Top 8 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Hội Nhập Quốc Tế Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nghề Luật Sư Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế

Sáng ngày 10/08 tại Trường Đại học Thái Bình Dương (TBD), Khoa Kinh tế và Luật cùng Chi Hội Luật gia TBD tổ chức Tọa đàm: Nghề Luật sư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại tọa đàm, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Quy, Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Luật, Chi Hội Trưởng Chi Hội Luật gia TBD đã nêu những cơ hội và thách thức của nghề Luật sư trong thời công nghệ 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế; Luật sư Trần Thị Hiểu chia sẻ trải nghiệm trong nghề Luật, đưa ra những lời khuyên bổ ích và truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên ngành Luật.

Tại tọa đàm, Luật sư Trần Thị Hiểu khẳng định: Nghề Luật sư đòi hỏi phải có 3 yếu tố: “Đạo đức – Trí tuệ – Nghị lực”, bạn phải rèn luyện và phát triển đồng thời ba yếu tố cốt lõi này, chăm chỉ, bền bỉ để đi đến thành công.

Luật sư là nghề tăng tiến theo thời gian nên kinh nghiệm và sự cống hiến có vai trò quan trọng để khẳng định giá trị của bạn. “Phải chịu khó, chịu khổ và mất ít nhất 5 năm thì các bạn mới nhận thấy là có yêu thích nghề này hay không? Bạn bè tôi phải trụ vững trong nghề này 5 năm trở lên mới có thể thành công” – Luật sư Hiểu nhấn mạnh.

Sinh viên đặt câu hỏi, giao lưu tương tác với diễn giả về thu nhập của nghề Luật, những kỹ năng cần trang bị cũng như cơ hội nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

“Các bạn mới ra trường vào công ty Luật thì phải chấp nhận mức lương thấp. Vì nghề Luật sư đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn vững chắc vàkinh nghiệm. Các bạn vào công ty phải đào tạo lại các kỹ năng: Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng viết lách, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng giao tiếp với cơ quan nhà nước, kỹ năng đi nộp hồ sơ, kỹ năng làm việc… Đó là lý do bạn khó có mức lương cao ngay được”-  luật sư chia sẻ với sinh viên về mức lương của nghề Luật sư.

 Nên lời khuyên của luật sư dành cho các bạn là bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc, phải trang bị các kỹ năng cần thiết để ra trường thích ứng nhanh với công việc. Luật sư cũng chia sẻ về những trải nghiệm trong quá trình đi thực tập và làm việc tại các công ty luật. Qua đó luật sư  nhắn nhủ các bạn sinh viên nên chủ động tìm các công ty, văn phòng luật để thực tập, khi đi thực tập nên đi toàn thời gian cố định, chăm chỉ, chịu khó và cầu thị, chủ động xin việc và học hỏi trong quá trình làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.

Đồng thời, luật sư cũng đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích khác dành cho sinh viên. Để có thể duy trì được động lực mỗi ngày thì các bạn sinh viên cần đặt mục tiêu rõ ràng, chia nhỏ mục tiêu và thực hiện bằng tất cả nhiệt huyết của mình mỗi ngày. Các bạn có thể củng cố niềm tin, lấy động lực bằng việc chăm chỉ đọc sách, tìm hiểu về những người thành công trong lĩnh vực luật sư ở Việt Nam và trên thế giới.

Tin, ảnh: Bá Nha

Học Viện Tư Pháp Đào Tạo Luật Sư Phục Vụ Hội Nhập Quốc Tế

TS. Đoàn Trung Kiên

Ngày 21/6/2010, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1759/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”. Ngày 19/02/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 382/QĐ-BTP thành lập Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế thuộc Học viện Tư pháp. Bộ Tư pháp đã giao cho Học viện Tư pháp thực hiện việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế theo hệ thống tín chỉ. Học viện Tư pháp đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 2539/QĐ-BTP ngày 6/12/2016 về việc ban hành Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế. Trên cơ sở Chương trình khung, Giám đốc Học viện Tư pháp đã ban hành Chương trình chi tiết đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế trong nửa đầu năm 2017.

– Đội ngũ Luật sư của Việt Nam hiện nay rất đông đảo nhưng số lượng luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có kỹ năng giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài lại rất hạn chế…Việc mở các khóa đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế như đang được tiến hành tại Học viện Tư pháp có ý nghĩa như thế nào trong việc góp phần khắc phục tình trạng nêu trên?

Sau gần 07 năm thực hiện, Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định được tầm quan trọng và sự cần thiết đối với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đạt những kết quả nổi bật đó là sự phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, với số lượng 444 luật sư, 28 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Tuy vậy, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thời gian qua cho thấy, trong khi các tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng luật sư ngày càng lớn thì khó khăn lớn nhất của Việt Nam là số lượng luật sư chuyên sâu phục vụ hội nhập còn rất ít, chất lượng cũng còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều vụ tranh chấp thương mại quốc tế, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nước ta phải thuê các công ty luật nước ngoài tư vấn, đại diện trong quá trình giải quyết với chi phí rất cao, lại không chủ động về thời gian và nắm bắt diễn biến giải quyết tranh chấp, vấn đề cung cấp và bảo mật thông tin cũng gây nhiều khó khăn cho các bên.

Với mục tiêu này cũng như vai trò mà Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp là đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế và là cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp khi nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ theo các điều ước quốc tế về đầu tư, Bộ Tư pháp đã giao nhiệm vụ cho Học viện Tư pháp xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ chính trị mới, bên cạnh nhiệm vụ tổ chức các lớp đào tạo nghề luật sư truyền thống của Học viện Tư pháp.

Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế nhằm trang bị cho học viên đạo đức nghề nghiệp luật sư, kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu của luật sự trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất được trang bị, học viên có thể tham gia tư vấn, tranh tụng và thực hiện các hoạt động khác trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, tham gia khóa đào tạo tại Học viện, các học viên còn có cơ hội thực tập và tiếp cận với nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, giúp họ khả năng cọ sát với thực tiễn, nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết tranh chấp quốc tế.

– Là Khóa đào tạo đầu tiên nên nhiều người, đặc biệt là những người có ý định ứng tuyển trở thành học viên, rất quan tâm đến các tiêu chuẩn đầu vào và những điểm khác biệt của quá trình đào tạo so với các khóa đào tạo nghề luật sư truyền thống của Học viện Tư pháp, xin ông cho biết cụ thể hơn về điều này?

Đối tượng đào tạo của chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc bao gồm:

– Cán bộ công tác tại các bộ phận pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp;

– Luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp

– Người tập sự hành nghề luật sư;

– Giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư;

– Những đối tượng khác có nhu cầu đào tạo.

Người dự tuyển tham gia Chương trình đào tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có lập trường chính trị vững vàng và tư cách đạo đức tốt;

– Có trình độ cử nhân luật trở lên;

– Có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam ban hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc IELTS đạt 5,0 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt 45 điểm trở lên (chứng chỉ tiếng Anh phải còn hiệu lực) hoặc trình độ ngoại ngữ tương đương.

Đối với những người chưa có bằng cử nhân luật nhưng có nhu cầu tham gia một phần hoặc toàn bộ khóa đào tạo để nâng cao kiến thức, trình độ thì có thể đăng ký học dự thính và được cấp Chứng nhận hoàn thành môn học đã tham gia.

Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế có những điểm khác biệt so với các khóa đào tạo nghề luật sư truyền thống của Học viện Tư pháp ở các ưu điểm nổi bật sau:

Về nội dung: Chương trình hướng đến việc trang bị cho học viên đạo đức nghề nghiệp luật sư, kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.Với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất được trang bị, người tốt nghiệp Chương trình đào tạo có thể tham gia tư vấn, tranh tụng và thực hiện các hoạt động khác trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Về phương pháp giảng dạy: Học viện áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến; Giảng viên tham gia giảng dạy cho Chương trình là các luật sư hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài đến từ các hãng luật uy tín;các chuyên gia pháp luật, giảng viên luật có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Các giáo trình, tài liệu có nội dung thiết thực, hữu ích, cập nhật của Việt Nam và nước ngoài.

Chương trình có sự tham gia giảng dạy của nhiều giảng viên nước ngoài, tài liệu dạy và học bằng tiếng Anh nên học viên sẽ có cơ hội để thực hành và nâng cao trình độ tiếng Anh nói chung và tiếng Anh pháp lý nói riêng.

Bên cạnh đó, học viên có cơ hội thực tập ở các tổ chức hành nghề luật sư hàng đầu tại Việt Nam; các cơ quan nhà nước, tập đoàn, công ty và tổ chức có môi trường và đội ngũ chuyên gia có khả năng truyền thụ, đào tạo học viên về các kỹ năng nghề của luật sư trong lĩnh vực tư vấn và tranh tụng về đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Để phục vụ chương trình đào tạo, Học viện Tư pháp cũng đã trang bị một số phòng học tiêu chuẩn và hiện đại để phục vụ riêng cho Chương trình.

Học viên hoàn thành Chương trình được cấpGiấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề luật sư (Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế), có giá trị nhưGiấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Luật sư.

-Thưa ông, để triển khai tốt khóa đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế này và các khóa tiếp theo, Học viện Tư pháp cần chú trọng đến vấn đề gì?

Trên tinh thần rút kinh nghiệm từ những khóa đào tạo các chức danh và chương trình khác trong 20 năm qua, cùng với việc cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, Học viện Tư pháp cần tập trung mọi nguồn lực và tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt các nội dung trọng tâm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu đã chỉ đạo nhà trường tại Lễ Khai giảng Lớp luật sư phục vụ hội nhập quốc tế khóa 1 ngày 15/10/2017 vừa qua, cụ thể là:

Một là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại nguồn lực và tổ chức của Học viện, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cả về phẩm chất, trình độ và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ mới. Căn cứ vào các quy định hiện hành, Học viện cần có các chính sách để thu hút các luật sư, giảng viên giỏi ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, nghiên cứu cho chương trình đào tạo này.

Hai là, chú trọng công tác xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu, hồ sơ tình huống theo chương trình các môn học; không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng tiếp cận dần với phương pháp đào tạo tiên tiến ở các nước trên thế giới có nghề luật sư phát triển.

Aibl: Hiệp Hội Luật Sư Kinh Doanh Quốc Tế

AIBL có nghĩa là gì? AIBL là viết tắt của Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của AIBL được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài AIBL, Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

AIBL = Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế

Tìm kiếm định nghĩa chung của AIBL? AIBL có nghĩa là Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của AIBL trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của AIBL bằng tiếng Anh: Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, AIBL được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế. Trang này là tất cả về từ viết tắt của AIBL và ý nghĩa của nó là Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế. Xin lưu ý rằng Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế không phải là ý nghĩa duy chỉ của AIBL. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của AIBL, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của AIBL từng cái một.

Ý nghĩa khác của AIBL

Bên cạnh Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế, AIBL có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của AIBL, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Hiệp hội luật sư kinh doanh quốc tế bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

Học Viện Tư Pháp Đào Tạo Đội Ngũ Luật Sư Đáp Ứng Yêu Cầu Hội Nhập Quốc Tế

Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ khai giảng lớp đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế.

Tại lễ khai giảng, ông Trần Minh Tiến – Trưởng phòng Đào tạo và Công tác học viên (Học viện Tư pháp) đã công bố Quyết định mở lớp đối với khóa học và báo cáo sơ bộ khóa học đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế.

Theo đó, Khóa I có 31 học viên, học theo hình thức tín chỉ và thời gian đào tạo là 1 năm. Tham gia khóa học, các học viên sẽ được trang bị các kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, quy tắc đạo đức nghề nghiệp để đủ trình độ, kỹ năng tham gia các vụ tranh chấp quốc tế.

Trong khi đó, thực tế tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng luật sư ngày càng lớn mà chất lượng đội ngũ luật sư còn khá khiêm tốn, dẫn tới nhiều cơ quan, tổ chức phải thuê công ty luật nước ngoài tư vấn với chi phí cao, thiếu tính chủ động, tính bảo mật thông tin thấp.

Ông Lê Tiến Châu đánh giá cao những cố gắng của Học viện Tư pháp sau một thời gian dài chuẩn bị, nghiên cứu, xây dựng Chương trình khung đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế và triển khai nhiều hoạt động cụ thể.

Để khóa học đạt hiệu quả tốt nhất, ông Châu đề nghị Học viện Tư pháp cần lấy chất lượng đầu ra làm thước đo cho hiệu quả của chương trình đào tạo; đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh các nguồn lực để triển khai hiệu quả chương trình học, không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, tạo các chính sách thu hút luật sư giàu kinh nghiệm về thỉnh giảng, từng bước xây dựng hệ thống giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận từng bước với hệ thống đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới…

Thứ trưởng Lê Tiến Châu hy vọng Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế, các tổ chức hành nghề luật sư sẽ tăng cường phối hợp với Học viện Tư pháp trong các hoạt động cụ thể để cùng nhau phát triển nghề luật sư.

“Nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong năm 2017”

Cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Giám đốc Học viện Tư pháp Đoàn Trung Kiên khẳng định Học viện sẽ tập trung mọi nguồn lực để triển khai thành công khóa học này cũng như các khóa tiếp theo.

“Đây là một mô hình mới, nhiệm vụ mới của Học viện Tư pháp. Trong gần 3 năm qua, Học viện đã xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác trong nước và nước ngoài để xây dựng chương trình đào tạo và từng bước chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đào tạo sau khi có chương trình. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp đã hoàn thành việc xây dựng chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình khung và trên cơ sở đó Học viện xây dựng, ban hành Chương trình đào tạo chi tiết”-ông Kiên cho hay.

Giám đốc Học viện Tư pháp- ông Đoàn Trung Kiên phát biểu tại lễ khai giảng.

Bên cạnh đó, ông Đoàn Trung Kiên cũng đã căn dặn các học viên mới nhập trường: “Các em phải xác định tâm thế, mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhanh chóng làm quen với môi trường, phương thức đào tạo của Học viện và lựa chọn phương pháp học tập một cách chủ động, tích cực. Lãnh đạo Học viện, các thầy cô giáo mong muốn và kỳ vọng các em sẽ học tập tốt, rèn luyện tốt trong cả khóa học và khi kết thúc khóa học sẽ đạt kết quả tốt theo đúng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Thế Kha