Top 14 # Xem Nhiều Nhất Luật Khoáng Sản 2010 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Đề Xuất Sửa Đổi Luật Khoáng Sản Năm 2010

Về định hướng, bên cạnh việc đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản năm 2010 nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về khoáng sản; đồng thời xem xét đổi tên Luật khoáng sản thành Luật địa chất và tài nguyên khoáng sản nhằm mục tiêu phát huy toàn diện công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản năm 2010 được xây dựng và ban hành, để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, dự kiến xây dựng 04 Nghị định của Chính phủ (gồm: (1) Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; (2) Nghị định quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; (3) Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; (4) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực địa chất khoáng sản) và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao quy định chi tiết trong Luật và các Nghị định nêu trên; các Thông tư quy định về các nội dung kỹ thuật trong điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản định mức kinh tế – kỹ thuật,…

Tập trung hoàn thành 4 đề án Chính phủ giao, bao gồm: (1) Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam; (2) Bay đo từ – trọng lực, tỉ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam; (3) Điều tra, đánh giá tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng Tây Bắc phục vụ phát triển kinh tế xã hội; (4) Đánh giá tổng thể về khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Tập trung thi công các đề án điều tra, đánh giá các khoáng sản có tiềm năng lớn, có nhu cầu cấp thiết, gồm: (1) Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản cát trắng trên địa bàn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam; (2) Đánh giá tiềm năng các diện tích có triển vọng nhất vùng quặng thiếc Lâm Đồng – Khánh Hòa; (3) Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng đá hoa trắng trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang; (4) Điều tra địa chất khoáng sản, tai biến địa chất, môi trường địa chất tỷ lệ 1/100.000 vùng biển 0-30m nước từ Hải Phòng đến Nga Sơn (Thanh Hóa); Các đề án đo vẽ lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000, gồm: (1) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đồng Văn; (2) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Tú Lệ, thuộc tỉnh Sơn La và Yên Bái; (3) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ IaMer, tỉnh Gia Lai; (4) Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Kan Nack (thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Bình Định); Các đề án khác như “Bay đo từ phổ gamma và trọng lực Lào Cai- Yên Bái tỷ lệ 1:50.000 – 1:25.000”.

Rà soát, mở mới các đề án điều tra, đánh giá các khoáng sản có tiềm năng lớn, có nhu cầu cấp thiết, gồm: (1) Phát triển hệ cơ sở dữ liệu địa chất và công nghệ quản trị thông minh hệ thống không gian ngầm đô thị ở Việt Nam; (2) Đánh giá tài nguyên than phần sâu đến đáy tầng than đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; (3) Đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng vàng; (4) Điều tra, đánh giá tiềm năng, chất lượng đá vôi để phục vụ Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; (5) Điều tra, đánh giá tổng thể cát xây dựng các lưu vực sông ở Việt Nam phục vụ Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng bền vững; (6) Điều tra, đánh giá tiềm năng, triển vọng khí đá phiến khu vực phía Bắc Việt Nam; (7) Thăm dò quặng urani khu Khe Hoa – Khe Cao, tỉnh Quảng Nam; (8) Điều tra, đánh giá chi tiết địa động lực hiện đại phục vụ cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Tổ chức thi công các đề án điều tra cơ bản địa chất, đánh giá khoáng sản chuyển tiếp, mở mới các nhiệm vụ theo Quy hoạch 1388/QĐ-TTg (kể cả các nhiệm vụ bằng nguồn vốn góp của các tổ chức và cá nhân). Đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền hoàn trả chi phí đánh giá, thăm dò khoáng sản.

Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản và hoạt động khoáng sản làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khai thác cập nhật dữ liệu, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động khoáng sản. Từng bước xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động khoáng sản hữu hiệu đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước phát triển và các nước trong khu vực như Vương Quốc Anh, Liên bang Nga, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, CCOP, ASOMM, IGCP-UNESCO trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản biển. Hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao bằng hình thức đào tạo và đào tạo lại, trên cơ sở đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khoáng sản; trong đó, tập trung, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản kim loại và hoạt động khai thác cát, sỏi.

Luật Khoáng Sản Hiện Hành “Còn Để Thất Thoát Nhiều Khoáng Sản”

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận Luật Khoáng sản dù đã quy định rất chặt chẽ song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Cho rằng Luật Khoáng sản đang hiện hành là chưa phù hợp, còn để thất thoát rất nhiều tài nguyên, khoáng sản của quốc gia, mới đây, cử tri tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chặt chẽ vấn đề này để bảo vệ được tài nguyên quốc gia và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Trả lời kiến nghị của cử tri, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định Luật Khoáng sản năm 2010 được ban hành và có hiệu lực kể từ năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Luật này cũng thể chế hóa chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào khai thác khoáng sản; điều tiết nguồn thu từ khoáng sản để hài hòa lợi ích của “Nhà nước-doanh nghiệp-người dân” và địa phương nơi có khoáng sản.

Đặc biệt, Luật nhấn mạnh việc khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định được đầu tư; hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin-cho” trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

“Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân,” nội dung văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Dù vậy, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý, mặc dù Luật Khoáng sản đã quy định rất chặt chẽ, song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Vì thế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động việc thực hiện các chính sách, quy định của Luật Khoáng sản theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 8960/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước năm 2017.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; kiên quyết xử lý theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gian lận trong kê khai, thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế…

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam triển khai Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của Luật Khoáng sản và đề xuất cơ chế chính sách để thay đổi những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010.”

Đề tài này nhằm mục đích đánh giá các tác động của các quy định của Luật khoáng sản đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; đánh giá về những mặt được, ưu việt của Luật khoáng sản, những tồn tại, hạn chế, bất cập của chính các quy định trong Luật, các nội dung còn thiếu, các điều, khoản của Luật khoáng sản cần bổ sung, sửa đổi hoặc quy định mới; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới của Luật khoáng sản.

Dự kiến đề tài trên sẽ kết thúc vào cuối năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài và báo cáo nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh và giải quyết các bất cập, tồn tại.

Báo Cáo Đánh Giá Các Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Khoáng Sản Theo Luật Khoáng Sản 1996

bởi Nguyễn Hưng Quang

Được thực hiện bởi liên danh NHQuang&Cộng sự và Economica năm 2009.

Số trang: 46 trangTác giả:Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sựLê Duy Bình – EconomicaNăm công bố: 2009

Tóm tắt:

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020. Theo đó, ngành khoáng sản được ưu tiên phát triển và cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ “tiến hành điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng… trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản”.

Phát triển ngành khoáng sản hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là tại những vùng có địa thế khó khăn và thiếu cơ sở hạ tầng. Đây là ngành có khả năng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân địa phương và người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nếu ngành khoáng sản không được quản lý tốt, những tác động thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh, đến sức khỏe của cư dân, văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số và văn hóa truyền thống tại những nơi có khoáng sản… Trong đó, một trong những biện pháp để Nhà nước quản lí và bảo vệ nguồn lực khoáng sản, hạn chế các rủi ro, tác động tiêu cực do hoạt động khoáng sản gây ra là kiểm soát hoạt động khoáng sản là thông qua cơ chế cấp phép. Đây cũng là một cơ chế phổ biến ở tất cả các quốc gia.

Trong Báo cáo này, Nhóm nghiên cứu đặt mình ở vị trí trung lập để xem xét thủ tục và cơ chế dưới hai chiều kích: sự thông thoáng, minh bạch, thuận tiện của thủ tục và cơ chế cấp phép khi áp dụng đối với doanh nghiệp khoáng sản; và bảo đảm lợi ích của nhà nước và cộng đồng từ hoạt động khoáng sản. Các thủ tục hành chính được Nhóm nghiên cứu rà soát trong Báo cáo này bao gồm:

Thủ tục cấp phép khảo sát khoáng sản;

Thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản;

Thủ tục xin phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

Thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản;

Thủ tục cấp phép chế biến khoáng sản;

Thủ tục cấp phép khai thác tận thu.

Đây là những thủ tục hành chính được quy định theo Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang, Lê Duy Bình, Báo cáo Tổng hợp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, 2009.

5 Năm Thực Hiện Luật Khoáng Sản

Ngày 1/7, đúng 5 năm thực hiện Luật Khoáng sản (KS) sửa đổi được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XII ngày 17/11/2010. Đây là văn bản pháp quy thay thế Luật KS năm 1996 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Với nhiều nội dung mới của Luật KS, trong 5 năm qua ở tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện như thế nào?

Tình trạng khai thác cát sông Đồng Nai bừa bãi đã làm sạt lở sông ngày càng nghiêm trọng (ảnh chụp tháng 5/2016)

Nhiều văn bản ban hành kịp thời

Để thực hiện các quy định của Luật KS năm 2010, với trách nhiệm quản lý nhà nước về KS tại địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác KS bất hợp pháp…; trong đó mới nhất là văn bản số 1952/UBND-ĐC ngày 13/4/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ KS và hoạt động KS. Theo đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được triển khai thực hiện sâu rộng, nhất là cơ quan chuyên môn của Sở TN&MT đã tổ chức cung cấp thông tin đến hàng trăm lượt tổ chức, cá nhân.

Năm 2015, thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai lần đầu công tác đấu giá quyền khai thác KS với 15 điểm mỏ KS làm vật liệu xây dựng thông thường. Đến nay, đã tổ chức đấu giá được 2 điểm mỏ và UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, các điểm mỏ còn lại đang tiếp tục tổ chức đấu giá. Mặt khác, nhằm cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tính minh bạch, công khai, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Ngọc Phúc đã ban hành Quyết định số 282/QĐ-STNMT quy định về trình tự, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KS theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại Sở TN&MT, rút từ 390 ngày xuống còn 294 ngày giải quyết. Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế TW ngày 23/6/2016, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 113 giấy phép khai thác KS làm vật liệu xây dựng do UBND tỉnh cấp; 8 giấy phép khai thác vàng gốc, cao lanh, bauxit, đá ốp lát và 4 giấy phép thăm dò vàng gốc, cao lanh, thiếc do Bộ TN&MT cấp còn hiệu lực.

Những khó khăn và tồn tại

Đánh giá các tác động của chính sách, quy định từ Luật KS đối với công tác quản lý nhà nước, ngoài những mặt thuận lợi, theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Phạm Quang Tường còn không ít khó khăn. Đó là: Luật chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về thời điểm điều chỉnh quy hoạch KS, trình tự thực hiện, cho phép điều chỉnh cục bộ hay toàn diện quy hoạch…; chưa có hướng dẫn khi có nhu cầu thăm dò nâng cấp trữ lượng hoặc cũng chưa có hướng dẫn thủ tục hồ sơ để điều chỉnh giấy phép, trình tự thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò… Đó còn là, chưa có hướng dẫn khi muốn tăng độ sâu được phép khai thác tại diện tích được cấp phép và lập hồ sơ thăm dò để đánh giá trữ lượng chất lượng nhằm có kế hoạch ổn định sản xuất, kinh doanh hoặc khi phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động KS không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất đối với các trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối cần làm thủ tục gì? Nhà nước cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện để giải quyết các trường hợp khai thác KS làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác KS được khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó…

Ông Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, từ những ý kiến đề đạt phía các doanh nghiệp cùng quá trình triển khai thực hiện Luật KS 2010, những vướng mắc, tồn tại đã được Sở TN&MT Lâm Đồng báo cáo các cấp thẩm quyền đã và đang tháo gỡ. Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế TW, thay mặt Tỉnh ủy Lâm Đồng, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận cũng đã đề nghị các bộ, ngành TW điều chỉnh quy trình thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác KS làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với thực tế.

Chia sẻ về hoạt động KS ở Lâm Đồng, ông Phạm Quang Tường cho biết, do tình hình kinh tế nên các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sản xuất cầm chừng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm, sản phẩm không có thị trường tiêu thụ nhưng hàng năm vẫn phải nộp tiền cấp quyền khai thác KS theo quy định, do đó nhiều doanh nghiệp chậm nộp tiền, buộc phải trả lại giấy phép hoặc lập hồ sơ trả lại một phần diện tích khai thác. Qua kiểm tra, giám sát, các tổ chức, cá nhân khai thác KS trên địa bàn tỉnh đã cơ bản tuân thủ những quy định của pháp luật trong hoạt động KS.

Tuy nhiên, còn một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định trong hoạt động KS như báo cáo định kỳ hoạt động KS không đúng thời gian; bổ nhiệm giám đốc điều hành không đúng quy định; chậm thuê đất và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường… Đó còn là ý thức trách nhiệm và việc đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của một số tổ chức, cá nhân chưa cao; việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác KS, các cơ sở có triển khai nhưng ở mức độ còn hạn chế, một số cơ sở còn mang tính chất đối phó. Các hành vi vi phạm đã được cơ quan thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu khắc phục những vi phạm, tồn tại. Riêng năm 2015 đã xử lý 32 trường hợp vi phạm về hoạt động KS; và từ năm 2015 đến tháng 6/2016, đã thu hồi 31 khu vực khai thác KS đã hết hạn, vi phạm các quy định. Vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng nơi khai thác khoáng sản như đường vận chuyển sản phẩm không thường xuyên duy tu, sửa chữa nên hư hỏng ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân…