Top 9 # Xem Nhiều Nhất Luat Lai Xe O My Bang Tieng Viet Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ai Huu Luat Khoa Viet Nam

” Mười năm không gặp tưởng chừng như đã...”

Vậy mà thấm thóat tôi rời trường luật đã trên 40 năm. Khi ra trường, tôi không mấy quan tâm đến việc không còn gặp bạn bè và các thầy ở trường luật. Tôi say sưa lao vào cuộc sống mới, nghề nghiệp mới bên cạnh gia đình mới. Nhưng sau ngày mất nước, rồi di cư qua Mỹ, tôi mới dần dần thấm thía với nổi buồn mất quê hương, mất nhà, mất cửa, mất thầy, mất bạn và cứ ngỡ sẽ mãi mãi xa cách tất cả và mọi người.

Nhưng rồi nhờ cơ duyên đưa đẩy, tôi đã gặp lại được nhiều gương mặt thân thương từ trường luật qua Hội Ái Hữu Luật Khoa. Tôi đã tìm lại được nhiều kỷ niệm của thời xa xưa. Tôi đã tìm lại được tuổi trẻ vô tư. Và tôi đã được may mắn làm quen thêm rất nhiều người trong giới luật khoa qua các sinh hoạt của Hội. Và tôi đã bắt giữ lại được một số kỷ niệm thật vui, thật đáng quý qua các hình ̉anh tôi đã chụp được trong các buổi gặp mặt của anh em luật khoa.

Ngồi xem lại từng tấm ảnh, tôi ngậm ngùi thương tiếc các bạn hiền đã vỉnh viễn ra đi, tôi xót xa nghĩ đêń các bạn còn lại nhưng tuổi đã cao, tóc đã bạc, sức khỏe đã kém không còn cùng anh em ăn uống, ca hát, đấu láo hay “cãi lộn”. Tôi so sánh từng tấm ảnh và nhủ thầm: sao mọi người thay đổi quá vậy? Tất cả những cảm giác khó chịu vì giận hờn, vì bất đồng ý kiến, vì đố kỵ tiêu tan khi nhìn lai những tấm ảnh củ: sao lúc đó vui thế, sao đẹp thế, sao hay thế v…v….Tôi thèm muốn sống lại những kỷ niệm đó một lần, một lần nữa thôi. Có được không hả các bạn?

Tôi đã đọc đâu đó:

Trăm năm trước thì ta chưa gặp Trăm năm sau biết gặp lại không Cuộc đời sắc sắc không không Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau

Mời các bạn bấm vào các Album Luật Khoa dưới đây để xem các hình ảnh xưa của Luật Khoa và cùng nhau sống lại những quá khứ thật đẹp của chúng ta:

HỌP MẶT LUẬT KHOA NAM CALI NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 2015

 HỌP MẶT TẾT TRUNG THU CÙA AHLKVN ngày 07/09/2016

HÌNH ẢNH ĐAI HỘI MỪNG XUÂN MẬU TUẤT

HÌNH ẢNH ĐẠI HÔI LUẬT KHOA HẺ 2018



MỜI XEM SLIDE SHOW & VIDEO

….Qua những hình ảnh của Dại Hội LK Hè 2018 bên California dược tổ chức Chủ

Nhật vừa qua,thì ở bên VN này ,ngay sáng nay ngày 31.7 ,chúng tôi cũng có một

buổi Họp Mặt gồm ba TP nhân dịp TP Lê Trong Duật từ Anh Quốc về thăm VN

Xin gởi kèm ảnh dể chị tùy nghi : Ngoài 2 chúng tôi,có TP Dỗ Hữu Phúc )…

TP Hoàng Mạnh Hải

Tang lễ LS Nguyễn Bích Ngọc

(xin bấm vào đây để xem)

Xin bấm vào đây để xem:

Video Gsư Vũ Quốc Thúc nói về 2 tập Hồi Ký cùa mình

Hợp mặt LK tại Washington DC

Nhân dịp anh TP Lê Trọng Duật từ Anh quốc về lại thăm VN.Từ trái sang phải là các anh: L.T.Duât, chúng tôi ản…..LS Nguyễn Thế Kỳ,Dỗ Hữu Phúc và H.M.Hải. 

Nhân dịp anh TP Phạm Văn Phú về VN.Từ trái sang phải là các anh: H.M.Hải, Dỗ Hữu Phúc, Phạm Văn Phú và Phạm Quốc Toản. 

Nhân dịp anh TP Dặng Dình Long về VN. Từ trái sang phài là các anh Dỗ Hữu Phúc,Phạm Quốc Toản,Trần Thành Dô va chúng tôi Ngồi dối diện không có trong hình là anh D.D.Long.

Nhân dịp anh TP Nguyển Hồng Nhuận Tâm về VN.Từ trái sang phải là các anh Phạm Quốc Toản….Nguyễn H.N.Tâm,H.M.Hải……..

Nhân dịp TP Lê Trọng Duật từ Anh Quốc về VN.Từ trái sang phải là các anh : Lê Trọng Duật,Phạm Quốc Toản,…và H.M.Hai………..





LS Nguyễn Bích Ngọc

LS Nguyễn Viết Đĩnh

LS Lê Công Tâm

LK Phan Lý Phượng

Khóa 1962 với GS Nguyễn Huy Đẩu

Hình ảnh Hợp mặt LK Hè 2013 ṭai Westminster, Nam Cali

Hình các TPTòa QS họp mặt tại Cali năm 2009

Từ trái sang phải: Đặng Minh Sơn, Đinh Công Dinh, Lê Văn Quới, Hà Ngọc Phúc Lưu, Nguyễn Văn Mai

Từ trái sang phải: Lê Văn Quới, Nguyễn Như Tuấn, ĐặngTrọng San, Nguyễn Ngọc Ánh, Đặng Minh Sơn, Nguyễn Hữu Thụy, Đinh Công Dinh, Nguyễn Anh Tuấn, Hùynh Khắc Sử, Nguyễn Quốc Súy

Giáo sư Vũ QuốcThúc

HÌNH ẢNH TÒA ÁN SƠ THẨM LONG XUYÊN DO TP LÊ THẾ HIỀN GỞI

Giáo sư Vũ Quố́c Thúc và Phu Nhân

Tôi xin chuyển đến Hội AHLK làm tài liệu mấy tấm hình sinh hoạt tại Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên vào những năm đầu Thập Kỷ 70 lúc tôi giử chức vụ Chánh Án tại đây: Hình Phiên Tòa Đại Hình năm 1974 với ông Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm SaiGon Trần Thiên Duc ngồi ghế Chánh Thẩm và hai Phụ Thẩm Lê Thế Hiên/Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên, Lê Quang Phuc/Ch́anh Án Tòa Sơ Thẩm Châu Đốc. Ông Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon Nguyễn Mạnh Nhu ngổi ghế Cêng Tố. Đây là phiên tòa Đại Hình chót xử tại Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên trước ngày Chế Độ VNCH mất vào tháng 4/1975. Ông Phó Chưởng Lý Nguyễn Mạnh Nhu đã mất sau những năm tháng tù đảy với CS cũng như Ông Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp VNCH Thẩm Phán Dương Đức Thụy. Ông Hội Thẩm Trần Thiện Đức thì tôi không nghe tin tức gì. Ông CA/Tòa ST Châu Đốc Lê Quang Phuc hiện đang dịnh cư tại Thủ Phủ Sacramento Bang California.

Kính chúc Ông Hội Trưởng và Ban điều hành hội AHLK đầy đủ sức khỏe và tinh thẩn điều hành hội. Thân kính.

Lê Thế Hiển.

HỌP MẶT ĐÓN TIẾP LS TRẦN THANH HIỆP

HỌP MẶT ĐÓN TIẾP

GSƯ NGUYỄN VĂN CANH

Nhân dịp GS Nguyễn Văn Canh đến Bolsa thuyết trình về chủ quyến của VN đối với 2 hoàng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tham vọng bành trướng của Trung Quốc ngày 7/6/09, Anh Trần Như Tráng và AHLKVN mời GS Canh một chầu phở ở Nguyễn Hụê.

AHLKVN HỌP MẶT ĐÓN MỪNG

GS VŨ THỊ VIỆT HƯƠNG VÀ PHU QUÂN

TỪ PHÁP ĐẾN THĂM NAM CALI

Phó nhòm: Trần Như Tráng.

Ls Đoàn Thanh Liêm và LS Trần Thanh Hiệp gặp nhau ở Philadelphia

HỌP MẶT ĐÓN MỪNG

LS NGUYỄN THỊ HÒAN VÀ PHU QUÂN

TỪ MINNESOTA ĐẾN THĂM CALI

̣ĐẠI HỘI LUẬT KHOA 2009

Chủ Tịch Hội AHLKVN chào mừng quan khách

( Xin bấm vào hình trên để xem các hình ảnh Đại Hội Luật Khoa 2009 Phần 1)

( Xin bấm vào hình trên để xem các hình ảnh Đại Hội Luật Khoa 2009 Phần 2)

AHLKVN sẽ còn cho đăng thêm rất nhiều hình ảnh xưa của LK. Xin quý vị đón xem.

LS Tạ Quang Trung

Tòa Án ĐàLạt

LS Ngô Tằng Giao và LS Hoàng Cơ Long

GIA ĐÌNH LUẬT SƯ LÊ CHÍ HIẾU, VỢ LS NGUYỄN THỊ CHÂU VÀ

HAI CON LS TRACY TRANG LÊ VÀ LS JONATHAN MINH LÊ

LS TÔN TỊNH PHẤN

Thẻ Luật sư của LS Nguyễn Thị Tuyết Mai

Hình trên vừa được Giáo sư Tạ Văn Tài chuyển đến để tặng các cựu sinh viên LK

Từ trái sang phải:

LS Lê văn Lưu, LS Phạm Thi Hiền, LS Hoàng Thị Thân, LS Hoàng Cơ Môn, LS Nguyễn Khắc Hùng Lập sau Lễ Tuyên Thệ Luật Sư Tập Sự

̣( Hình do LS Hoàng Thị Thân gởi để chia sẽ với các bạn LK)

Bàn thờ LS Đoàn Văn Tiên

Anh em LK tụ tập tại nhà quàn Peek Family để tiển đưa LS Đòan Văn Tiên

Xin bấm vào hình trên để xem toàn bộ hình ành Lễ An Táng LS Đoàn Văn Tiên

Bai Thuyet Trinh Van Hoc Bep Lua Bang Viet

Thuyết trình văn học

Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc

Lớp: 9/3

Thuyết trình văn học

Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc

ấn tượng được nổi lên, tô đậm nhất lay động tâm hồn. Đó là ấn tượng về khó bếp mà đã gần hai mươi năm sau khói ấy vẫn làm cay mắt tác giả. ” Mùi khói” rồi ” Khói hun”… nhà thơ chọn được những chi tiết, hình ảnh sát hợp, vừa miêu tả cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện thấm thía những tình cảm khi tỏ khi mờ, lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến. Cái bếp lửa trong thơ Bằng Việt vừa mới khơi lên htoang thoảng mùi khói, chờn vờn trong sương sớm mà đã đầy ắp những hình ảnh kỉ niệm, hình ảnh hiện thực thấm đẫm bao nhiêu ân tình sâu nặng. ” Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế” Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tìh bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng tu hú kêu. Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. ” Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu, đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một can nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống. Cái “mùi khói” mà bà nhen nhóm lên đã xua tan đi cái mùi nghèo đói lan tỏa khắp ngõ ngách. Chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua nhưng những kỉ niệm ấy sẽ mãi để lại trong lòng đứa cháu và hơi ấm của bếp lửa cũng như hơi ấm của tình bà cháu sẽ sưởi ấm cháu cả một đời người. 2. Ngọn lửa tình bà: Bếp lửa càng đỏ rực bao nhiêu thì tình bà dành cho cháu càng nồng cháy bấy nhiêu: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” ” Cháu cùng bà nhóm lửa ” nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng, của một cậu bé hồn nhiên trong trắng như một trang giấy. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể chuyện cổ tích, với thời gian, không gian, sự việc, nhân vật cụ thể. Tám năm ròng con số không lớn như ngày tháng kéo dài ròng rã, nặng nề. Đó là những ngày , bố mẹ đều đi công tác xa chỉ có hai bà cháu cặm cụi bên nhau. ” Mẹ cùng cha bận công tác không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng cánh ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cánh hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối Học sinh: Ating Thị Nghiệp

Lớp: 9/3

Thuyết trình văn học

Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc

với bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, và là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Trong những năm tháng sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không những thế bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Người bà và tình cảm bà dành cho cháu thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tình thần cho đứa cháu bé bỏng. tám năm ròng như thế… ngày ngày… tháng tháng… năm năm… bà cùng cháu nhóm lửa, giữ lửa để sống, để chờ đợi, để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Hình ảnh bếp lửa và việc bà nhóm lửa, cùng hình ảnh người bà âm thầm, tần tảo bên ánh lửa gần trong tiếng chim tu hú kêu xa cứ trở đi trở lại vấn vít, xoắn quyện vào nhau dệt nên một bức tranh lung linh, xao xuyến. Chiến tranh một danh từ bình thườn nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho ba người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành nạn nhân của chiến tranh: ” Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”” Cuộc sống càng khó khăn cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghi lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hy sinh. Lời dặn của bà nôm na, giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành nhình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa: ” Một ngọn lửa lòng bà luon ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Nơi mà có ngọn lửa nơi đó có bà. Và ngọn lửa soi sáng chân dung tinh thần của bà, soi sáng tình bà cháu bất diệt, biểu tượng của sự sống muôn đời ” Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Học sinh: Ating Thị Nghiệp

Lớp: 9/3

Thuyết trình văn học

Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa “ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vói nhau. Bà không chỉ là người đã chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh từ trái tim. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là, và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà: ” Giờ cháu đã đi xa Có ngọn lửa trăm tàu Có lửa trong nhà Niềm vui trăm người Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Bếp lửa thật giản dị, bình thường và phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà- người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu. Và bà chính là ngọn lửa đẹp nhất, sáng nhất luôn soi sáng cho cả cuộc đời của cháu. Gấp trong sách lại nhưng hơi ấm của bếp lửa và của tình bà cháu vẫn ấm nồng trong tim người đọc. Tình cảm bà cháu trong bài thơ ” Bếp lửa” của bằng Việt cứ như một dòng sông với con thuyền chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này, chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa loan tỏa toàn bài thơ. Và nó đã trở thành kí ức của một tuổi thơ đẹp sưởi ấm một đời tác giả. Bài thơ ” Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.

Học sinh: Ating Thị Nghiệp

Lớp: 9/3

:: Lich Su Viet Nam ::

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.

Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.

Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ – Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam trong tay không có vũ khí. Với chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu “thà giết nhầm hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.

Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành.

Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tuy nhiên, miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn. 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng trăm ngàn gia đình không có nhà ở, hàng chục vạn người không có việc làm, nhiều tệ nạn do xã hội cũ để lại còn hoành hành, phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động, hàng hoá khan hiếm. Nhiệm vụ trước mắt là tiếp quản những vùng giải phóng theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Việc tiếp quản đó bước đầu thuận lợi, nhân dân ta đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô từ ngày 10-10-1954. Hướng đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Bắc thời kỳ này là chống âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Trong hoạt động này, do chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của Mỹ – Pháp, nên gần một triệu người miền Bắc đã bị cưỡng ép di cư vào Nam.

Xuất phát từ tình hình trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng từng bước được hình thành và phát triển.

Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế… để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh.

Hội nghị đề ra kế hoạch 3 năm (1955-1957) với những mục tiêu cụ thể:

– Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, trên cơ sở đó phát triển sản xuất, nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân. Phấn đấu phục hồi mức sản xuất năm 1939 – năm có mức sản xuất cao nhất ở Việt Nam thời Pháp thuộc.

– Chủ trương khôi phục nông nghiệp là trọng tâm. Ban hành nhiều chính sách khuyến nông.

– Đề ra chính sách khôi phục tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp. Ban hành nhiều chính sách bảo hộ cho các xí nghiệp công, tư thương nghiệp được phát triển sản xuất để phục vụ dân sinh; không vội vàng thủ tiêu những công thương nghiệp tư nhân, nếu thấy có lợi cho nền kinh tế. Coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần này dần dần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Tháng 12-1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Đến tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế – văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960).

Hội nghị xác định cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Lấy cải tạo làm trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân. Xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ mười sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 nêu rõ: 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính, phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn mới là: ” Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr. 308. lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ,… cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công của địch, ngụy, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta” 3.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của các đảng bộ miền Nam, tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do Lê Duẩn, ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư.

Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ, đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tới dự có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: 1. Hồ Chí Minh: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 198. 1.

Về đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:

Trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:

Cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.

Đại hội còn xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Đó là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Song ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng l&