Top 8 # Xem Nhiều Nhất Luật Phạt Tiền Xe Máy Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Thay Đổi Màu Sơn Xe Máy Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Việc sử phạt sẽ áp dụng cho cả lỗi thay đổi màu dàn nhựa lẫn dán tem xe khác, hoặc thay đổi màu sơn vành xe .

Khi đi trên đường, cùng với các mẫu xe máy với màu tiêu chuẩn thì chúng ta cũng thấy có khá nhiều các mẫu xe máy có màu sắc, hoặc họa tiết đặc biệt do người sử dụng sơn lại áo xe , hoặc đơn giản hơn là dán decal, dán tem xe mới …

Tình trạng xe máy được sơn màu khác khá phổ biến (ảnh internet).

Rõ ràng là thỏa mãn được sở thích của người sử dụng đồng thời giúp xe nổi bật khi di chuyển trên đường, nhưng điều này cũng dẫn tới việc người điều khiển xe sẽ bị phạt bởi lỗi thay đổi màu sơn của xe.

Sơn màu khác cho xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 30 của Nghị Định Nghị định 100/2019 /NFF-CP thì:

” Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.”

Theo đó, trên Giấy đăng ký xe, thì nhãn hiệu, màu sơn của xe đều được ghi rõ ràng, nên nếu như bạn sơn lại màu khác với màu trên Giấy đăng ký xe, dán tem nhãn hiệu khác thì sẽ bị phạt.

Trong trường hợp sơn lại xe nhưng vẫn đúng màu sơn trên đăng ký xe (xe gốc xanh lam, bạn sơn lại xanh lá, nhưng trên đăng ký xe chỉ ghi là màu xanh) thì tùy trường hợp sẽ được CSGT bỏ qua, hoặc sẽ bị phạt bởi quyết định xử lý dựa vào dữ liệu gốc của xe.

Tương tự, việc sơn lại vành xe khác màu với màu gốc của xe máy cũng sẽ bị phạt lỗi tương tự so với việc thay đổi màu sơn của dàn nhựa trên xe.

Khi thay đổi màu sơn xe máy , người dùng cần làm giấy chứng nhận đăng ký mới cho xe (ảnh internet).

Với những ai có nhu cầu sơn lại xe mà không bị phạt thì cần phải đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Các thủ tục thực hiện tại trụ sở cảnh sát giao thông nơi đăng ký xe máy .

Mộc Lam

Danh sách 25 lỗi vi phạm lái xe máy, lỗi nặng nhất bị phạt tới 8 triệu đồng

Nhận thức được các lỗi vi phạm này sẽ giúp lái xe máy an toàn hơn cho chính bản thân mình và cộng đồng.

Để nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn nguy hiểm trên đường, việc ban hành các chế tài xử phạt nghiêm minh là một việc hết sức cần thiết.

Uống rượu, bia lái xe máy sẽ bị xử phạt nghiêm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 (sau đây gọi tắt là Nghị định 100) là một minh chứng. Kể từ khi Nghị định này được áp dụng, rất nhiều địa phương đã ghi nhận số vụ tai nạn giao thông được giảm một cách rõ rệt.

Không chỉ nghiêm cấm và xử phạt nghiêm những người điều khiển phương tiện giao thông, Nghị định 100 còn tăng mức phạt đối với rất nhiều hanh vi vi phạm khác của xe máy và ôtô so với quy định của Nghị định 46/2016.

Chẳng hạn như hành vi dùng điện thoại, thiết bị âm thanh khi lái xe máy thì lái xe sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1 triệu đồng, tăng gấp 5-6 lần so với mức quy định của Nghị định 46/2016. Hay như hành vi đi ngược chiều của lái xe máy sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng, thay vì mức 300.000 – 400.000 đồng được quy định trước đây.

Đặc biệt, Nghị định 100 phạt rất nghiêm khắc với hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển xe máy tham gia giao thông. Mức xử phạt sẽ tùy vào nồng độ cồn, thấp nhất là ở mức 2-3 triệu đồng và cao nhất là 6-8 triệu đồng. Đi kèm với đó lái xe máy mắc lỗi này còn bị tước bằng lái xe từ 10-24 tháng, tùy vào nồng độ cồn.

Văn Biên

Tài xế xe buýt bị phạt 17 triệu đồng vì bữa rượu tối hôm trước Tài xế xe buýt vừa bị phạt cho biết đã uống rượu từ hôm trước, nghĩ rằng sáng tỉnh dậy là hết nồng độ cồn. Sáng 21/1, tài xế Lê Thành Tuấn (Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu) bị CSGT phát hiện có nồng độ cồn khi đang…

Xe Máy Chỉ Có Gương Bên Trái Thì Có Bị Phạt Tiền?

Tại các TP lớn, hiện tượng xe máy không được trang bị gương xảy ra rất phổ biến. Ngoài việc không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe còn bị phạt tiền.

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Vì vậy, cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Điều đặc biệt giữa ô tô và xe máy, khi ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương bên trái. Tuy nhiên, gương trái được trang bị phải đủ tiêu chuẩn.

Cụ thể, Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Trong đó, mức xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không gương đối với xe máy là 100.000-200.000 đồng. Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

Riêng đối với ô tô, mức phạt từ năm 2020 với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000-400.000 đồng.

Ngoài ra, một số trường hợp xe máy có đủ hai gương hoặc đủ gương bên trái vẫn bị xử phạt. Đơn cử như việc có gương nhưng gương không có tác dụng.

Gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được việc này, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm 2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi…

Lời khuyên tốt nhất cho người điều khiển xe máy là không nên thay đổi gương đã được nhà sản xuất trang bị theo xe để đảm bảo an toàn và không bị “tuýt còi”.

Không bật đèn xi nhan khi rẽ có thể bị tước bằng lái 3 tháng

Theo Luật Giao Thông Đường Bộ, Lỗi Ô Tô Xe Máy Đi Ngược Chiều Sẽ Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Ô tô xe máy và các loại xe khác vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe có thời hạn theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016.

Ô tô đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4, Điều 5, Nghị Định 46/2016/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt đối với ô tô đi ngược chiều:

Điều 5: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này (vi phạm trên đường cao tốc) và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Điểm c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Xe máy đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4 – Điều 6 – Nghị Định 46/2016/NĐ-CP có nêu rõ mức xử phạt đối với xe máy đi ngược chiều:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Điểm g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Điểm i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 3 – Điều 7 – Nghị Định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng khi đi ngược chiều là:

Điều 7: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông.

Điểm b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Điểm c) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, trừ các hành vi vi phạm Điểm d Khoản 4 Điều này (các hành vi vi phạm trên đường cao tốc).

Như vậy, chúng ta có thể thấy nếu đi ngược chiều, người lái xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng còn người điều khiển máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, hành vi đi ngược chiều sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể:

– Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01 tháng đến 03 tháng.

– Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều mà gây tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 2 tháng đến 4 tháng.

Chúng tôi hi vọng khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ nắm được mức xử phạt đối với ô tô xe máy vi phạm lỗi đi ngược chiều để từ đó tự nhắc nhở mình tránh mắc phải những lỗi này, góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Quy Định Mới Năm 2022: Ô Tô, Xe Máy Chạy Quá Tốc Độ Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền ?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất hướng dẫn luật giao thông đường bộ, đối chiếu vào những quy định tại nghị định này, công an giao thông sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với người vi phạm giao thông.

Như vậy, nếu trên một đoạn đường có biển cắm hạn chế tốc độ thì người tham gia giao thông (đi xe máy hoặc ô tô…) phải tuân thủ quy định của biển này. Giới thiệu một số biển hạn chế tốc độ thông dụng sau:

– Quy định về biển báo tốc độ

Căn cứ biển hạn chế tốc độ trên (Cấm vượt quá tốc độ) thì có thể thấy rằng: Ô tô, xe khách, xe tải chỉ được chạy tối đa 50 km/giờ; Xe máy, mô tô, xe ba bánh chỉ được chạy tối đa 40 km/giờ. Nếu các phương tiện trên chạy vượt quá tốc độ này thì bị coi là vi phạm lỗi tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra trong khu dân cư khi nhìn thấy biển hiểu trên, mọi phương tiện tham gia giao thông không được chạy vượt quá 50 km/giờ. Nếu quá tốc độ tối đa này, người tham gia giao thông cũng bị xử lý lỗi vượt quá tốc độ.

– Chạy thấp hơn tốc độ cho phép có bị phạt

Biển tốc độ ưu tiên trong khoảng 60 Km/giờ đến 100 km/giờ

Lưu ý: Khi gặp biển dạng này thì người điều khiển phương tiện cũng phải đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng cho phép từ 60Km/giờ đến 100 Km/giờ nếu vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;

Như vậy, đường có phân các làn đường ưu tiên từ tốc độ cao đến tốc độ thấp hơn khi đi trên làn đường đó phải tuân thủ tốc độ ưu tiên, nếu không phải đi sang làn đường khác (bên phải) có tốc độ ưu tiên thấp hơn. Nếu không tuân thủ tốc độ của làn đường thì sẽ bị phạt theo lỗi kể trên.

Trên đường cao tốc, nếu chạy dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định thại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: ” s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép“.

– Mức phạt tiền khi vượt quá tốc độ

Vậy, khi vượt quá tốc độ người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào ? Luật Minh Khuê phân tích cụ thể như sau:

Để dễ dàng cho người dân tiện theo dõi về mức phạt chúng tôi làm bảng tổng hợp so sánh mức phạt của ô tô và xe máy để người dân tiện tham khảo và tra cứu, đồng thời phân tích chỉ rõ căn cứ pháp lý để tiện cho các bạn tra cứu các điều khoản, mức phạt cụ thể làm căn cứ, cơ sở trao đổi, giải thích với cơ quan công an:

05 km/h đến dưới 10 km/h

200.000 đồng đến 300.000 đồng

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

10 km/h đến 20 km/h

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Trên 20 km/h đến 35 km/h

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Trên 35 Km/h

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

+ Đối với ô tô, xe chở khách, xe tải:

Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

Lưu ý: Quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ “dưới 10 km/h” nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5 đến 9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.

+ Nếu quá tốc độ từ 10 đến 20 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm i, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

+ Nếu chạy quá tốc độ từ trên 20Km/h đến 35 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 6, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

+ Trường hợp đặc biệt, khi người tham gia giao thông chạy quá trên 35 km/h hoặc có các hành vi nguy hiểm khác như đuổi nhau, lạng lách, đánh võng trên đường, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt theo các điểm a,b,c khoản 7 điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt khá cao, cụ thể:

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

+ Đối với xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):

– Người tham gia giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu sẽ bị phạt theo điểm q, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Người tham gia giao thông chạy quá tốc độ từ 5 đến dưới 10 kim/h sẽ bị phạt theo điểm c, khoản 2, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-Cp, cụ thể:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

+ Người điều khiển phương tiện chuyển hướng không giảm tốc độ cũng bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

+ Người điều khiển phương tiện chạy quá từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 6, nghị định 10/2019/NĐ-Cp

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

Như vậy, có thể thấy rằng mức phạt chính (phạt tiền) đối với lỗi quá tốc độ của ô tô và xe máy là khá cao. Ngoài ra một số hành vi kích động, cổ vũ, lạng lách, đuổi nhau, đi theo nhóm quá tốc độ cũng bị xử phạt ở mức phạt tiền rất cao. Nguyên nhân chính của mức phạt cao là do việc không làm chủ tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung lỗi quá tốc độ với ô tô:

Ngoài hình phạt tiền là hình phạt chính thì với thừng vi phạm cụ thể, người điều khiển ô tô sẽ bị các hình phạt bổ sung căn cứ vào khoản 11, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

+ Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (điểm e, khoản 4, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Tịch thu thiết bị phát tín hiệu

+ Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác;

+ Điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác;

+ Điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác;

+ Không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt;

+ Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc;

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên;

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

+ Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định;

+ Không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định;

+ Quay đầu xe trên đường cao tốc;

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

+ Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

+ Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, có thể thấy đối với ô tô đi quá tốc độ hình phạt bổ sung là hết sức nghiêm khắc mức nhẹ nhất sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 03 tháng, mức nặng nhất có thể tước giấy phép lái xe đến 2 năm.

– Hình phạt bổ sung lỗi quá tốc độ với xe máy:

Đi xe máy quá tốc độ ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì có các hình phạt bổ sung căn cứ theo các lỗi được quy định tại khoản 10, điều 6, nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Lỗi quá tốc tốc độ đối với xe máy, mô tô, xe gắn máyHình phạt bổ sung

+ Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (điểm g, khoản 2)

Tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên

+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

+ Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển;

+ Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

+ Người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”,

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

+ Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện

+ Tái phạm (vi phạm lại các điều khoản bên trên)

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Như vậy, có thể khẳng định ngay rằng nghị định số 100/2019/NĐ-CP không chỉ tăng mức phạt đối với lỗi quá tốc độ mà còn tăng thời gian tước giấy phép lái xe đối với các lỗi vi phạm trước đó. Đặc biệt, một số trường hợp nguy hiểm cơ quan công an có quyền tước phương tiện vi phạm giao thông đường bộ.