Top 13 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Nguyễn Mạnh Tuấn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Tuấn

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.

Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quốc Tuấn

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.

Ba Giờ Với Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN SĨ KHÍ CỦA MỘT NGƯỜI TRÍ THỨC ( đặt tựa: Hoa Kẽm Gai )

***

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

****

Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường Hòa Khánh (Quê mẹ) 22/11/2017

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), người Việt Nam duy nhất đậu hai bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương năm 23 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm Giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, LS Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai lầm trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại sai lầm. Vì phát biểu này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (tên cuốn sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi). FB Loc Pham

Lâu nay, tôi cứ đinh ninh là Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã mất. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tên tuổi của ông bặt đi. Có tin đồn là ông đã chết đâu đó ở một góc khuất tối tăm nào ở Hà nội.

Thế rồi, bỗng dưng tôi lại nghe là ông vẫn còn sống, hơn nữa, đang có mặt tại Paris: ông được phép sang Pháp ba tháng để thăm viếng một số bạn bè cũ của ông.

Được sự giới thiệu của một người quen, tôi và một anh bạn đã được Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tiếp trọn cả buổi chiều ngày thứ hai 27.11.1989.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường năm nay đúng 80 tuổi. Dáng người tầm thước, lưng hơi gù, da dẻ nhăn nheo, nhưng sức khoẻ khá tốt, đi đứng vững vàng, đặc biệt trí tuệ còn rất minh mẫn. Suốt hơn ba tiếng đồng hồ chuyện trò, chúng tôi không hề bắt gặp ở ông một dấu hiệu nào của sự đãng trí vốn thường xuất hiện ở người cao niên. Ông nói năng lưu loát, đôi khi hùng hồn. Ông nhớ chính xác chi tiết những sự kiện cũ hoặc mới. Cách lý luận rành mạch.

Điều chúng tôi thích nhất ở ông là sự thành thật. Ở vào hoàn cảnh của ông, thành thật cũng có nghĩa là can đảm. Hơn ba chục năm bị đày đoạ, luôn luôn sống trong tâm trạng phập phồng chờ đón những thảm kịch thảm khốc nhất, ông không khiếp sợ đến nổi phải tự biến mình thành một con vẹt chỉ biết lải nhải lặp lại những câu nói đã thành khẩu hiệu của chế độ hoặc co rút lại trong câm lặng, từ khước đối thoại để tránh khỏi nguy cơ bị hớ hênh, bị chụp mũ,.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một người đầu tiên tôi gặp, từ chế độ cộng sản, vẫn giữ được cái sĩ khí của một người trí thức, “uy vũ bất năng khuất”. Ông không hề từ chối bất cứ câu hỏi nào của chúng tôi dù những câu hỏi đó bắt ông phải công khai bày tỏ thái độ với cái chế độ đã, đang, và có lẽ sẽ tiếp tục dập vùi ông.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước năm 1945, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức xuất sắc nhất của Việt Nam với thành tích đến nay tại Việt Nam dường như chưa có ai theo kịp: 22 tuổi đậu hai bằng Tiến sĩ quốc gia tại Pháp, một bằng về luật và một bằng về văn chương. Về nước, ông hành nghề luật sư và dạy học. Ở cả hai lãnh vực, ông đều thành công và tạo được một uy tín to lớn.

Chúng tôi hỏi luật sư Nguyễn Mạnh Tường: – Luật sư có thể cho biết luật sư đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó, tham gia kháng chiến như thế nào?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đáp: – Thật ra tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền. Người trí thức chỉ nên đứng ở lãnh vực thuần lý chính trị (politique spéculative). Nghiên cứu, thúc đẩy các trào lưu.

Cách mạng tháng Tám làm tôi rất vui mừng. Tôi mong muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong hai lãnh vực sở trường của mình: luật học và nghiên cứu văn học.

Năm 1946, một hôm, ông Nguyễn Hữu Đang, người sau này tham gia Nhân văn Giai phẩm và bị cộng sản kết án 15 năm tù, đến văn phòng luật sư của tôi nói là Cụ Hồ mời tôi đến gặp Cụ có việc cần. Nguyễn Hữu Đang chở tôi đến cái chỗ sau này gọi là Phủ Chủ tịch. Ở đó Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, ra tiếp và đưa vào gặp Cụ Hồ. Cụ gọi tôi là Ngài. Cụ nói: “Như Ngài đã biết, Chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới, giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài giúp soạn giùm cho một bản lập trường của Chính phủ (thèse gouvernemental) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị”. Tôi đáp: “Công việc này quan trọng quá, xin Cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi”.. Cụ Hồ nói: “Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được thôi”. Cuối cùng tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường. Đến khi đem trình, được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, buộc tôi phải tham dự Hội nghị Đà Lạt.

Chúng tôi hỏi: – Luật sư giữ vai trò gì tại Hội nghị này? – Tôi là Trưởng ban Văn hóa và là uỷ viên trong Ban Chính trị. – Cuộc hội nghị thành công tốt đẹp? – Vâng, về cuộc hôi nghị này, đã có nhiều người viết. Chỉ có một điều ít ai biết là, kết thúc cuộc hội nghị, hai bên đã tổ chức một bữa tiệc chung.. Trong bữa tiệc ấy, tên tuỳ viên của Thuỷ sư đô đốc Argenlieu đến cạnh tôi, nói là Thuỷ sư đô đốc muốn gặp tôi để nói chuyện. Tôi bảo là tôi không phải trưởng đoàn do đó không có tư cách gì để gặp gỡ Thuỷ sư đô đốc cả.. Tên tuỳ viên lại bảo đây là sự gặp gỡ thân mật có tính cách cá nhân thôi chứ không phải để bàn bạc điều gì quan trọng cả. Nghe thế, tôi đứng dậy, rời bàn tiệc ra ngoài hành lang gặp Argenlieu. Lúc ấy trong bàn tiệc ai cũng thấy cả. Và cuộc nói chuyện cũng rất vu vơ, thăm hỏi xã giao về công ăn việc làm thôi. Thế nhưng, về Hà Nội bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước…

Chúng tôi hỏi: – Luật sư có biết tin đồn đó xuất phát từ đâu không?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cười: – Thì cũng phải có người phát thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi. Anh Hoàng Xuân Hãn lúc ấy phải đến gặp hình như là Võ Nguyên Giáp thì phải, bảo Tường làm cái gì mà người ta lại tung tin đồn là nó bán nước, theo giặc ghê quá vậy. Nguy cho nó lắm. Mà nguy thật, chỉ cần một phát súng, một mũi dao là xong đời chứ gì. Từ khi anh Hãn can thiệp, tin đồn ấy mới lắng xuống rồi biến mất.

Chúng tôi hỏi: – Có thể coi đó là nguyên nhân khiến cho về sau cộng sản bạc đãi luật sư chăng? – Không phải. Cộng sản, những người tham dự hội nghị cùng với tôi, họ biết thực hư, đầu đuôi thế nào hết chứ. Đâu có phải vì tin đồn ấy mà người ta bạc đãi tôi. Đối với trí thức, nói chung cộng sản dùng thì dùng, nhưng bảo là họ có mến yêu không thì tôi… không dám nói là có.

Chúng tôi hướng câu chuyện vào vấn đề chúng tôi quan tâm nhất và có lẽ nhiều người cũng quan tâm đến nhất: – Theo các tài liệu được phổ biến tại miền Nam trước đây cũng như ở ngoại quốc, Luật sư có tham gia vụ Nhân văn Giai phẩm vào những năm 56, 57?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đáp nhanh: – Thật ra tôi không hề tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm. Mãi sau này khi người ta kết án nhóm Nhân văn Giai phẩm, tôi mới biết đó là một tổ chức chống đảng với những tên tuổi như Trần Dần, Trần Duy, Hoàng Cầm… gì đó. – Thế nhưng Luật sư cũng có mấy bài viết cùng chung lập trường với họ. – Vâng, tôi có cả thảy hai bài viết mà ông Hoàng Văn Chí có đăng lại trong quyển Trăm hoa đua nở trên đất Bắc ấy mà. Nguyên là, một hôm ông Nguyễn Hữu Đang và ông Trần Thiếu Bảo, chủ Nhà xuất bản Minh Đức đến gặp tôi để xin bài. Cả hai đều quen biết với tôi từ trước. Chuyện gặp ông Nguyễn Hữu Đang tôi có kể qua lúc nãy. Còn ông Trần Thiếu Bảo thì tôi gặp ở Thái Bình thời kháng chiến chống Pháp. Lúc ấy, ông Bảo cũng làm nhà xuất bản. Tôi có đưa cho ông ấy xuất bản quyển Một cuộc hành trình, quyển sách đầu tiên của tôi bằng tiếng Việt. – Đó là một quyển hồi ký? – Không. À mà cũng có thể gọi là nửa hồi ký, nửa nghị luận. Đại khái tôi kể chuyện cuộc đời mình, từ một người trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp giành độc lập cho đất nước như thế nào… – Xin trở lại vụ Nhân văn Giai phẩm… – Vâng, thì cái bài đăng trên Giai phẩm mùa thu năm 1956 là thế. Còn bài viết về vụ cải cách ruộng đất thì là thế này: đó là bài tôi nói chuyện trong một cuộc hội nghị của Mặt trận Tổ quốc. Các anh cũng biết là vụ cải cách ruộng đất đã thất bại nặng nề đến nỗi ông Trường Chinh đã phải mất chức Tổng bí thư đảng cơ mà. Lúc đó có phong trào sửa sai ghê lắm. Trong cái cuộc vận động sửa sai như thế, ông Tố Hữu rồi ông Trường Chinh rồi ông Xuân Thuỷ đã lần lượt gọi tôi đến nhà riêng của các ông ấy để yêu cầu tôi, trong hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, trình bày cho mọi người biết thế nào là dân chủ. Các ông ấy nói là sau sai lầm của cải cách ruộng đất, chúng ta phải cố làm sao cho chế độ xã hội chủ nghĩa trở thành một chế độ thực sự dân chủ. Nghe thế, tôi mừng quá nên nhận lời ngay. Thế rồi hội nghị được tổ chức. Tôi thuyết trình trọn cả ngày, ba giờ buổi sáng, ba giờ buổi chiều. Thuyết trình xong, người ta khen ghê lắm. Ông Trường Chinh, Ông Xuân Thuỷ, ông Dương Bạch Mai sau đó lại yêu cầu tôi viết lại bài nói chuyện đó để đưa mấy ông xem. – Thế, trong hội nghị, Luật sư chỉ nói miệng chứ không đọc bài viết đã soạn sẵn? – Không, thì giờ đâu. Chính mấy ông ấy bảo thì tôi mới viết lại chứ. Tôi đánh máy bài viết thành hai bản, nộp hết cho mấy ông. Thế mà, không biết tại sao, bài viết đó lại lọt ra nước ngoài, bọn báo chí ngoại quốc làm ầm ĩ lên, thế mới chết chứ. – Luật sư có nhớ chắc là không hề đưa bài viết ấy cho ai khác? – Chắc chắn. Cả hai bản đánh máy tôi đều nộp hết cho ông Trường Chinh và ông Xuân Thuỷ. Tôi chỉ giữ lại bản nháp viết tay thôi.. – Thế thì Luật sư có thể đoán được là tại sao, từ nguồn nào, bài viết của Luật sư lại lọt ra nước ngoài được không?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cười lắc đầu: – Chịu thôi. Ở đời vẫn có những bí mật mật như thế đó, các anh ạ.

Trầm ngâm một lát, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể tiếp: – Chính trong những đợt đi xuống điạ phương ấy tôi mới thấy rõ, thấy hết sự tàn bạo của nó.

Thấy cuộc nói chuyện đã khá thân mật, chúng tôi dè dặt nêu ra câu hỏi khác, một câu hỏi thú thật chúng tôi rất tò mò: – Ba mươi lăm năm sống dưới chế độ cộng sản, Luật sư nhận xét gì về cái chế độ này?

Nhìn đồng hồ thấy đã hơn 6 giờ chiều. Mùa đông trời tối sớm. Chúng tôi cám ơn Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để chấm dứt câu chuyện đã kéo dài hơn ba giờ liền. Và hỏi: – Thưa Luật sư, chúng tôi ghi âm buổi nói chuyện hôm nay với mục đích giữ làm kỷ niệm. Tuy nhiên không biết Luật sư có đồng ý cho phép chúng tôi công bố những điều Luật sư phát biểu chăng?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cười dễ dãi: – Các anh cứ tự nhiên. Những điều tôi nói toàn là sự thật cả. – Sắp về lại Việt Nam, Luật sư không sợ sao?

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cười to: – Các anh nhớ là tôi đã 80 tuổi rồi. Tính theo tuổi ta là 81 đấy..

Chúng tôi ra về, lòng phơi phới vui. Vui vì được gặp một người lâu nay mình ngỡ đã chết. Vui hơn nữa, vì thấy Nguyễn Mạnh Tường, cái tên tuổi mình từng kính phục từ thuở bùng nổ vụ Nhân văn Giai phẩm ở miền Bắc, sau bao nhiêu đọa đày, vùi dập, vẫn giữ nguyên cái sĩ khí của một người trí thức uy vũ bất năng khuất. Ở Việt Nam giờ đây, còn được bao nhiêu người như thế nhỉ?./-

H.K

http://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/cac-nhan-vat/33481-ba-gio-voi-luat-su-nguyen-manh-tuong

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn – Tuổi Trẻ Cần Có Hoài Bão Và Táo Bạo

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Tuổi trẻ cần có hoài bão và táo bạo

Là một người đạt được thành công từ những quyết định táo bạo của tuổi trẻ, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ rằng: “Tuổi trẻ là thứ ta không thể có lại trong đời. Vì vậy, muốn thành công ngay từ khi còn trẻ ta phải nuôi hoài bão và hành động thật táo bạo.”

Rời nhà, xa quê, bỏ biên chế cơ quan Nhà nước ra thủ đô lập nghiệp

Nếu nói về sự liều lĩnh và quyết tâm trong kinh doanh thì Nguyễn Văn Tuấn là chàng trai có thừa những điều đó. Đôi khi những quyết định của anh táo bạo đến độ trở thành nỗi lo, sự thấp thỏm cho những người thân yêu trong gia đình, bạn bè.

Năm 2007, chàng trai Nguyễn Văn Tuấn (quê hương xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang – là một tỉnh miền núi, gia đình kinh tế rất khó khăn, và là anh cả trong 1 gia đình có 3 anh em), tốt nghiệp Khoa Tư pháp trường Đại học Luật Hà Nội. Ngay sau đó, anh nộp hồ sơ xin ứng tuyển và vào làm cho những công ty, hãng luật sư nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Không lâu sau, vì gia đình mong muốn anh về quê làm việc cho ổn định và gần cha mẹ để làm chỗ dựa cho bố mẹ lúc về già, nên với sự hiếu thảo & trách nhiệm với gia đình, anh đã chuyển về làm việc, công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang. Những tưởng thực hiện được nguyện vọng của bố mẹ, anh sẽ làm quen được với cuộc sống bình yên và ổn định chốn quê nghèo. Tuy nhiên, khát vọng và nhiệt huyết của tuổi trẻ lại thôi thúc anh hành động theo một hướng khác. Nhận thấy môi trường làm việc nhà nước không phù hợp với mình, lại khó có cơ hội phát triển kinh tế thay đổi cuộc đời, anh đã liều lĩnh rời nhà, xa quê, bỏ biên chế Nhà nước để ra Hà Nội lập nghiệp. Không cần phải nói, quyết định này của chàng trai miền núi vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình (thậm chí có lúc bố đẻ của anh còn tuyên bố từ con). Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, anh Tuấn vẫn kiên quyết thực hiện hoài bão của mình.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn New Vision

Ra đi trong thế tay trắng, vốn liếng duy nhất anh có là chiếc xe Dream cũ và sự quyết tâm. Làm việc được nửa năm, chiếc xe cà tàng cũng bị người ta đánh cắp, khó khăn lại chồng chất khó khăn. May mắn thay, anh gặp lại một người đồng nghiệp cũ (từng làm chung ở công ty luật) mời về làm cổ đông của một công ty bất động sản do anh ấy làm chủ. Một năm sau đó, người bạn về quê Nghệ An làm Trưởng Phòng Đào tạo của trường Đại Học Vạn Xuân (Nghệ An), gợi ý nhượng lại quyền quản lý công ty cho anh Tuấn nhưng anh từ chối. Bởi định hướng của anh không phải xây dựng sự nghiệp trong ngành bất động sản mà trong ngành luật. Anh muốn tận dụng những gì mình có, mình được học để giúp đỡ doanh nhân và con người Việt. Tại Việt Nam, con người và doanh nghiệp còn chịu nhiều thiệt thòi do chưa am hiểu về luật pháp, dẫn tới những sự tổn hại không nhỏ về thời gian, của cải và danh dự.

Mong muốn trợ giúp đồng bào, năm 2010, sau một thời gian tích lũy vốn, anh đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH New Vision Law, và sau này đổi tên là Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn New Vision. Vạn sự khởi đầu nan, dù thời gian đầu có gặp khó khăn, phải đầu tư trang thiết bị theo hình thức trả góp nhưng anh Nguyễn Văn Tuấn vẫn vững một niềm tin rằng: nhất định anh sẽ thành công, nhất định anh sẽ lập nghiệp được ở chốn thủ đô nhộn nhịp này.

New Vision – Mang đến tầm nhìn mới và sự uy tín cho khách hàng

Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn New Vision đã từng bước đạt được thành công và có được chỗ đứng trong lĩnh vực luật. Công ty trở thành điểm đến của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài mỗi khi gặp những vấn đề vướng mắc về mặt luật pháp.

Hiện tại, New Vision đang cung cấp các dịch vụ: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai… Bên cạnh đó, Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng như: Tư vấn, soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng, di chúc, tư vấn pháp luật doanh nhiệp, pháp luật về hợp đồng, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp, tư vấn luật qua tổng đài điện thoại… Gần đây, Công ty tập trung nhiều đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, đây là vấn đề nhức nhối của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam. Chính sự khiếm khuyết về quyền sở hữu trí tuệ khiến người kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và rủi ro về mặt kinh tế. Với sự hiểu biết và chuyên nghiệp, New Vision đã bảo vệ thành công quyền lợi cho nhiều khách hàng trên cả nước. Đặc biệt, năm 2013, New Vision đạt được bước thành công vượt bậc khi ký hợp đồng hợp tác với tập đoàn Formosa Hà Tĩnh – Một tập đoàn kinh tế lớn nhất của Đài Loan. Công ty New Vision có quyền thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh và tư vấn pháp luật thường xuyên cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh.

Tại trụ sở Công ty New Vision, Luật sư & Trợ lý Luật sư đã vui mừng tiếp ông Thái Chi Pháp (Giám Đốc của FORMOSA HÀ TĨNH),  phái đoàn đại diện của Tập đoàn Gang Thép Formosa Hà Tĩnh tại Văn phòng Luật New Vision trụ sở tại Hà Nội.

Thêm vào đó, sự uy tín của New Vision còn được khẳng định trong mối quan hệ hợp tác với các thương hiệu, đơn vị danh tiếng: Coca-Cola, Shell, Unilever, Nike, Vietnam Breweries, Bluescope Buildings, Bayer, Thiên Long, Samco, Agtex, Nhà máy Ô tô 1-5 Đông Anh (Hà Nội), Công ty cổ phần Xây dựng số 36 Thanh Hóa, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Chi nhánh Công ty TNHH Nước Giải khát Coca – Cola tại Hà Nội, Công ty cổ phần Tập Đoàn Thành Hưng, Công ty cổ phần Chứng Khoán Trí Việt, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm Xây Dựng (Viglacera), Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu – Bắc Ninh; Tập đoàn Gang thép Formosa Hà Tĩnh…

Khi được hỏi về bí quyết tạo nên thành công của New Vision, luật sư Nguyễn Văn Tuấn nhiệt tình chia sẻ: Ngoài sự nỗ lực, quyết tâm và tầm nhìn nhạy bén của người lãnh đạo, Công ty có được sự thành công như ngày hôm nay là nhờ vào sự đoàn kết, hết mình của đội ngũ luật sư, cộng tác viên, cố vấn pháp lý và nhân viên có kinh nghiệm, trình độ. Các luật sư làm việc tại New Vision đều tốt nghiệp tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam và thường xuyên được cử đi  đào tạo, học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Công ty còn thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các văn phòng, công ty luật và những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Sở hữu Trí tuệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trong nước…

Bên cạnh việc tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi của doanh nhân, doanh nghiệp và con người Việt, luật sư Nguyễn Văn Tuấn còn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và thể thao. Về giáo dục, hiện anh đang là giảng viên chuyên môn của Tổ hợp Giáo dục TOPICA – đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. Về thể thao, anh cùng ban lãnh đạo của Công ty NewVision đã quyết định thành lập đội bóng của hãng New Vision mang tên:  “FC New Vision”, link fanpage: https://www.facebook.com/groups/1517679428545568. Cầu thủ trong đội bóng FC mang tính chất “cây nhà lá vườn” là các cán bộ, nhân viên của Công ty. Đây không chỉ là sân chơi bổ ích giúp cải thiện, gìn giữ sức khỏe cho các anh em trong Công ty mà còn là hoạt tăng cường mối quan hệ giao lưu, đoàn kết giữa Công ty New Vision với các cơ quan, tổ chức thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong thành phố Hà Nội. Kinh phí duy trì hoạt động của đội bóng được trích từ quỹ công đoàn của Công ty New Vision. Theo luật sư Tuấn, đây là một trong những hoạt động hữu ích mà các doanh nghiệp tại Việt Nam nên phát triển để củng cố tinh thần đoàn kết và duy trì mối quan hệ giao lưu, hợp tác.

Việc củng cố chất lượng dịch vụ, trình độ, tinh thần đoàn kết của cán bộ nhân viên và mở rộng mối quan hệ hợp tác đã thúc đẩy sự phát triển của Công ty New Vision. Với những thế mạnh trên, chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai, New Vision sẽ trở thành hãng luật hàng đầu Việt Nam và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý tốt nhất với đội ngũ luật sư năng động và tâm huyết nhất.

Bằng sự quyết tâm, táo bạo của tuổi trẻ và tầm nhìn xa trông rộng, luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Hay nói cách khác, chàng trai quê nghèo đã “đổi đời” thành công nhờ vào chính nghị lực và sức trẻ của bản thân, điều mà nhiều thanh nhiên hiện nay còn thiếu và chưa dám làm. Vì vậy, nếu bạn còn trẻ, còn khỏe, còn nhiều nhiệt huyết và ước mơ, hãy tự tin, phấn đấu thực hiện chúng. Vì tuổi trẻ không hai lần trở lại trong cuộc đời mỗi con người.

Nguồn: Báo Pháp Luật & Xã Hội