Top 10 # Xem Nhiều Nhất Luật Nhân Quả Kinh Doanh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Nhân Quả Trong Kinh Doanh

Sự vận hành của quy luật nhân quả trong kinh doanh

Nói một cách dễ hình dung nhất, “nhân” trong quy luật này chính là bản thân bạn, chính là sản phẩm của bạn, là những giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng còn “quả” chính là những cảm nhận của khách hàng, những phản hồi của khách hàng đối với bạn.

Nếu khi bắt đầu kinh doanh bạn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, sản phẩm của bạn có chất lượng tốt mang lại cho khách hàng sức khỏe, sự tiện lợi, thoải mái, … cùng với sự tư vấn nhiệt tình, chăm sóc khách hàng thường xuyên tức là bạn đang gieo một cái “nhân” cực kỳ tốt. Và thuận theo quy luật thì bạn cũng sẽ nhận được thành quả tốt đó chính là những phản hồi tốt từ khách hàng, khi sử dụng sản phẩm có hiệu quả cùng chế độ chăm sóc tốt họ sẽ trở thành khách hang thường xuyên của bạn và không ít trường hợp chính họ là người giới thiệu sản phẩm của bạn cho người thân, bạn bè giúp bạn có thêm nhiều khách hàng mới, ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Và có thể những phản ứng tốt từ khách hàng đó cũng lại là một cái “nhân” tốt để dẫn đến việc bạn sẽ có nhiều điều kiện để hoàn thiện sản phẩm hơn, để chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn, mối quan hệ giữa người bán – người mua ngày càng gắn bó hơn. Cứ như thế vòng tuần hoàn “nhân – quả” cứ lặp đi lặp lại làm cho đôi bên ngày càng trở nên tốt hơn, ngày càng nhận được nhiều lợi ích hơn.

Trong trường hợp bạn gieo một “nhân” xấu thì vòng tuần hoàn “nhân – quả” cũng sẽ vận hành chu trình của nó nhưng lại đi theo một chiều hướng tiêu cực giống như cái “nhân” đã gieo ban đầu. Tức là người kinh doanh với thủ đoạn lừa đảo, làm ăn theo kiểu chụp giật, sản phẩm thì kém chất lượng hay được làm nhái với mục đích có được lợi ích nhiều nhất có thể cho bản thân mình và cũng chẳng cần tới việc tư vấn hay chăm sóc khách hàng bởi đối với họ tiền là trên hết. Và lẽ dĩ nhiên khi khách hàng sử dụng không có hiệu quả thì sẽ chẳng dại gì họ sử dụng lại lần thứ 2 thậm chí là sẽ cảnh báo những người khác tránh xa sản phẩm của bạn. Có lẽ đến khi sản phẩm của mình không còn bán được cho ai, bị xã hội tẩy chay thì bạn mới hiểu ra mình đã sai ngay từ lúc mới bắt đầu.

Quy luật nhân quả đối với những người cùng kinh doanh

Đối với những người cùng kinh doanh một mặt hàng thông thường sẽ không khỏi xảy ra sự cạnh tranh, thế nhưng phương thức cạnh tranh như thế nào đều do bản thân mình quyết định. Bạn muốn cạnh tranh theo kiểu đấu đá lẫn nhau, chơi xấu nhau để kéo nhau cùng chết theo suy nghĩ “ăn không được phá cho hôi” hay cạnh tranh lành mạnh, lấy sự cạnh tranh làm động lực để hoàn thiện sản phẩm hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, khai phá nhiều thị trường mới hơn để đạt đạt nhiều thành công hơn.

Và có lẽ phương thức tốt nhất là biến cạnh tranh thành hợp tác, cùng nhau trao đổi để đưa ra sản phẩm tốt nhất, tìm hiểu cách chăm sóc khách hàng tốt nhất, nghiên cứu thêm nhiều thị trường mới để cùng nhau phát triển. Có thể đi một mình bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng khi đi cùng nhau bạn sẽ đi xa hơn.

Sữa non alpha lipid lừa đảo?

Theo dõi fanpage để có được thêm nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-1889763484372913/

Doanh Nhân Trẻ Hiểu Rõ Luật Nhân Quả Kinh Doanh

Là một người con Phật, tôi hiểu rõ về luật nhân quả và luôn tâm niệm hãy làm tốt việc kinh doanh của mình bằng chữ Tâm trong nghề.

– Trong quá trình làm kinh doanh gắn với Phật giáo, Ngọc Anh cảm thấy không vui quá khi thành công và cũng chẳng quá buồn rầu khi thất bại, cảm nhận được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn và từng tình huống khi xử lý công việc

Lê Nguyễn Ngọc Anh (Cư sỹ Khả Anh, sinh năm 1985), người luôn mong muốn nâng cao sức khỏe cho Chư Tôn Đức và những Phật tử thường xuyên ăn chay.

“Tôi chỉ muốn làm sao chăm sóc tốt sức khỏe cho Chư Tôn Đức và Phật tử trong nước”, cư sỹ Khả Anh tâm sự

Sức khỏe cho người ăn chay cần được chú ý

Nếu cho rằng tôi đến với Đạo Phật là chữ Duyên thì có lẽ tôi đến với kinh doanh là chữ Nghiệp.

Tôi khởi nghiệp với con đường kinh doanh khi tuổi đời còn rất trẻ với sự đam mê, hoài bão, khát khao được thực hiện những ý tưởng của mình trên chính đôi chân của mình và mong muốn đóng góp được ít nhiều giá trị do mình tạo ra cho cộng đồng, xã hội.

Sau đó là tạo ra một môi trường kinh doanh mở, luôn gắn liền với triết lý nhà Phật cho nhân viên ứng dụng trong công việc.

Anh mong muốn làm gì cho đạo Phật từ các hoạt động kinh doanh của mình?

Từ đó tôi đã cùng phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đầu tư nghiên cứu và đưa ra thị trường một sản phẩm trà Phật giáo An Lạc. Sản phẩm này giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi, an thần mang lại giấc ngủ sâu đối với Chư Tôn Đức và Phật tử thường xuyên ăn chay.

Việc chăm sóc sức khỏe cho Chư Tôn Đức là rất cần thiết để giúp nhiều người có điều kiện tiếp cận với con đường giải thoát

Tìm thấy sự an lạc và thong dong trong công việc

Theo anh việc đầu tư và phát triển thế nào mới vừa đúng tinh thần Phật giáo vừa đưa công ty ngày càng phát triển?

Là một người con Phật, tôi hiểu rõ về luật nhân quả và luôn tâm niệm hãy làm tốt việc kinh doanh của mình bằng chữ Tâm trong nghề.

Tôi cho rằng một doanh nghiệp thành công là ngoài những gì đầu tư cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng đạo đức và luật pháp thì cũng nên dành một phần nào đó có nghĩa tương thích cho giá trị đời sống hạnh phúc và tinh thần.

Điều gì anh đạt được trong quá trình kinh doanh có gắn liền với đạo Phật? Những khó khăn mà anh mắc phải là gì?

Tôi biết cách cân bằng với cuộc sống hơn, cuộc sống vốn lẽ vô thường như cái cách mà người con Phật chúng ta nhìn nhận, khi biết buông xả những phiền não, mọi chuyện thất bại hay thành công tôi đều đón nhận bằng ánh mắt bình thản và lạc quan.

Tôi không vui quá khi thành công và cũng chẳng quá nỗi buồn rầu khi thất bại. Cảm nhận được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn và từng tình huống xử lý công việc có lẽ là giá trị nhân văn nhất của một người làm kinh doanh dưới góc nhìn nhà Phật.

Mọi sự có lẽ vẫn còn đang ở trước mắt, tuy nhiên tôi cảm thấy hài lòng với những dự án hiện tại.

Anh có dự tính gì cho tương lai sắp tới hay không?

Tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe Chư Tôn Đức

Sau đó chúng tôi tiếp tục hợp tác cùng các chuyên gia y tế nghiên cứu thêm một số dòng sản phẩm dinh dưỡng khác phục vụ thiết yếu hơn trong vấn đề hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe trong quá trình sinh hoạt và tu tập của Chư Tôn Đức và Phật tử trong thời gian tới.

Xin cảm ơn anh!

Kinh Phật: Luật Nhân Quả Là Gì?

Theo , “Luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ”.

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Để dễ hiểu, chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt, đó là nhân và quả của cây cam. Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Theo , Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Để làm sáng tỏ luật nhân quả, chúng tôi xin lập lại:

Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng Tạo Hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.

Luật nhân quả này không có một người nào bắt buộc chúng ta thi hành được, mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó. Bởi vì, con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ. Vì thế, chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại, chúng ta ta không làm thiện, không sống thiện, thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành, và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau.

Luật mà không có ai có quyền thi hành, bắt buộc phạt vạ mình, mà mình phải chịu sự trừng phạt của luật ấy rất công minh chánh trực như trên chúng tôi đã nói: “Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian”. Vì thế, luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.

Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Nhân Thọ

Chào các bạn, bài viết này sẽ trình bày về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Một khi đã bàn đến luật, nó sẽ là thứ gì đó cứng nhắc và khô khan.

Vì vậy, có thể đây là bài viết khá chán và buồn ngủ.

Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng tóm gọn hết sức có thể.

Chỉ chắt lọc những điều cần lưu ý và quan trọng nhất để bạn dễ nắm bắt.

Cuối bài tôi cũng có đính kèm Văn bản gốc đầy đủ của bộ luật kinh doanh bảo hiểm, cái này sẽ dành cho nhưng ai muốn tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về luật bảo hiểm nhân thọ.

Dẫu bạn là người làm trong ngành bảo hiểm.

Hay bạn là người ngoài ngành nhưng đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về các quy định của bảo hiểm.

Việc tìm hiểu về luật bảo hiểm nhân thọ là rất cần thiết. Bất kỳ điều gì, khi đã nắm được luật thì chúng ta sẽ luôn là người có lợi thế.

Chơi cũng có luật chơi, vậy thì bảo hiểm cũng có luật của bảo hiểm.

Trước tiên thì:

Tại sao phải có luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?

Như tôi vừa nói, chơi còn có luật chơi. Và…

Luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ra đời với những mục đích sau:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

Đó là những nguyên tắc chung, còn riêng doanh nghiệp bảo hiểm, cần:

Lưu ý về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đối với DNBH

1/ Vốn pháp định tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng.

2/ Các thay đổi về người quản lý điều hành, trụ sở và chi nhánh văn phòng kinh doanh, vốn điều lệ, nội dung và thời gian hoạt động, mua bán sát nhập, giải thể… phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Bạn thấy đó, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam mình đều là Doanh nghiệp ngoại.

Tuy nhiên gần như mọi hoạt động của họ đều được quản lý bởi Bộ Tài chính và Pháp luật Việt Nam, điều này giúp bảo vệ toàn bộ quyền lợi của khách hàng.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm là vậy, còn đối với bên mua bảo hiểm thì sao?

Lưu ý về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đối với BMBH

1/ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

2/ Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi trường trong các trường hợp sau:

Người được bảo hiểm (NĐBH) chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

NĐBH chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

NĐBH chết do bị thi hành án tử hình.

Thế nên, tôi vẫn thường nói vui với Khách hàng của mình:

Nếu muốn tự tử, thì ráng đợi qua 2 năm rồi chơi, chứ tự tử trước 2 năm là lỗ à nha ^^.

Có một điều khoản cực kỳ quan trọng, người tham gia nên nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình:

Luật chung đối với tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ: Thời hạn cân nhắc 21 ngày

Các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đều phải áp dụng một quy tắc chung như sau:

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, sẽ có thời gian cân nhắc là 21 ngày kể từ ngày nhận được bộ Hợp đồng bảo hiểm.

Trong thời gian này, khách hàng được rút lại toàn bộ số tiền đã đóng nếu không đồng ý tiếp tục tham gia.

Sau 21 ngày khách hàng muốn hủy bỏ hợp đồng sẽ nhận được giá trị hoàn lại tương ứng với thời điểm hủy hợp đồng.

Luật này ra đời nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Lợi ích mà luật này mang lại cho bạn là cực kỳ lớn.

Ngay cả khi bạn chưa rõ hoàn toàn, bạn vẫn có thể được bảo vệ ngay từ lúc ấy.

Đây là khoảng thời gian mà bạn được bảo vệ MIỄN PHÍ, cho phép dùng thử và đổi trả trong vòng 3 tuần.

Trong thời gian này, bạn có quyền tìm hiểu kỹ hơn, cân nhắc lại và t hay đổi ý định nếu muốn mà không tốn một xu nào.

Quá hời cho một cuộc tình chứ hả?

Vậy thì, giữa việc ” suy nghĩ tiếp chưa được bảo vệ” và ” suy nghĩ tiếp vẫn đươc bảo vệ “, bạn chọn cái nào?

Những điều tôi nêu trong bài viết này chỉ là một phần rất nhỏ được trích ra từ bộ luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Đó là những thứ cần lưu ý nhất mà tôi muốn gửi đến bạn.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hết về các luật bảo hiểm nhân thọ, bản hãy tải về và tìm hiểu thêm các Văn bản này: