Top 3 # Xem Nhiều Nhất Luật Pháp Và Đạo Nghĩa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Đạo Đức (Morality) Là Gì? Phân Biệt Đạo Đức Và Pháp Luật

Định nghĩa

Đạo đức trong tiếng Anh là Morality. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.

Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lí về cái đúng – cái sai, qui tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp. (Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).

Chức năng cơ bản của đạo đức

Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và qui tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.

Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.

Những chuẩn mực và qui tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín…

Phân biệt đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các qui tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:

– Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp qui.

– Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lí đúng đắn tồn tại bên trên luật.

Tình Nghĩa Ở Việt Nam Và Pháp Luật Ở Nhật

Mấy hôm nay khi lên mạng để xem cập nhật tin tức ở nhà thì mình có đọc được nhiều bài báo về vụ án Vinalines đang xôn xao dư luận trong thời gian gần đây, có thể tóm gọn một là đại án tham nhũng và một là đại án nhân tâm…

Có nhiều nguồn ý kiến trái chiều về hành động của ông Dương Tư Trọng.. Người thì cho rằng ông đã quá nặng tình ruột thịt máu mủ nên vì một phút dại dột đã đưa ra quyết định sai lầm cho cả cuộc đời mình. Nhưng cũng phần đông người đều thương và tiếc nuối cho một con người vẹn tài vẹn tâm cũng như ngưỡng mộ và tôn trọng nhân cách nặng nghĩa nặng tình của ông …

Có người còn cho rằng nếu họ là Dương Tự Trọng thì họ cũng sẽ hành xử không cần suy nghĩ như vậy để cứu anh, thế mới xứng đáng là con người sống có tình có nghĩa ..

Và câu chuyện pháp luật ở Nhật …

Đọc tin tức về đại tá Dương Tự Trọng thì mình bất chợt nhớ đến cuộc nói chuyện của một cô bạn người Úc và vợ chồng mình hồi lâu… Cô bạn người Úc này đã sống ở Nhật hơn 20 năm rồi nên rất am hiểu văn hóa và con người ở xứ anh đào, vì thế mỗi cuộc nói chuyện với Cô lại giúp cho mình hiểu thêm được nhiều điều về đất nước phù tang…

Lúc ấy, cả 3 người bàn về một vấn đề đang nổi cộm trong dư luận bấy giờ, đó là vụ án sử dụng và tàng trữ ma túy của nữ diễn viên ca sĩ nổi tiếng ờ Nhật Noriko Sakai. Cô này cũng rất nổi tiếng ở Việt Nam trong tập phim Ngôi sao may mắn chiếu trên truyền hình hồi lâu.

Noriko Sakai được người dân Nhật Bản rất yêu mến với hình tượng đẹp đẽ, gương mẫu. Nhưng thật chất Cô lại có cuộc sống riêng tư hoàn toàn trái ngược với hình mẫu xây dựng trước công chúng. Vợ chồng của Cô tàng trữ và sử dụng ma túy, sau đó bị cảnh sát phát hiện và phải hầu tòa.

Chuyện đáng nói là chính người chồng của Cô là người đã dẫn dắt Cô vào con đường nghiện ngập, và sau khi vào tù cai nghiện xong và được trở lại xã hội thì anh này lại tiếp tục sử dụng ma túy . Nhưng đợt này người đứng ra tố cáo hành vi phạm pháp của anh , đó chính là cha mẹ của anh ta !

Qua câu chuyện trên, cô bạn người Úc mới thắc mắc hỏi chồng mình là ở Nhật gia đình đứng ra tố cáo hành vi phạm pháp của người thân thì có bình thường hay không ? Chứ đối với Cô thì điều ấy thật không dễ dàng để đưa người thân của mình vào chốn lao tù như vậy….

Nghe vậy, chồng của mình trả lời rằng nếu là anh thì anh cũng sẽ hành động như thế, sẽ tố cáo con mình trước pháp luật và anh biết chắc hầu như những người Nhật khác cũng sẽ hành động như anh.

Bởi vì người Nhật vốn được dạy dỗ từ nhỏ là phải sống có kỉ luật và tôn trọng luật pháp., vì thế nếu người nào làm trái với pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh, cho dù đó là con cái trong nhà … Một xã hội nếu luật pháp không được tôn trọng mà vì tình nghĩa máu mủ ruột thịt bao che cho nhau thì xã hội đó sẽ không còn kỉ cương và không công bằng, mà sẽ loạn lên cũng như sẽ nảy sinh nhiều tệ nạn như tham ô, hối lộ ..

Nghe anh chồng mình nói lại làm mình nhớ đến vụ án khác khi một thanh niên Nhật hãm hiếp và giết chết một thiếu nữ người Anh rồi sau đó lẩn trốn trong gần 1 năm trời mới bị cảnh sát tìm thấy và bắt giữ. Lúc thủ phạm bị bắt giữ thì cha mẹ của anh (vốn là bác sĩ) đã xuất hiện trên truyền hình trong một phỏng vấn nhỏ. Họ nói rằng họ cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng khi con của mình đã bị bắt, nó đã gây ra tội ác thì cần phải chịu hình phạt xứng đáng từ pháp luật …

Sao người Nhật lại có thể có được những suy nghĩ và quyết định lạnh lùng vậy ta ?

Uhm …mà nghĩ lại thấy cũng có lý vì từ cổ chí kim đến giờ, ta được nghe nhiều câu chuyện anh hùng vì một chữ tình hay vì mỹ nhân mà phải tiêu tan cả sự nghiệp, nhưng những anh hùng đó thường sẽ có xuất xứ từ Trung Hoa hay trong lịch sử phương Tây … Chứ còn những anh hùng samurai của Nhật Bản thì chỉ có một lòng trung hiếu với đất nước và lãnh đạo, đến mức nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ tự sát bằng cách mổ bụng !!!!

Chắc vì thế nên chẳng có gì khó hiểu vì sao người Nhật lại có được cái đầu lạnh lùng như vậy chăng ?

Luật pháp hay Tình nghĩa: âu cũng chỉ là một sự lựa chọn mà thôi !!!

Sưu tầm được đoạn này trong sách Tứ Thư, viết lại cho các bạn tham khảo thay lời kết:

Sách Tứ thư chép:

Diệp Công nói với Khổng Tử: “Xóm tôi có người ngay thẳng. Người cha ăn trộm dê, người con ra làm chứng”. Khổng Tử đáp: “Người con ngay thẳng ở xóm tôi khác thế. Cha che giấu cho con, con che giấu cho cha. Sự ngay thẳng ở ngay đó thôi”.

Cuộc sống này được kết cấu bởi những điều tương đối… Vì thế bạn đừng mong đợi vào sự hoàn hảo, hay đừng tin tuyệt đối vào những chân lý đúng đắn.

Càng sống lâu bạn càng nhận thấy sẽ không bao giờ có điều gì hoàn toàn đúng, điều gì hoàn toàn sai, hoặc sẽ không bao giờ có người hoàn toàn xấu hay người hoàn toàn tốt …

Đúng hay Sai, Xấu hay Tốt, Pháp luật hay Tình nghĩa ? Âu cũng chỉ là do sự lựa chọn của chúng ta mà thôi, và đã lựa chọn rồi thì không có gì đáng tiếc hay hối hận cả, phải không các bạn ?…

Mời bạn tham khảo một số bài viết khác tại : Xã hội và con người Nhật Bản

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Luật Sư Theo Pháp Luật Việt Nam

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội. Do vậy, Luật sư được nhà nước và pháp luật bảo vệ, có những quyền và nghĩa vụ quy định cho luật sư tại Điều 21, Luật Luật sư 2015 – 03/VBHN-VPQH

Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư

Luật sư có các quyền sau đây:

b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.

Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;

đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Pháp Luật Việt Nam 9/11

Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành, đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, 66 năm sau vào tháng 6/2012, Quốc hội đã lựa chọn ngày 9/11 làm “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gọi tắt là “Ngày Pháp luật”.

Theo đó, hàng năng ngày Pháp luật 9/11 đều được tổ chức với các ý nghĩa: Tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Góp phần tôn vinh hiến pháp, pháp luật, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Ngoài ra, ngày Pháp luật Việt Nam cũng nhằm đề cao giá trị con người, góp phần hình thành tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước; Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đồng thời xây dựng nền văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật của người Việt Nam.