Top 11 # Xem Nhiều Nhất Luật Khoa Tạp Chí Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

2935.Tạp Chí Luật Khoa Thiếu Tín Nghĩa Tt

Ông Ngô Văn Chiêu độc lập với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ông Trần Phương viết: Vị môn đồ đầu tiên đó chính là ông Ngô Văn Chiêu, sau này là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài.

Ông Ngô Văn Chiêu là môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài là một sự thật hiển nhiên.

Nhưng ông Chiêu không phải là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài.

Chúng tôi xin làm rõ như sau:

Trên thực tế: Đức Chí Tôn dự định phong cho Ngài Chiêu làm Giáo Tông nhưng Ngài không nhận nên Ngài không phải là Anh Cả. Không nhận hoàn toàn khác với có nhận rồi sau đó từ nhiệm.

Ngài học với Đức Chí Tôn một pháp môn có tên là: Pháp Môn Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, (danh hiệu có 12 chữ). Hiện nay các hậu duệ của Ngài cũng đã đăng ký với nhà cầm quyền danh hiệu nói trên và có tổ đình tại Cần Thơ.

Ngài Chiêu không phải là Chức sắc của ĐĐTKPĐ.

Chúng tôi dẫn chứng từ 3 phương diện lịch sử, pháp luật và đạo lý.

Ngài Ngô Văn Chiêu không có đứng tên trong TỜ KHAI ĐẠO. Ngày Lễ Khai Đạo Tại Chùa Gò Kén Ngài cũng không có mặt. Các ảnh của Ngài lưu lại không có một ảnh nào mặc thiên phục Giáo Tông. Hậu duệ của Ngài thường giới thiệu ảnh Ngài mặc sắc phục của một vị quan chức.

Về pháp luật đạo: Tôn giáo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền. Từ phẩm Giáo Tông cho đến hàng Đạo Hữu cùng chịu chung một khuôn luật. Theo pháp luật ĐĐTKPĐ từ phẩm Phối Sư trở lên phải hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh. Suốt trong quá trình sinh hoạt của ĐĐTKPĐ tại Tòa Thánh Tây Ninh Ngài Chiêu không có tham gia. Tất cả kinh sách của Hội Thánh ĐĐTKPĐ ban hành không hề có nội dung nào xác định Ngài Chiêu là Chức sắc. Chính Ngài cũng không hề có một lời dạy nào cho tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Như vậy nếu nói Ngài Chiêu là Giáo Tông (Anh Cả) thì còn gì là một tôn giáo pháp quyền?

: Nếu Ngài Chiêu là Anh Cả thì Hội Thánh Cao Đài đã lấy ngày mất của Ngài Chiêu để kỷ niệm như Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hay những vị khác. Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh dạy toàn thể tín đồ ĐĐTKPĐ thực hành Nhơn Nghĩa mà Ngài Chiêu không là Anh Cả nên Hội Thánh đã cư xử đúng khuôn phép.

Xin vui lòng xem bảng đối chiếu sau đây:

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có bản sắc trong lành của nó mới đủ tư cách để xây dựng nền văn minh Cao Đài Giáo.

Ngài Chiêu được Thầy dạy Pháp Môn Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi trước. Sau đó Thầy dạy các vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang lập ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (6 chữ) gọi tắt là Đạo Cao Đài (03 chữ) nên Ngài Chiêu là đàn anh.

Pháp Môn của Ngài Chiêu độc lập với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một sự thật xét về lịch sử, pháp luật và đạo lý. Chúng tôi kính trọng Ngài Chiêu nên cung cấp sự thật rằng: Ngài Chiêu không phải là Anh Cả của tất cả tín đồ Cao Đài như ông Trần Phương đã viết.

Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

Whatsapp: +1 469 642 4667. (Ban Truyền Thông).

BẰNG CHỨNG TẠP CHÍ LUẬT KHOA THẤT TÍN

Nữ Luật Sư Trẻ Gốc Việt, Đồng Sáng Lập Tạp Chí Luật Khoa, Lâm Bệnh Hiểm Nghèo

WESTMINSTER, California (NV) – Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt sáng và nụ cười thân thiện luôn ở trên môi là ấn tượng của bất kỳ ai lần đầu gặp Trần Quỳnh Vi (Vi Trần), tên Mỹ đầy đủ là Vi Katerina Trần.

Nhiều người biết đến Vi không chỉ trong vai trò của một luật sư, mà cô còn là đồng sáng lập viên của tờ Tạp Chí Luật Khoa và The Vietnamese. Đây những tạp chí bị “báo chí nhà nước” lẫn dư luận viên ở Việt Nam cho là “phản động,” “chống chính quyền,” “cờ vàng ba que.”

Tuy nhiên, trong vài ngày qua, tất cả bạn bè quen biết Vi đều sững sờ khi hay tin cô bị “xuất huyết não dẫn đến đột quỵ và được cấp cứu tại một bệnh viện ở Đài Loan.”

Tin tức về bệnh tình của người luật sư trẻ tuổi này được bạn bè “tìm thấy” và “share” cho nhau sau khi quỹ “Gofundme” do những anh chị em họ của cô thiết lập, xuất hiện vào ngày Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, kêu gọi sự giúp đỡ để cô có thể chi trả các khoản chi phí y tế.

Mắc bệnh hiểm nghèo

Theo những gì viết trên trang “Gofundme, thì “Vi là thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ. Nhưng bi kịch thay khi vừa mới đây cô bị chảy máu não nghiêm trọng và được chẩn đoán là mắc chứng phình động mạch não, một căn bệnh rất nguy hiểm. Vi đã trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn ở Đài Loan và sẽ cần nhiều phương pháp điều trị y tế khác nhau trong ít nhất là sáu tháng tới. Nhưng Vi không có bảo hiểm y tế. Gia đình chúng tôi xin mọi người góp lời cầu nguyện cho Vi. Chúng tôi cũng cần sự giúp đỡ của mọi người để chi trả các hóa đơn y tế của Vi, nhiều phần lên đến hàng chục ngàn đô la.”

Tin tức này gây nên cú sốc lớn với tất cả những ai quen biết Vi. Mọi người tỏ ra hoang mang, và sau cùng, phải chấp nhận sự thật khi anh Trịnh Hữu Long, một người bạn thân thiết, là người cùng cô sáng lập nên tờ Tạp Chí Luật Khoa, lên tiếng xác nhận.

“Mình xin xác nhận thông này. Vi bị xuất huyết não dẫn đến đột quỵ hơn hai tuần trước và được cấp cứu tại một bệnh viện ở Đài Loan,” Trịnh Hữu Long viết trên facebook cá nhân mình vào chiều tối ngày 30 Tháng Tư (theo giờ California).

“Bác sĩ cho biết đây là loại đột quỵ đặc biệt và rất nguy hiểm. Họ đưa ra nhiều giả thuyết nhưng cũng không biết chắc là do cái gì. Vi đã trải qua hai cuộc phẫu thuật, mới qua được tình trạng nguy kịch. Tình hình hiện tại là Vi đang dần tỉnh táo hơn và có nhiều dấu hiệu hồi phục tốt. Vi sẽ sớm phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa,” anh Long cho biết.

Blogger Phạm Đoan Trang, cũng là một người bạn thân và đồng sáng lập Tạp Chí Luật Khoa, cho biết thêm, “Hiện giờ Vi vừa trải qua hai lần phẫu thuật não ở Đài Loan. Vi khó có thể về Mỹ điều trị, vì chi phí y tế ở Mỹ quá cao trong khi Vi đã không còn bảo hiểm. Có lẽ tạm thời Vi đã qua cơn nguy hiểm, nhưng khả năng phục hồi để trở lại hoàn toàn bình thường như trước còn rất xa. Công việc của Vi ở Luật Khoa và trang báo tiếng Anh The Vietnamese vậy là đành dừng lại. Cầu xin mọi người hãy giúp đỡ bạn tôi, bằng mọi hình thức có thể, đặc biệt là hỗ trợ tài chính và đóng góp, duy trì nội dung cho The Vietnamese.”

“Tình yêu kỳ lạ, không thể giải thích, đối với Việt Nam”

Với tư cách là người bạn, cô Đoan Trang cho biết, “Vi cùng gia đình rời Việt Nam từ năm 1992. Cô đã có quốc tịch Mỹ, thừa hưởng nền giáo dục Mỹ, sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn tiếng Việt trong lĩnh vực chuyên môn của cô là luật pháp, và đã là một luật sư có uy tín, mở công ty luật ở San Jose, California.”

“Nhưng ở Vi có một tình yêu kỳ lạ, không thể giải thích, đối với Việt Nam – đất nước mà gia đình cô đã buộc phải rời bỏ. Năm 2014 khi Trịnh Hữu Long và tôi mở trang báo mạng Luật Khoa tạp chí, Vi tình nguyện từ bỏ tất cả – một công việc thu nhập rất tốt, một sự nghiệp rất sáng, một cuộc sống bình yên và đầy đủ ở Mỹ – để tham gia cùng chúng tôi trên một con đường đầy gian khó, rủi ro và bất trắc,” blogger Đoan Trang cảm nhận.

Chia sẻ cảm nghĩ về người cộng sự đặc biệt của mình, anh Trịnh Hữu Long bày tỏ, “Là người gần Vi nhất trong những năm qua, tôi hiểu Vi đã hy sinh rất nhiều để đi con đường gian nan này. Vi chưa bao giờ muốn rời khỏi Việt Nam, ngay từ khi còn nhỏ. Yêu Việt Nam và tiếng Việt tha thiết, bốn năm trước Vi bỏ sự nghiệp ở California để qua Philippines và Đài Loan làm việc.”

Cô Lam Kiều Lam, hiện sống ở New York, là một người bạn của Vi Trần, chia sẻ, “… Ngày mới tham gia Facebook, tôi hoàn toàn không biết gì về chính trị. Chính từ sự tình cờ quen Vi, mà tôi học được từ Vi nhiều điều cho đến tận bây giờ, để từ đó tôi để ý đến tình hình Việt Nam, nước Mỹ, quan tâm, chia sẻ và tìm hiểu, học hỏi để biết thêm nhiều điều, về quê hương tôi bỏ lại và về đất nước hiện tại tôi gọi là nhà.”

“Nếu ai hỏi điều gì đã khiến cho cô gái gốc Sài Gòn ấy dù lìa quê ly xứ và định cư ở Mỹ từ khi rất nhỏ, học, trở thành luật sư, thông thạo tiếng Anh, là công dân Mỹ, nhưng tâm hồn rất thuần Việt và luôn hướng về cội nguồn, thì mình nghĩ đó chính là do tình yêu tha thiết của em ấy đối với Sài Gòn và nước Việt,” cô Lam Kiều Lam nói thêm.

Ông Sang Nguyễn, một thành viên của tổ chức VOICE, hiện ở Garden Grove, nhận xét, “Tuy còn rất trẻ nhưng Vi đã trưởng thành hơn nhiều người khác cùng lứa tuổi hoặc hơn em. Sự dấn thân của em đã nói lên tất cả khát vọng của em muốn làm gì đó để nhình thấy được sự thay đổi của quê hương, đất nước. Vi tuy khiêm tốn nhưng xông pha trên tuyến đầu bằng sự hy sinh cá nhân để làm chuyện ít ai muốn. Ai có tiếp xúc với Vi sẽ thấy em dễ mến, dễ yêu và dễ cảm phục đến chừng nào!”

Với cô Giang Tăng, hiện ở San Francisco, một người quen biết Vi Trần từ lúc còn ở Việt Nam cũng tỏ ra thảng thốt khi hay hung tin, “Không thể tin được khi đọc tin này. Chị ấy là một người tốt bụng. Tôi biết chị Vi từ năm 2012, khi chị ấy về Kiên Giang làm tình nguyện viên cho tổ chức Catalyst Foundation. Khi đó, chị Vi đã cùng với một nhóm người Mỹ nhân đạo đến giúp đỡ cho những người dân nghèo khốn đốn bởi nạn buôn người ở quê tôi.”

“Tôi biết chị là một luật sư giỏi ở California, tôi rất ngưỡng mộ chị và rất vui khi có cơ hội gặp lại chị ở vùng Bay Area này. Tuy nhiên, tôi đã không gặp lại chị Vi kể từ khi chị  ấy qua Châu Á để làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp cải thiện nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Tôi không thể tin điều này lại xảy ra với chị. Chị Vi  xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn!” Giang nói một cách xúc động.

“Với riêng tôi, Vi là hiện thân của những giá trị Mỹ: can đảm, nhiệt thành, quyết liệt, hết mình, nhưng cũng rất thực tế, sáng suốt, không một chút ảo tưởng hão huyền nào vào những điều không có thật. Tình bạn với Vi cũng là nguồn động viên to lớn cho tôi trong những lúc gian nan nhất, vì tôi được có niềm tin rằng bên tôi đang có Vi, phong trào dân chủ có Vi, Việt Nam may mắn có một người Việt như Vi,” nhà báo tự do Phạm Đoan Trang chia sẻ.

Anh Trịnh Hữu Long cho biết thêm, “Là đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí và gần đây là tờ The Vietnamese, Vi đã làm việc cật lực hai năm đầu tiên chúng tôi ở Đài Loan với một khoản lương rất ít ỏi và phải dùng tiền riêng để trang trải sinh hoạt. Vi chưa bao giờ nói nhưng tôi biết chắc Vi còn dùng tiền riêng để chi trả nhiều khoản của Luật Khoa, sau này ngân quỹ ổn hơn rồi tôi nói Vi kiểm kê lại xem Luật Khoa nợ Vi bao nhiêu để Luật Khoa trả lại nhưng hơn nửa năm rồi Vi chưa bao giờ tính và chưa bao giờ cho tôi biết.”

Theo anh Long, “Vi không có bảo hiểm y tế ở Đài Loan, thành ra bị bệnh thế này phải tự chi trả hết.”

Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm một người như Luật sư Vi Trần cần những bàn tay của người thân, bạn bè, và tất cả những ai luôn cổ võ cho những khát vọng về tự do, dân quyền ở Việt Nam, chìa ra với cô, giúp cô vượt qua thử thách khắc nghiệt này, và cũng giúp cô hoàn thành ước mơ “muốn trở về làm việc với người dân ở Việt Nam, đặc biệt là những dân oan, những người oan sai trong các vụ việc” như cô từng thổ lộ trong một bài trả lời phỏng vấn của đài VOA trước khi lâm bệnh.

Mọi đóng góp cho cô Vi Trần, xin hãy vào trang Gofundme bằng cách BẤM VÀO ĐÂY. (Ngọc Lan)

—–

Liên lạc tác giả: [email protected]

Video: Tin Trong Ngày

Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Nực Cười Mấy Con Giời “Luật Khoa Tạp Chí” Vẫn Tung Hô Sách Của Phạm Đoan Trang

Có lẽ đám dân chủ ở page “luật khoa tạp chí” vẫn chưa hết ảo tưởng khi thành viên cốt cán Phạm Đoan Trang đang bị bắt để điều tra về hành vi Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đám người này còn đi khoe khoang cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” do đối tượng này viết và tung hô đó là giáo trình đại cương dành cho những người muốn học làm báo bằng tiếng Việt.

Phạm Đoan Trang là ai và nhân thân như thế nào thì ắt hẳn nhiều người thất rất rõ rồi. Một kẻ không có thẻ nhà báo, hoạt động không theo khuôn khổ pháp luật nhưng luôn tự gắn cho mình cái mác nhà báo tự do và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền thông tin sai sự thật, bịa đặt nhằm hạ thấp uy tín của chính quyền, các cơ quan chức năng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong đó, đối tượng này thường xuyên sang các nước tư bản bôi nhọ uy tín, hạ thấp vị trí của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” do Phạm Đoan Trang viết là những câu từ dẫn dắt những kẻ thiếu kiến thức căn bản, lừa gạt những em sinh viên chưa thấm chuyện đời lao vào con đường “hoạt động dân chủ” với mục tiêu thành lập các ổ nhóm chống đối chính quyền, sống và hoạt động ngoài vòng pháp luật. Nói là sách cho oai chứ cuốn tạp san này được in chui không thông qua kiểm duyệt nội dung và cũng chẳng có nhà xuất bản. Vì vậy trên thị trường Việt Nam không hề tồn tại cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” của một kẻ có tên Phạm Đoan Trang.

Thứ tài liệu không bày bán công khia mà chỉ truyền tay nhau như đống giấy lộn lại được đám người ở page Luật khoa tạp chí tung hô đó là giáo trình đại cương dành cho những người muốn học làm báo bằng tiếng Việt thì đúng là trò hề có một không hai. Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các lò đào tạo báo chí nổi tiếng khác không đời nào đi sử dụng một tạp phẩm của một kẻ chống nhà nước vào làm ví dụ cả. Đây ắt hẳn là tài liệu cho lò đào tạo phản động do các thế lực tư bản xây dựng lên.

Có tung hô lên trời đi chăng nữa thì Phạm Đoan Trang vẫn là kẻ tội đồ của dân tộc Việt Nam và sắp phải xám hối trong trại giam một thời gian dài. Sinh viên báo chí mà học theo những cuốn sách do Phạm Đoan Trang viết thì chẳng mấy mà trại giam của Việt Nam lại quá tải với số đối tượng chống phá đất nước theo tư tưởng cực đoan ấu trĩ này.

Công Lý

Tạp Chí Dân Vận Số 5/2016

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, hiện tại có khoảng 25 triệu người theo các tôn giáo khác nhau. Nghị quyết của Đảng khẳng định: “Công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng”(1). Bởi quần chúng tôn giáo là một lực lượng quan trọng của cách mạng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng thời, tôn giáo ở Việt Nam luôn bị các thế lực xấu, thù địch triệt để lợi dụng để thực hiện các lợi ích cá nhân và mưu đồ chính trị.

Thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW (khóa IX) về công tác tôn giáo và các chủ trương, nhiệm vụ công tác tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, công tác tôn giáo được các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực. Thể hiện rõ nhất là tư tưởng mặc cảm, định kiến với tôn giáo trong xã hội đã giảm rõ rệt; coi đồng bào có tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhìn nhận sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng là sinh hoạt văn hóa bình thường của nhân dân, quần chúng có đạo. Đặc biệt, việc thể chế hóa chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng có bước tiến triển mạnh mẽ, với việc Hiến pháp năm 2013 được ban hành thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người; trên cơ sở đó, Quốc hội khóa XIII đã đưa vào chương trình xây dựng Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Nhằm giải quyết những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo; cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đã có hướng dẫn cụ thể các quy định về thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo và giúp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ngày càng đi vào nền nếp hơn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”(2).

Quán triệt và thực hiện công tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

1- Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị và đông đảo quần chúng nhân dân những quan điểm mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo. Khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ nhận thức mới này để tiếp tục khắc phục những nhận thức thiển cận về tôn giáo, xoá bỏ mặc cảm, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam vào mặt trận chung, tăng cường sự đồng thuận xã hội. Chú trọng tới công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, tạo động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là vấn đề quan trọng đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, đảm bảo thực sự quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người theo Hiến pháp 2013. Mục tiêu của công tác quản lý không chỉ là việc hướng dẫn các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, mà điều có tác dụng cơ bản và lâu dài là phải tạo hành lang pháp lý đẩy đủ cho các hoạt động tôn giáo, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Thực tế tình hình tôn giáo luôn có những vấn đề mới đặt ra cần phải được điều chỉnh, trong khi các chính sách, pháp luật còn có những bất cập. Vì vậy, nhiệm kỳ 2016 – 2020, Quốc hội dự kiến ban hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để kịp thời hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp; xây dựng ý thức hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật. Quan tâm củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp theo tinh thần Kết luận số 78-KL/TW, ngày 14/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở.

3- Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Thực tế cho thấy, giáo lý, giáo luật và những lời răn dạy của các tôn giáo đều hướng con người làm lành, tránh ác, yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Quá trình hội nhập và mở cửa, mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hoá đang làm mai một những giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc, tha hoá đạo đức, lối sống của một bộ phận con người thì những răn dạy, hướng thiện đó cũng góp phần vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo của tôn giáo cũng góp phần cùng với các cấp, các ngành chung tay giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

Như vậy, cần quan tâm chỉ đạo và có những giải pháp, chính sách tạo điều kiện cho tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo phát huy những yếu tố tích cực, hướng thiện trong văn hoá, đạo đức tôn giáo và những hoạt động xã hội, từ thiện phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, nhất là các hoạt động y tế, giáo dục, chăm sóc người bị bệnh hiểm nghèo… theo quy định của pháp luật.

4- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức công dân, quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho đồng bào có đạo; tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Trong đó, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hợp lý các nhu cầu hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo như: Tổ chức lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo; việc đào tạo, bổ nhiệm chức sắc; giải quyết đất đai, xây sửa cơ sở thờ tự…. Chú trọng công tác vận động chức sắc, cốt cán tôn giáo nhằm phát huy vai trò của chức sắc, cốt cán trong vận động tín đồ, tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc.

5- Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giải quyết đúng đắn và đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng là cơ sở để đấu tranh có hiệu quả chống việc lợi dụng tôn giáo. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo là tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, điều kiện đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện tốt. Đây là hai mặt của một vấn đề có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó nhấn mạnh việc chủ động quan tâm giải quyết các nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, theo pháp luật của quần chúng tôn giáo, từ đó loại bỏ những nguyên cớ mà các thế lực xấu có thể lợi dụng kích động, xuyên tạc; quần chúng yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, tự giác đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ.

Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân, đồng bào có đạo. Thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất, năng lực làm công tác dân vận, công tác tôn giáo. Quan tâm công tác phát triển đảng viên là người có đạo, xây dựng cốt cán trong tôn giáo; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chủ trương, nhiệm vụ của cấp uỷ các cấp được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Các cấp chính quyền kịp thời thể chế hoá chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, nhiệm vụ cụ thể về công tác tôn giáo. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có quần chúng tôn giáo bằng các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

1. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo.

2. Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Nxb CTQG, H.2016, tr.165.