Top 11 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Nguyễn Công Hùng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Soạn Bài Chí Khí Anh Hùng Của Nguyễn Du

1. Tóm tắt nội dung bài học

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải – một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lí của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng lí tưởng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về “bốn phương”, chàng là người của “Trời bể mênh mang” và sẵn sàng vào tư thế “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí, lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều thể hiện rõ là của một bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.

Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng… tất cả bộc lộ khuynh hướng lí tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải.

2. Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) chương trình chuẩn

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ ” lòng bốn phương” và ” mặt phi thường “. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

“Lòng bốn phương“: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

“Mặt phi thường“: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

⇒ Nguyễn Du dùng hai cụm từ ” lòng bốn phương” và ” mặt phi thường ” để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải. Có ý nghĩa chí khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

Từ ngữ có sắc thái tôn xưng hình nhân vật như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”…

Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn rinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”…

Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải: “thoắt đã động”, “/lên đường thẳng rong”, “quyết lời dứt áo ra đi”…

→ Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưởng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.

Câu 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

Từ Hải bộc lô lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: “Chầy chăng là một năm sau vội gì!”. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

Từ Hải là nhân vật lí tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ Hải chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa“, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi“.

Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi…

Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

3. Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) chương trình Nâng cao

Câu 1: Niềm khao khát vẫy vùng giữa trời cao đất rộng của Từ Hải được diễn tả thế nào trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích? “Động lòng bốn phương” nghĩa là gì? Không gian trong câu 3, 4 của đoạn trích có ý nghĩa gì đối với việc biểu hiện chí khí của Từ Hải?

Ngay khi đang hạnh phúc,Từ Hải “thoắt” nhớ đến mục đích,chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải, hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình.

Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong.

Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.

Câu 2: Việc tác giả để Từ Hải “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” rồi mới để Kiều nói xin đi theo có ý nghĩa gì?

Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều thể hiện phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.

Câu 3: Những lời Từ Hải nói trong lúc chia tay đã thể hiện được tính cách gì của nhân vật anh hùng này?

Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ Hải đã đáp lại rằng: Từ rằng : “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật Từ Hải là người có chí khí phi thường, khi chia tay thấy Kiểu nói:

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự.

Câu 4: Tìm những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật Từ Hải của tác giả.

Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật Từ Hải của tác giả: hình ảnh thanh gươm, yên ngựa thẳng rong lên đường, mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường,…

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Công Ty Luật Tnhh Mtv Công Hùng: Công Ty Luật Của Nhân Dân

Sáng nay (11-1), trong không khí chào đón Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Công ty Luật TNHH MTV Công Hùng và Cộng sự (gọi tắt là Công ty) đã long trọng tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và Triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Ông Phạm Công Hùng – nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Giám đốc Công ty Luật Công Hùng và Cộng sự phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự có các đại biểu nguyên là Chánh án, thẩm phán tòa án các cấp gồm: ông Lê Thúc Anh – nguyên Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nguyên phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; bà Dương Thị Thanh Mai – nguyên Phó Chánh án Tòa án Tối cao; ông Đặng Quang Phương – nguyên Phó Chánh án Tòa án Tối cao.

Ông Huỳnh Sáng – Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Cấp cao tại chúng tôi ông Đặng Văn Thành – Chánh tòa Dân sự Tòa án Nhân dân Cấp cao tại chúng tôi ông Trần Văn Thanh – Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân Cấp cao tại chúng tôi và đại diện Sở Tư pháp chúng tôi các văn phòng luật sư trên cả nước, cùng đông đảo các luật sư và toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Luật TNHH MTV Công Hùng và Cộng sự.

Đại biểu tham dự hội nghị

Phục vụ khách hàng bằng tâm huyết và sự chuyên nghiệp

Trong phương châm hoạt động của mình, Công ty đặc biệt coi trọng việc chăm sóc khách hàng, với tôn chỉ luôn luôn coi khách hàng là ân nhân tạo thu nhập cho Công ty. Đặc biệt luôn luôn coi khách hàng là đối tượng để các luật sư, cán bộ nhân viên phục vụ một cách chu đáo, toàn tâm toàn ý nhất.

Riêng những khách hàng thuộc diện gia đình khó khăn, gia đình có công với đất nước đều được Công ty miễn phí phí dịch vụ pháp lý, cũng như được các luật sư, thư ký và nhân viên phục vụ hết mình, không tạo sự khác biệt với những khách hàng nộp phí dịch vụ.

Trong năm 2019, Công ty đã tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một số vụ án tiêu biểu như: Bảo vệ quyền lợi cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ án ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Cafe Trung Nguyên); Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Son trong vụ án hình sự tại AVG – Mobifone; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty CP Tập đoàn Tài chính Á Châu (AFG) trong vụ án kinh doanh thương mại với Công ty CP Thương mại B&B…

Luật sư Phạm Công Hùng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Son tại phiên tòa xét xử vụ AVG – Mobifone. Ảnh: TTXVN

Năm 2019, doanh thu trước thuế của Công ty đạt hơn 21,7 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 2018. Tổng số tiền dự kiến nộp thuế trong năm vừa qua là khoảng 3,2 tỷ đồng.

Về chế độ phúc lợi như lương, thưởng cho người lao động được Công ty thực hiện đúng theo thỏa thuận tại Hơp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tổ chức bộ máy hoạt động, Quy chế lương thưởng, chế độ cho người lao động. Chế độ Bảo hiểm của người lao động (như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế) được thực hiện đủ và đúng thời hạn, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trong các dịp Lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập Công ty (10/9/2019), Công ty đều có chế độ thưởng cho người lao động, trung bình mỗi người lao động được nhận ½ tháng lương trong 1 kỳ thưởng.

Riêng Tết Âm lịch hàng năm, Giám đốc Công ty có chính sách thưởng căn cứ vào năng lực và hiệu quả công tác của mỗi người lao động, để đánh giá đúng mức độ cống hiến của người lao động.

Thực hiện tốt vai trò doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội

Hoạt động chuyên nghiêp trong lĩnh vực chuyên môn, luôn phục vụ tốt cho mọi đối tượng khách hàng, nhưng Công ty luôn giữ phương châm chia sẻ một phần lợi nhuận để thực hiện công tác xã hội. Cụ thể, trong năm 2019, Công ty đã xây dựng 05 nhà tình nghĩa cho gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh – liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tại các tỉnh Quảng Trị, Bến Tre và Cà Mau với số tiền 800 triệu đồng.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và Triển khai công tác năm 2020.

Theo sự giới thiệu của UBMTTQ tỉnh Bến Tre, Công ty đã trợ cấp, phụng dưỡng cho hai Mẹ Việt Nam Anh hùng tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre với mức trợ cấp mỗi mẹ 1.000.000đồng/tháng. Hiện nay, hai Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Bến Tre, tuổi đã cao, sức đã yếu, nên lãnh đạo Công ty, Chi bộ, Công đoàn và Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự kiến sẽ thăm, tặng quà và động viên các mẹ trước Tết Nguyên đán Canh Tý.

Huyện ủy Trần Văn Thời và lãnh đạo TAND tỉnh Cà Mau cũng đã giới thiệu cho Công ty trợ cấp, phụng dưỡng cho hai Mẹ Việt Nam Anh hùng thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau mỗi mẹ 1.000.000đồng/tháng. Trong đó, có một mẹ đã qua đời vào giữa năm 2019, Công ty ủy nhiệm cho Giám đốc Chi nhánh tại Cà Mau đến viếng, chia buồn cùng gia đình và Công ty vẫn trợ cấp cho gia đình của Mẹ đến hết năm 2019. Đồng thời ủy nhiệm cho Giám đốc Chi nhánh tại Cà Mau thăm, tặng quà và động viên Mẹ Việt Nam Anh hùng còn lại trước Tết Nguyên đán Canh Tý.

Ngoài ra, Công ty còn chăm lo cho Quỹ người nghèo, Quỹ khuyến học, những hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn Phường 1, Q. Bình Thạnh (TP.HCM) và những nơi khác với tổng số tiền gần 300 triệu đồng.

Ông Lê Thúc Anh – nguyên Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nguyên phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao chia sẻ tại Hội nghị.

Phát biểu chia sẻ định hướng hoạt động của Công ty tại Hội nghị, Ông Phạm Công Hùng – nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Giám đốc Công ty Luật Công Hùng và Cộng sự cho biết, bước sang năm 2020, bên cạnh những thuận lợi kế thừa của năm 2019, Công ty còn phải vượt qua rất nhiều thách thức để làm tốt bốn nội dung trọng tâm trong công tác chuyên môn.

Một là, Công ty phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, nhằm duy trì và phát triển uy tín, thương hiệu trên thương trường.

Hai là, Công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh trên tinh thần tận tâm chăm sóc cho khách hàng, coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động phục vụ của mình.

Ba là, phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức của những luật sư chân chính. Theo đó, các luật sư, nhân viên Công ty hết lòng phụng sự khách hàng, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải, không làm những điều trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Bốn là, củng cố đội ngũ luật sư, thư ký và nhân viên Công ty theo hướng tuyển dụng thêm một số luật sư có năng lực, đạo đức và tâm huyết với nghề nghiệp, để kế thừa những luật sư đương nhiệm đã cao tuổi. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng những luật sư trẻ, để từng bước trưởng thành, có đủ điều kiện hành nghề độc lập với thương hiệu và uy tín của mình. Tạo điều kiện cho các thư ký học nghề, thực tập nghề luật sư tại Công ty, tạo nguồn luật sư trong tương lai cho xã hội nói chung và cho Công ty nói riêng.

Luật Sư Nguyễn Thanh Bình

Tiến sỹ, Luật sư: Nguyễn Thanh Bình nguyên là Trưởng khoa đào tạo Thẩm phán, Luật sư, các chức danh tư pháp tại Học viện tư pháp, Trưởng khoa luật, hiệu phó trường Đại học Nguyễn Trãi, Trưởng Hội luật gia VSATH… Trình độ, năng lực:

Cử nhân Luật (Đại học luật Hà Nội) 1980; Thạc sĩ Luật học (Đại học luật Hà Nội) 1997; Tiến sĩ luật học (Đại học luật Hà Nội) 2003.

Quá trình công tác:

– 1981 – 1998: Đại học Luật Hà Nội; Giảng viên bộ môn Luật Hành chính;

– 1999 – 2009: Học viện Tư pháp; Trưởng khoa đào tạo Luật sư, Thẩm phán, Công chứng viên, Chấp hành viên…; Trưởng các bộ môn Kỹ năng xét xử vụ án Hành chính, Tư vấn pháp luật và Hợp đồng, Kỹ năng chung của Luật sư, Kỹ năng tranh tụng Hành chính.

– 2009 – 2012: Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam.

– 2012 – nay: Phó hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi; Luật sư chính Công ty luật IMPAC

Kinh nghiệm:

Hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực pháp luật về Hành chính, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình. Là giảng viên lâu năm của trường Đại học Luật Hà nội, Trưởng khoa đào tạo Luật sư của Học viên tư pháp đã tham gia tranh tụng và tư vấn thành công nhiều vụ việc quan trọng và phức tạp. Hiện đang tư vấn thường xuyên cho nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Một số bài viết, tài liệu đã xuất bản tiêu biểu như:

– Sách: Sổ tay Hội thẩm (đồng tác giả), NXB Thống kê, 2000; – Sách: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (chủ biên), NXB Công an nhân dân 2001, 2004; – Sách: Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, NXB Công an nhân dân 2001; – Sách: Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án, sự bảo đảm công lý trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, NXB Tư pháp 2004. – Sách: Nghiệp vụ của Luật sư về Tư vấn pháp luật, Tư vấn hợp đồng (chủ biên), NXB Thống kê 2008;

– Bài viết: Thẩm quyền của Tòa án về áp dụng pháp luật dân sự và tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 2001;

– Và nhiều sách báo, tài liệu, bài viết khác trên các tạp chí như: Tạp chí Luật học của Hội Luật gia Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Đặc san nghề luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (chuyên đề về Luật sư)…

Hội hành nghề/Hiệp hội tham gia:

– Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

– Ủy viên Ban chấp hành Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt nam.

– Hội luật gia Việt Nam.

Điện thoại: 02462.587.666

Giới thiệu về công ty Luật Nhân Dân

Luật Nhân Dân là công ty văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động công ty luật số 01021184/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp cấp ngày 29/9/2017 hoạt động theo luật luật sư số 65/2006/QH11 năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012. Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý, dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp, cá nhân ở tất cả các lĩnh vực: dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ… trên toàn quốc uy tín và chuyên nghiệp.

Tên đầy đủ: Công ty luật TNHH Nhân Dân Việt Nam

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí, gọi:

Email luatnhandan@gmail.com

Website: https://luatnhandan.vn

Luật Sư Nguyễn Hữu Phước

Luật sư Phước thành lập Văn phòng luật sư Nguyễn Hữu Phước vào năm 2003 (tiền thân của Công ty luật Phuoc & Partners và gần đây nhất là Phuoc & Associates). Trước đó, Luật sư Phước đã có gần 6 năm là Phó phòng Tư Vấn Thuế và Luật của Công ty PricewaterhouseCoopers và KPMG, hai trong bốn công ty tư vấn và kiểm toán quốc tế lớn nhất thế giới và gần 2 năm là Luật sư điều hành Công ty tư vấn luật Luật Việt, một trong những công ty luật hàng đầu của Việt Nam.

Luật sư Phước nhận bằng Thạc sĩ Luật Thương mại quốc tế loại giỏi (with merit) từ trường Đại học Luật Bristol (UWE), cử nhân luật Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và cử nhân ngôn ngữ (tiếng Anh) từ trường Đại học Sư phạm. Ngoài kiến thức chuyên ngành luật và sư phạm, Luật sư Phước còn theo học các khóa đào tạo và nhận các chứng chỉ kế toán và thuế từ ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh) – tổ chức nghề nghiệp kế toán lớn nhất toàn cầu, có trụ sở tại Anh quốc.

Từ năm 2006 cho đến nay, Luật sư Phước luôn được bầu chọn là một trong những Luật sư hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật thuế và lao động do các tổ chức đánh giá độc lập như Legal500, Chambers Asia và ALB bình chọn dựa trên số lượng lượt xem của khách hàng, đồng nghiệp và các chuyên gia khác. Đặc biệt, tạp chí Legal500 đã nhấn mạnh rằng ” Luật sư điều hành Nguyễn Hữu Phước là một luật sư giỏi, có kiến thức sâu rộng về pháp luật trong nước, giao tiếp tốt và đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng.”

Thành viên nhóm xã hội, nghề nghiệp

Trong các công tác xã hội và cộng đồng, Luật sư Phước cũng tham gia rất tích cực và năng động trong việc cung cấp tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn hành nghề luật cho thành viên của nhiều hiệp hội xã hội, nghề nghiệp, trong đó có thể kể đến những vai trò sau:

Thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam (VNHR), phụ trách tư vấn pháp luật lao động cho hội viên.

Thành viên Ban Chấp hành Hội Các Nhà Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam (VACD) – Vietnam Association of Corporate Directors, hỗ trợ tư vấn pháp luật kinh doanh cho hội viên.

Phó chủ tịch Câu lạc bộ Sales & Marketing Vietnam (CSMO), phụ trách tư vấn pháp luật cho hội viên.

Thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam (VBLC), phụ trách hoạt động đào tạo, văn nghệ và tài chính.

Thành viên Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.