Top 4 # Xem Nhiều Nhất Luật Dân Sự Về Chơi Hụi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Chơi Hụi Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Chơi Hụi?

Chơi hụi là gì?

Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chơi hụi hay còn gọi là chơi họ, bụi, biêu, phường được xác định là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người cùng tập hợp lại với nhau để định ra số người chơi, thời gian tham gia, số tiền hoặc tài sản khác, phương thức góp, cách thức lĩnh hụi cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên.

Dây hụi là một hụi được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia hụi bao gồm chủ hụi và các thành viên tham gia. Trong đó:

Chủ hụi là người đứng ra thực hiện các công việc như tổ chức, quản lý dây hụi, thu và giao các phần hụi cho thành viên trong hụi đủ điều kiện lĩnh ở mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi, và chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây họ tham gia dây hụi.

Thành viên là người tham gia vào dây hụi, được góp, được lĩnh tiền hụi và được trả lãi nếu là hụi có lãi.

Quy định pháp luật về chơi hụi

1. Nguyên tắc tổ chức chơi hụi

Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì việc tổ chức hụi phải tuân theo các nguyên tắc sau:

2. Điều kiện tham gia chơi hụi:

Cá nhân phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tài sản riêng thì có thể là tham gia chơi hụi, thành viên của dây họ, nếu tài sản là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý.

Để làm chủ hụi, thành viên phải: phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Nếu các thành viên của hụi tự tổ chức dây hụi thì chủ hụi phải đảm bảo điều kiện là người được hơn 1/2 thành viên trong hụi bầu, trừ trường hợp các thành viên trong hụi có thỏa thuận khác so với quy định này và chủ hụi phải đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.

3. Thỏa thuận về dây hụi

Quy định thỏa thuận về dây hụi được lập thành văn bản, kể cả việc sửa đổi, bổ sung sau khi đã ban hành văn bản thỏa thuận. Văn bản thỏa thuận không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Nội dung văn bản thỏa thuận phải có các nội dung sau:

Thông tin cá nhân của chủ họ bao gồm: họ và tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú;

Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

Phần đóng góp hụi; phương thức góp, lĩnh hụi.

Thời gian diễn ra dây họ, thời gian của kỳ mở hụi;

Ngoài ra, có thể thỏa thêm về lãi suất, giao phần hụi cho thành viên, trách nhiệm của chủ hụi…

4. Gia nhập, rút, chấm dứt dây hụi:

Gia nhập dây hụi, khi:

Rút khỏi dây hụi khi rơi vào các trường hợp sau;

Chấm dứt dây hụi khi vào các trường hợp sau:

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666

Chơi Hụi Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Chơi Hụi, Họ, Phường?

Chơi hụi là gì? Quy định mới nhất của pháp luật dân sự về chơi hụi, họ, phường? Thế nào là chơi hụi? Thế nào là chơi họ? Thế nào là chơi phường? Quy định mới nhất về chơi họ, hụi, phường mới nhất năm 2021.

Hiện nay hình thức tổ chức họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là chơi hụi) diễn ra trên địa bàn cả nước và đang càng ngày càng gia tăng trong đời sống nhân dân. Đồng thời với đó là thực trạng số tiền các bên tham gia chơi hụi cũng ngày càng tăng lên, nhiều khi lên đến con số hàng tỷ đồng. Mặc dù đây không phải là một hình thức bị pháp luật ngăn cấm nhưng để tránh trường hợp vi phạm pháp luật cũng như để tránh trường hợp quyền và lợi ích bị ảnh hưởng thì người dân tham gia hình thức này cần phải nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật.

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về hụi, họ, phường, tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: .

– Khái niệm chơi hụi được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó họ, hụi, biêu, phường được xác định là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người cùng tập hợp lại với nhau để định ra số người chơi, thời gian tham gia, số tiền hoặc tài sản khác, phương thức góp, cách thức lĩnh hụi cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên.

– Dây hụi là một hụi được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia hụi bao gồm chủ hụi (nếu có) và các thành viên tham gia.

– Chủ hụi là người đứng ra thực hiện các công việc như tổ chức, quản lý dây hụi, thu và giao các phần hụi cho thành viên trong hụi đủ điều kiện lĩnh ở mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi, và chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây họ tham gia dây hụi.

– Thành viên là người tham gia vào dây hụi, được góp, được lĩnh tiền hụi và được trả lãi nếu là hụi có lãi.

2. Nguyên tắc tổ chức và điều kiện tham gia họ, hụi, biêu, phường

– Một là, nguyên tắc tổ chức của việc chơi hụi:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì việc tổ chức hụi phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;

+ Mục đích của việc tổ chức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia;

– Hai là, điều kiện tham gia hụi:

+ Điều kiện để trở thành thành viên của hụi:

Cá nhân muốn là thành viên của hụi thì phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên đối với trường hợp n gười từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tài sản riêng thì có thể là tham gia chơi hụi, thành viên của dây họ, nếu tài sản là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý. Ngoài ra cần đảm bảo các đ iều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

+ Điều kiện để thành viên của hụi làm chủ hụi là: phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Nếu các thành viên của hụi tự tổ chức dây hụi thì chủ hụi pahir đảm bảo điều kiện là người được hơn 1/2 thành viên trong hụi bầu, trừ trường hợp các thành viên trong hụi có thỏa thuận khác so với quy định này và chủ hụi phải đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.

→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

Các thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản, kể cả việc sửa đổi, bổ sung sau khi đã ban hành văn bản thỏa thuận. Theo quy định của pháp luật thì văn bản thỏa thuận về dây hụi không cần công chứng, chứng thực nhưng nếu các bên có yêu cầu thì vẫn có thể thực hiện.

+ Thông tin cá nhân của chủ họ bao gồm: họ và tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú;

+ Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

+ Phần đóng góp hụi; phương thức góp, lĩnh hụi.

+ Thời gian diễn ra dây họ, thời gian của kỳ mở hụi;

– Các nội dung có thể thỏa thuận thêm:

+ Lãi suất (chỉ áp dụng đối với hụi có lãi); mức hoa hồng của chủ họ được hưởng (áp dụng với hụi có hưởng hoa hồng);

+ Việc ký quỹ hoặc các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ khác của chủ hụi;

+ Thỏa thuuận về phương thức, điều kiện, thời điểm gia nhập, rút khỏi dây hụi, chấm dứt dây hụi;

+ Trách nhiệm của chủ hụi, thành viên khi vi phạm nghĩa vụ và các n ội dung khác.

– Gia nhập dây hụi:

Mội cá nhân có thể được tham gia dây hụi khi:

+ Nhận được sự đồng ý của người chủ hụi và tất cả các thành viên của dây hụi;

Tuy nhiên nếu trong văn bản thỏa thuận về dây hụi có các quy định về điều kiện khác thì cá nhân cũng phải tuân theo.

– Rút khỏi dây hụi:

Khi một thành viên của dây hụi muốn rút ra khỏi dây thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đối với thành viên đã được lĩnh hụi: được rút khỏi dây hụi khi đã đóng đầy đủ các phần hụi chưa góp và tiến hành giao cho chủ hụi hoặc giao cho thành viên giữ sổ hụi.

+ Đối với thành viên đã thực hiện việc góp hụi nhưng chưa được lĩnh thì sẽ được lĩnh các phần họ theo văn bản thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được nhận lại các phần đã góp tại thời điểm kết thúc dây hụi hoặc phần hụi đã góp tại thời điểm rút khỏi dây hụi. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả một phần tiền lãi đã được nhận (nếu hụi có lãi) và phải thực hiện các nghĩa vụ khác nếu có; ngoài ra thành viên mà gây thiệt hại cho hụi thì phải bồi thường.

+ Đối với người tham gia dây hụi chết thì các quyền và nghĩa vụ của người đó được giải quyết và thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với việc tham gia dây hụi của người thừa kế thực hiện theo thỏa thuận giữa người thừa kế và những người tham gia dây hụi.

Dây hụi sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Sau khi mục đích chơi hụi của các thành viên đã đạt được;

+ Dựa theo thoả thuận trong văn bản thỏa thuận của những người tham gia;

Đối với trường hợp dây hụi khi chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của những người tham gia sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy ta thấy đối với hình thức tham gia họ, hụi, biêu, phường mặc dù chỉ là một hình thức tổ chức tài chính của người dân giữa các cá nhân với nhau tuy nhiên hiện nay theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP và Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định khác chi tiết và chặt chẽ về vấn đề tham gia họ, hụi, biêu, phường. Khi các cá nhân tham gia tổ chức, chơi hụi thì nên nắm vững và cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh trường hợp quyền lợi bị xâm phạm.

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về hụi, họ, phường vui lòng liên hệ Hotline: – Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trên toàn quốc.

Chơi hụi (tên khác: họ, hội, biêu, phường, huê) gọi chung là họ, là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam và thường do phụ nữ thực hiện. Đây là hình thức trái ngược với trả góp. Trước đây, việc chơi hụi chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi nhưng kể từ năm 2006 đã có Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định hướng dẫn về họ

– Có hai hình thức hụi: hụi có lãi và hụi không có lãi

Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (“chủ hụi”) và mời các thành viên khác cùng chơi (“con hụi”). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…

Ví dụ: Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được “hốt hụi” thì bà nhận được số tiền là: 10.000 đồng x 10 người X 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng), ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.

Qua kỳ thứ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi.

Bên cạnh đó, còn có hụi tính lãi. Với kiểu này, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt hụi chót” sẽ lời nhiều. Thường một chu kỳ hụi có lãi theo tháng người hốt trước phải đóng nhiều tiền, người hốt sau phải đóng ít tiền hơn.

Ví dụ: có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau đóng 1.000.000 đ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000 đ. Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi

Hụi chết là người hót trước: phải trả lãi

Hụi sông là người hót sau: được lời

Giả sử người có dư vốn muốn chơi hụi thì có thể so sánh, tổng số tiền mình bỏ ra trong một chu kỳ, tổng số tiền mình nhận được đến lúc mình lấy đã trừ đi tiền của chủ hụi. So sánh tổng số tiền mình sẽ gửi vào ngân hàng đến thời gian đó. Tất nhiên còn đo độ rủi ro nữa

Chơi hụi giống hình thức bỏ ống tiết kiệm nhưng giúp các con hụi có cơ hội nhận trước tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Và khi đã nhận được tiền hụi, người đó trở về giống hình thức trả góp.

Bể hụi: Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.

Giựt hụi: Tới kì mở hụi mà không tìm ra chủ hụi, thì gọi là giựt hụi.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật:

Chơi Hụi, Họ, Tình Trạng Vỡ Hụi, Vỡ Họ Với Những Hệ Lụy Để Lại

Hiện nay hình thức chơi phường, góp họ đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Về bản chất, đây là một trong những hình thức để huy động vốn, tương trợ trong nhân dân được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có một Điều để quy định về vấn đề này.

Cụ thể theo quy định tại điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”. Đồng thời Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định quy định cụ thể hơn về hoạt động của hình thức này.

Về bản chất thì đây là một hình thức huy động vốn tốt, được nhiều người dân tham gia. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân dẫn dến các chủ họ tuyên bố vỡ họ, điều này khiến không ít người rơi vào cảnh trắng tay khi tham gia chơi họ, hụi.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã không ít lần thông tin, cảnh báo về tình trạng này. Khá nhiều vụ vỡ họ đã xảy ra và mức độ thiệt hại cho người dân trong mỗi vụ việc có khi lên đến hàng tỷ đồng. Đơn cử như mới đây nhất trên địa bàn TP là vụ vỡ họ tại thôn Bách Phương 4, xã An Thắng, huyện An Lão. Từ những nhóm họ nhỏ trên địa bàn đã biến tướng thành các tổ, nhóm chơi họ quy mô lớn với lãi suất cao. Với số người tham gia khoảng 300-400 người thì sau khi vỡ họ, tổng số tiền thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.

Hỏi: Thưa ông Chính, tình hình vỡ hụi, họ tại các địa phương hiện nay vẫn đang xảy ra. Từ đó dẫn đến những tranh chấp giữa chủ họ và người chơi. Vậy ông có thể chia sẻ cùng chúng tôi và các thính giả đang nghe chương trình 1h với Hải Phòng được biết là thời gian vừa qua, tỷ lệ người dân đến nộp đơn khởi kiện tranh chấp nợ họ, hụi trên địa bàn TP có nhiều hay không và các vụ tranh chấp này có lớn không thưa ông?

Đáp: Theo báo cáo của Tòa án các quận huyện, trong thời gian vừa qua trên địa bàn một số xã thuộc huyện Vĩnh Bảo (xã Vĩnh An), Tiên Lãng (xã Quyết Tiến) đã xảy ra hiện tượng vỡ hụi, họ. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay TAND huyện Vĩnh Bảo nhận được nhiều đơn kiện đòi nợ hụi, họ; Tòa đã nhận 32 đơn khởi kiện về hụi họ với tổng số tiền la 2.845.000.000đ, có 3 trường hợp rút đơn để tự giải quyết với số tiền 927.000.000đ; Tòa đã giải quyết, xét xử 29 vụ, với tổng số tiền 1.698.432.000, vụ có giá trị lớn nhất trên 100.000.000đ; TAND huyện Tiên Lãng đã thụ lý, giải quyết 18 vụ việc hụi, họ với Tổng số tiền nợ 3.649.000.000đ, vụ có giá trị lớn nhất là 500.000.000đ (nợ gốc, không đòi tiền lãi).

Hỏi: Vậy thì các vụ việc tranh chấp nợ họ sẽ giải quyết theo pháp luật dân sự hay hình sự, thưa ông Chính?

Đáp: Theo quy định tại điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.”

Tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 (thay thế Nghị định 144/2006/NĐ-CP) của Chính phủ Về hụi, họ, biêu, phường (gọi tắt là họ) quy định nguyên tắc tổ chức họ:

“1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

(Điều 3 BLDS: Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử; nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận , không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; nguyên tắc thiện chí, trung thực; không xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích của người khác; nguyên tắc tự chịu trách nhiệm)

Do vậy, khi có tranh chấp nợ họ sẽ giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự nếu không có dấu hiệu vi phạm khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP như đã nêu ở trên.

Cụ thể, người nhận tiền (chủ họ, thành viên đã lĩnh họ) thừa nhận số tiền nợ, xác định nghĩa vụ trả nợ… không có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật, cho vay nặng lãi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác… thì khi có tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự theo tố tụng dân sự.

Ngược lại, nếu chủ họ (hoặc thành viên đã lĩnh họ) có ý định tổ chức (tham gia) họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác thì sẽ bị xem xét, xử lý hình sự tùy theo hành vi thực hiện tương ứng với các điều luật được quy định trong Bộ luật hình sự.

Tháng 5/2020 TAND thành phố đã xét xử 1 vụ/5 bị cáo về tội ““Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” dưới hình thức cho vay họ góp, cho vay lãi theo tháng với số tiền cho vay từ 50.000.000đ – 200.000.000đ, mức lãi suất từ 182,5%/năm đến 243,33%/năm thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng.

Hỏi: Trong thời gian qua, không ít những người đã rơi vào cảnh trắng tay khi tham gia chơi họ, hụi. Do đó, việc làm thế nào để đòi lại được tiền là một vấn đề được người chơi họ rất quan tâm. Vậy xin hỏi ông Chính là qua các vụ việc tranh chấp nợ họ mà tòa đã xử lý thì thường người dân có lấy lại được tiền của mình hay không?

Đáp: Mục đích của việc tổ chức họ thực hiện nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ, không nặng về mục đích lợi nhuận (họ phải biết rõ về nhau, có mối quan hệ thân thiết, tin tưởng nhau, cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề, công việc…tổ chức họ để hỗ trợ nhau trong công việc, trong cuộc sống, trong làm ăn, kinh doanh với quy mô nhỏ kiểu phường, hội…), thì mới hạn chế rủi ro; Ngược lại, nếu tổ chức họ với các thành viên tham gia không có mối quan hệ thân thiết, tin tưởng, không cùng hội, phường, nghề nghiệp…. với mục đích hỗ trợ nhau mà nặng về cho vay để có lãi, có lợi nhuận nhiều hơn so với lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng (nên đã dồn tất cả vốn, tài sản của mình để tham gia hụi, họ) thì rủi ro sẽ rất cao như thực tế các trường hợp vỡ hụi, họ đã xảy ra trên địa bàn thành phố và các tỉnh khác trong cả nước trong thời gian qua mà báo chí đã nêu. Bởi đây là quan hệ vay và cho vay (giao dịch về tài sản theo tập quán) trên cơ sở tín chấp, không có tài sản thế chấp để bảo đảm, nên khi có tranh chấp, được Tòa án thụ lý, giải quyết và có bản án, quyết định giải quyết của Tòa án, chủ nợ phải có đơn đề nghị Cơ quan Thi hành án thi hành thì khả năng thu hồi được tài sản cũng không cao vì trong những trường hợp này, thường người phải thi hành án (chủ họ hoặc thành viên đã lĩnh họ) cũng đã lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán, không còn tài sản… có giá trị để phát mại thực hiện nghĩa vụ trả nợ, phải thu nợ dần nếu họ có lao động, có nguồn thu nhập…

Hỏi: Tôi có đang tham gia chơi một dây họ tại địa phương. Qua thông tin đại chúng, tôi có thấy một số vụ việc vỡ họ và người chơi cũng không lấy lại được tiền của mình. Điều này khiến tôi rất băn khoăn. Vậy cho tôi hỏi, trước tình huống chủ họ bị vỡ nợ thì người chơi có được pháp luật bảo vệ hay không? Việc xử lý tài sản sẽ như thế nào? Với câu hỏi này thì xin được mời ông Dương Văn Chính trả lời cho bạn nghe đài được biết?

Đáp: Theo Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm như sau:

1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Tòa án sẽ ra phán quyết buộc người vay (Chủ họ hoặc thành viên đã lĩnh họ) nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ phải (thanh toán, trả nợ) cho người cho vay (thành viên tham gia chưa nhận tiền góp họ). Tuy nhiên, do đây là quan hệ tín chấp, không có tài sản thế chấp đảm bảo để thi hành bản án của Tòa án, Cơ quan thi hành án phải mất nhiều thời gian để tiến hành xác minh, truy tìm nguồn tài sản của người phải thi hành án để có thể cưỡng chế, kê biên, tổ chức phát mại (nếu họ không tự nguyện) để thi hành bản án… đây là cả một quá trình cần có thời gian, mặt khác nếu người phải thi hành án không còn tài sản nào, không có khả năng thi hành án thì rủi ro (về thời gian, công sức, tài sản) sẽ vẫn thuộc về người được thi hành án.

Với câu hỏi này thì xin được mời ông Dương Văn Chính trả lời cho bạn được biết

Đáp: Theo Điều 14 Nghị định 19/2019/NĐ-CP Về hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), quy định Thông báo về việc tổ chức dây họ, thì:

1. Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên;

b) Tổ chức từ hai dây họ trở lên.

2. Nội dung văn bản thông báo:

a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của chủ họ;

b) Thời gian bắt đầu và kết thúc dây họ;

c) Tổng giá trị các phần họ tại kỳ mở họ;

d) Tổng số thành viên.

3. Trường hợp thông tin về dây họ đã được thông báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà có sự thay đổi thì chủ họ phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.

4. Chủ họ không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Hỏi: để có thể khởi kiện được chủ họ khi chủ họ không trả tiền góp họ cho người chơi thì người khởi kiện cần phải có các giấy tờ gì để chứng minh? Nếu không có thì có thể khởi kiện được hay không thưa ông Dương Văn Chính?

Đáp:

– Giấy biên nhận tiền, sổ họ (nếu có),… để chứng minh về việc những người đó có quan hệ tham gia dây họ;

Nếu thiếu hoặc không có các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình thì quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện sẽ khó được bảo đảm.

Đáp: Trước khi tham gia họ, người chơi họ cần phải quán triệt tâm thế tham gia họ với mục đích hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ nhau, không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, không huy động tất cả vốn liếng, tài sản vào việc chơi họ… bởi đây là quan hệ vay tín chấp, không có tài sản bảo đảm, rủi ro rất cao khi có tranh chấp, sau khi Tòa có phán quyết thì người phải thi hành án hầu như không có khả năng thanh toán trả nợ, không còn tài sản, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản….

Trong thực tế, vỡ họ được hiểu là trường hợp chủ họ (hoặc người tham gia đã lĩnh họ) “ôm” tiền họ và cố tình không trả cho người chơi (do nhiều lý do khác nhau), có trường hợp họ bỏ trốn, đi đâu không rõ mà không thông báo cho những người tham gia biết địa chỉ nơi cư trú mới…. Khi xảy ra tranh chấp họ hụi, người chơi họ có thể thương lượng với chủ họ về việc hoàn trả họ hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho rằng chủ họ cố tình chiếm đoạt tiền họ, người chơi có thể tố cáo đến cơ quan công an để xem xét, điều tra …hành vi vi phạm các quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, đó là hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi… hoặc các hàn vi vi phạm pháp luật khác.

Để tránh rủi ro xảy ra khi vỡ họ, người chơi họ cần phải tuân thủ đúng các quy định của Nghị định 19/2019/NĐ-CP, phải lập văn bản thỏa thuận về việc chơi họ (có công chứng, chứng thực), phải lập sổ họ, khi giao nhận tiền có Giấy biên nhận….các tài liệu, chứng cứ này sẽ là căn cứ để khởi kiện ra Tòa hoặc làm đơn gửi tới Cơ quan Công an để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chơi họ.

Luật Sư Tư Vấn Về Trường Hợp Vỡ Hụi

19/10/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về trường hợp vỡ hụi như sau: Bạn tôi là chủ của mấy dây hụi, nhưng do làm ăn thất bại nên bạn tôi có hốt hụi của 1 người hội viên, rồi nay bạn tôi không đủ khả năng đóng hụi. Qua giai đoạn thương lượng cho trả gốc thì bạn tôi đã trả được cho mỗi người 17tr200 là tính tổng hơn 200 triệu, nay còn khoảng 30 triệu nữa, nhưng do nhà bạn tôi gần đến hạn trả ngân hàng nhưng không có tiền nếu không trả thì sẽ bị ngân hàng phát mãi thì giá sẽ rất rẻ,

Nên bên em chồng của bạn tôi bỏ ra 200 triệu để trả ngân hàng và đi làm giấy tờ để chồng bạn tôi sang tên cho đứa em để em tôi đi vay lại, vì tên chồng tôi không được vay nữa, mà nay những ng đó nói là tôi bán nhà mà không chịu trả nợ, nhưng trước đó đã thoả thuận cho ban tôi trả dần mỗi tháng lương của bạn tôi, mà nay những người đó nói bạn tôi bán nhà mà không trả nên những người đó làm đơn thưa bạn tôi, và nói bạn tôi là sẽ bị đi tù, rồi những người đó gom hết tất cả tên những người mà bạn tôi thiếu, kê ra với số tiền hơn 200 triệu nữa, trong đó có cả tiền vay phải đóng lãi hàng tháng, nay đã lâu, nếu tính tiền lãi thì cũng đã bằng tiền gốc rồi, bạn tôi là giáo viên. Vậy theo luật sư nếu bạn tôi bị thưa ra toà như vậy thì bạn tôi có phải đi tù không? Và pháp luật sẽ xử như thế nào, xin luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể nói cho bạn tôi biết và yên tâm phần nào. Xin cảm ơn.

Theo Điều 471 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về việc chơi họ, hụi, biêu, phường như sau:

“1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì: ” Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì trường hợp bạn không đủ khả năng đóng hụi thì một hoặc nhiều hụi viên khác có thể gửi đơn ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Về trách nhiệm của các thành viên do không góp họ được quy định tại Điều 30, Nghị định 144/2006 như sau:

“1. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có.2. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ.”

Với những thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi nhận thấy chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm ở đây (bạn không dùng những thủ đoạn gian dối hay có hành vi bỏ trốn để chiểm đoạt tài sản…) vì vậy, các hụi viên khác chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình.