Top 6 # Xem Nhiều Nhất Luật Sư Di Trú Úc Sydney Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Dịch Vụ Di Trú Úc Ist Luật Sư Đại Diện Di Trú Úc Hồ Thị Bích Hạnh

Luật Sư – Đại Diện Di Trú Úc Châu / Số đăng ký ngành nghề Di Trú Úc Châu (MARN) 1467192

Chào quý khách hàng thân mến,

Xin cho phép tôi được giới thiệu về bản thân. Tôi tên là Hồ Thị Bích Hạnh, Luật sư và Đại Diện Di Trú Úc Châu. chủ nhân và Giám đốc của Công ty Dịch Vụ Di Trú và Du Học IST, trụ sở chính tại Sydney và văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp Bằng Cử Nhân Luật Úc Châu (Đại Học Tây Úc), tôi đã tiếp tục học tập chuyên sâu về Luật Di Trú Úc bằng cách theo học Chứng chỉ sau Đại Học về Luật Di Trú Úc (Đại Học Quốc Gia Úc). Với một mong muốn duy nhất là, tôi sẽ chuyên sâu về Luật Di Trú Úc để có thể đem lại cho khách hàng của mình đạt visa Úc, rằng công ty IST sẽ có tỷ lệ đậu visa Úc cao nhất có thể.

Tôi nhập cư vào nước Úc theo con đường Hôn Nhân Úc, nên trên hết tôi hiểu được sự lo lắng của khách hàng của mình, nhất là nỗi lo lắng của các khách hàng muốn định cư Úc theo con đường Hôn Nhân Hôn Thê Úc. Vì vậy, khách hàng của IST luôn yên tâm rằng, tôi không chỉ có kiến thức về Di Trú Úc mà còn trải nghiệm cá nhân về Luật Di Trú và Định Cư Úc.

Trải qua quá trình hội nhập và sinh sống tại Úc, tôi đã nhận ra rằng, là một người nhập cư, tôi không chỉ cần có một cái visa Úc, mà tôi cần phải có khả năng hội nhập và kỹ năng thích ứng vào một môi trường mới là nước Úc. Cho nên, IST không chỉ giúp khách hàng đạt visa Úc mà còn giúp khách hàng trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng sống cơ bản tại Úc. IST không chỉ dừng lại bằng việc tìm ra phương án tốt nhất để khách hang đạt visa Úc mà còn đưa ra lời khuyên về việc làm thế nào để làm việc, học tập, và thích nghi với môi trường mới sau khi khách hàng đạt visa Úc.

Ngoài việc chuyên hỗ trợ khách hàng làm các hồ sơ Đinh cư, đoàn tụ gia đình theo diện Hôn Thê, Bạn Đời, Cha Mẹ, Con Cái, VISA Doanh Nhân và Đầu tư 188, Công dân Úc, Thường Trú Nhân Úc, Du lịch, Du học Úc, tôi còn trực tiếp thực hiện các hồ sơ khiếu kiện khiếu nại lên Bộ Di Trú Úc và Tòa Án Di Trú Úc Châu.

Với kinh nghiệm lâu năm làm các hồ sơ định cư Úc, tôi đã giúp rất nhiều khách hàng gặp rắc rối về visa Úc đạt được visa. Rất nhiều trường hợp khách hàng tự xin visa hoặc sử dụng các dịch vụ visa Úc khác bị từ chối visa Úc nhiều lần, tôi đã giúp khách hàng nộp lại hồ sơ và được cấp visa.

Ngoài ra, tôi đã giúp rất nhiều khách hàng từ Việt Nam và Phillippines sang Úc thăm người yêu và tiến hành làm các thủ tục kết hôn tại Úc, sau đó nộp hồ sơ Hôn Nhân Úc khi khách hàng đang ở Úc. Khách hàng không cần phải về Việt Nam hay Phillippines để nộp hồ sơ Hôn Nhân Úc.

Tùy vào hoàn cảnh và mong muốn của khách hàng, tôi luôn đưa ra lời khuyên Di Trú và lựa chọn giải pháp có lợi nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của IST.

Tôi cam kết với khách hàng rằng, đến với IST, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm một dịch vụ Di Trú chuyên nghiệp, tận tâm, và khác biệt. Một dịch vụ mà khi tất cả các dịch vụ khác nói câu “không thể”, IST vẫn có thể giúp khách hàng tìm ra một giải pháp cho bế tắc đó. Bởi vì, phương châm của IST là “Không có gì là không thể!”

Thay Đổi Luật Lệ Di Trú Ở Úc

Những tin vui cho du học sinh muốn xin định cư diện tay nghề tại Úc sau khi tốt nghiệp, làm sao để biết điều kiện được đánh giá tay nghề, làm sao trình bày kinh nghiệm làm việc?

Thay đổi trong chính sách định cư diện tay nghề

Đối với các bạn du học sinh mong muốn được định cư tại Úc theo diện tay nghề, thông thường các bạn gặp hai trở ngại lớn nhất:

Ngành học mình yêu thích thì không có trong danh sách tay nghề định cư SOL hoặc là CSOL

Nếu đã có bằng cấp đúng ngành nghề có trong danh sách thì lại không có chứng chỉ tiếng Anh đạt yêu cầu

Bổ sung danh sách tay nghề định cư tại Lãnh thổ Thủ đô Úc

Nam Úc nới lỏng yêu cầu để có PR

Tiểu bang Nam Úc nới lỏng yêu cầu để được visa thường trú cho những du học sinh có thành tích học tập tốt, theo đó, các bạn tốt nghiệp với điểm số cao sẽ được miễn một số đòi hỏi về tiếng Anh và tài chính.

Tuy vậy các sinh viên vẫn phải đạt các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc và khả năng tiếng Anh khi xin thẩm định tay nghề và đăng ký hành nghề.

Lưu ý đây là một điểm rất là quan trọng bởi vì với nhiều ngành, nghề, để nhận được đánh giá tay nghề theo yêu cầu của từng cơ quan đánh giá khác nhau, các bạn vẫn phải thoả mãn yêu cầu về tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc.

Chẳng hạn như với nghề nhà báo, journalist, để có được skill assessment, theo yêu cầu của cơ quan đánh giá tay nghề là VETASSESS, các bạn phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc đúng ngành (ngay chỗ này sẽ dễ quay lại cái vòng lẩn quẩn: không có PR thì khó xin việc, không có công việc, cơ hội PR lại càng xa vời).

Làm thế nào để biết điều kiện được đánh giá tay nghề cho nghề của mình?

Trước tiên các bạn dò tìm danh sách tay nghề định cư SOL hoặc CSOL, kế bên mỗi tên nghề đều có tên tổ chức có thẩm quyền đánh giá tay nghề.

Nhóm nghề trong lĩnh vực Tài chính, kế toán do các tổ chức của ngành kế toán là CPAA/ ICAA/ IPA đánh giá.

Trong khi đó, các vị trí kỹ sư được đánh giá kỹ năng tay nghề bởi Engineers Australia.

Nhóm nghề giảng dạy, là các giáo viên từ cấp nhà trẻ đến cấp phổ thông, giáo viên giảng dạy trẻ khuyết tật, do AITSL Australian Institute for Teaching and School Leadership đánh giá.

Y tá do ANMAC ( Australian Nursing and Midwifery Accreditation Council) đánh giá.

Mỗi tổ chức đánh giá thì có thể có những yêu cầu khác nhau, nhưng căn bản đều giống nhau ở chỗ bạn phải cung cấp được bằng chứng về việc học tập và kinh nghiệm làm việc của mình.

Lấy ví dụ như tại VETASSESS thì những tài liệu cần thiết cho việc đánh giá tay nghề bao gồm:

Một ảnh theo kích cỡ ảnh hộ chiếu

ID: Có thể là giấy khai sinh hoặc hộ chiếu

Bằng chứng về việc thay đổi tên họ, nếu có

Bằng cấp (Nếu mới tốt nghiệp mà chưa được nhận bằng, thì bạn cần phải có giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình học do trường cấp)

Bảng điểm

Bằng chứng về kinh nghiệm làm việc

Làm sao để đưa bằng chứng về kinh nghiệm làm việc?

Để chứng minh kinh nghiệm làm việc, với từng vị trí, bạn cần phải có các giấy tờ chính thức, chẳng hạn như hợp đồng lao động, phiếu lương, hồ sơ thuế, tiền hưu… Những giấy tờ đó phải nêu rõ được tên công ty, tổ chức thuê mướn bạn, thời gian hợp đồng, số giờ làm việc trong tuần, các nhiệm vụ cụ thể trong công việc bạn làm…

Trong trường hợp bạn làm cho công ty của chính mình, tức là self-employed, thì bạn còn phải nộp thêm một số bằng chứng khác để chứng minh rằng đó là một công ty có hoạt động thật sự chứ không phải là bạn chỉ dựng lên trên giấy tờ để có được đánh giá tay nghề. Những bằng chứng đó là hợp đồng với khách hàng hoặc với nhà cung cấp, xác nhận của khách hàng về những dự án, những công việc mà công ty bạn và bạn đã hoàn thành cho họ, trong đó có tên công ty, tên và chức danh của bạn, thời gian thực hiện dự án…

Tin vui cho các bạn sinh viên vừa hoặc sắp tốt nghiệp ngành kế toán

Trong nhiều tháng qua, khi những sinh viên tôt nghiệp ngành kế toán nộp hồ sơ xin thường trú chỉ nhận được thư mời khi có từ 70 điểm trở lên thì trong tháng 2 vừa qua, thư mời đã đến tay những bạn có 65 điểm.

Điều này đã mở ra hy vọng cho những sinh viên ngành này, những người đã có 65 điểm hoặc thậm chí là 60 điểm cho hồ sơ định cư tay nghề của mình.

Bí quyết là trong thời gian chờ đợi để được nhận thư mời từ Bộ Di Trú, các bạn hãy cố gắng để tích lũy thêm càng nhiều điểm càng tốt bằng việc luyện thi IELTS để có kết quả tốt nhất, học thi và lấy chứng chỉ về ngôn ngữ cộng đồng hoặc là hoàn thành năm học chuyên tu Professional Year.

Tin tức về hoạt động SV

Tìm kiếm sinh viên tham gia Ban Chấp hành VDS NSW

Tại NSW, Hội SVVN tại tiểu bang này đang tìm kiếm những sinh viên năng động để tham gia vào đội ngũ Ban Chấp hành Hội.

VDS NSW – Hội Sinh viên chính thức phi lợi nhuận toàn tiểu bang NSW, là nơi đại diện cho các bạn học sinh, sinh viên trong tiểu bang có các hoạt động Văn Hóa, Thể Thao và Giáo Dục.

Hằng năm, VDS NSW có các hoạt động thiết thực, được tổ chức và điều hành bởi các bạn sinh viên, với mục đích phục vụ tinh thần của các bạn trong cộng đồng.

Qua 18 năm hoạt động, VDS NSW ngày càng lớn mạnh, gặt hái nhiều thành quả cũng như xây dựng được uy tín đối với các tổ chức trong và ngoài nước. Hiện tại, để củng cố và phát triển thêm về mặt quy mô cũng như tổ chức của Hội, VDS NSW mong muốn tuyển thêm các bạn vào những vị trí điều hành của VDS NSW 2016.

Chương trình này dành cho tất cả các bạn sinh viên đang học tập và làm việc trên lãnh thổ tiểu bang NSW trong năm 2016, những bạn yêu thích các hoạt động ngoại khóa, giao lưu kết bạn và tổ chức sự kiện, mong muốn phát triển và đóng góp cho hội sinh viên tại bang NSW. Đây cũng là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện các kĩ năng mềm, tổ chức sự kiện…

Để ứng tuyển vào, Ban Điều Hành VDS NSW 2016, đầu tiên, các bạn hãy gửi email ứng tuyển về info@vds-nsw.com.au trước 12.00am ngày 16/3/2016.

Nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh; nơi học tập/ làm việc trong 2016; Kinh nghiệm bản thân trong các hoạt động tình nguyện / tổ chức sự kiện và Kĩ năng khác (nếu có): thiết kế đồ họa, sử dụng phần mềm media, chụp hình, ca hát, thể thao, v.v.

Đính kèm Resume (nếu có), vị trí trong Ban điều hành mà bạn mong muốn (Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng nhóm, Media, Event Coordinator hay Logistic, Thư kí, v.v.)

Sau khi nhận được đơn đăng kí, Ban Điều hành sẽ liên lạc các bạn qua email/ số điện thoại và hẹn cho buổi phỏng vấn, dự kiến diễn ra trong tháng 3. Mọi thắc mắc, xin liên lạc: Email: info@vds-nsw.com.au

Thông tin về MATES, chương trình mentoring của đại học UWS

MATES, tạm dịch là Chương trình Hướng dẫn tân sinh viên, của đại học UWS mang đến cơ hội cho các sinh viên năm nhất được kết nối với các sinh viên khác cũng như người hướng dẫn của mình (là các sinh viên năm cuối).

Đây là dịp để tân sinh viên kết bạn, mở rộng quan hệ cũng như nhận được các lời khuyên của những người đi trước để nhanh chóng làm quen với môi trường đại học.

Chương trình diễn ra trong 8 tuần đầu tiên của học kỳ, ở tất cả các campus của đại học UWS, và ngay cả khi bạn không có thời gian để trực tiếp tham gia vào các buổi tư vấn tại trường, bạn vẫn có thể tham gia chương trình trực tuyến.

Thời gian gặp gỡ sẽ do các cặp sinh viên hướng dẫn và sinh viên mới tự sắp xếp với nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình này, các bạn hãy email về địa chỉ mates@westernsydney.edu.au từ email sinh viên của mình.

Hoạt động thiện nguyện mừng ngày Quốc tế Phụ nữ của UNSW

Chương trình Dress for Success, diễn ra từ ngày 7-11/3, quyên góp trang phục công sở và những vật dụng hữu ích khác dành cho phụ nữ khi đi làm.

Chương trình sẽ có điểm thu nhận tại từng khoa trong trường, rất tiện lợi cho các bạn.

Nếu bạn có các món đồ sau đây chưa sử dụng hoặc đã dùng rồi mà vẫn còn tốt và mới hãy mang đến góp vào chương trình:

Bộ đồ comple để dành đi phỏng vấn xin việc

Các quần, áo công sở: áo sơ mi, quần tây, chân váy, áo vest, áo khoác

Túi xách công sở (túi hình hộp để đựng tài liệu, màu sắc và kiểu dáng trang nhã, lịch sự)

Giày công sở

Các loại mỹ phẩm để trang điểm còn mới, chưa sử dụng

5 Thay Đổi Trong Luật Di Trú Úc

5 THAY ĐỔI TRONG LUẬT DI TRÚ ÚC

Từ ngày 01/07/2014, 5 thay đổi chính trong Luật Di Trú Úc bắt đầu có hiệu lực.

1. Skill Assessment (Chứng chỉ Sát hạch tay nghề) có giá trị tối đa là 3 năm

Kể từ ngày 01/07/2014, chứng chỉ Skills Assessment sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 3 NĂM kể từ ngày cấp (trừ trường hợp chứng chỉ có quy định một thời hạn khác trên đó). Cụ thể, Skills Assessment phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với các visa sau đây:

Visa 189 – Tay nghề độc lập – PR

Visa 190 – Tay nghề được đề cử/bảo lãnh – PR

Visa 489 – Tay nghề vùng miền được bảo lãnh -TR

Visa 485 – Tốt nghiệp tạm thời -TR

Visa 186 – Người sử dụng lao động bảo lãnh (Dạng nhập cư – PR – trực tiếp)

Visa 187 – Vùng miền bảo lãnh (Dạng nhập cư trực tiếp) – PR

Thay đổi này KHÔNG áp dụng cho Visa Lao động có tay nghề 457 và luật mời này chỉ áp dụng cho những trường hợp nộp hồ sơ từ ngày 01/07/2014 trở đi.

2. Bổ sung ngành Đầu bếp vào danh sách Di dân tay nghề (Skilled Occupations List, SOL),

Những sinh viên theo học ngành Nấu ăn thương mại (Commercial Cookery) có thể nộp đơn cho visa 485 (Tốt nghiệp Tạm Thời) diện việc làm sau tốt nghiệp. Các điều kiện hợp lệ:

Có tối thiểu là 6 điểm trong tất cả các phần thi IELTS

Hoàn thành chương trình học của bạn tại Úc tối thiểu 2 năm.

Visa 485 là một visa giá trị 18 tháng với đầy đủ quyền làm việc. Cách tốt nhất cho sinh viên quốc tế để có đủ điều kiện xin thường trú là tìm một công việc trong một khu vực địa phương và nộp đơn xin visa thường trú RSMS.

Đối với các Bếp trưởng (Chef) có trình độ có thể nộp đơn trực tiếp cho Visa189 (Tay nghề độc lập), vói điều kiện có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc (ngoài các yêu cầu cơ bản để vượt qua bài đánh giá kỹ năng đầu bếp).

3. Thêm nghề nghiệp vào Danh sách Tay Nghề Chuyên Môn SOL và Danh Sách Tay Nghề Tổng Hợp Được Bảo Lãnh (Consolidated Skilled Occupation List – CSOL) dành cho các loại Visa 457, 190(PR), 489, 187 (PR) được Công Ty, Doanh Nghiệp hay chính Quyền Bang tại Úc Bảo Lãnh.

Các ngành nghề sau đây sẽ được thêm vào Danh sách Di Dân Tay Nghề (Skilled Occupations List, SOL) từ ngày 01/07:

Bếp trưởng (Chef) (ANZSCO 351311)

Thợ nề/Thợ xây (Bricklayer) (ANZSCO 331111)

Thợ xây tường và sàn nhà (Wall and Floor Tiler) (ANZSCO 333411)

Điều này có nghĩa rằng các ứng viên trong những ngành nghề này có thể nộp đơn xin visa 189 – Tay Nghề

Độc Lập, và visa 485 diện công việc sau tốt nghiệp.

Các ngành nghề cũng đã được thêm vào Danh sách Ngành Nghề Được Bảo Lãnh (Consolidated Sponsored Occupations List, CSOL), áp dụng cho Visa Người sử dụng lao động bảo lãnh (457, ENS, Occupational Trainee) cũng như các visa tay nghề nhà nước bảo lãnh (190 và 489):

Nhà nghiên cứu thủy địa chất (Hydrogeologist) (ANZSCO 234413)

Nhà sinh lý học (Exercise Physiologist) (ANZSCO 234915)

Đặc biệt là đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán: không có nghề nào bị loại bỏ trong hai danh sách này.

4. Phí bằng chứng visa tăng gấp đôi

Từ ngày 01/07, phí bằng chứng visa sẽ tăng gấp đôi, từ $70 lên $150. Đây là khoản phí bạn phải trả để dán visa lên passport. Bằng chứng Visa thường không yêu cầu trong những năm gần đây vì cơ quan xuất nhập cảnh có thể xác minh tình trạng của bạn một cách điện tử.

5. Sinh viên phải khai báo thành viên gia đình phụ thuộc

Các yêu cầu để có các thành viên gia đình cùng đi với bạn sang Úc với diện visa sinh viên phụ thuộc đã được làm rõ. Bạn không cần phải bao gồm tất cả các thành viên gia đình của bạn (tức là vợ hoặc chồng và con cái) trong hồ sơ xin visa ban đầu của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn họ cùng đến Úc sau khi visa du học của bạn được cấp, bạn phải khai báo những người này trong hồ sơ xin visa du học ban đầu của bạn. Lưu ý rằng điều này không áp dụng đối với những người trở thành thành viên trong gia đình của bạn sau khi bạn nộp visa du học đầu tiên của bạn – ví dụ nếu bạn kết hôn hoặc có con sau khi bạn nộp đơn xin visa

Tạ Quang Huy Tư Vấn Luật Di Trú Tại Úc

Tạ Quang Huy – Tổng Giám đốc Tập đoàn tư vấn di trú tại Úc vừa tổ chức buổi workshop tại trường ĐH RMIT ở Úc, giải đáp nhiều thắc mắc về Luật Di Trú, Luật định cư theo diện kết hôn, thủ tục làm Visa…

Với phong thái chia sẻ gần gũi, chân thật nhưng cùng đầy dí dỏm, Tạ Quang Huy đã để lại dấu ấn cho đông đảo mọi người.

Tạ Quang Huy là một trong những gương mặt thành công và tận tâm với nghề. Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn, vị Tổng Giám đốc cá tính cùng với dàn cộng sự tài năng đã giải quyết được hàng ngàn câu chuyện khác nhau, mang lại niềm vui cũng như giúp cho cuộc sống của nhiều người bước sang trang mới khi tìm đến với anh.

Tạ Quang Huy là gương mặt cố vấn quen thuộc cho cộng đồng người Việt tại Úc. Khán giả rất bất ngờ khi biết được, chính anh là người đã trả lời hết tất cả các thư thắc mắc mà khán giả gửi về.

Để mở rộng hiểu biết cho đông đảo người mến mộ, Tạ Quang Huy thường tổ chức những buổi chia sẻ về luật di trú trên trang cá nhân. Qua cách truyền tải sinh động, anh còn dẫn chứng qua các câu chuyện có thật để giúp cho mọi người dễ hình dung nhất.

Anh từng chia sẻ: “20 năm tôi đã nhận quá nhiều từ nghề và giờ là lúc tôi trả lại cho nghề”. Tạ Quang Huy luôn trăn trở về những gì nghề đã cho anh được như hôm nay và mong muốn được “trả” lại cho nghề những giá trị tốt đẹp nhất.

Năm 2017, anh trở thành người Việt Nam đầu tiên được ghi nhận và phong chức Fellow cao quý từ Viện Di Trú Úc cho những đóng góp của anh. Mới đây, Tạ Quang Huy lại tiếp tục nhận được Fellow này, như một sự ghi nhận của Viện Di Trú Úc cho những đóng góp của anh và các cộng sự thời gian qua.