Top 10 # Xem Nhiều Nhất Luật Mttq Việt Nam Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ủy Ban Mttq Việt Nam Huyện Đông Anh Sơ Kết Công Tác Mặt Trận Quý 3 Và 5 Năm Thi Hành Luật Mttq Việt Nam

Sáng 29/9/2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh tổ chức hội nghị sơ kết công tác Mặt trận quý 3; sơ kết 5 năm thi hành Luật MTTQ Việt Nam năm 2015; Thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 và các năm tiếp theo.

Báo cáo tại hội nghị, trong quý 3/2020, MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó đã phối hợp vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 1 tỷ 181 triệu đồng; phối hợp tổ chức thăm hỏi, tặng hàng nghìn suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và các nạn nhân bị tai nạn lao động… trên địa bàn Huyện. Vận động nhân dân tổ chức tang lễ đảm bảo các nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh Covid19, trong quý 3 số người qua đời đưa đi hỏa táng đạt 93,6%. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được tăng cường, MTTQ huyện đã chủ trì tổ chức 2 đoàn giám sát đối với 24 xã, thị trấn trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid; MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp tổ chức 4 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hộ và nhân dân. Về thi hành Luật MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện luôn chú trọng thực hiện các quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam quy định tại Luật MTTQ Việt Nam năm 2015. Trong 5 năm qua, MTTQ Việt Nam huyện đã phối hợp tổ chức được 98 buổi tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, NQ TW4 khóa 12 với trên 8 nghìn lượt người tham gia. MTTQ từ Huyện đến cơ sở tổ chức được 287 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Vận động quỹ “Vì người nghèo” 2 cấp đạt trên 20 tỷ đồng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh kiến nghị với Đảng, chính quyền…được thực hiện tốt, góp phần chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cũng tại hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 và các năm tiếp theo.

Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh

Nguyên Tắc Và Quy Trình Giám Sát Và Phản Biện Của Mttq Việt Nam

Ngày 15-6-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã ký Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN.

Hội nghị triển khai Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN cho cán bộ Mặt trận các cấp của thành phố. Ảnh: SƠN TRUNG

Nghị quyết liên tịch gồm có 4 Chương và 25 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-6-2017; Nghị quyết liên tịch quy định rõ về căn cứ tổ chức giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN.

Trên cơ sở Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 và Nghị quyết liên tịch số 403, ngày 21-7-2017, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN đã ban hành Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT về hướng dẫn một số điểm trong quá trình thực hiện quy trình giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN. Theo đó, công tác giám sát của MTTQVN phải thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc và đúng quy trình giám sát.

Nguyên tắc thực hiện việc giám sát

Việc giám sát phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan đúng các quy định của pháp luật, Điều lệ của MTTQVN, không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân được giám sát.

Tùy quy mô, tính chất của hoạt động giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN hoặc lãnh đạo các tổ chức CT-XH có thể xây dựng kế hoạch thực hiện.

Quy trình giám sát được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu, xem xét văn bản được giám sát.

Bước 2: Xây dựng và gửi văn bản kiến nghị.

Bước 3: Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát.

* Quy trình giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát

Việc tổ chức giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng kế hoạch giám sát.

Bước 2: Ban hành và thông báo quyết định thành lập đoàn giám sát.

Bước 3: Đoàn giám sát làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.

Bước 4: Báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát.

Bước 5: Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát.

* Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, phường và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng * Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

THANH TUYỀN tổng hợp

Ủy Ban Mttq Việt Nam Quận Hoàng Mai Triển Khai Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Số 15

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Anh Cường – UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận; các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Quận; các đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ các phường.

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Cường – UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận đã triển khai cụ thể các nội dung của Kế hoạch số 19/KH-MTTQ-BTTT ngày 11/8/2017 của MTTQ quận về triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 Thành ủy gắn với đặc điểm, tình hình của quận và mỗi phường. Kế hoạch thực hiện của Ủy ban MTTQ quận đã cụ thể hóa các nội dung:

– Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quận Hoàng Mai chủ động phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết 15-NQ/TU của Thành ủy, Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 05/7/2017 của Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động của cán bộ công tác trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp từ Quận đến cơ sở trong thực hiện Nghị quyết và Kế hoạch của Thành ủy. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân hiểu rõ, chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thông tin kịp thời, chính xác các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân trên địa bàn góp phần định hướng dư luận xã hội, không để các tổ chức, cá nhân chống đối lợi dụng xuyên tạc, gây phức tạp tình hình nâng cao chất lượng, hình thức tư vấn pháp luật cho người dân, tích cực tham gia vào các tổ hòa giải ở cơ sở nhằm giải quyết tranh chấp ngay từ cơ sở. Hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài, đông người, vượt cấp và không để xảy ra “điểm nóng”.

– Thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị. Tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tập trung thực hiện công tác giám sát việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo.

– Phối hợp tham mưu tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân.

– Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vu. Chủ động tham mưu cho cấp ủy cùng cấp về công tác tổ chức nhân sự của MTTQ Việt Nam các cấp, kiện toàn đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu theo quy định; kịp thời củng cố những cơ sở còn yếu kém. Thực hiện có hiệu quả, nghiêm túc Nghị quyết 39 của Ban chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.

– Phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương: Phát huy vai trò của nhân dân đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Kịp thời phản ánh với MTTQ Việt Nam cấp trên và cấp ủy cùng cấp về tâm tư nguyện vọng chính đáng của tổ chức và người dân cũng như những bất cập, yếu kém của cơ sở. Duy trì công tác tiếp dân; phối hợp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Cường – UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các phường xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện Nghị quyết của cấp mình. Định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết. Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo nghiêm túc, được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết đại hội Đảng các cấp; Chương trình số 01-CTr/TU, ngày 26/4/2016 của Thành ủy (khóa XVI) về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm chính trị của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường thuộc quận Hoàng Mai để góp phần xây dựng quận ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển bền vững.

Quận Hoàng Mai

Lễ Ký Nghị Quyết Liên Tịch Của Chính Phủ Và Đoàn Chủ Tịch Ubtw Mttq Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân ký Nghị quyết liên tịch về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Theo Nghị quyết liên tịch này, mục tiêu của sự phối hợp là góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, hiệu quả giữa Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương với Ủy ban MTTQ cùng cấp và các tổ chức thành viên của MTTQ trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội góp phần phát huy hiệu quả, sử dụng đúng mục đích các nguồn lực của Nhà nước, xã hội.

Nghị quyết nêu rõ MTTQ các cấp tổ chức vận động các hộ gia đình thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; vận động các hộ gia đình, khu dân cư đăng ký, phấn đấu đạt danh hiệu văn hóa là cơ sở để công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc theo thẩm quyền hướng dẫn các địa phương lồng ghép Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” ở cơ sở, khu dân cư với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nghị quyết cũng nêu việc tổ chức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Theo đó, MTTQ sẽ giám sát việc bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm; việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, việc huy động sức dân xây dựng nông thôn mới, nợ đọng xây dựng nông thôn mới; giám sát quá trình bình xét, công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xã nông thôn kiểu mẫu; việc công nhận gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh… Giám sát việc lập quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch, chỉnh trang đô thị…/.

Chính phủ