Top 6 # Xem Nhiều Nhất Luật Kế Toán 2015 Doc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Quản Lý Nhà Nước Về Kế Toán Theo Luật Kế Toán 2022

xin chia sẻ với các bạn một số Quản lý nhà nước về kế toán theo Luật kế toán năm 2015 vừa được Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó có một số nội dung chính sau:

Quản lý nhà nước về kế toán

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán;

b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán;

c) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.

d) Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên;

đ) Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

e) Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề;

g) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán;

i) Hợp tác quốc tế về kế toán.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp

Luật Kế Toán: Những Điểm Mới Của Luật Kế Toán Sửa Đổi Năm 2022

(Taichinh) – Dự thảo sửa đổi đã được quốc hội thông qua chiều 20/11 với với 391 đại biểu tán thành, chiếm 79,155 tổng số đại biểu tham gia biểu quyết.

Luật Kế toán (sửa đổi) gồm 6 Chương, 74 Điều, quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh , quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Luật chủ yếu quy định những nội dung mang tính nguyên tắc trong hoạt động nên đều áp dụng cho mọi lĩnh vực, do đó không tách các chương riêng về kế toán nhà nước và kế toán doanh nghiệp, mà chỉ có một số quy định riêng cho kế toán nhà nước và doanh nghiệp. Việc quy định cụ thể về chế độ kế toán đối với từng lĩnh vực sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật để phù hợp với thực tiễn (hiện nay, Chính phủ đã có Nghị định số 128/2004/NĐ- CP quy định về kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP quy định về áp dụng trong hoạt động kinh doanh).

Một trong những điểm mới của (sửa đổi) là chứng từ điện tử. Luật đã quy định, chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.

Trường hợp khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Luật giao Chính phủ quy định cụ thể về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập nhà nước.

Về nội dung công khai của Báo cáo tài chính, Luật quy định đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm. Đơn vị sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung về tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; trích lập và sử dụng các quỹ; thu nhập của người lao động; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu Chuẩn Và Điều Kiện Của Kế Toán Trưởng Theo Luật Kế Toán Năm 2022

xin chia sẻ với các bạn một số điều về Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo Luật kế toán năm 2015 vừa được Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó có một số nội dung chính sau:

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật kế toán năm 2015 còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật kế toán năm 2015 và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật kế toán năm 2015.

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

– Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 (Tiêu chuẩn quyền và trách nhiệm của người làm kế toán theo luật kế toán 2015) của Luật kế toán năm 2015;

Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

– Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp

Báo Cáo Tài Chính Của Đơn Vị Kế Toán Theo Luật Kế Toán Năm 2022

xin chia sẻ với các bạn Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán theo Luật kế toán năm 2015 vừa được Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó có một số nội dung chính sau.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán

1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

Báo cáo tình hình tài chính;

Báo cáo kết quả hoạt động;

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

Thuyết minh báo cáo tài chính;

Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp