Top 6 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Nguyễn Văn Đài Là Ai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Sư Lê Văn Thiệp Là Ai?

N.N./ Sức Khỏe Cộng Đồng

Luật sư Lê Văn Thiệp vừa bị xử phạt hành chính 8 triệu đồng do sử dụng Facebook đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam.

Luật sư Lê Văn Thiệp trả lời báo chí trong phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương tháng 5/2018.

Ngày 10/4, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư Lê Văn Thiệp vì hành vi sử dụng tài khoản facebook Lê Văn Thiệp để xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam.

Mức phạt hành chính 8 triệu đồng được áp dụng do có tình tiết giảm nhẹ là ông Thiệp “đã hợp tác và giải trình đầy đủ với cơ quan chức năng” tại cuộc họp và “có thái độ cầu thị, thành khẩn nhận các sai phạm của mình”.

Theo tìm hiểu của PV, ông Lê Văn Thiệp là luật sư có học vị Tiến sĩ Luật, là thành viên của Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Lê Văn Thiệp từng được biết đến là 1 trong 5 luật sư tham gia bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong phiên tòa đầu hồi tháng 5/2018 trong vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Tại phiên tòa hôm 17/5/2018, luật sư Lê Văn Thiệp từng gây chú ý khi đề nghị HĐXX đưa luật sư Trần Vũ Hải (người bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) ra ngoài vì lý do luật sư Hải ngồi sau rất mất trật tự.

Luật sư Lê Văn Thiệp tại tòa bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương.

Đến phiên tòa sau đó, luật sư Lê Văn Thiệp đã rút khỏi, không đồng hành, bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương vì lý do bận công việc.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số tài khoản có tên luật sư Lê Văn Thiệp đăng tải nhiều thông tin, quan điểm gây tranh cãi trong dư luận.

Đoàn Luật sư Hà Nội đề nghị luật sư Lê Văn Thiệp cải chính, xin lỗi công khai để đảm bảo danh dự, uy tín của phóng viên;

Giao nhiệm vụ cho luật sư Trần Đình Triển, Phó chủ nhiệm kiêm Trưởng ban Bảo vệ luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội tiến hành các trình tự, thủ tục theo đúng quy định để kiểm điểm mức độ vi phạm của luật sư Lê Văn Thiệp.

Luật Sư Bào Chữa Cho Lê Văn Luyện Là Ai?

Luật sư Nguyễn Bá Ngọc. Ảnh: chúng tôi

Năm 1989, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Nguyễn Bá Ngọc theo học chuyên ngành Luật Kinh tế của Đại học Luật (Hà Nội). Ra trường năm 1994, ông Ngọc làm trợ lý cho giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội, chuyên tư vấn pháp luật, chuẩn bị văn bản luật pháp, hợp đồng kinh tế…

Sau đó, ông chuyển hẳn sang các vụ án hình sự. Ông từng bào chữa trong nhiều vụ án, trong đó có những vụ án nghiêm trọng: giết người, cướp của, hiếp dâm…

Được chỉ định là luật sư bào chữa cho nghi phạm Lê Văn Luyện, luật sư Ngọc cho biết, sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

Khi tiếp xúc với vụ án cướp của giết người tại tiệm vàng Ngọc Bích – Bắc Giang, ông Nguyễn Bá Ngọc cũng tình cờ phát hiện một điểm trùng hợp khá thú vị: Ông và “đối thủ” Phạm Văn Huỳnh – Trưởng văn phòng luật sư Tâm Đức (Đoàn luật sư TP Hà Nội) – bảo vệ quyền lợi cho gia đình tiệm vàng Ngọc Bích – cũng từng “đối đầu” nhau trong vụ án trước đó, có tính chất tương tự.

Theo lời của ông Ngọc, luật sư Phạm Văn Huỳnh và ông từng tranh tụng trong vụ án Chu Trần Hiệu tại Bắc Giang vào cuối năm 2008 (ông Ngọc cũng là luật sư bào chữa cho hung thủ Chu Trần Hiệu). Một chi tiết trùng hợp, hung thủ Chu Trần Hiệu và các đồng phạm khi gây án cướp của giết người cũng chưa đủ 18 tuổi. Đặc biệt, những đối tượng này còn lên kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng người khi hành động.

Tinh vi hơn, chúng còn lấy băng dính dán đầu ngón tay lại để tránh để lại dấu vân tay. Vụ cướp làm một người chết, một người bị thương. Trả lời cơ quan điều tra, chúng nói rằng “phải giết thì mới cướp được”.

Khi đó, dư luận bức xúc, đòi tử hình hai kẻ sát nhân dưới 18 tuổi, tuy nhiên, sau quá trình tranh tụng, toà án tuyên xử mức án 18 năm tù cho mỗi bị cáo.

Trở lại với vụ án của nghi phạm Lê Văn Luyện, khi gặp “người cũ” ở “bên kia chiến tuyến”, ông Ngọc khẳng định, sẽ tuân thủ mọi quy định của pháp luật trong quá trình tranh tụng tại tòa.

Theo luật sư Ngọc, trong thời gian sớm nhất, ông sẽ liên lạc với ban chuyên án, phối hợp với cơ quan chức năng, tiến hành lấy lời khai của Luyện, tìm hiểu thêm về vụ án để chuẩn bị quá trình tranh tụng trước toà.

Lê Văn Luyện có được giảm án?

“Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với những bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi như nghi phạm Lê Văn Luyện, sau khi thụ án được 1/4 – 1/5 thời gian, căn cứ vào thái độ rèn luyện của bị cáo, sẽ được đề nghị xét giảm án” – Luật sư Nguyễn Bá Ngọc cho biết.

Theo giải thích của luật sư Ngọc, khi gây án, nghi phạm Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi, tâm lý, nhân cách chưa hoàn thiện đầy đủ. Quan điểm của pháp luật nhà nước Việt Nam luôn hướng tới việc giáo dục, đào tạo, tạo cơ hội sửa chữa cho các bị cáo để hướng tới tương lai. Tuy nhiên, quá trình xét giảm án này còn phải dựa vào nhiều yếu tố của cơ quan chức năng như tính chất vụ án, quá trình rèn luyện…

Trước thông tin dư luận cho rằng, không cần bào chữa cho tội ác “tày trời” của nghi phạm Lê Văn Luyện, luật sư Ngọc giải thích, theo quy định của háp luật, trong tất cả các quá trình điều tra, từ lập hồ sơ vụ án, khởi tố vụ án ra toà… đều cần luật sư cho bị cáo.

Khi bị cáo từ chối mời luật sư ở giai đoạn này, thì đến giai đoạn sau, cơ quan chức năng vẫn phải chỉ định luật sư theo luật định. Chỉ đến khi ra xét xử trước toà, nếu Luyện vẫn khẳng định không mời luật sư, thì lúc đó mới không cần chỉ định luật sư cho Luyện.

Diễn biến vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang

Sáng 24.8, tại tiệm vàng Ngọc Bích ,thuộc phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang, xảy ra vụ án mạng kinh hoàng. Ông chủ tiệm vàng cùng vợ và con gái 18 tháng tuổi bị giết hại dã man. Kẻ giết người cướp đi khoảng 50 cây vàng. Bé Trịnh Thị Bích (8 tuổi) con gái đầu chủ cửa hiệu may mắn thoát chết nhưng mang nhiều thương tích trên người. Đặc biệt, bàn tay phải của em bị tên cướp chém đứt lìa. Ngay sau đó, Bích được đưa đi cấp cứu, nối cánh tay bị đứt ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Chiều 24.8, công an tỉnh Bắc Giang khởi tố điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Ngày 26.8, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đến kiểm tra hiện trường. Hàng trăm điều tra viên của Bộ công an và Công an Bắc Giang được huy động vào ban chuyên án.

Qua các biện pháp nghiệp vụ, ngày 29.8, cơ quan điều tra xác đinhn nghi can gây ra vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích là Lê Văn Luyện, sinh năm 1993, trú tại thôn Sơn Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, Bắc Giang.

Khám xét nhà Luyện, cơ quan công an thu giữ nhiều vòng vàng, nhẫn, trang sức và nhiều dao, trong đó có con dao còn dính máu. Số vàng này được bố của Luyện chôn giấu ở cạnh chuồng lợn sau nhà. Ngay lập tức, bố mẹ Luyện bị tạm giữ để điều tra.

Ngày 30.8, Luyện bị khởi tố, truy nã đặc biệt. Cha mẹ Luyện cùng hai người khác bị điều tra về hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.

Khoảng 16 giờ ngày 31.8, Luyện bị bắt giữ khi vừa xuất hiện ở khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ngay lập tức, Luyện được dẫn giải về Đồn biên phòng Na Hình (Lạng Sơn) để lấy lời khai.

Tại cơ quan điều tra, Luyện khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Luyện cũng kể tường tận việc giết người, cướp vàng như thế nào, quá trình trốn chạy ra sao.

Cơ quan điều tra cũng tìm thấy vàng mà Luyện giấu ở nhà cô ruột trên Lạng Sơn và hung khí gây án ở dưới ao sau nhà Luyện tại Bắc Giang.

“Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Là Ai?

Tiếngdâ[email protected] Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo;

Cựu sinh viên chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn chúng tôi Nơi đăng ký HKTT: Số 24 Đặng Tất, Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa được biết đến với các tên gọi “Mẹ Nấm”, “Mẹ Nấm Gấu”, “Nguyen Nhu Quynh” là đối tượng có quá trình hoạt động chống đối quyết liệt, đã bị các cơ quan chức năng nhiều lần cảnh cáo, xử lý.

Quá trình hoạt động phản cách mạng của Mẹ Nấm Gấu – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:

Có lẽ với “truyền thống” gia đình như vậy nên con đường chống phá của Mẹ Nấm cũng như kiểu “gen” di truyền.

Sau khi sinh con đầu lòng là Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở nhà và “rảnh việc” nên thường xuyên tham gia các diễn đàn về mẹ con với nickname Mẹ Nấm (theo kiểu gọi nhau của các phụ huynh có con nhỏ đi học mẫu giáo), ban đầu là để trao đổi kinh nghiệm dạy và nuôi con với các phụ huynh khác, nhưng dần già do nhận thức về chính trị mơ hồ và với bản tính tự phụ, thị đã lao vào con đường lầm lỗi.

Từ tháng 3-2009, Quỳnh tham gia tổ chức phản động “Người Việt yêu nước” và được giao phụ trách mảng tài chính, tích cực viết bài trên blog “Mẹ Nấm”, nhận tiền từ tổ chức khủng bố “Việt Tân” để in áo thun có nội dung phản đối dự án bô xít ở Tây Nguyên, đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt, tạm giữ hình sự về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước. Do thái độ khai báo tốt, vi phạm lần đầu và cam kết ăn năn hối cải nên Quỳnh đã được trả tự do sau 9 ngày tạm giữ hình sự.

Nhưng ngựa quen đường cũ, Quỳnh lại càng lún sâu vào các hoạt động chống đối Nhà nước dưới vỏ bọc “đấu tranh nhân quyền”. Quỳnh tham gia nhiều hội nhóm trái phép như nhóm “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Khánh Hòa và cả nước dưới danh nghĩa “dã ngoại nhân quyền”, “café nhân quyền”, “biểu tình chống Trung Quốc”, đòi trả tự do cho số bị bắt, xử lý bên ngoài phiên tòa…

Bởi vậy, Quỳnh nhiều lần bị xử phạt hành chính về hành vi “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” vào ngày 22-5-2013 và hành vi “gây rối trật tự công cộng” ngày 19-4-2014.

Ngày 10/10/2016, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Được biết, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã soạn thảo hàng trăm bài viết đăng tải trên facebook và blog của đối tượng có nội dung xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền, xâm hại đến uy tín của cá nhân, cơ quan tổ chức Nhà nước, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kích động nhân dân chống lại chính quyền.

Theo cáo trạng cụ thể: Mẹ Nấm có 400 bài viết trên Facebook cá nhân của bà Quỳnh (gồm 1.180 trang) và tập tài liệu “Stop police killing civilians – SKC” (“Chấm dứt tình trạng công an giết hại dân thường”) do bà Quỳnh biên tập, in ấn, có nội dung “lợi dụng quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”

tập hợp 31 trường hợp người dân bị chết trong quá trình làm việc, tạm giam, tạm giữ, cải tạo tại cơ quan Công an do Quỳnh soạn thảo năm 2014 đã đánh tráo bản chất sự việc, thể hiện chủ đích thù địch với lực lượng công an, khiến người đọc hiểu sai vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, gây xâm hại đến mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.

Ngày 14/6/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định đưa vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” ra xét xử.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ diễn ra vào ngày 29/6/2017 với sự tham gia bào chữa của các luật sư “dân chủ” là Lê Văn Luân, Võ An Đôn, Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Khả Thành.

Đây cũng là kết cục dành cho những kẻ đang được hưởng nền hòa bình do chế độ mang lại nhưng vẫn cố tình liên kết “thù trong giặc ngoài” để chống phá đất nước.

Pháp luật luôn công bằng với công dân./.

Luật Sư Là Ai? Điều Kiện Tiêu Chuẩn Để Trở Thành Luật Sư

Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012.

Luật sư là ai? Làm những công việc gì?

Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Trong phạm vi công việc của mình, luật sư thường tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.

Điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam

1. Có bằng cử nhân Luật

Đây là điều kiện đầu tiên cần có trước khi trở thành luật sư. Cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học (Đại học luật Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại,…(thường thời gian đào tạo là 4 năm học)

2. Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, sau khi có bằng cử nhân luật, cá nhân phải tham gia học và tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Đăng ký học tại Học viện tư pháp trong khoảng thời gian 12 tháng (sau khi thi qua kỳ thi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp).

3. Tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư

Bắt buộc sau khi tốt nghiệp phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề với thời gian 12 tháng (ở đây phải là văn phòng luật sư hoặc công ty Luật)

Kỳ tập sự kéo dài 12 tháng trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 16 Luật Luật sư. Đây là giai đoạn để giúp luật sư tương lai tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau này.

4. Kiểm tra kết quả hành nghề luật sư

Sau quá trình tập sự, cá nhân phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Nếu đạt kết quả thì sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

5. Cấp chứng chỉ hành nghề

Sau khi hoàn thành các giai đoạn trên, cá nhân phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định.

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, thì Luật sư có thể lựa chọn tổ chức để hành nghề như văn phòng luật sư hoặc là hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666