--- Bài mới hơn ---
Khi “Luật Rừng” Hữu Hiệu Hơn
Rico: Dự Luật Thượng Viện 50 Phù Hợp Với San Jose
Đội Ngũ Luật Sư Di Trú & Nhân Viên Pháp Lý Của Skt
Tìm Hiểu Thêm Thủ Tục Ly Dị
Môt Số Nguyên Tắc Về Thơ Lục Bát
Gửi bài này cho bạn bè
09 tháng 4, 2008, hiệu đính 18 tháng 5, 2008
“Luật rừng! Đồ luật rừng!”
“Luật rừng” là những chữ mà người ta thường dùng để
chỉ những hành động xâm phạm đến quyền lợi, tài sản và mạng sống của kẻ
khác một cách táo bạo mà không cần biết đến đạo đức, lẻ phải hay pháp
luật nào can thiệp vào, khi nhu cầu, hay lòng tham nổi lên mà lý trí con
người không kềm chế được.
Vì sao lại dùng chữ “Luật Rừng” để ám chỉ những
hành động trên?
Thú vật trong rừng khi đói thì ăn, không đợi giờ
giấc, không cần biết trái cây ngọn cỏ này của ai, không cần biết những
con thú nhỏ hay lớn cũng có đời sống của nó, đói thì cứ ăn cái đã.
Không cần biết làm như vậy là xâm phạm đến tài sản, tính mệnh của kẻ
khác. Đó là luật rừng.
Còn loài người thì sao?
–“Chúng em là thú vật, không biết đọc chữ nghĩa
của loài người nên chúng em phạm vào luật pháp của loài người các bác
đặt ra.”
–“Chúng em là những kẻ thất học nên
không biết đâu là luật. Chúng em không biết suy nghĩ nên không biết đâu
là lẻ phải trái mà tránh khi hành động. Còn quý bác quý cô biết đọc
biết viết thì sao? Các bác hành động đạo đức hơn chúng em chăng?”
Nếu thú vật trên rừng mà biết nói, chắc chắn sẽ hỏi
những câu hỏi như vầy.
Thực vậy, nhờ có luật pháp được đặt ra để ngăn cấm,
răn đe những ai lấp ló muốn trộm cắp, cướp của, giết người. Nếu xã hội
loài người mà không có luật pháp bảo vệ, chắc chắn sẽ không còn tồn tại
đến ngày nay. Mà loài người lại thông minh giỏi giang, đa mưu, lắm kế.
Bao nhiêu là vũ khí tối tân, bao nhiêu chất độc nguy hiểm mà tung ra thì
những kẻ yếu thế ắt phải chết ngay.
Tuy nhiên, luật pháp của mỗi quốc gia, hay công
pháp quốc tế được đặt ra để áp dụng với người dân thấp cổ bé miệng, và
với những quốc gia bé nhỏ thôi. Còn đối với những quan chức, bọn tu sĩ
có thế lực mạnh mà làm nhiều điều gian ác thì sao? Với những quốc gia
mạnh thế thì sao? Chúng cũng xài luật rừng tuốt. Mạnh được yếu thua.
Để chúng em đi ngược dòng lịch sử nhân loại mà dẫn
chứng những biến cố lịch sử có ảnh hưởng lớn đến loài người cho các bác
biết nghe:
-*- Bên trời Âu, Cận Đông, các vùng Tiểu Á, một
trong bốn cái nôi văn minh cổ của nhân loại Alexandre Le Grand/Alexander
The Great, (356-323 BC) thiết lập một đế quốc rộng lớn chạy dài từ
Macédonia (quê hương của ông ấy) dọc theo phía bắc Địa-trung-hải cho đến
tận Á-Phú-Hán, Ấn-Độ, 1 phần Á-Rập, và bên kia bờ Địa-trung-hải là
Ai-Cập với một sa mạc mênh mông.
-Julius Caesar (100?-44 BC), anh hùng của đế quốc
La-Mã, chinh phục Âu-Châu từ năm 49 đến 44 BC, Tiểu-Á, rồi qua đến
Ai-Cập.
-Bonaparte Napoléon I (1769-1821) sắp sửa thâu trọn
gần Âu-châu thì thất trận ở Mạc-Tư-Khoa, rồi bị bại trận cuối cùng ở
Waterloo bởi liên minh Áo, Phổ (Đức bây giờ), Nga, Tây-ban-nha….
Và xa hơn có “Người Aryen ào ạt xâm lăng người
Dravidien, người Achéen và người Dorien xâm lăng người Crétois và Egéen,
người Germain xâm lăng người La-Mã, người Lombard xâm lăng người Ý và
người Anh xâm chiếm khắp thế giới. (Will Durant, Lịch Sử Văn Minh Ấn-Độ,
N-h-Lê dịch, tr. 46).
-*- Còn Á-châu thì sao?
Từ ngàn xưa, ở cái xứ “Trung-hoa vĩ đại” của loài
người các bác, cũng là một trong bốn cái nôi văn minh cổ của nhân loại,
các chư hầu đua nhau dành dân lấn đất. Ai thắng thì nhân danh “Mệnh
Trời” mà “Thế thiên hành đạo” làm cho dân Tàu trên ngàn năm chinh
chiến. Đến đời Tần-Thủy-Hoàng yên được vài chục năm, nhưng mà xương rơi
máu đổ cũng nhiều. Sau khi Hán Sở tranh hùng trong 5 năm chinh chiến
điêu linh, dân chúng yên ổn được gần 400 năm. Rồi Tấn triều, Nam triều,
Bắc triều, Đại Đường, Ngũ đại tàn Đường, Bắc Tống, Nam Tống, Nguyên
Mông, Đại Minh, rồi Thanh triều. Chưa hết, Bát quốc Liên-Minh xâu xé
cái nôi văn minh của các bác ra nhiều mãnh. “Cái nôi văn minh” này xâu
xé “cái nôi văn minh” kia. Những dân tộc hấp thụ nền văn hóa, giáo lý
Kitô xâu xé dân tộc của nền văn minh Á-Đông ra từng mảnh để gặm nhắm cả
gần trăm năm! Mỗi lần các “Thiên-Tử” thay nhau mà “thế thiên hành
đạo”, thì các cuộc giao tranh giữa hai triều đại làm cho dân Tàu xang
bang xất bất, ai oán lên tận mây xanh, dân tình ta thán.
-Thành-Cát-Tư-Hãn với “vó ngựa đoàn quân viễn
chinh đi đến đâu thì cỏ không mọc, gà không gáy, chó không sủa, trẻ con
không dám khóc”. Vó ngựa chiến chinh Mông-Cổ chỉ bị chùn bước trước
sức kháng cự của dân An-Nam nhỏ bé và của con cháu Thái-Dương Thần nữ mà
thôi. Xin nhớ là khi chiến thuyền Mông-Cổ vượt bể để qua hòn đảo
Phù-Tang thì không may bị bảo đánh chìm hơn một nửa, nên quân Mông bị
thua to. Thiếu “thiên thời” rồi!
Vào thời cận đại, con cháu của các Đức Lão-Tử,
Khổng-Tử đã rủ lòng nhơn nghĩa, ra tay tế độ, bảo bọc trọn gói Tây-Tạng,
Mãn-Châu và một số quần đảo Việt-Nam để che chở khi nắng mưa. Anh hùng
hảo hán quá !
Các vị trên là những anh hùng của xứ họ. Nhưng đối
với các nước bị xâm lăng thì họ là kẻ cướp nước, kẻ dã man tàn bạo, kẻ
hung tàn khát máu, kẻ tham lam đê tiện … Họ có tài quân sự để cướp bóc,
và cái tâm của quỷ Sa-tan, quỷ Lu-xi-phe (nếu có các quỷ loại này).
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” và sau một
ngàn năm độc lập nhưng phải triều cống cho con cháu có nền đạo lý Khổng
Mạnh thì gần“một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Những cái đó
đã nói lên cái văn minh của kẻ không phải luật rừng đấy ư ?
số trong muôn vàn sự bạo tàn khát máu bỉ ổi vô cùng của loài người các
bác.
Trong hai trận Thế-chiến, các bác nhân danh đủ thứ
chuyện để xâu xé nhau. Đầu sỏ này cấu kết đầu sỏ kia, đầu sỏ kia cấu
kết đầu sỏ nọ, lập ra cái Đại-đồng này, cái Đại-Đông-Á kia mà thống trị
kẻ yếu thế.
Rồi vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn
luận, tự do hội họp cũng được các bác nêu ra một cách sốt sắng. Dân Da
Trắng thương Dân Da Vàng quá !!!!! Khi quyền lợi kinh tế chưa tương
đồng trên thị trường thế giới, tài nguyên trên địa cầu chia chác không
đều, các bác Da Trắng đem bày cái trò quyền này quyền kia ra mà làm khó
nhau.
Nhưng một khi “đôi bên đều có lợi” thì không sao!
Không sao! Các Chú không tôn trọng nhân quyền thì dân “Các Chú” chịu
lấy.
“Các Chú” không có tự do tín ngưỡng hả? Không cho
theo Đạo Thiên Chúa thì dân “Các Chú” không được lên thiên-đàng,
thiên-đàng càng rộng chổ. Nếu có lên thì “Các Chú” get in line bên
Đông, ta đây get in line bên Tây, đâu có sợ “Các Chú” dành đi đâu mà
sợ.
Không có tự do ngôn luận hả? Không sao! Không
sao! Ta đây khỏi sợ nhức óc vì “Các Chú” nói ngách nói cạnh ta, khỏi
lo!
Không có tự do hội họp hả? Cũng không sao tuốt!
Khỏi mất thì giờ đình công, lãng việc. Dồn hết thì giờ sản xuất hàng
hóa được nhiều mà rẻ, ta mua cho.
Thế đấy! Dùng nhơn nghĩa để làm bình phong, cái cớ
hù dọa, đòi hỏi lẫn nhau thôi. Bây giờ “Các Chú” bên trời Đông vẫn
chính sách đó, vẫn chế độ đó sao Chú Sam không lên tiếng eo xèo này nọ
nữa đi? Chẳng qua là giả nhơn giả nghĩa cả đấy thôi các bác ạ!
-Các bác đã nghe nói đến chế độ APARTHEID chưa?
Nhờ sự can thiệp của Mỷ mà Nam Phi đã miễn cưỡng, cay đắng bãi bỏ chế độ
Apartheid. Một chế độ ghê gớm của bọn thực dân da trắng Anh và Hòa-Lan
đã áp đặt, dày xéo lên mãnh đất phì nhiêu vĩ đại, và tài nguyên phong
phú ở tận cùng Nam châu Phi lục địa từ năm 1910. (Thực sự thì người
Hoà-Lan đã đến đây từ 1652, và người Hòa-Lan lâu dần có tên gọi là
Afrikaner, ngôn ngữ là Afrikaans). Luật pháp bất công và dã man đến độ
mà chính người da trắng, ông W.W. Howitt trong cuốn Colonisationi
Christianity (Londre 1938) đã phải phẩn uất thốt lên rằng “trên khắp
thế giới, từ cổ tới kim không có một dân tộc nào đối xử với một dân tộc
bị chinh phục lại mọi rợ thô bạo, tàn nhẫn đáng phỉ nhổ như những dân
tộc tự cho là theo Kitô giáo đó. (René Dumont, L’Afric du
noire est mal partie…Ed du Seuil, 1652. Đọc Alan Paton, “Pleure ô Pays
Bien Aimé”, Ed. Albin Michel, 1950/Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu,
Nguyễn-hiến-Lê dịch. Tác giả là một người da trắng, thấy luật pháp được
đặt ra để bóc lột dã man người bản xứ, mà còn không chịu được, huống hồ
là dân bản xứ Da Đen.
Một số luật này cũng được áp dụng cho người An-Nam
các bác dưới thời Pháp thuộc đó. Đều là thực dân cả thôi!
Trong số loài người của các bác, còn có kẻ có lương
tri đặt ra cái luật bảo vệ môi sinh. Nhờ luật bảo vệ môi sinh của
Liên-hiệp-quốc mà rừng cây được bảo vệ, nhiều loài động vật quý hiếm
chúng em khỏi bị diệt chủng. Nếu không thì chúng em bị diệt chủng từ
lâu bởi “thiện chí đi khai hóa” cho nhau của loài người các bác. Rồi
công pháp quốc tế được ai tôn trọng không?
Nói về công pháp quốc tế, khoảng năm 1978, ông
Đoàn-Thêm (cựu Đổng-lý văn phòng Phủ tổng-thống thời ông Diệm) kể cho
tôi rằng, mặc dù hải phận quốc tế chỉ quy định từ bờ biển ra chưa đầy
200 hải lý, nhưng các tàu biển của Mỷ bỏ neo ngày đêm khai thác mỏ thiếc
ở ngoài khơi Thái-bình-Dương. Rồi các nước quanh đó đâm đơn lên tòa án
quốc tế Lahay kiện Mỷ. Kiện cáo chưa ngã ngủ đến đâu và Mỷ vẫn tiếp tục
khai thác tỉnh bơ, ai làm gì được. Mỏ thiếc này có trử lượng khai thác
đến 600 năm, với năng xuất khai thác lúc bấy giờ!
“Le colt fait la loi” (Cây súng làm nên luật
pháp), “Le plus fort fait la loi ” ( Kẻ mạnh làm ra pháp luật ), ” La
loi du plus fort ” – ” La raison du plus fort ” ( Luật của kẻ mạnh- Cái
lý của kẻ mạnh), “Thượng-Đế đứng về phe có các tiểu đoàn mạnh “
(Napoléon I) mà các bác!
Chưa hết đâu, gần đây nghe các bác gấu ó nhau về
việc có kẻ ỷ mạnh, đem tàu chiến đến lập thành phố mới ở cái nơi đâu tận
ngoài bể khơi Việt-Nam vì nghe nói có khí mê-tan (metal), acétylène,
métylène ở dưới chân dưới bụng người dân ngoài đó. Đấy, luật này là
luật gì vậy hở các bác của loài người văn minh?
Cũng ở Việt-Nam nửa:
Nhiều người nhắc đi nhắc lại rằng nhờ có thực dân
(trá hình dưới chiêu bài giảng đạo) đã sáng chế ra chữ Việt từ chữ
La-tinh nên bây giờ các bác mới có được chữ viết dể dàng. Điều đó quá
đúng đi thôi. Nhưng thưa các bác, đừng vội mừng! “Lợi bất cập hại!”
Với chiêu bài giảng đạo làm bình phong, quân ăn cướp đã vơ vét biết bao
tài nguyên, bao nhiêu xương máu, mồ hôi nước mắt của dân đen An-Nam đã
đổ ra để có đuợc những chữ La-tin này. Thử nhìn lại các nước Nhật,
Trung-Hoa, Đài-Loan, Nam, Bắc Hàn, Ấn-Độ, Pakistan có cần vần chữ La-tin
cướp nước đó không mà bây giờ có nước thì đã có lò nguyên tử, có nước
thì kinh tế dồi dào như 4 con rồng Á-châu.
Cũng vẫn nhiều người rêu rao lên rằng“ Tại sao
vua tôi nhà Nguyễn lại kỳ thị, giết chóc các cố đạo, giáo dân?” Thì
đây là câu trả lời: Lấy danh nghĩa đi giảng đạo lý Ki-Tô: Charles
Gosselin, một tên sĩ quan Pháp đã viết trong cuốn Đế-quốc An-Nam như
sau: “Các cha đạo thực ra là cái cớ để chúng ta ra tay hành động với
nước Nam …. nước Anh địch thủ của chúng ta đã nhanh chóng phát triển ở
Viễn-Đông buộc chúng ta phải đặt chân vào vùng biển Trung-Hoa……. Nước
Nam đã giúp chúng ta có cơ hội đó. Việc họ giết các giáo sĩ người Pháp
đã cho chúng ta cái cớ để can thiệp….” (Trần-đức-Minh, Một Thời
Nhiễu Nhương 1945-1975, tr 53). Vì “khai hóa cho dân bản xứ An-Nam”
nên họ đã khai thác dùm luôn tài nguyên từ những cánh rừng bạt ngàn trù
phú, đến những cao nguyên màu mở để trồng cao su, café, trà. Chưa hết,
quặng mỏ dưới đất chúng cũng moi lên để làm giàu cho đám người văn minh
da trắng. Đương nhiên đâu có dể dàng mà ăn cướp những tài nguyên này.
Chúng gặp phải sự đề kháng của dân bản xứ, dù yếu thế. Để sự cướp bóc
được dể dàng và an toàn hơn, chúng phải thương lượng. Văn minh như các
bác mà Francois Harmand, một tên sĩ quan Đại-lang-sa đứng trên một chiến
hạm rập rình ở cửa Sông Hương ngang nhiên thốt ra lời đe dọa: “The
word Vietnam will be erased from history” (Cái tên Việt-Nam sẽ bị xóa
khỏi lịch sử. Karnow Stanley, Vietnam A History, Ed. Viking Press,
Newyork, 1983, page 85). Và “Năm 1847 dưới triều Vua Thiệu-Trị quân
ăn cướp đưa 2 chiến hạm đến Đà-Nẳng yêu cầu bỏ dụ cấm Đạo. Trong lúc
hai bên còn thương nghị thì 2 tàu Pháp đó nổ súng vào thuyền của ta rồi
bỏ chạy.” (Trần-đức-Minh, sđd, tr. 48); Hoặc là chúng không
muốn điều đình: Toàn quyền D’Argenlieu nói với tên tư lệnh Valluy rằng
“ I am amazed, mon Général, yes amazed, that France should have such
a fine expeditionary corps in Indo-China and that its leaders should
pfer to negotiate rather than fight.” (Vietnam A Complete
Photographic History, Michael Maclear, page 11); Cựu Đại-tá
Trần-đức-Minh tạm dịch: “tôi ngạc nhiên, phải nói là ngạc nhiên thấy
rằng Pháp có một đạo quân viễn chinh giỏi mà giới lảnh đạo của nó lại
tính chuyện điều đình”. Thế là cuộc bắn phá của Pháp ở Hải-Phòng
rất kịch liệt và tàn khốc làm cho 6000 người dân Việt-Nam thiệt mạng.
(Trần-đức-Minh, sđd, tr. 118) Đó, các bác thấy chưa!
Đó là cái văn minh của một dân tộc đã hấp thụ một
nền giáo lý từ đâu? Có người nói rằng “chiếc áo đen đi trước, súng
cà-nông theo sau.” Rỏ ràng bằng chứng rành rành: “Giáo sĩ
Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes) sau hơn 20 năm truyền giáo ở nước ta đã đưa
ra nhận xét: ” Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy, và chiếm
được vị trí này thì thương nhân Châu Âu sẽ tìm được nguồn lợi nhuận và
tài nguyên dồi dào”. (Nguyễn phan Quang, Lịch sử Việt-Nam
1427-1858, nhà xuất bản Giáo Dục Tp. HCM, quyền 2, tập 2, trang 210;
Trích từ sách của Bạch Hạc Trần-đức-Minh, sđd, tr. 11).
Cũng Alexandre de Rhodes:
“Tôi tin rằng vì nước Pháp ngoan đạo nhất trong
tất cả các vương quốc nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều quân lính để đi
chinh phục toàn thể Đông Phương …” (Helen B. Lamb: Vietnam’s Will to
Live, 1985, trang 38 và 39).
Lúc mới qua Mỷ, hằng tuần có 2 người phụ nữ đến tận
nhà truyền giáo cho kẻ hèn này, đạo của Jéhovah. Ban đầu kẻ hèn cũng
bắt chước một nhà văn nọ (xin được dấu tên) lợi dụng họ để học Anh ngữ.
Sau đó họ tiến xa hơn, kẻ hèn bèn nói thẳng “Quý vị đến quốc gia nào
thì sau đó dân chúng biến thành nô lệ của quý vị đến đó, cuốn Kinh thánh
đi trước, súng cà-nông theo sau”. Họ dong một lèo không trở lại.
Các bác hãy nghe Đô-đốc Page và cũng là lời khẳng
định của Giám Mục Puginier: “Si sans les missionaires et les
chrétiens, écrit Puginier, les Francais seraient comme les crabes
auxquels on aurait cassetoutes les pattes.” Bác Bửu-Biền (tác giả
cuốn TÔN GIÁO CHIẾN TRANH HÒA BÌNH) dịch: ” Nếu không có các
thừa sai và giáo dân, thì người Pháp khác nào như những
con cua gảy càng.” Đoạn văn nàyđược trích từ
cuốn Catholicisme et la sociétes Asiatiques của hai tác giả Alain
Forrest & Yoshiharu Tsuboi. Bùi-Kha và Trần-Chung-Ngọc, Linh Mục
Trần-Lục: Thực Chất Con Người & Sự Nghiệp (Garden Grove, CA: Giao Điểm,
1999), tr. 27. Trần-Chung-Ngọc, Công-Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA:
Giao Điểm, 1999, tr. 399.)
Toàn bộ những bằng chứng lịch sử trên có đủ để trả
lời cho những thắc mắc về việc Vua tôi nhà Nguyễn giết các cố đạo, giáo
dân, hay sự làm ơn của Alexandre de Rhodes chưa, thưa các bác? Hay là
các bác cần có thêm những tài liệu nữa? Nhiều lắm! Số giáo dân và giáo
sĩ bị giết dưới triều Nguyễn, e không thấm vào đâu so với 250 triệu
người bị giết bởi La-Mã từ thời Trung-cổ. (Lloyd M. Graham, trong
Deceptions and Myths of the Bible (Secausus, N.J: Carol Publishing
Group, 1999, page 464) số nạn nhân bị giết bởi giáo hội La-Mã là 250
triệu người.).
Giáo hội Da Trắng thương yêu loài người quá! Nếu
ai không muốn lên thiên đàng thì máy chém, giây treo cổ, giàn hỏa là
những phương tiện giúp cho họ lên thiên đàng nhanh chóng và dể dàng lắm!
Nếu các bác đọc cuốn Lịch Sử Văn Minh Ấn-Độ trong
bộ The Story of Civilisation, sẽ thấy Will Durant đã mỉa mai: “…
Bồ-Đào-Nha phái một hạm đội tới truyền bá Kitô giáo và gây chiến ở Ấn.
Thế kỷ XVII người Hòa-Lan tới đuổi người Bồ-Đào-Nha đi. Thế kỷ XVIII,
Pháp và Anh tới đuổi người Hòa-Lan đi. HỌ GIAO CHIẾN VỚI NHAU KỊCH LỆT
ĐỂ XEM CHÚA CHO BÊN NÀO ĐƯỢC CÁI VINH DỰ KHAI HÓA ẤN-ĐỘ VÀ …. BẮT
NGƯỜI ẤN NỘP THUẾ.” (Will Durant, The Story of Civilisation, Lịch
Sử Văn Minh Ấn-Độ, Nguyễn-hiến-Lê dịch, trang 484.)
Đấy, chỉ trừ một số nhà tu hành chơn chính, ngoài
ra các bác văn minh lợi dụng lá bài “truyền giáo” để ăn thịt lẫn nhau
thôi. Thực dân lợi dụng tôn giáo để đi “khai hóa” mà cướp bóc. Tôn
giáo lợi dụng thực dân yểm trợ để truyền bá giáo-lý Kitô. Tín đồ càng
đông, tiền bạc càng dồi dào, thế lực càng lớn. Người ta nói rằng “quyền
hành của giáo hoàng rất lớn….” Lớn để làm gì nhỉ? Có cần quyền hành
cho tu sỉ đi tu vì đạo đức không? Nếu đạo đức thì đã không tranh dành
nhau chức giáo hoàng. Trước khi lên được chức giáo hoàng, bao nhiêu là
máu đổ thịt rơi. Xin đơn cử vài thí dụ các phe phái trong giáo hội
La-Mã thanh toán nhau như thế nào mà dành được chức giáo-hoàng. Chuyện
này được sách Vicars of Christ của Giáo-sĩ Peter de Rosa (New York:
Crown Publishers, Inc., 1988, hay Dublin, Ireland: Pooleg Press Ltd.,
2000) ghi lại như sau:
“Bitter rivalries often showed themselves on
the death of a pope. For example, when Liberius (352-366) died in 366,
two factions elected a successor. Ursinus was one pope. Damasus was the
other. After a lot of street fighting, Ursinus ‘ followers locked
themselves in the recently completed basilica of St Mary Major, known as
“Our Lady of Snow”. Damasus’ supporters climed on the roof, made a hole
in it and bombarded the occupants with tiles and stones. Others
meanwhile were attacking the main door. When this caved in, a bloody
fight ensued for three days. At the end of it, 137 bodies were carried
out, all of them followers of Ursinus. Ursinus was sent into exile by
the emperor’s repsentative, but the crime in Mary Major was a
permanent blot on Damasus’ copybook.”
Nhà sử học Nguyễn-mạnh-Quang dịch: “Sự thù
nghịch bộc phát thành những cuộc chiến tiêu diệt lẫn nhau thường xẩy ra
vào khi có giáo hoàng qua đời. Thi dụ, khi (Giáo Hoàng) Liberius
(352-366) chết vào năm 366, giáo triều chia làm hai phe, mỗi phe chọn
một người của phe mình lên kế vị. Ursinus là giáo hoàng của một phe và
Damasus là giáo hoàng của phe khác. Sau khi đánh nhau ở ngoài đường
phố, phe Ursinus yếu thế, chạy vào trong nhà thờ St. Mary Major (thường
gọi là Thánh Đường Đức Bà Bạch Tuyết) rồi đóng cửa lại tử thủ. Phe
Damasus tiến tới, trèo lên nóc nhà thờ đục lỗ, rồi dùng ngói và đá liệng
xuống tấn công phe Ursinus. Đồng thời, một toán khác của phe Damasus
tấn công vào trong qua cửa chính. Khi lọt được vào trong, hai bên ra
sức chém giết lẫn nhau liên tiếp trong ba ngày. Cuối cùng, có tới 137
xác chết khiêng ra ngoài. Tất cả xác chết này đều là người của phe
Ursinus. Ursinus bị bắt cho đi sống lưu vong, nhưng tội ác ở trong thánh
đường Mary Major là vết nhơ trong thời Giáo Hoàng Damasus mãi mãi vẫn
còn ghi trong sách sử.”
lần tranh nhau để 37 ông NGỤY giáo hoàng lên ngôi. Muốn biết rỏ, xin
xem sách đã dẫn. Nếu kể ra đây thì rất dài, đọc mãi e làm các bác chán
thôi. Nếu ngày xưa Chúa Kitô biết con chiên của mình sẽ lợi dụng Chúa
mà làm vậy, chẳng thà Ngài đã chẳng tự xưng ngài là “Thiên-Chúa giáng
sinh” cho rồi. Nói làm gì để tụi nó lợi dụng mình mà làm bậy!
Duới thời “Ngô tổng-thống anh minh”, Tổng-giám-mục
Ngô-đình-Thục, một người mà ông Diệm tin rằng gương mẫu, đặt hết lòng
tin đức độ, đã ăn cắp gỗ Chiến khu Đ do Việt-cộng kiểm soát. Trong khi
các chiến sĩ quân lực Việt-Nam Cộng-hòa ngày đêm đổ xương máu ra chiến
đấu chống Cộng, Thục lại đút tiền cho Việt Cộng để dể bề khai thác gỗ
(Trần-văn-Đôn, Nhân Chứng Lịch Sử; Nguyễn-chánh-Thi, Việt-Nam Một Trời
Tâm Sự; Trần-đức-Minh, Một Thời nhiểu nhương 1945-1975, tr. 578). Ngoài
ra còn ăn cắp tiền đóng góp của các con chiên ngoan đạo cúng dường trong
những ngày lể, Chủ-nhật tại các nhà thờ. Những số tiền này tổng cộng là
70 ngàn đô la (khoảng đầu thập niên 60, nhiều lắm!) được gửi trong
trương mục của một linh mục người Ý bên Vatican và bị ông này đớp mất.
(Hoàng-Ngọc-Thanh & Thân-thị-Nhân-Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của
Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm, trang 191; Nguyễn-mạnh-Quang, Việt-Nam Đệ
Nhất Cộng-Hòa Toàn Thư 1954-1963, ấn bản 2000, Chương 19, trang 420).
Thục còn nói: “Chỉ có Tư-bản và Công-giáo là thực sự chống Cộng và
thắng Cộng mà thôi”, (Trần-đức-Minh, sđd. Tr. 579). Thực trạng
Việt-Nam bây giờ thì sao?
Nếu có thì giờ, xin các bác hãy đọc cuốn “Thập Giá
Và Lưỡi Gươm” của Linh-mục Trần-Tam-Tỉnh, trang 123, 125, 129 sẽ hiểu
nhiều về Đức Tổng họ Ngô đã ăn chặn tiền viện trợ của Công-giáo Hoa-Kỳ,
Pháp, và Caritas quốc tế… Tổng-giám-mục họ Ngô đâu có đói mà phải ăn
cắp. Kẻ hèn này có hỏi một người bà con của Cha Thích rằng tại sao Cha
Thích không lên giám-mục mà suốt đời làm linh-mục vậy. Được trả lời
rằng “phải đạo cao đức trọng lắm mới được chớ không dể mô”. TGM họ Ngô
đạo cao đức trọng quá sao! Như vậy mà được làm tổng-giám-mục, vậy những
linh mục suốt đời không được lên chức cao hơn thì sao? Đạo đức ít hơn?
Hay là “something wrong” khi phong cho Thục chức này chức kia?
Ông bà cố vấn Ngô-đình-Nhu đâu có đói mà ăn cắp 18
tỷ đôla tiền viện trợ của Mỷ để mở nhà băng tại Ý? (Our Own Worst Enemy,
New York, W.W Norton & Company Inc. 1968, page 165, tác giả William J.
Lederer. Dữ kiện này được ghi nơi trang 424 Chương 19 trong cuốn Việt
Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 lần tái bản (Houston, TX Văn
Hóa, năm 2000, Nguyễn-mạnh-Quang). Chưa kể các biệt thự ở Nam Phi,
Âu-Châu, Nam Mỷ. Chưa hết, ông Nhu còn độc quyền bán thuốc phiện cho
2500 tiệm hút ở vùng Sài-gòn, Chợ-lớn, chưa kể các tỉnh lẻ. Thuốc phiện
là thứ quốc cấm trên đất Việt-Nam vào thời đó mà các bác!
(Nguyễn-mạnh-Quang, Vấn Nạn Buôn Bán Nha Phiến Ở Miền Nam Việt-Nam,
chương 91. giaodiemonline.com). Tiền viện trợ Mỷ làm ấp chiến lược,
ông Nhu đã bỏ túi thay vì phải trả công và vật liệu. Bắt nông dân làm
không công, lấy tre vườn ra mà cống hiến cho Ấp Chiến Lược.
(Nguyễn-Trân, Công và Tội, 1992, tr. 373, 374.)
Đạo cao đức trọng như thế mà còn ăn cắp nữa là …
Ôi thôi lắm chuyện của loài người các bác.
Đến thời Đệ nhị Cộng-hòa, Đặng-văn-Quang, mỗi học
sinh du học là một Tê (1 triệu đồng tiền hối lộ. Trần-văn-Đôn, Nhân
Chứng Lịch Sử). Ông tướng Râu Dê tiền đâu mà ký một ngân phiếu hai
triệu đồng cho bà vợ (lúc đó chưa ly dị) của Tướng Râu Kẽm, khi bà này
lái xe Peugeot chở con đến trương biểu ngữ trước khách sạn Caravel để
làm tiền ông tướng này đang làm lể cưới bà vợ sau (Tao tưỡng nó dàn
xếp với nhau xong rồi chớ! Lời tướng Râu Dê). Để biết rỏ những vị
trong các bác có những hành động đạo đức hơn chúng em hay không, nếu kể
ra đây thì dài lắm. Xin xem cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt-Nam
Cộng-Hòa Foundation từ trang 140 đến hết trang 142, do Stephano
Nguyễn-mạnh-Quang viết, Đa Nguyên phát hành năm 2004 (Stephano là tên
Thánh trong Thiên-chúa-giáo đó các bác ạ!).
Chúng em chỉ ăn lẩn nhau vì chúng em đói. Bất quá
có vài loài vì lòng tham mà cố ăn . Bắt được con mồi, chúng em ăn công
khai, cùng nhau đều ăn, đứa nào tham lam thì bị chúng em gầm gừ vài
tiếng, cũng biết ríu ríu nghe theo. Đâu có đứa nào đem con mồi bắt được
đi gửi ngân hàng bên Ý, bên Pháp. Hay là nhờ đứa khác đứng tên chủ
quyền đâu.
Còn các bác thì sao? Đã quyền cao chức trọng,
tiền bạc ê hề, vậy mà vẫn còn có kẻ đục khoét công khố, ăn cắp của công,
tài sản quốc gia (trước và sau năm 75 cũng vậy). Ăn trộm tài nguyên đất
nước đem ra bán nước ngoài bỏ túi riêng, không chia cho nhau như chúng
em. Bằng chứng là bao nhiêu tay cán bộ Cộng-sản ở tù, tổng-giám-mục thì
bị mất phép Thông-Công. Những tay có thế lực thì bắt nạt dân, sâu dân
mọt nước. Ngoài ra các bác còn tìm cách hại nhau để dành chức tước địa
vị. Hoặc là chụp mủ cho nhau để thằng này đè bẹp thằng kia. Các bác là
loài người nên trí thông minh có thừa, mưu mô có đủ. Nước lớn xâm lăng
nước nhỏ. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Các bác thường hay dùng chữ “Cá nhớn
nuốt cá bé”, vậy thì ông nhớn này đè bẹp ông nhớn kia để tranh nhau một
cái ghế trống thơm tho đang chờ … Chúng em vì đói mà nuốt nhau. Có bác
đã là tổng-giám-mục rồi, đâu có đói mà vì muốn vòi lên chiếc Áo Đỏ (chức
Hồng-Y) nên cơ đồ của dòng họ nhà bác mới ra cơ sự này!
Rồi sao nữa? Thời gian Tướng Râu Dê chỉnh lý nhóm
“Năm tướng Đà-Lạt”, tôn giáo xuýt choảng nhau. Nếu mà xảy ra thì đổ máu
lớn. May mà trong số các tín đồ Phật-giáo và Thiên-chúa-giáo có người
sáng suốt kịp ngăn cản. Nếu không thì Tướng Râu Dê được lợi to. Đúng
là “Thời lai đồ điếu thành công dị”.
Chưa hết, cũng thời gian này, Việt-Nam Quốc-Tự và
Ấn-Quang lại “đồng sàng mà dị mộng” rồi. Viện-hóa-đạo (?) xây nhà dọc
đường Trần-quốc-Toản (bây giờ đã bị bỏ tên, đổi tên khác rồi thì phải).
Ông Thích Tâm-Giác (võ sư giám đốc võ đường Judo Quang-Trung ở Đa-Kao),
đại-tá tuyên-úy Phật-giáo đem xe tăng đến ủi sập. Cùng là “con Phật”
cả mà tranh nhau cái gì? Thua xa bên Catholic Việt-Nam. “Khôn ngoan đá
đáp người ngoài, cùng là con Phật chớ ghè đá nhau” (ca dao lảy). Nói về
sự tranh chấp trong nội bộ Phật giáo thì dài lắm.
Cũng may Phật-giáo mới chỉ tranh nhau trong nội bộ
của giáo hội, chưa đến nỗi xây chùa trên đất nhà thờ như là Công-giáo đã
xây nhà thờ trên đất nhà chùa của Phật-giáo.
Thí dụ như Nhà Thờ Lớn ở Hà-Nội, Vương-Cung
Thánh-đường (Nhà Thờ Đức-Bà) ở Sài-gòn, Tiểu Vương-Cung Thánh-Đường ở
La-vang … ngày xưa trên đó là các chùa đó các bác ạ. Nói có sách, mách
có chứng. Thế này nha:
–Nhà Thờ Lớn, Nhà Chung, Tòa Khâm-sứ Hà-Nội:
…“Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sựcướp đoạt chùa Báo
Thiên, một đệ nhất quốc tự đời Lý Trần, đệ nhất danh lam của Hà Nội, như
sau: ” San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ
bằng trong thời chiếm đóng…., tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy
ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó. Thấy rằng nên nhờ
ông Tổng đốc Nguyễn-hữu-Độ. Ông ấy rất tâm đầu ý hợp với giám mục
(Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy”. (André
Masson, The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983, trích từ
Vụ “tòa khâm”: Lương Tâm Cầu Nguyện? trong chúng tôi và
giaodiemonline.com). France Mangin, trong bài viết về Viện Viễn-Đông
Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng: ” Nhờ sự
giúp đỡ của Tổng đốc Nguyễn-hữu-Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ
ngôi chùa Báo Thiên đã đựơc giải quyết nhanh chóng…Tiếp đó lô đất
(chùa Báo Thiên) đã đựơc cho không Đòan Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal
đã hài lòng giao cho vị Giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận
quyền sở hữu lô đất ” (chùa Báo Thiên). Giám mục Puginier mở cuộc
xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hoàn thành
ngôi nhà thờ năm 1886: Nhà Thờ Lớn Hà Nội đựơc khánh thành ngày
24-12-1886 (Nguyễn-An-Tiêm, đã trích dẫn ở trên). Đó là Nhà Thờ Lớn
hiện nay tại Hà Nội, mặt tiền nhìn ra đường Lý-quốc-Sư. Kẻ hèn này đã
đến viếng và chụp hình vào Mùa Thu năm 2007 trong dịp ra thăm chốn “ngàn
năm văn vật”.
–Vương-Cung Thánh Đường Sàigòn: Theo tài
liệu của báo L’indochine Moderne, hai tác giả Pháp Testeron và Percheron
viết từ năm 1931, trang 237: “ Từ ngày Pháp chiếm Saigon, Đức Cha
hành lể tại một ngôi chùa, và sửa tạm dùng làm thánh đường”. Nhà
thầu từ Pháp là ông Bourard được mời qua xây cất. Lể đặt viên đá đầu
tiên do Đức Cha Colombert. Khánh thành ngày 11-4-1880. Lễ xức dầu đền
thánh, đặt làm Vương-Cung Thánh-Đường ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959,
(Trích Báo Cách Mạng Quốc Gia, số 406, xuất bản ngày 6 và 7 tháng 12 năm
1959).
–Tiểu Vương Cung Thánh Đường La-Vang, Quãng-Trị:
Trong sách Linh-Địa La-Vang, linh mục Xitanilao Nguyễn-văn-Ngọc cho
biết: “… Vào khoảng đầu Minh-Mạng, 3 làng Thạch-Hãn, Cổ-Thành và
Ba-Trừ chung nhau làm một cái chùa ở gốc cây đa Lá-Vằng … là bên Lương
(thờ thần, thờ Ông Bà Tổ Tiên, không thờ tôn giáo nào, chú thích của
người viết) mà bên Giáo đã dành đi đó.” Đến năm 1886 thì
bị đốt, theo linh mục Giuse Nguyễn-văn-Hội giải thích: “Nhưng biết
đâu chừng ý Chúa, ý Mẹ muốn ngôi nhà thờ thực sự của người Công-giáo…
Chính ngôi nhà ấy mới thực sự là ngôi nhà thờ Công-giáo” (Giuse
Nguyễn-văn-Hội, Tìm hiểu về Đức Mẹ La-Vang, 1994, trang 27). Ngày
13-4-1961, Hội đồng Giám-mục Miền Nam đồng ý chọn Đền thờ Đức Mẹ La-Vang
làm “Đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiểm Đức Mẹ”. Năm 1961,
(lúc đó người viết bài này đang ở Quãng-Trị) nhân dịp ông Diệm cùng ra
dự lể phong “Tiểu Vương Cung Thánh Đường La-Vang” của Tòa Thánh
La-Mã, ông Diệm “nguyện dâng nước Việt-Nam lên Đức Mẹ Vô Nhiễm”.
Viết đến đây, chúng em nhớ lại câu nguyện của ông
Nguyễn-phước-Bảo-Thái, phần cuối trong cuốn “Nguyễn Phước Một Thời Hoàng
Tộc” rằng “con nguyện dâng nước Việt-Nam lên Thiên-Chúa…” Đã
chưa! Họ làm như nước Việt là của riêng ở trong túi chúng nó, muốn dâng
cho ai thì dâng. Vì chúng nó nguyện như vậy thì Thiên-Chúa và Đức Mẹ Vô
Nhiễm vui lòng đón nhận chớ. Đón nhận rồi thì trao lại cho ai? Khỏi
các bác đừng than thở rằng “mấy cha Cộng-sản lấn chiếm Miền Nam”
nữa. Mà các bác hãy trách cứ những kẻ đã dâng nước Việt cho Chúa, để
Chúa muốn cho ai thì cho. Đó là toàn quyền Chúa mà! Không lẻ các bác
đi trách Chúa và Đức Mẹ của các bác sao? Phải không thưa các bác? Lý
luận cho thật lo-rít (logic) là như vậy đó.
Tại sao họ phải phá chùa mà xây nhà thờ như vậy:
Theo lá thưđề ngày 6-5-1887 của Giám-mục Puginier gửi Bộ Trưởng Hải
Quân và Thuộc Địa Pháp: “J’affirme que du moment où le Tonkin
deviendra Chrétien, il deviendra aussi la petite France de L’
Extreme-Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite
Espagne.” Bác Bửu-Biền dịch: “Tôi khẳng định rằng ngày
nào mà Bắc Kỳ (Tonkin) biến thành một xứ Thiên Chúa giáo thì nó sẽ trở
thành một nước Pháp Bé Nhỏ ở Viễn Đông (Extrême – Orient),giống hệt
như Phi Luât Tân (Philippines), một nước Tây Ban Nha
Nhỏ.” (Nguyễn-Kha & Trần-Chung-Ngọc, Nguyễn-Trường-Tộ:
Thực Chất Con Người & Di Thảo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1998), tr
126.) Do đó họ phải dẹp bỏ chùa chiền, nơi thờ Phật để lập nhà thờ
Chúa. Phật phải di tản thôi, ha ha! Phật cũng phải tị nạn, “đi kinh tế
mới” vì bị đuổi nhà !
Các bác hãnh diện có những Vương-Cung Thánh-Đường
của loài người văn minh được xây dựng trên đất của những ngôi chùa xưa
của Phật-Giáo. Đã quá! Khỏi cần ai cô-xai vay tiền mua đất như ở Mỷ.
Nước nhớn xâm lăng nước nhỏ là văn minh sao? Cái
này có tệ hơn cả luật rừng của chúng em không? Thưa các bác! E còn tệ
gấp trăm ngàn lần đấy. Có luật nào tệ hơn luật rừng thì cái từ đó dành
cho những kẻ man rợ của loài người văn minh xảo quyệt các bác mà vẫn
chưa xứng đó các bác ạ! Những kẻ đạo đức giả thường hay lợi dụng tôn
giáo để mưu đồ đen tối.
Rồi trong nội bộ Thiên-chúa-giáo lại choảng nhau.
Vì cố chấp về cái “trinh” của bà Maria mà khối Tin-lành và khối La-Mã
gây biết bao máu lửa. Khối La-Mã thì bảo vệ cái Trinh của “Đức Mẹ Vô
Nhiễm”. Khối Tin-Lành thì không tin chuyện này, không “đúc con/ making
baby” thì làm sao có con được. Hay là vào thời đó đã có thụ thai nhân
tạo? Hay là thụ thai bằng Remote control? Thật là khôi hài và tiếu
lâm! Vì “Si” mà không chấp nhận tư tưởng khoa học của Tin-Lành nên
La-Mã nổi “Sân” lên.
“Trước khi mất, vào năm 1963, trong bức thư cuối
cùng, Giáo-hoàng Jean XXIII cầu xin Thượng-Đế xá tội cho Giáo hội của
mình, cái trọng tội đã ngược đãi bất công dân tộc Do-Thái. Sau đó
Giáo-hoàng Jean Paul II đã công nhận trách nhiệm về các tội ác của Giáo
hội đối với người Do-Thái, người Hồi-giáo, người theo đạo Tin-Lành và
thổ dân Da Đỏ Châu Mỷ”.
Nguyên văn Pháp ngữ: “Avant de mourir en 1963,
le pape Jean XXIII avait pris l’initiative, dans une lettre posthume, de
demander à Dieu de pardoner à son Église la “malédiction” dont elle
avait “injustement” frappé le peuple juif. Jean Paul II, après lui, a
accepté d’assumer la responsabilité des crimes commis par l’Église
contre les juifs, les musulmans, les protestants et les Indiens
d’Amérique.” (Tạp chí Le Nouvel Observateur. Số đặc biệt Numéro
28: La soif de Dieu. Bửu-Biền, Tôn Giáo Chiến Tranh Hòa Bình, tr. 38,
39)
Và còn nhiều sự Thú tội với Thượng-đế cũng như xin
lỗi 94 nước trên thế giới về những việc tàn ác mà giáo hội La-Mã đã
làm. Muốn biết rỏ, xin đọc “TÔN GIÁO CHIẾN TRANH HÒA BÌNH” của ông
Bửu-Biền. Nếu kể ra đây thì nhiều lắm, đọc mãi e làm cho các bác chán
ngán cái cỏi đời ô trọc này rồi tình nguyện làm thú vật với chúng em,
làm cho chúng em mang tiếng lây thôi.
Nghĩ đến đây, chúng em chợt nhớ đến
Tự-lực-văn-đoàn. Tự-lực-văn-đoàn được thành lập với thiện chí muốn cải
tạo xã hội Việt-Nam dưới thời Pháp thuộc. Trước hết là muốn thay đổi
quan niệm sống của người phụ nữ. Giáo lý Khổng Mạnh là nền tảng luân lý
đạo đức của xã hội cũ. Thí dụ như Tứ Đức: Công, dung, ngôn, hạnh; Tam
Tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà
theo cha thì được rồi, nhưng xin chớ hiểu tiếp là ra xe theo … phu xe,
chúng em chỉ đề cập đến phụ nữ thôi đấy. Hai cái “Tòng” đầu thì Okê.
Nhưng cái tòng thứ ba thì không hợp nữa rồi. Người phụ nữ hy sinh quá
nhiều. Đang còn tuổi xuân hơ hớ mà phải phòng không chiếc bóng mãi thì
phí quá! (chúng em đây thấy cũng tiếc thật! Đang là má đỏ hây hây mà
nằm tô hô cả đêm thì uổng quá!). Rồi Tự Lực Văn Đoàn chỉ trích cả các
bác ở làng xã, đình đám vì nắm xôi miếng thịt mà gây nhau thì đúng rồi.
Và chỉ trích luôn cái cảnh ao tù nước đọng căn nhà thấp le te sau lủy
tre xanh cũng đúng tuốt. Thế thì tài nguyên đất nước đi đâu hết? Sau
bao nhiêu năm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, đã đào tạo được bao nhiêu
nhân tài để khai thác nguồn lợi của đất nước? Để đại đa số người Việt
phải ở trong những căn nhà thấp le te, ao tù nước đọng? Vấn đề này thì
có ai chỉ trích không? Không biết trong những tác phẩm của TLVĐ có tác
phẩm nào chỉ trích giai cấp thống trị, giai cấp ăn trên ngồi trước của
xã hội thời bấy giờ không nhỉ? Tôi đã hỏi nhà văn Nguyễn-tường-Thiết
(út nam của văn hào Nhất-Linh) về vấn đề này. Được trả lời nguyên văn
như sau:
“Vì chế độ kiểm duyệt gắt gao của thực dân và chính quyền thuộc địa hồi đó nên TLVĐ không thể nào xuất bản được một tác phẩm có nội dung nêu rỏ sự chống đối Tây và giới quan lại thống trị. Hoàng-Đạo, lý thuyết gia của nhóm, trong một tác phẩm xuất bản năm 1938 mang tên “Trước Vành Móng Ngựa” đã gián tiếp nói lên sự chống đối này qua việc ghi lại những tình cảnh bi hài của người dân nghèo khốn cùng trước tòa tiểu hình Hà-Nội. Trên báo Phong Hóa, Hoàng-Đạo (dưới bút hiệu Tứ-Ly) viết những bài đã kích châm biếm toàn bộ hệ thống quan lại của chính quyền thuộc địa và Triều đình Huế. Năm 1936, báo Phong Hóa bị đóng cửa vì bài đã kích quan lại Hoàng-Trọng-Phu của Hoàng-Đạo, TLVĐ chỉ còn tờ Ngày Nay tiếp tục hoạt động. Tờ Ngày Nay với mục mới “Trước Vành Móng Ngựa” tiếp tục con đường của báo Phong Hóa những chuyện từ sự đã kích trực tiếp qua gián tiếp để giữ cho tờ báo được tồn tại.” Tiếc thay nhà văn Hoàng-Đạo lại sớm lìa trần. Và những người như Hoàng-Đạo thì ít quá! Những tác phẩm như thế lại không nhiều và ít phổ biến, nên người dân không mấy ai thấy được chính sách ngu dân, áp chế của thực dân trên đất nhà.Qua đoạn văn trên của nhà văn Nguyễn-tường-Thiết, các bác có nhận ra được điều gì không, thưa các bác? KHÔNG CÓ tự do ngôn luận, KHÔNG CÓ tự do tư tưởng dưới chế độ thực dân (thường được dân có dây mơ rể má, không hưởng xái thì cũng thờ một ông Thần với thực dân đồng hóa là Khối Tự Do).Nói về Nền Tự Do Tôn giáo của một đất nước: Có những kẻ phải ngậm đắng nuốt cay mà từ bỏ một nền văn hóa cổ truyền mà chính Giám-mục Chaigneau de Béhaine công nhận là một nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thí dụ như thân phụ của các cụ Ngô-đình-Khả, và Nguyễn-hữu-Bài đã phải bỏ đạo Phật mà theo đạo Catholic. Vì sao? Hai người này là những nhà yêu nước, theo phong trào kháng chiến Văn Thân. Nhưng vì bị Pháp theo dỏi gây khó khăn nhiêu khê cho con cháu nên ông Khả và ông Bài phải theo Catholic để khỏi bị phiền nhiểu nữa. Dưới hai trào cộng hòa, những tay chóp bu đều là Catholic. Ai zô Catholic thì dể có việc làm. Để có hình thức bình đẳng, những chức vụ cao nhưng không thơm tho hay quan trọng thì mới để cho dân không Catholic. Ông Thiệu chỉ rửa tội sau vụ đảo chánh hụt ông Diệm, cần núp bóng áo đen. Vợ chồng ông Khiêm cũng cần núp bóng áo đen mới leo lên chức thủ tướng…. (Để biết rỏ chi tiết, xin đọc Một Thời Nhiểu Nhương 1945-1975 của cựu đại tá Trần-Đức-Minh).Sau năm 1955, một người học trò cũ của Thầy (cha tôi làm nghề dạy học rồi những người giúp việc gọi Cha tôi bằng Thầy nên chúng tôi bắt chước) tôi giải ngũ từ quân đội Pháp, gặp một người bạn. Anh bạn này rủ rê vô Catholic thì có việc ngay. “Cha chết không bằng hết ăn” mà! Thế là anh ấy trở thành con chiên ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa anh ta làm mật vụ cho “Cậu Út Trầu”. Trước khi thống nhất đất nước, người học trò cũ đó leo đến chức Trưởng Phòng Chiến Dịch Phượng Hoàng. Sau năm 75 anh ấy ra khỏi họ Đạo. Người em cọc chèo (từng là mật vụ đặc biệt của riêng và báo cáo trực tiếp với ông Diệm 2 lần/tuần, không thông qua Trần-kim-Tuyến, Nhu hay Đổ-Mậu) của ông Đoàn-Thêm trước khi về với Chúa vài tháng cũng tâm sự: “Có vay thì có trả, nhân nào thì quả đó….không có gì qua được đạo lý làm người cả”.Con người có được chọn lựa tôn giáo mà mình muốn hay không? Nếu gia đình đã là Catholic, có 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đứa bé: Rửa tội, Xưng tội, Bí Tích thêm sức, nhưng giai đoạn 3 ở Mỷ gọi là Confirmation.1–Trẻ con mới sinh ra được vài ngày, gây nên tội lỗi gì mà rửa tội. Nó không ý thức được việc nó bị rửa. 3–Đúng ra đứa nhỏ này đến khi học hết trung học (ở Mỷ), ở các nước như Việt-Nam khi đến tuổi trưởng thành thì có 1 cái lể gọi là Confirmation. Nhưng ở Việt-Nam thì giáo hội lại dùng một từ khác, đó là Bí Tích Thêm Sức.Confirmation có nghĩa là xác định lại có nên tiếp tục theo Catholic hay không.Còn Catholic Việt-Nam (trước năm 75) thì ma nớp dùng chữ “Bí Tích Thêm Sức” có nghĩa là đương nhiên theo và tiếp tục nhồi sọ. Nếu đứa nào không tiếp tục theo thì bị những kẻ xấu nguyền rủa, trù ẻo. Đứa nào yếu gan thiếu sáng suốt không dám bỏ Catholic, do đó mà cứ mắc đầu vào cái dây thòng lọng suốt đời. Nếu ở Việt-Nam mà dùng chữ Confirmation, thì giáo hội e ngại dân chúng bỏ đạo, số giáo dân bị giảm, linh mục khó lên chức giám mục, toàn là ma nớp cả! Lúc mới qua, tôi quen gia đình ông Lượng, ông ấy là Catholic, nhưng con gái không theo, con trai theo Tin-Lành. Tôi ngạc nhiên và tự hỏi vì sao vậy. Thì ra ở Mỷ là xứ dân chủ, dùng chữ Confirmation cho giai đoạn 3, và không bị những kẻ xấu ma nớp hù dọa, nguyền rủa như ở những xứ có “quốc tịch Vatican”.Còn đối với Phật-giáo, thực dân chỉ xem tôn giáo này là một hội đoàn mà thôi (Đạo dụ số 10 năm 1951): Hội Phật học Bắc-Việt hay Hội Phật học Nam-Việt chẳng hạn. Tình trạng này vẫn tồn tại cho đến cuộc đấu tranh của các vị sư sãi trong thời kỳ năm 1963 hội Phật-học mới chính thức trở thành Phật-giáo Việt-Nam. Mặc dù đã chính thức trở thành giáo hội Phật-giáo Việt-Nam, nhưng Roman Catholic vẫn kỳ thị Phật-giáo. Bằng chứng là trong “Phép giảng 8 ngày” của họ, có đoạn “ …Đánh tan Đạo Bụt thần”. Xin nhắc lại đoạn này ở bài trước là tôi đã hỏi kỷ một vị tu xuất từ Dòng Tên, ông ấy xác nhận là do Tòa-thánh La-Mã dạy phải giảng như thế. Tự do tôn giáo ở đâu ?
Tiếc thay nhà văn Hoàng-Đạo lại sớm lìa trần. Và những người như Hoàng-Đạo thì ít quá! Những tác phẩm như thế lại không nhiều và ít phổ biến, nên người dân không mấy ai thấy được chính sách ngu dân, áp chế của thực dân trên đất nhà.Qua đoạn văn trên của nhà văn Nguyễn-tường-Thiết, các bác có nhận ra được điều gì không, thưa các bác?tự do ngôn luận,tự do tư tưởng dưới chế độ thực dân (thường được dân có dây mơ rể má, không hưởng xái thì cũng thờ một ông Thần với thực dân đồng hóa là Khối Tự Do).Nói về Nền Tự Do Tôn giáo của một đất nước: Có những kẻ phải ngậm đắng nuốt cay mà từ bỏ một nền văn hóa cổ truyền mà chính Giám-mục Chaigneau de Béhaine công nhận là một nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thí dụ như thân phụ của các cụ Ngô-đình-Khả, và Nguyễn-hữu-Bài đã phải bỏ đạo Phật mà theo đạo Catholic. Vì sao? Hai người này là những nhà yêu nước, theo phong trào kháng chiến Văn Thân. Nhưng vì bị Pháp theo dỏi gây khó khăn nhiêu khê cho con cháu nên ông Khả và ông Bài phải theo Catholic để khỏi bị phiền nhiểu nữa. Dưới hai trào cộng hòa, những tay chóp bu đều là Catholic. Ai zô Catholic thì dể có việc làm. Để có hình thức bình đẳng, những chức vụ cao nhưng không thơm tho hay quan trọng thì mới để cho dân không Catholic. Ông Thiệu chỉ rửa tội sau vụ đảo chánh hụt ông Diệm, cần núp bóng áo đen. Vợ chồng ông Khiêm cũng cần núp bóng áo đen mới leo lên chức thủ tướng…. (Để biết rỏ chi tiết, xin đọc Một Thời Nhiểu Nhương 1945-1975 của cựu đại tá Trần-Đức-Minh).Sau năm 1955, một người học trò cũ của Thầy (cha tôi làm nghề dạy học rồi những người giúp việc gọi Cha tôi bằng Thầy nên chúng tôi bắt chước) tôi giải ngũ từ quân đội Pháp, gặp một người bạn. Anh bạn này rủ rê vô Catholic thì có việc ngay. “Cha chết không bằng hết ăn” mà! Thế là anh ấy trở thành con chiên ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa anh ta làm mật vụ cho “Cậu Út Trầu”. Trước khi thống nhất đất nước, người học trò cũ đó leo đến chức Trưởng Phòng Chiến Dịch Phượng Hoàng. Sau năm 75 anh ấy ra khỏi họ Đạo. Người em cọc chèo (từng là mật vụ đặc biệt của riêng và báo cáo trực tiếp với ông Diệm 2 lần/tuần, không thông qua Trần-kim-Tuyến, Nhu hay Đổ-Mậu) của ông Đoàn-Thêm trước khi về với Chúa vài tháng cũng tâm sự:Con người có được chọn lựa tôn giáo mà mình muốn hay không? Nếu gia đình đã là Catholic, có 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đứa bé: Rửa tội, Xưng tội, Bí Tích thêm sức, nhưng giai đoạn 3 ở Mỷ gọi là Confirmation.1–Trẻ con mới sinh ra được vài ngày, gây nên tội lỗi gì mà rửa tội. Nó không ý thức được việc nó bị rửa. 3–Đúng ra đứa nhỏ này đến khi học hết trung học (ở Mỷ), ở các nước như Việt-Nam khi đến tuổi trưởng thành thì có 1 cái lể gọi là Confirmation. Nhưng ở Việt-Nam thì giáo hội lại dùng một từ khác, đó là Bí Tích Thêm Sức.Confirmation có nghĩa là xác định lại có nên tiếp tục theo Catholic hay không.Còn Catholic Việt-Nam (trước năm 75) thì ma nớp dùng chữ “Bí Tích Thêm Sức” có nghĩa là đương nhiên theo và tiếp tục nhồi sọ. Nếu đứa nào không tiếp tục theo thì bị những kẻ xấu nguyền rủa, trù ẻo. Đứa nào yếu gan thiếu sáng suốt không dám bỏ Catholic, do đó mà cứ mắc đầu vào cái dây thòng lọng suốt đời. Nếu ở Việt-Nam mà dùng chữ Confirmation, thì giáo hội e ngại dân chúng bỏ đạo, số giáo dân bị giảm, linh mục khó lên chức giám mục, toàn là ma nớp cả! Lúc mới qua, tôi quen gia đình ông Lượng, ông ấy là Catholic, nhưng con gái không theo, con trai theo Tin-Lành. Tôi ngạc nhiên và tự hỏi vì sao vậy. Thì ra ở Mỷ là xứ dân chủ, dùng chữ Confirmation cho giai đoạn 3, và không bị những kẻ xấu ma nớp hù dọa, nguyền rủa như ở những xứ có “quốc tịch Vatican”.Còn đối với Phật-giáo, thực dân chỉ xem tôn giáo này là một hội đoàn mà thôi (Đạo dụ số 10 năm 1951): Hội Phật học Bắc-Việt hay Hội Phật học Nam-Việt chẳng hạn. Tình trạng này vẫn tồn tại cho đến cuộc đấu tranh của các vị sư sãi trong thời kỳ năm 1963 hội Phật-học mới chính thức trở thành Phật-giáo Việt-Nam. Mặc dù đã chính thức trở thành giáo hội Phật-giáo Việt-Nam, nhưng Roman Catholic vẫn kỳ thị Phật-giáo. Bằng chứng là trong “Phép giảng 8 ngày” của họ, có đoạnXin nhắc lại đoạn này ở bài trước là tôi đã hỏi kỷ một vị tu xuất từ Dòng Tên, ông ấy xác nhận là do Tòa-thánh La-Mã dạy phải giảng như thế. Tự do tôn giáo ở đâu ?
Đọc Alexandre Dumas, các bác có thấy ông ấy chỉ
trích giai cấp mà họ gọi là quý tộc không? Toàn là bá-tước, công-tước,
tử-tước, nam-tước, quan chánh tòa, tướng lãnh không à! Các bác sẽ thấy
giai cấp gọi là quý tộc ấy mưu mô, dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt người
yêu, tài sản, địa vị thì các bác nếu có lương tri, các bác có cảm thấy e
thẹn cho đồng loại của các bác không? “Dĩ văn tải đạo” mà. Tiểu
thuyết là phản ảnh của xã hội đương thời (của loài người các bác thôi,
đừng dây dưa chúng em vào đó mà làm hoen ố cái trinh tiết của chúng em
ra đấy nhá!).
Cải tạo, giáo dục xã hội không những chỉ từ lớp dân
chúng nghèo nàn, thất học, mà còn phải cải tạo luôn cả giai cấp thống
trị nữa kia, giai cấp này mới quan trọng. Vì sao? Loài người Da Trắng
Pha-lang-sa văn minh lúc đó đang thống trị dân Da Vàng, rồi sau đó qua
tay người Da Vàng các bác. Loài “Da Trắng văn minh” muốn dùng chính
sách ngu dân để dể bề thống trị những dân tộc nhược tiểu. Người Da Vàng
các bác kế thừa chính sách ngu dân đó cũng để dể bề cai trị theo ý đồ
đen tối đó tuốt (nếu bàn về vấn đề này thì dài lắm). Vậy thì cải tạo,
giáo dục hạ tầng xã hội chưa đủ. Mà giai cấp thống trị phải được giáo
dục cải tạo nửa cơ.
Sách vở phát hành ra mà để cho con em học thì nội
dung sách phải hợp lý, và phải đúng sự thật. Trong cuốn “Hồi ký
sự bê bối của các Giáo-hoàng của thời Trung-cổ, đã phát hành rồi, nhưng
bị cấm bán. Nhưng sau đó được bán, với điều kiện phải xóa bỏ đoạn đó
đi. Sáng tác nhạc, kịch cũng phải theo chỉ đạo của Bô Thông Tin (tuy
không gắt gao bằng Cộng sản). Nhạc sĩ Phạm-Duy bị điện thoại gọi đến
yêu cầu sáng tác nhạc ca ngợi Ngô tổng-thống, nhưng ông ấy không làm nên
bị làm khó dể (Đọc “Hồi ký Phạm-Duy Thời phân chia Quốc Cộng” sẽ thấy
rỏ). Các bác chửi mấy cha Cộng-sản không tự do ngôn luận, thế các bác
trong cái “xã hội tư bản văn minh” của các bác thì sao?
Khoảng năm 1992, một người Mỷ nhờ tôi dạy dùm chữ
Việt. Anh ấy đem cuốn sách học đánh vần ra và tôi dạy tập đọc. Trong
đó có đoạn: Khỉ già ra phố, đá đổ cà phê, bỏ phố về quê … Tôi
giải thích ý nghĩa của câu tập đọc, người Mỷ đó lấy làm lạ quá. Khỉ già
sao lại đá đổ cà phê được? Rồi lại bỏ phố về quê? Không có ý nghĩa gì
thực tế cả. Cuốn sách đó xuất bản trước năm 1975, tại Sài-gòn.
Một dạo nọ, kẻ hèn này giúp một người cháu để hoàn
chỉnh một cuốn sách giáo khoa Địa-lý sẽ phát hành. Nội cái cách vẽ bản
đồ thôi đã mất quá nhiều thì giờ. Ước chừng muốn vẻ xong cái bản đồ đó,
mất ít nhất nửa tiếng đồng hồ. Thì giờ đâu nữa mà trả lời các câu hỏi
khác, sử ký và địa lý. Lúc còn học ở trung-học, ngoài những bài toán
trong sách của Nguyễn-văn-Phú, toán lý hoá chữ Việt, tôi rán làm thêm
toán trong sách của Pháp (do các anh tôi để lại) như géomètrie, algèbre,
physique, chimie của Lamirrand, Lebossé … tôi thấy các bài toán trong
sách Việt đều dịch từ các sách Pháp mà ra. Mà những sách này xuất bản
tại Pháp từ năm … 1946. Phương pháp giảng dạy và giải toán đã quá củ,
trong khi Pháp đã thay đổi chương trình giáo dục tân tiến hơn, thực tế
hơn.
Đấy, các bác thấy chưa! Hậu quả của nền giáo dục
do Thực dân Da Trắng để lại cách giáo dục học sinh như vậy đó! Lối giáo
dục từ chương buộc học sinh chú trọng vào hình thức quá nhiều để không
có thì giờ mà lý luận. Lý luận thì sinh ra lý sự thắc mắc. Lý sự thắc
mắc thì dể sinh ra bất mãn, nếu thấy cái gì không hợp lý. Không bất mãn
thì dể bề cai trị. Khoảng năm 1965, lại một người cháu khác (sau này 5
năm đi tù Cộng-sản), hắn dân trường Tây, mình học trường Việt, chê rằng
“học theo kiểu Việt-Nam ngu người đi”. Lúc đó tôi giận nó lắm,
tự ái dân tộc mà, trong đó có cả mình nữa. Nhưng sau khi ôn lại bao
nhiêu chuyện cũ, rồi thấy cuốn sách dạy đánh vần như vậy, sách địa lý
thế kia, thì ra đứa cháu đó nói đúng. Vậy thì phải giáo dục cả lớp
người lảnh đạo nửa mới làm cho xã hội ngóc đầu lên được. Giáo dục dân
đen không chưa đủ. Phải không các bác?
Để chúng em nói tiếp về vấn đề cải tạo xã hội.
Dưới hai trào của “nền cộng hòa Miền Nam”, có các “lảnh tụ sinh viên
đứng lên đấu tranh cho tự do, nhân quyền…” một cách hăng say quá. Bây
giờ đất nước đã có độc lập, tự do, nhân quyền chưa ạ? Nếu đã có, tại
sao không ở lại mà hưởng? Nếu chưa, tại sao không ở lại mà tiếp tục đấu
tranh đi? Các “lảnh tụ” này chạy ráo ra nước ngoài khi cộng-sản mới lấp
ló ở ngoại ô thôi. Thì ra các bác “lảnh tụ” đấu tranh để làm gì? Vào
khoảng cuối thập niên sáu mươi, trong một căn nhà sàn nhỏ ven kinh
Nhiêu-Lộc gần đài phát thanh Sài-gòn, một thượng nghị sĩ mảnh mai bảnh
trai (không tròn lúc như bây giờ đâu), mái tóc bồng bềnh coi dáng nghệ
sĩ đã từ Hoa-Kỳ bay sang, gặp gở các “lảnh tụ” này với lời hứa hẹn và
khuyên nhủ với đại ý rằng nên hợp tác và để tổng thống của các anh
làm việc, chính quyền sẽ không quên các anh đâu….. Những cuộc đấu
tranh tạm lắng dịu. Kỳ bầu cử quốc hội kế tiếp, hầu hết các “lảnh tụ”
đấu tranh này đều là dân biểu. Thượng nghị sĩ này có lẻ là phù thủy
đấy, khi vào thì mặc áo trắng, khi đi ra thì áo trắng hóa thành ca-rô
xanh, biến những nhà đấu tranh thành các dân biểu ngoan ngoãn. Nói
ngay, cũng có người đấu tranh nhưng không vì quyền lợi cá nhân.
Rồi bây giờ ở cái đất nước “được giải phóng” như
thế nào? Các bác có tưởng tượng rằng 1 cây bonsai trị giá 600 triệu
tiền VN không? Tương đương 40 ngàn đô đấy! Với đồng lương cán bộ, công
tư chức, hay với lợi nhuận do buôn bán đi nữa thì không đủ, hay không có
gan mà mua 1 cây kiểng như thế này. Vậy mà đã có người mua. Đây là một
câu chuyện khá thú vị và hơi dài, xin để cống hiến lần sau. Lúc “Giải
phóng” mới zô, “mỗi gia đình một căn hộ thôi, đất thì một khoảnh vừa
đủ nàm nhà ở, vừa đủ chồng zau và luôi nợn thôi lếu nà lông thôn”. (nuôi
lợn thôi, nếu là nông thôn). Bây giờ ra sao? Các bác chịu khó bỏ
ra cở ngàn đô ($US) thì biết ngay. Một người bạn đồng sở thích, có
khoảng 3 mẩu (1 mẫu ở Miền Trung lúc trước chỉ 3600 m2) là đất hương
hỏa, bị quy vô tội “địa chủ” và tịch thu! Mới sau 75 đây thôi. Bây giờ
cũng ở cái huyện đó, 1 chủ tịch huyện có trong tay … 15 mẫu tây đất. Số
đất này đứng tên chủ quyền gồm đương sự, mẹ, con dâu, cháu, chắt, chút
chít…. Trong nhà ai mà đủ tuổi thì đứng tên nốt, (ai chưa đủ tuổi thì
khai cho đủ tuổi mà đứng tên luôn, (đùa một tý) cộng lại là 15 mẫu chẳn
chòi! Làm cách mạng như rứa ai mà không ham. Biết vậy hồi nớ có đứa
rủ, mềng đi quách, bây giờ thành “địa chủ” rồi. Sinh viên Sài-gòn
Dương-văn-Đầy, hoạt động cho “bên kia” có trong tay mấy mẫu đất, giờ
chết rồi, ai hưởng? Nói ngay nếu vơ đủa cả nắm thì cũng tội cho một số
người.
Nãy giờ chúng em kể tội loài người các bác hơi
nhiều. Không biết trong số các bác có ai bị mích lòng không. Và cũng
có thể sẽ nói rằng nếu chúng em ở vào địa vị, cơ hội như các bác không
biết chúng em có làm như vậy không? Hay còn tệ hơn? Các bác nói có
thể đúng đấy. Tuy nhiên, không phải vì lấy lý do đó mà các bác khi có
cơ hội thì tha hồ bốc hốt. Một người đã từng nói: “ Thí dụ như nếu
những người chỉ trích bà Nhu mà ở vào địa vị bà Nhu, liệu những người
này có hành động như bà Nhu không?” Tay này nói cũng có thể đúng,
mà cũng có thể sai. Hoàn cảnh chưa xảy ra thì không thể khẳng định được
có hay không. Vậy thì các bác cứ tha hồ bốc hốt khi có cơ hội nhá. Và
nếu câu nói trên là một chân lý để bào chửa cho mọi hành động trộm cướp,
tham nhũng thì nhà văn kiêm nhà chính trị Nhất-Linh Nguyễn-tường-Tam sẽ
không ngậm cười nơi chín suối, và trước khi tự vẫn đã không để lại lời
trối trăng: “Đời tôi để lịch sử xử…” (đó là một số trong 72 chữ
mà hai người con của Nhất-Linh đã trao cho hãng thông tấn U.P.I. làm
photocopy để phổ biến trên báo Newsweek và Time ngày 8-7-1963.) Câu nói
đã đi vào lịch sử! Thật là mỉa mai và đau đớn cho ông Nguyễn-tường-Tam
đã hy sinh cuộc đời quý báu của mình để gióng lên tiếng chuông lịch sử
nếu ổng nghe được câu “Thí dụ như nếu những người… ” này. Thiết
tưởng kẻ thức giả không nên đặt câu hỏi thuộc loại này.
Đấy, văn minh của các bác các cô đấy. Không như
chúng em, đói thì ăn, mệt thì ngủ, muốn sao làm vậy, đến mùa sinh nở thì
làm tình (hay là đúc con, making baby). Không như các bác giả nhơn giả
nghĩa. Tán tỉnh ve vãn cho đã, văn chương hoa hòe cho lắm, mồm loa mép
dãi thúi rình, cuối cùng cũng đi đến mục đích .… nằm ỳ ra mà thở phì phò
hổn hển thôi! Không như chúng em đây, làm xong phận sự đúc con rồi thì
vẫn vui đùa chạy nhảy! Ai đạo đức hơn ai? Loài người các bác thì chỉ
tổ đạo đức giả thôi. Trước mặt với nhau thì làm ra điều nhân nghĩa, sau
lưng thì “chửi nhau như chó”. Nhưng mà các bác có hiểu tiếng
của chúng em đâu mà bảo là chửi nhau như chó? Hay là trong số các bác
có kẻ tâm địa lòng lang dạ sói, tuy hình hài là loài người văn minh?
Chúng em ăn nhau vì nhu cầu tồn tại là luật của
thiên nhiên. Đức Chúa Trời sinh các bác và các em đều có mạng sống
riêng của nhau. Nhân danh gì mà các bác giết chúng em để nuôi thân các
bác? Lấy 1 thí dụ: Nếu các bác mua sắm một món gì để chưng chơi, con
cái các bác đem đập phá, các bác có buồn lòng không? Vậy thì Chúa sinh
ra chúng em, các bác đem giết đi, Chúa có buồn lòng không? Còn các bác
có kẻ vui đùa trên sự đau khổ của chúng em: Săn bắn, hoặc câu cá để
giải trí lại là một điều dã man hơn. Câu cá để tìm cảm giác hồi hộp,
(hay là luyện thiền) lường gạt chúng em bằng con mồi giả, giựt chúng em
lên, chưa vừa ý, bỏ xuống, mai mốt giựt nữa. Nếu có ai móc vào họng các
bác mà giựt lên giựt xuống cho các bác giãy dụa đành đạch, rồi bỏ xuống,
rồi móc nữa, các bác lại giãy đành đạch nữa, các bác có chịu được không?
Vậy thì từ rày về sau, nếu trong các bác có ai làm
gì mà xâm phạm đến nhau, xin đừng dùng chữ “Luật Rừng” để chửi nhau.
Phải dùng chữ gì đầy đủ ý nghĩa thâm sâu của những kẻ lưu manh lường
gạt, điêu ngoa dối trá, đạo đức giả vờ, tàn bạo khát máu, tham lam vô
độ, đê tiện đốn mạt để mà cứ gọi nhau thì nó xứng đáng hơn chữ
“Luật Rừng” các bác ạ! “Luật Rừng”, những chữ này so ra vẫn còn nhẹ
Thôi, chúng em kiếu các bác, chúng em về. “Chó
tháng ba, gà tháng bảy”. Bây giờ đã vào tháng ba âm lịch rồi, đang thời
vụ. Chúng em phải về lo làm tròn phận sự đúc con “để đạt chỉ tiêu cho
kế hoạch năm mới” mà chủ nhà đề ra. Nếu không đạt chỉ tiêu thì sẽ bị
đưa lên “vùng kinh tế mới”, bỏ bu! Các bác đáng lẻ ra phải sinh con đẻ
cái cho nhiều “để thờ phượng Chúa”, vì loài người đựơc sinh ra là để
“thờ phượng và thương yêu Đức Chúa Trời hơn cả” mà! (Điều thứ nhất
trong 10 điều răn mà Đức Chúa Trời đã truyền đạt cho Môi-Se (Moiise)
trên núi Sinaiis, Kinh Cựu-Ước, (làm sao kiểm chứng được có Chúa nói
điều này hay không?). Thì ra các bác ma nớp quá! Đúc thì có đúc,
“đêm bảy ngày ba, vào ra chưa kể”, nhưng đúc hoài mà con cái đâu
chẳng thấy. Té ra các bác lợi dụng sự giao phó của Chúa để chỉ hưởng
lạc thôi, không làm tròn phận sự. Nào là văn minh tiến bộ, nào là
“mỗi gia đình chỉ hai con là đạt chỉ tiêu”. Và “nếu mọi người ai
cũng đi tu cả, thì lấy ai thờ phượng Chúa, lấy ai thờ phượng Phật”,
như bác Hưng đã nói. Nhưng bác Hưng quên rằng Phật không bao giờ bắt ai
thờ phượng ông ấy cả. Sao lại bắt nhỉ? Thờ phượng, biết ơn, kính mến
là vấn đề của lương tâm, của tình cảm. Một khi mỗi ai đó được một ân
sủng nào thì tự họ biết ơn người gia ơn, đâu cần phải bắt nhỉ. Nếu kẻ
đó là kẻ vong ơn mà bắt nó mang ơn, chúng nó cũng chẳng vâng lời đâu mà
bắt. Thưa loài người các bác.
Thôi xin chúc loài người văn minh các bác vui vẻ.
Và nhớ đừng đạo đức giả, ma lanh, xảo quyệt, tàn bạo nửa rồi đổ cho là
“Luật Rừng” mà chúng em mang tiếng nghe các bác.
Hoa-Kỳ vào Xuân Mậu Tý, 2008
Sơn dã bần phu cẩn bái.
– Kinh thánh phần Cựu ước.
– Will Durant, sử gia thế giới: The
story of Civilisation, Lịch Sử Văn minh Ấn-Độ, Bài học lịch sử,
Nguyễn-hiến-Lê dịch.
-World Book, Encyclopedia volume A, Volume C,
Volume NO.
– Lloyd M. Graham: Deceptions and Myths of
the Bible, Secausus, N.J: Carol Publishing Group, 1999
– Stéphano Nguyễn-mạnh-Quang, Master’s
Degree in Education, Ohio University 1969, USA: Nói Chuyện Với Tổ Chức
Việt-Nam Cộng-Hòa Foundation, Thực Chất Của Giáo-Hội La-Mã, Việt-Nam
Cộng-Hòa Toàn Thư 1954-1963, ấn bản 2000, a poem for my children, Vấn
Nạn Buôn Bán Nha Phiến Ở Miền Nam Việt-Nam, chương 91,
giaodiemonline.com.
– Nguyễn-hiến-Lê: Hồi ký Nguyễn-hiến-Lê,
Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu.
-Charlie Nguyễn: Công-Giáo Bên Bờ Vực Thẳm.
-Bạch hạc Trần-Đức-Minh, cựu đại-tá quân-lực
VNCH, chỉ huy tưởng trường Bộ Binh Thủ-Đức trước năm 75: Một Thời Nhiễu
Nhương 1945-1975.
-Trần-Đình-Sơn: Tãn mạn Phú-Xuân II.
-W.W. Howitt: Colonisationi Christianity
(Londre 1938)
–René Dumont: L’Afric du noire est mal
partie…Ed du Seuil, 1652.
-Alan Paton: Pleure oh Pays Bien Aimé, Ed.
Albin Michel, 1950/Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu, Nguyễn-hiến-Lê
dịch.
-Karnow Stanley: Vietnam A History, Ed.
Viking Press, Newyork, 1983.
-Michael Maclear: Vietnam A Complete
Photographic History, 1981.
-Giáo-sĩ Peter de Rosa: Vicars of Christ,
New York: Crown Publishers, Inc., 1988, hay Dublin, Ireland: Pooleg
Press Ltd., 2000
-France Mangin: Viện Viễn-Đông Bác Cổ Pháp.
-Linh-mục Trần-Tam-Tỉnh: Thập Giá Và Lưỡi
Gươm.
-Linh mục Giuse Nguyễn-văn-Hội: Tìm hiểu về
Đức Mẹ La-Vang, 1994,
-Nguyễn phan Quang: Lịch sử Việt-Nam
1427-1858.
-Alain Forrest & Yoshiharu Tsuboi:
Catholicisme et la sociétes Asiatiques.
-Bùi-Kha và Trần-Chung-Ngọc: Linh Mục
Trần-Lục, Thực Chất Con Người & Sự Nghiệp (Garden Grove, CA: Giao Điểm,
1999).
-Trần-Chung-Ngọc: Công-Giáo Chính Sử
(Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999).
-Nguyễn-Kha & Trần-Chung-Ngọc:
Nguyễn-Trường-Tộ, Thực Chất Con Người & Di Thảo (Garden Grove, CA,
Giao Điểm, 1998).
-Trần-văn-Đôn: Nhân Chứng Lịch Sử.
-Nguyễn-chánh-Thi: Việt-Nam Một Trời Tâm
Sự.
-Hoàng-Ngọc-Thanh & Thân-thị-Nhân-Đức:
Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
– William J. Lederer: Our Own Worst Enemy,
New York, W.W Norton & Company Inc. 1968.
-André Masson: The Transformation of Hanoi
1873-1888, Madison, 1983.
-Testeron et Percheron: L’indochine
Moderne, 1931.
-Alexandre Dumas: Le Conte de Mont Cristo.
–Vương-Hồng-Sển: Sài-gòn năm xưa.
-Nguyễn-tường-Thiết: Nhất-Linh Cha Tôi, Văn
Mới, 2006.
-Nguyễn-Trân: Công và Tội, 1992.
-Bửu-Biền, cựu giáo sư toán trung-học Miền
Nam Việt-Nam, bào đệ Hoàng thân Bửu-Lộc, cựu Thủ-tướng thời Vua Bảo-Đại:
Tôn Giáo Chiến Tranh Hòa Bình, Ông Trời trong thi ca Việt-Nam (sắp phát
hành).
Các bài cùng tác giả
Luật rừng! (Sơn Dã Bần Phu)
Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam” (Sơn Dã Bần Phu)
Thưởng Ngoạn Đồ Sứ Kí Kiểu Thời Nguyễn (Sơn Dã Bần Phu)
Tôi đọc cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG (Sơn Dã Bần Phu)
--- Bài cũ hơn ---
Những Nội Dung Cơ Bản Của Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Rượu, Bia
Trả Lời Câu Hỏi Công Dân
Tìm Hiểu Luật Quy Hoạch Đô Thị
Quy Định Về Hoạt Động Quảng Cáo Năm 2022
Bỏ Túi Luật Quảng Cáo Cho Bảng Quảng Cáo Ngoài Trời