyên sinh, người dân phát hiện ngăn cản.

– Chuyện đau lòng đã xảy ra, tầm sau 12h trưa ngày 8/9, cô Thêu đã trầm mình tự vẫn. Nói cách khác, cô trốn chạy những bất hạnh trong cuộc sống cá nhân, trốn chạy trần gian quá nhiều khổ đau này, ít ra đối với cô trong suy nghĩ. Ít nhất 4 năm qua, cô hầu như ở nhà điều trị bệnh, mà cũng có tiền đâu để điều trị. Có lẽ, sự bế tắc khiến con người ta quẫn trí, tìm về nơi bắt đầu sinh ra, với giấc ngủ dài miên viễn.

Mục đích mạo danh facebook ‘Luật sư Phạm Thêu’ để làm gì

Cũng theo Đàm Ngọc Tuyên: “Câu chuyện xoay quanh về cái chết của người đàn bà học Luật, cô Phạm Thị Hồng Thêu (SN 1983, Thái Bình), cho đến lúc này, là hoàn toàn sự thật. Tuy nhiên cũng từ đây, hé lộ ra, một đường dây, với nhiều người tham gia, dưới nhãn mác “vì dân”, “đánh BOT “, dựa vào sự quen biết với nạn nhân trước đó, dựa vào câu chuyện có thật ấy, để thổi phồng lên, hòng trục lợi trên thân xác người đã chết, cũng như “đánh bẫy” cộng đồng mạng. Chúng tôi xin được phác họa lại câu chuyện kinh tởm này, và những ai đã và đang có hành vi đê hèn này”.

Mục đích thứ hai mà ai cũng nhìn thấy được đó là vu cáo vụ Đồng Tâm như chúng tôi đã trình bày ở bài trước những kẻ tạo tin đã lợi dung thông tin này để hòng tạo kịch tính bi kịch ‘thảm cảnh ở Đồng Tâm’ do chính quyền, công an, chế độ gây ra đến nỗi một nữ luật sư phải phẫn uất để quyên sinh.

Mục đích cụ thể là gì và kẻ nào tạo dựng kịch bản này chúng tôi sẽ viết tiếp vào thời gian tới. Hải Anh

Ls Phạm Hồng Hải: Luật Sư Của Những Thân Phận Đặc Biệt

Phó Giáo sư – Tiến sĩ – Luật sư Phạm Hồng Hải.

Có lẽ quá nhiều người biết đến sự nổi tiếng của ông nhưng lại ít ai biết được những thăng trầm, những biến cố mà ông đã từng trải nghiệm trên con đường chạm tới vinh quang.

Ông là PGS-TS-LS Phạm Hồng Hải, thành viên Hội đồng Lâm thời luật sư toàn quốc, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự.

Phòng làm việc của ông nằm trên tầng 2 của Văn phòng Luật sư (LS) Phạm Hồng Hải và cộng sự tại Khu đô thị mới Nam Trung Yên, giản dị đến không ngờ. Tôi quan sát mãi mà tịnh không thấy ông treo bất kỳ một thứ gì trên tường: bằng cấp, giấy chứng nhận, giấy khen hoặc ảnh chụp với các… VIP như cái cách mà một số người vẫn thường khoe trong phòng làm việc để dọa… khách.

Chỉ có duy nhất một thứ được treo ở vị trí trang trọng nhất, đó là một bức thư pháp mà nội dung là những lời dạy của Khổng Tử về đạo làm Người.

Tôi hỏi, bằng tiến sĩ luật của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga oách thế, sao không treo? Ông bảo, học là để cho mình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chứ bằng cấp có phải để trang trí đâu mà… triển lãm.

Thì đúng vậy, 37 năm về trước, khi đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, Phạm Hồng Hải khi ấy là một anh lính trẻ, bị thương dập nát nửa người, phải nằm bất động trong Quân Y viện nhưng vẫn miệt mài đèn sách… trên giường bệnh.

Với thương tích quá nặng, ông biết mình không bao giờ có cơ hội được trở lại chiến đấu vì Tổ quốc nên ông tự thấy mình phải học để phụng sự đất nước theo cách khác.

Đơn giản vậy thôi chứ khi ấy nằm liệt giường, không đứng, không đi được, ông nào mơ đến tấm bằng tiến sĩ sau này. Cả chức danh PGS, cả nghề luật sư, cả sự nổi tiếng… Nói tóm lại, tất cả những gì ông có bây giờ đều không có trong toan tính của ông lúc ấy.

Chỉ duy có một điều, ông biết rất rõ, ngay từ khi ấy, đó là cuộc đời đã dành cho ông một ân huệ lớn khi ông là người duy nhất may mắn sống sót trong khi tất cả đồng đội trên boong của một con tàu không số đã phải vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi không bao giờ trở về… Ông được phục vụ trên đoàn tàu Không số của Bộ Tư lệnh Hải quân ngay sau khi nhập ngũ, năm 1969. Thi tốt nghiệp phổ thông xong ở quê, chưa kịp nhận bằng thì ông xung phong ngay vào bộ đội.

Có lẽ thấy ông to khỏe, lại nhanh nhẹn, có trình độ (thời ấy có bằng lớp 10 là rất oách) nên ông được chọn vào đoàn tàu Không số. Đây là một đoàn tàu cảm tử chuyên chở vũ khí vào Nam. Chiến tranh khi ấy đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất. Nhổ neo rồi không bao giờ trở về, mất xác trên biển khơi là chuyện bình thường của các con tàu Không số. Phạm Hồng Hải đã hai lần cùng đồng đội chở vũ khí vào Nam và con tàu của ông đã may mắn trở về một cách an toàn.

Nhưng biến cố xảy ra vào buổi chiều muộn ngày 16/4/1972, khi con tàu của ông đang nằm trên sông Cấm (thuộc địa phận Hải Phòng) ăn hàng để chuẩn bị cho một chuyến vào Nam thì bị máy bay Mỹ đánh bom trúng.

Ký ức của ông bây giờ, về trận chiến ấy, chỉ còn những vệt sáng xanh lét hãi hùng của lửa, của tiếng bom nổ, tiếng máy bay Mỹ gầm rú. Trước khi bất tỉnh, ông chỉ kịp nhìn thấy những vệt sáng xanh lè của lửa và xác những người đồng đội cháy sém. Mãi sau này ông mới biết, trong số 20 người trên con tàu ấy, chỉ có 3 người sống sót. Đó là 2 chiến sĩ phục vụ dưới hầm tàu và ông, người duy nhất còn sống trên boong tàu.

Cuộc trở về từ cái chết với những thương tích trầm trọng đã lấy đi của ông nhiều phần sức khỏe nhưng đã đem lại cho ông những bài học làm Người quý giá. Ông hiểu rằng, cuộc đời đã đem món quà tặng vô giá là sự sống đến cho ông và tự thân ông, ông sẽ phải sống sao cho có ích nhất.

Ngày ấy, trong Quân Y viện Hải quân, đã có nhiều người ngạc nhiên khi thấy hình ảnh một thương binh băng bó trắng toát khắp người nhưng vẫn miệt mài đọc sách, miệng lẩm nhẩm các công thức toán học. Thậm chí có người tưởng ông bị… tâm thần do sức ép của bom.

LS Phạm Hồng Hải (Người thứ 2, hàng đầu, từ phải sang) trong lễ ra mắt Hội đồng lâm thời Đoàn LS toàn quốc.

Xuất viện năm 1973, ông thi đại học và đậu ngay với số điểm cao. Không cần phần điểm ưu tiên dành cho bộ đội, ông đàng hoàng bước vào giảng đường đại học. Và, không chỉ có vậy, do điểm thi cao, ông còn được Nhà nước cử đi học ở nước ngoài.

Sang Liên Xô (cũ), ông được vào học luật ở Đại học Luật Tasken. Dù là thương binh mới ở chiến trường ra, sức khỏe kém nhưng ông học rất giỏi. Ông là một trong số những sinh viên hiếm hoi được Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Liên Xô (cũ) tặng bằng khen vì thành tích xuất sắc trong học tập.

Tốt nghiệp Đại học Luật Tasken với tấm bằng đỏ, ông về nước. Sáu năm học tập ở nước ngoài, ông đã thu nạp được nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực thuộc về luật pháp.

Nhưng, câu chuyện về cái chết hụt năm xưa vẫn đeo bám ông, giống như một nỗi ám ảnh. Đã từng chạm vào cái chết nhưng lại được cuộc đời ban cho ân huệ được sống, hơn bao giờ hết ông hiểu được một cách tận cùng cái quý giá của cuộc sống làm người. Vì thế mà trong rất nhiều kiến thức đã học được, ông luôn luôn quan tâm đến những gì thuộc về quyền con người, ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Bởi vậy, sau khi ở Đại học Luật Tasken trở về Việt Nam làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Nhà nước và Pháp luật, ông quan tâm nhiều đến quyền của người bị buộc tội, trong đó có quyền được bào chữa. –PageBreak–

Trong vòng tố tụng, có nhiều loại người phạm tội. Có người phạm tội do cố ý nhưng cũng có không ít người phạm tội do vô ý, do thiếu hiểu biết về pháp luật và có cả những người bị hàm oan. Những đối tượng đó cần phải có người bào chữa. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan chính là bảo vệ pháp chế XHCN. Còn kể cả trong trường hợp, tội lỗi của họ đã rõ ràng thì khi LS có tình thương với họ cũng là một động lực để họ hoàn lương.

Hơn 10 năm làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Nhà nước và Pháp luật, ông đã đeo đuổi đề tài “Bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội”.

Để có tư liệu thực tế phục vụ việc nghiên cứu khoa học, ông đã tham gia làm LS kiêm nhiệm, đầu tiên là ở Đoàn LS Hải Phòng rồi sau đó là Đoàn LS Hà Nội. Năm 1991, ông quay lại Nga tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật học với đề tài này tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga năm 1993.

Tám năm sau, năm 2001, với những đóng góp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông được Hội đồng học hàm Nhà nước phong Phó giáo sư Luật học. Và, các đề tài khoa học xoay quanh cơ chế minh oan trong tố tụng vẫn là niềm say mê của ông. Ông vẫn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu, vừa tham gia bào chữa ở phiên tòa với tư cách là LS kiêm nhiệm.

Nhưng có một điều đặc biệt là, ngay từ khi Phạm Hồng Hải hành nghề luật sư như một nghề tay trái thì ông toàn được mời ngồi trong các phiên tòa nổi đình nổi đám để bào chữa cho các nhân vật cựu quan chức phạm tội, trong các vụ án từng là tâm điểm chú ý của dư luận như vụ Năm Cam, vụ Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh… Ông đã từng là LS của bị cáo Trần Hùng Sơn (trong vụ án Mường Tè), của bị cáo Lương Quốc Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao)… Rõ ràng, trong số hàng nghìn LS, ông là một trong số những người hiếm hoi hay được mời bào chữa cho các nhân vật có thân phận đặc biệt mà ta cứ hay gọi là… VIP và tất nhiên là trong những vụ án không đơn giản.

Điều đó có phải ngẫu nhiên không và câu trả lời chắc chắn là không. Lẽ vì, nghề LS cũng giống như nghề bác sĩ và các bị can, bị cáo khác gì những con bệnh. Đã có bệnh thì tất phải tìm bác sĩ giỏi mà cầu cứu thôi… Và, đó là một trong nhiều lý do họ tìm đến ông, mời ông bào chữa. Cứ thế, người nọ mách người kia và dần dần ông trở nên nổi tiếng. Đã thế, các vụ án lớn thường được truyền trên truyền hình. Gương mặt đầy chất “Xinema” của ông cũng vì thế mà ngẫu nhiên xuất hiện ở mọi nhà.

Nhưng việc tham gia bào chữa có làm ông trở nên nổi tiếng thì khi ấy với ông vẫn chỉ là để lấy thực tế phục vụ cho nghiên cứu khoa học chứ ông không bao giờ nhắm tới cái đích sẽ trở thành LS chuyên nghiệp.

Cứ thế, tưởng rồi cuộc đời ông từ bấy sẽ mãi mãi gắn bó với công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhưng không phải. Năm 2004, lại một biến cố nữa xảy ra trong đời ông.

Số là, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định chỉ có những người không phải là cán bộ, công chức Nhà nước mới được gia nhập đoàn LS. Đối với những người đang làm luật sư kiêm nhiệm (tức là vừa làm công chức vừa làm luật sư) như ông, Bộ Tư pháp sẽ cho gia hạn thêm 3 năm để quyết định sẽ bỏ công chức sang làm LS hay thôi LS để làm công chức.

Quy định đó vô tình trở thành bước ngoặt trong cuộc đời ông khi buộc ông phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã giữa hai công việc mà ông cùng yêu thích. Đó là còn chưa kể, lúc ấy ông không chỉ có danh mà còn có ghế (giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiên cứu tư pháp hình sự của Viện Nhà nước và Pháp luật). Nhưng rồi, bị đặt vào tình thế ngặt nghèo ấy, ông mới ngộ ra chính mình. Rằng, ông yêu nghề LS biết bao và xưa nay ông hành nghề bằng chính tình yêu vô biên ấy chứ không chỉ đơn thuần để làm thực tế để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.

Và, thế là như một định mệnh, ông quyết định xin về hưu để làm LS chuyên nghiệp. Sợ bị vợ ngăn cản, ông đã phải giấu vợ viết đơn xin nghỉ hưu. Và, kết quả của sự lựa chọn nghiệt ngã ấy là sự ra đời của Văn phòng LS Phạm Hồng Hải và cộng sự.

Có văn phòng riêng, ông càng nhiều khách hàng hơn và “khách hàng truyền thống” của ông lại vẫn là các… cựu VIP. Tôi đã đặt lên bàn ông câu hỏi của nhiều bạn đọc trong và ngoài giới LS rằng, có phải bây giờ ông đã rất giàu và giàu lên nhờ các “khách hàng truyền thống” ấy?

Cứ tưởng câu hỏi khó chịu đó sẽ hoặc làm ông nổi xung hoặc “nhã nhặn” hơn là tìm cách né tránh. Nhưng không, ông rưng rưng cười, thay cho câu trả lời bằng một câu chuyện.

Đó là một lần, có một phụ nữ lặn lội từ Cao Bằng xuống Hà Nội, tìm đến Văn phòng LS của ông mời đích danh ông bào chữa cho chồng bà ta nguyên là một cựu quan chức, phạm tội đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng. LS Phạm Hồng Hải nhận lời và sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ, thấy có nhiều điểm chưa rõ, ông đã lên Cao Bằng làm thủ tục vào gặp bị can tại trại giam để hỏi thêm một số vấn đề.

Nhưng khi gặp LS Phạm Hồng Hải tại Trại giam thì thật bất ngờ, vị cựu quan chức này, hình như là theo thói quen, bỗng lên giọng hách dịch: “Là luật sư của tôi, anh đã nghiên cứu hồ sơ kỹ chưa mà đã lên đây gặp tôi? Nếu chưa nghiên cứu kỹ, mời anh về, tôi không làm việc”.

Phạm Hồng Hải không trả lời. Ông mở cặp lặng lẽ đưa cho vị cựu quan chức một mảnh giấy trắng phau, một cây bút và nói rành mạch từng lời: “Tôi đề nghị bị can viết đơn từ chối luật sư”.

Bào chữa cho các VIP, dù lúc ấy họ chỉ còn là cựu VIP vì đã trở thành bị can, nhưng ai bảo là không cay đắng…

Đ.H.