Top 8 # Xem Nhiều Nhất Luật Dân Sự La Mã Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ảnh Hưởng Của Luật La Mã Đến Hệ Thống Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Hiện Nay

MỞ ĐẦU

Luật La Mã được xây dựng cách đây hàng ngàn năm và được coi là bộ luật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi nhất đến hệ thống pháp luật của các quốc gia hiện đại. Vì nhiều lý do trong lịch sử, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi pháp luật La Mã đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã đến pháp luật dân sự Việt Nam cũng là nghiên cứu để hiểu rõ hơn cội nguồn của hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích và nêu nhận xét của mình về ảnh hưởng của luật La Mã đến hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay”.

Để phân tích được sự ảnh hưởng của luật La Mã đến pháp luật dân sự Việt Nam thì cần thiết phải thông qua sự so sánh trực tiếp giữa các quy định của pháp luật La Mã và Pháp luật Việt Nam trong các chế định cụ thể, từ đó rút ra nhận xét.

Các luật gia La Mã xác định có 6 loại chủ thể trong quan hệ pháp luật, bao gồm: công dân La Mã; người La Tinh và người ngoại tộc; nô lệ; nông nô, lệ nông; pháp nhân. Trong phạm vi bài tiểu luận em sẽ phân tích chủ yếu về hai chủ thể là công dân La Mã và Pháp nhân trong tư pháp La Mã.

Luật cũng quy định người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi và có quyết định của tòa án thì bị mất năng lực hành vi dân sự; hay người bị nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình bị tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu… những người này đều phải đặt dưới sự giám sát của người đại diện theo pháp luật.

– Về pháp nhân: BLDS Việt Nam đã quy định một chế định riêng về pháp nhân. Theo đó, luật ghi nhận nguyên tắc mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập pháp nhân, pháp nhân tài sản độc lập và có thể nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập, ngoài ra luật còn quy định rõ việc pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật như thế nào, trách nhiệm của pháp nhân, chấm dứt pháp nhân…

– tư pháp La Mã định nghĩa, Nghĩa vụ dân sự: “nghĩa vụ là sự ràng buộc của các chủ thể trong đó người ta phải thực hiện một số hành vi theo pháp luật quy định”. Trong quan hệ này, một bên có quyền yêu cầu được gọi là trái chủ, bên phải thực hiện yêu cầu gọi là thụ trái. Nó được phát sinh từ bốn căn cứ, bao gồm: nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm tư pháp; nghĩa vụ phát sinh như từ hợp đồng (thực hiện công việc không có ủy quyền và được giàu không có căn cứ) và nghĩa vụ phát sinh như từ các vi phạm. Đặc trưng của quan hệ này là luôn có hai bên thủ thể (chủ nợ – con nợ), ban đầu các luật gia La Mã tuyệt đối hóa tính nhân thân của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, về sau quan niệm về tính nhân cũng thay đổi dần, các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ có thể thay đổi khi chủ nợ hoặc con nợ chết; việc chuyển quyền yêu cầu cũng có thể thực hiện khi chủ nợ còn sống và chỉ phải thông báo cho con nợ về việc này; đặc biệt, cho phép các chủ thể có thể thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba, sự thỏa thuận này phải là thỏa thuận của của ba bên (chủ nợ; con nợ và bên thứ ba). Tất nhiên, không phải mọi quan hệ nghĩa vụ đều có thể chuyển giao, đối với những quan hệ mà quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân thì các bên chủ thể không thể chuyển giao. Để đảm bảo nghĩa vụ được thực hiện tư pháp La Mã đã quy định: nghĩa vụ phải được thực hiện bởi chính người có quyền định đoạt; thực hiện cho chính người được hưởng lợi; thực hiện đúng nội dung, địa điểm; đúng thời hạn. Khi các chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự đối với họ, đó là việc họ phải thực hiện một nghĩa vụ với chủ nợ bằng tài sản của mình. Trách nhiệm dân sự được xác định dựa trên yếu tố lỗi (cố ý, vô ý nặng, vô ý nhẹ), việc phân loại lỗi là căn cứ để tăng hay giảm mức độ chịu trách nhiệm… Nghĩa vụ chấm dứt khi: bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ; các bên đổi mới nghĩa vụ hay bù trừ nghĩa vụ cho nhau.

– Luật về hợp đồng trong tư pháp La Mã có hai hệ thống hợp đồng (giao ước và khế ước). Các giao ước là hợp đồng nhưng không được pháp luật liệt kê nên về nguyên tắc không được pháp luật bảo hộ, còn khế ước là các hợp đồng đã được liệt kê trong văn bản pháp luật do đó được bảo vệ. Như vậy, trong tư pháp La Mã không có quy định để điều chỉnh chung cho tất cả hợp đồng phát sinh trên thực tế, mà pháp luật mới chỉ liệt kê một số hợp đồng phổ biến để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Đối với những hợp đồng đã liệt kê, luật quy định có ba hình thức giao kết hợp đồng là: thông qua nghi lễ; lời nói hay văn bản. Về nội dung của hợp đồng, các luật gia La Mã đã chia thành hai loại điều khoản, điều khoản cơ bản – là điều khoản mà thiếu nó thì không thể xác định được hợp đồng đã được giao kết hay chưa (coi như hợp đồng không được giao kết); điều khoản không cơ bản – điều khoản cần thiết cho hợp đồng nhưng thiếu nó thì hợp đồng vẫn phát sinh hiệu lực. Để hợp đồng được hình thành các luật gia xây dựng mô hình hai giai đoạn hỏi đáp (đề nghị giao kết – trả lời) và thừa nhận nguyên tắc “việc giao kết hợp đồng do chính các bên tham gia hợp đồng trực tiếp thực hiện”. Hợp đồng sẽ có hiệu lực khi đủ các điều kiện do pháp luật quy định, bao gồm 5 điều kiện: thể hiện ý chí chung; phải thống nhất giữa ý chí chung với bày tỏ ý chí chung (các trường hợp do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng bức mà giao kết hợp đồng đều vi phạm điều kiện này); nội dung của hợp đồng không trái với các quy định bắt buộc; nội dung hợp đồng không trái đạo đức xã hội và cuối cùng nội dung của hợp đồng phải rõ ràng, mang tính xác định.

– Nghĩa vụ dân sự: khái niệm nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam cũng quy định tương tự luật La Mã “là việc bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật … (thực hiện một số hành vi pháp luật quy định) vì lợi ích của bên có quyền” (điều 280 BLDS 2005). Theo đó, quan hệ nghĩa vụ có hai bên chủ thể (bên có nghĩa vụ và bên có quyền). Về căn cứ pháp sinh, điều 281 quy định 5 căn cứ pháp sinh quan hệ nghĩa vụ gồm: hợp đồng dân sự; hành vi pháp lý đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Cũng giống như pháp luật La Mã thời kỳ sau, tính nhân thân trong quan hệ nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam chỉ mang tính tương đối. Các bên trong quan hệ có thể thỏa thuận về việc chuyển giao quyền hay nghĩa vụ cho người thứ ba, chỉ trừ các trường hợp quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của chủ thể tham gia không được phép chuyển giao. Về thực hiện nghĩa vụ, pháp luật nước ta cũng quy định tương tự người La Mã có một số quy định cụ thể hơn các nguyên tắc mà người La Mã đã xây dựng. Tuy nhiên, việc xác định lỗi trong trách nhiệm dân sự ở Viêt Nam có sự khác biệt so với người La Mã. Về cơ bản nguyên tắc suy đoán lỗi vẫn là nguyên tắc để xác định trách nhiệm dân sự nhưng trong luật dân sự Việt Nam việc phân loại lỗi (cố ý – vô ý) như người La Mã không là căn cứ để thay đổi mức độ trách nhiệm, người vi phạm chỉ cần có lỗi là phải chịu trách nhiệm.

– so với luật hợp đồng trong tư pháp La Mã luật hợp đồng trong luật dân sự Việt Nam đã xây dựng được quy định chung để điều chỉnh cho tất cả hợp đồng phát sinh trên thực tế. Cụ thể: BLDS 2005 và BLDS 2015 về phần hợp đồng đều có hai phần, phần chung gồm các quy định chung áp dụng cho tất cả các hợp đồng và phần riêng liệt kê các loại hợp đồng thông dụng để có quy định riêng điều chỉnh cho những loại hợp đồng này; ngoài ra trong một số văn bản chuyên ngành cũng có những quy định riêng điều chỉnh đối với những loại hợp đồng nhất định. Như vậy, mọi hợp đồng phát sinh đều được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Về hình thức giao kết hợp đồng, luật dân sự Việt Nam có bốn hình thức giao kết: lời nói, văn bản, giao kết bằng hành vi cụ thể, văng bản có công chứng, chứng thực, đăng ký.Về nội dung của hợp đồng luật dân sự Việt Nam không có sự phân biệt điều khoản cơ bản – điều khoản không cơ bản như trong luật La Mã, mà luật đưa ra một số nội dung quan trọng trong hợp đồng (chính là các điều khoản cơ bản trong luật La mã) để định hướng cho các chủ thể thỏa thuận chứ không mang tính chất bắt buộc. Việc giao kết hợp đồng, về cơ bản cũng dựa trên mô hình hai giai đoạn hỏi đáp nhưng việc giao kết không bắt buộc chính các bên tham gia hợp đồng thực hiện mà có thể ủy quyền cho người khác tham gia. Hiệu lực của hợp đồng theo luật dân sự Việt Nam cũng bao gồm hầu hết các điều kiện như trong tư pháp La Mã, chỉ trừ điều kiện nội dung của hợp đồng phải rõ ràng, mang tính xác định.

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của cá nhân đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc được thực hiện khi người chết để lại di chúc hợp pháp, thừa kế theo pháp luật thực hiện khi người chết không lập di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu hoặc có di chúc nhưng người được chỉ định trong di chúc không nhận di sản. Đặc trưng của thừa kế trong La Mã là không kết hợp hai hình thức thừa kế cùng một lúc tức là nếu đã thừa kế theo di chúc thì không áp dụng thừa kế theo pháp luật và ngược lại. Người thừa kế theo di chúc thì được hưởng toàn bộ di sản. Theo luật La Mã thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. kể từ thời điểm mở thừa kế những người thừa kế có quyền nhận di sản thừa kế.

Người kế theo di chúc được hưởng những kỷ phần được xác định trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được hưởng những kỷ phần ngang nhau. Nghĩa vụ mà người chết để lại được xác định theo tỷ lệ di sản mà mỗi người được hưởng. Luật La Mã cũng quy định một di chúc như thế nào là hợp pháp (người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc, hình thức của di chúc, người được chỉ định trong di chúc có năng lực hưởng thừa kế); một số trường hợp pháp luật hạn chế quyền định đoạt di sản của người lập di chúc và cho phép một người thừa kế được hưởng một phần tối thiểu của di sản khi họ thuộc vào những trường hợp pháp luật quy định, phần tối thiểu này gọi là kỷ phần bắt buộc. Người hưởng thừa kế bắt buộc có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án cho hưởng kỷ phần bắt buộc…

Theo pháp luật Việt Nam một người cũng có thể để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, không giống tư pháp La Mã một có thể kết hợp hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Di sản của một người nếu chia theo di chúc vẫn còn thì phần còn lại sẽ được chi theo pháp luật. thời điểm mở thừa kế theo pháp luật Việt Nam cũng tương tự như pháp luật La Mã.

Quyền định đoạt di sản của người lập di chúc cũng bị hạn chế trong một số trường hợp, trường hợp đó pháp luật gọi là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Và họ cũng có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án cho mình hưởng phần di sản này. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng kỷ phần bắt buộc này theo pháp luật của nước ta có quy định khác so với người La Mã…

Trong tư pháp La Mã hôn nhân là sự liên minh giữa người đàn ông với người đàn bà nguyễn chung sống với nhau suốt đời. Theo đó, hôn nhân vào thời kỳ La Mã là hôn nhân một vợ, một chồng và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật quy định các điều kiện kết hôn là: tuổi kết hôn, vợ chồng phải cùng là người La Mã cả hai bên phải chưa vợ, chưa chồng hoặc đã ly hông, không cùng huyết thống trong phạm vi ba đời. Hôn nhân chấm dứt khi: một bên vợ hoặc chồng chết trước; hai người li hôn (thuận tình hoặc theo yêu cầu của một bên)… Pháp luật La Mã phân biệt nam nữ rất rõ ràng thông qua hai hình thức là hôn nhân theo chồng và hôn nhân không theo chồng, quyền nhân thân và tài sản trong hai trường hợp này người phụ nữ đều là bên bị yếu thế hơn đặc biệt là trong hôn nhân theo chồng. Xã hội La Mã đặc biệt đề cao quyền gia trưởng trong gia đình.

Pháp luật nước ta cũng bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nhưng cả hai bên vợ chồng đều bình đẳng với nhau pháp luật có nhiều quy định bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng. Luật hôn nhân gia đình cũng có quy định điều kiện kết hôn rộng hơn trong Tư pháp La Mã, bao gồm: điều kiện về tuổi; cả hai bên phải chưa vợ, chưa chồng hoặc đã ly hôn; không được kết hôn cùng huyết thống… về căn cứ chấm dứt hôn nhân cũng có một số căn cứ như người La Mã như: một bên trong quan hệ vợ chồng chết trước; hai người li hôn (thuận tình hoặc theo yêu cầu của một bên…Tuy nhiên, khác biệt so với luật La Mã luật hôn nhân – gia đình nước ta coi hai bên vợ chồng bình đẳng nên không có sự phân biệt hôn nhân theo chồng và hôn nhân không theo chồng. Chúng ta cũng đã xóa bỏ quan niệm gia trưởng từ rất lâu…

Từ những phân tích qua sử dụng phương pháp so sánh trong phần trên có thể nhận thấy nhìn chung pháp luật La Mã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến hệ thống luật dân sự Việt Nam hiện nay. Hầu hết các nguyên tắc trong luật La Mã đều được tìm thấy trong pháp luật Việt Nam. Đặc biệt là các chế định về địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ dân sự; chế định tài sản; chế định nghĩa vụ hợp đồng và chế định thừa kế. Các nhà làm luật Việt Nam đã kế thừa những tinh túy trong pháp luật La Mã, đã cụ thể và chi tiết hơn các nguyên tắc ấy trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích chúng ta không tiếp nhận hoàn toàn một cách thụ động mà là sự tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với xã hội Việt Nam, đồng thời loại bỏ những quy định lạc hậu trong tư pháp La Mã. Điều này được thể hiện rõ nhất qua chế định hôn nhân – gia đình và các quy định về tài sản hay một số quy định về thừa kế. Mặt khác, thông qua sự so sánh các quy định mới trong của BLDS 2015 với các quy định trong BLDS 2005 và quy định trong luật La Mã thể hiện pháp luật dân sự Việt Nam cũng ngày càng có xu hướng tiếp nhận luật La Mã một cách sâu sắc hơn.

Tóm lại, pháp luật La Mã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu nhiều hơn các quy định trong tư pháp La Mã là rất cần thiết để vận dụng vào hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Bài tiểu luận đã chứng minh phần nào tầm quan trọng của luật La Mã trong xã hội ngày nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quyên Thừa Kế Trong Luật La Mã Cổ Đại

INGUYỄN ĐÌNH HUY

TS. Giảng viên Khoa Luật Dân sự – ĐH Luật TP.HCM

 

Khái niệm luật La Mã rất rộng, được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ luật La Mã là truyền thống luật La Mã trong lịch sử pháp luật châu Âu, dựa trên Bộ Luật Justinian; luật La Mã còn được hiểu là luật thông dụng (Ius Commune) được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu ; luật La Mã còn là một trường phái luật pháp theo xu hướng bảo tồn những nguyên tắc của luật La Mã… Thế nhưng khi nhắc đến khái niệm luật La Mã chúng ta phải hiểu rằng đó là luật pháp của nhà nước La Mã cổ đại kéo dài suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ VI sau Công nguyên). Những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực xây dựng pháp luật của nhà nước La Mã là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, có thể so sánh với Kim tự tháp của Ai Cập, Vạn lý trường thành của Trung quốc… Theo Ăng- ghen: “Luật La Mã là hình thức pháp luật hoàn thiện nhất dựa trên cơ sở tư hữu. Sự thể hiện pháp lý những điều kiện sống và những xung đột xã hội trong đó thống trị tư hữu mà những nhà làm luật sau đó không thể mang thêm điều gì hoàn thiện hơn…”.

 

Cho đến ngày nay, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi tại sao kỹ thuật xây dựng luật pháp của các luật gia La Mã lại hoàn thiện đến mức khó tin như vậy. Chỉ lấy một ví dụ trong phần hợp đồng thì so với luật pháp hiện đại người ta chỉ thấy thiếu một loại hợp đồng duy nhất, đó là hợp đồng bảo hiểm.

 

Sẽ không thái quá khi nói rằng luật La Mã là cơ sở, là nền tảng của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới và đối với những nhà làm luật, những người nghiên cứu luật pháp thì việc nghiên cứu luật La Mã là điều gần như không thể bỏ qua. Gomsten cho rằng: “Nghiên cứu luật pháp phải bắt đầu từ luật La Mã, bởi vì nếu không nghiên cứu luật La Mã thì tổn phí biết bao công sức một cách vô ích để tìm thấy cái mà người ta đã tìm thấy từ lâu”.

 

Nói đến luật La Mã chúng ta không thể không nhắc tới Luật XII bảng, Bộ Luật Justinian, tên tuổi các luật gia La Mã nổi tiếng như Gai, Pavel, Ulpian, Modestin, Papinian và Hoàng đế Justinian.

 

Khái niệm luật “dân sự” La Mã rộng hơn so với khái niệm luật dân sự Việt Nam, bao gồm cả tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, thừa kế, thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi tài sản không có căn cứ… Trong đó, thừa kế là một chế định rất quan trọng.

 

Thừa kế (hereditas):

 

Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.

 

Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.

 

Thời điểm mở thừa kế:

 

Là thời điểm người có tài sản chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định khối di sản của người chết để lại; xác định sự gia tăng hay giảm sút di sản để xác định trách nhiệm cho người bảo quản, xác định thời hiệu khởi kiện (3 năm).

 

Di sản thừa kế:

 

Bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện (quyền thừa kế, quyền đòi nợ). Một vấn đề rất quan trọng là theo luật La Mã, các nghĩa vụ về tài sản của người chết không phải là di sản thừa kế. Ví dụ A chết để lại tài sản là 100 aosơ (as), A nợ B 30 aosơ, vậy di sản thừa kế của A là: 100 – 30 = 70 aosơ.

 

Người thừa kế:

 

Là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nếu “người thừa kế” là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lại tài sản chết 300 ngày (10 tháng). Luật XII bảng quy định: “Tôi được biết rằng khi người đàn bà sinh đẻ vào tháng thứ mười một sau khi chồng chết thì (ở đó) có việc dường như người đàn bà có thai sau khi chồng chết, bởi vì Ủy ban mười người đã ghi rằng con người sinh ra vào tháng thứ mười chứ không phải vào tháng thứ mười một (bảng IV)”. Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản được hưởng, có quyền từ chối không nhận di sản.

 

Thừa kế theo di chúc (testato):

 

Di chúc là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”.

 

Luật La Mã quy định trong di chúc không được phép “im lặng bỏ qua” đối với hàng thừa kế thứ nhất (các con, nếu con chết thì các cháu). Nếu “im lặng bỏ qua” thì di chúc vô hiệu mặc dù tuân thủ đầy đủ các điều kiện khác. Ví dụ ông A có ba người con là B, C, D, ông để lại di chúc với nội dung: “Tôi cho hai con tôi là B và C mỗi đứa một nửa tài sản” mà không ghi “truất quyền thừa kế của D” thì di chúc vô hiệu vì đã im lặng bỏ qua D. Nếu A chết tài sản sẽ được chia theo luật cho B, C, D.

 

Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Nếu có người lập nhiều di chúc thì di chúc sau có giá trị hơn di chúc trước. Luật La Mã quy định khá chặt chẽ các điều kiện để một di chúc có hiệu lực như: người lập di chúc phải có khả năng lập di chúc (con gái từ 12 tuổi, con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội); hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (di chúc viết phải được quan tòa, quan chấp chính chứng thực, di chúc miệng phải có bảy người làm chứng, người thừa kế phải được chỉ định rõ ràng, chính xác); người được chỉ định trong di chúc phải là người có khả năng trở thành người thừa kế (thai nhi sinh vào tháng thứ mười một, đàn ông từ 25 đến 60 tuổi, đàn bà từ 20 đến 50 tuổi mà không lập gia đình thì không được hưởng thừa kế…).

 

Một nguyên tắc quan trọng của luật La Mã và thừa kế là Semel heres, semper heres – người được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế. Điều này có nghĩa là luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. Ví dụ một di chúc có nội dung sau: “Tôi không cho con tôi là M hưởng tài sản nếu nó không thi đậu vào trường Trung cấp pháp lý La Mã”. Trường hợp này, M vẫn là người được hưởng di sản thừa kế bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyên tắc “người thừa kế là vĩnh viễn”.

 

Một vấn đề mà trong hầu hết pháp luật dân sự của các nước có quy định được xuất phát từ luật La Mã là việc quy định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (hay còn gọi là kỷ phần bắt buộc). Ở thời kỳ đầu (thời kỳ Cộng hòa La Mã sơ khai) thì gia chủ chia tài sản như thế nào thì sẽ là như thế (Unti legassit super pecunia tutelave suae rei ita ius esto). Nhưng dần dần về sau đối với những người ở hàng thừa kế thứ nhất nếu bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng một kỷ phần bắt buộc.

 

Thời kỳ đầu, kỷ phần bắt buộc bằng ¼ một suất thừa kế nếu chia theo luật. Ví dụ A có hai con là B và C, A di chúc cho B toàn bộ tài sản, truất quyền thừa kế của C, vậy nếu A chết thì tài sản của A sẽ được chia như sau (giả sử A có 100 aosơ):

 

Một suất thừa kế là 100 : 2 = 50 aosơ

 

C sẽ được hưởng ¼ 50 aosơ = 12,5 aosơ, B được hưởng: 100 – 12,5 = 87,5 aosơ.

 

Dưới thời Hoàng đế Justinian việc phân chia kỷ phần bắt buộc rất chi tiết với nguyên tắc sau: nếu như một suất thừa kế được chia lớn hơn ¼ di sản thừa kế thì kỷ phần bắt buộc là 1/3 một suất thừa kế; nếu như một suất thừa kế nhỏ hơn hoặc bằng ¼ giá trị di sản thì kỷ phần bắt buộc bằng ½ một suất thừa kế.

 

Có thể diễn giải như sau: nếu người chết có số con nhỏ hơn 4 (1, 2, 3) thì một kỷ phần bắt buộc bằng 1/3 một suất thừa kế. Còn nếu người đó có 4 con trở lên thì một kỷ phần bắt buộc bằng ½ một suất thừa kế.

 

– Ví dụ 1: A có 3 con là B, C, D. A di chúc cho B toàn bộ 900 aosơ, C và D bị truất quyền thừa kế. Đầu tiên ta phải xác định một suất thừa kế nếu chia theo luật = 900 : 3 = 300 aosơ. Vì một suất thừa kế là 300 aosơ lớn hơn ¼ di sản (1/4 di sản bằng 900 : 4 = 225 aosơ) nên C , D mỗi người sẽ được hưởng 1/3 một suất thừa kế = 1/3 x 300 = 100 aosơ, B được hưởng: 900 – (100 + 100) = 700 aosơ.

 

– Ví dụ 2: A có 6 con B, C, D, E, G, H; A di chúc cho B toàn bộ 900 aosơ, những người còn lại bị truất quyền thừa kế.

 

Một suất thừa kế là 900 : 6 = 150 aosơ. Vì một suất thừa kế nhỏ hơn ¼ di sản (225 aosơ) nên một kỷ phần bắt buộc là ½ x 150 = 75 aosơ. Vậy C, D, E, G, H mỗi người được hưởng 75 aosơ; B được hưởng: 900 – (75 x 5) = 525 aosơ.

 

Một nguyên tắc quan trọng khác của luật La Mã là không được tiến hành chia một di sản vừa theo di chúc vừa theo luật. Nghĩa là nếu có di chúc thì chỉ được chia theo di chúc, người được hưởng kỷ phần bắt buộc không được hiểu là được chia thừa kế theo luật.

 

Ví dụ ông A có 2 con là B và C, tài sản của ông là 300 aosơ, ông di chúc cho B 100 aosơ và truất quyền thừa kế của C. Trong trường hợp này nếu A chết B sẽ được hưởng toàn bộ di sản (sau khi chia kỷ phần bắt buộc cho C) vì số di sản không được định đoạt trong di chúc không chia cho B, C theo luật được. Cụ thể: C được hưởng một kỷ phần bắt buộc bằng 1/3 của một suất thừa kế (150 aosơ) = 50 aosơ; B được hưởng: 300 – 50 = 250 aosơ.

 

Di tặng (legata):

 

Là một phần tài sản mà người lập di chúc dành riêng cho một hoặc nhiều người. Ở thời kỳ đầu luật La Mã không hạn chế phần tài sản di tặng dẫn đến tình trạng lợi dụng di tặng để trốn tránh nghĩa vụ. Đến thời Justinian di tặng được quy định không quá ¼ tổng di sản. Di tặng không tính vào khối di sản. Việc quy định di tặng không quá ¼ di sản là rất hợp lý và được pháp luật nhiều nước trên thế giới kế thừa.

 

Thừa kế theo pháp luật:

 

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của người chết để lại được chia theo luật. So với luật dân sự Việt Nam, luật La Mã có sự khác biệt về việc phân chia hàng thừa kế mà cụ thể là quy định theo hàng, bậc như sau:

 

– Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết)

 

– Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột).

 

– Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

 

– Hàng thứ tư: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong phạm vi sáu đời.

 

– Hàng thứ năm: Nếu không có những người ở bốn hàng trên thì quan tòa có quyền quyết định cho vợ hưởng một phần di sản.

 

Với việc quy định của luật La Mã ở hàng thừa kế thứ nhất thì người cháu luôn luôn được hưởng di sản của ông nếu bố mẹ chúng chết. Còn theo luật dân sự Việt Nam thì cháu sẽ không được nhận thừa kế của ông nếu bố mẹ chúng chết cùng thời điểm với ông bà. Ở hàng thừa kế thứ hai thì bố mẹ ở bậc một, ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột ở bậc hai. Có nghĩa là mặc dù ở cùng một hàng thừa kế nhưng nếu có những người ở bậc một (bố mẹ) thì những người ở bậc hai (ông bà nội ngoại, anh chị em ruột) sẽ không được hưởng thừa kế. Mặt khác, ông bà nội, anh chị em ruột được hưởng mỗi người một suất thì ông bà ngoại chỉ được hưởng ½ một suất thừa kế.

 

Ví dụ A chết để lại di sản là 400 aosơ, A không có con, không còn bố mẹ mà chỉ còn ông bà nội ngoại và anh ruột. Vậy di sản của A sẽ được chia như sau: ông nội 100 aosơ, bà nội 100 aosơ, anh ruột 100 aosơ, ông ngoại 50 aosơ, bà ngoại 50 aosơ.

 

Trải qua mấy ngàn năm, luật La Mã nói chung và chế định về quyền thừa kế nói riêng vẫn là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng luật La Mã là một phần không thể thiếu được của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho đến nay một số quy phạm của luật La Mã không còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã khoảng hai ngàn năm về trước khác xa so với bây giờ. Dẫu sao một số quy định của luật La Mã thiết nghĩ rằng có thể được kế thừa vào luật dân sự Việt Nam. Ví dụ như quy định của luật La Mã về di tặng không được quá ¼ di sản và trên cơ sở đó có thể quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng (ví dụ như không quá ¼, không quá 1/5 di sản). Nếu có những quy định cụ thể như vậy thì việc thực thi quyền thừa kế trên thực tế sẽ dễ dàng và đồng nhất tránh được tình trạng hiểu và vận dụng luật pháp một cách không đồng bộ, nhất quán.

 

 

 

Nghị Định 58 Về Kinh Doanh Mật Mã Dân Sự Và Những Ảnh Hưởng Đến Fpt

Triển khai thực hiện Luật an toàn thông tin mạng, ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Với lĩnh vực hoạt động chính về công nghệ, chúng ta có thể nhận thấy, FPT là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 58 Mật mã dân sự. Thông qua bài viết này, người viết sẽ trình bày kĩ hơn về nghị định, những ảnh hưởng của nghị định đến Tập đoàn FPT và phương án kĩ thuật mẫu tham khảo. PHẦN 1: NGHỊ ĐỊNH 58 VỀ KINH DOANH MẬT MÃ DÂN SỰ Cơ sở pháp lý

Luật An toàn thông tin mạng được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/11/2015 là văn bản pháp lý quan trọng trong việc quản lý mật mã dân sự hiện nay.

Trong đó, Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 có định nghĩa sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:

Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.

Triển khai thực hiện Luật an toàn thông tin mạng, ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

Với việc ra đời của Luật An toàn thông tin mạng, Chính phủ và Nhà nước đã khẳng định mức độ quan trọng của việc phát triển, sử dụng các sản phẩm mật mã, an toàn thông tin, trong bảo mật thông tin bí mật của Nhà nước và Doanh nghiệp, Tổ chức hay cá nhân có nhu cầu

Và với Nghị định 58 ra đời tháng 06/2016, làm rõ cho Luật An toàn Thông tin mạng, quy chuẩn việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã trong mục đích dân sự để ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, Tổ chức.

Nghị định số 58 nêu chi tiết các thông tin về kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ Mật mã dân sự.

Trong bài viết này, sẽ tóm lược các thông tin chính cần lưu ý của Nghị định số 58/2016/NĐ-CP:

08 sản phẩm mật mã dân sự bao gồm:

Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã;

Thành phần mật mã trong hệ thống PKI;

Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ;

Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng;

Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh;

Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số;

Sản phẩm bảo mật vô tuyến;

Sản phẩm bảo mật Fax, điện báo.

03 dịch vụ mật mã bao gồm:

Dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự

Dịch vụ kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự

Dịch vụ tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự

Cụ thể gồm: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc qua hệ thống bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến đến Ban Cơ yếu Chính phủ thông qua Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã

Khoản 2 Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin. Trong đó:

Phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin;

Cán bộ quản lý, điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin.

Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

Có phương án kinh doanh phù hợp. Có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm.

Điều 32, Điều 33 Luật an toàn thông tin mạng quy định việc cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm. Sau thời hạn này, doanh nghiệp có thể xin gia hạn Giấy phép.

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thì phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và đáp ứng các điều kiện sau:

Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Luật an toàn thông tin mạng.

Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội

Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ (trực tiếp, hoặc qua hệ thống bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến) đến Ban Cơ yếu Chính phủ (thông qua Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã).

Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ.

Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngành Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân Sự

1. Mục tiêu đào tạo Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật dân sự và Tố tụng dân sự nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực luật dân sự và tố tụng dân sự có khả năng tư duy độc lập, vận dụng những kiến thức và kỹ năng được trang bị để xử lý các tình huống pháp lý cụ thể, có khả năng phản biện và góp ý xây dựng hoàn thiện pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước

Để đạt được mục tiêu chung này, chương trình đào tạo trình độc thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự tại Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế-Luật được thiết kế dựa trên 2 phương thức theo sự lựa chọn của học viên: phươngthức II: thực hiện viết và bảo vệ Luận văn thạc sĩ và phương thức I: thay thế luận văn tốt nghiệp bằng một số các môn chuyên đề tốt nghiệp. Sự thiết kế này nhằm hướng chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự linh hoạt hơn theo hướng ứng dụng, một xu hướng đào tạo thực sự cần thiết cho tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay khi hầu hết các chương trình đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật và đặc biệt hơn nữa là ở loại hình đào tạo sau đại học thường chỉ hướng đến đào tạo nghiên cứu chứ không phải là đào tạo ứng dụng. Như vậy, mục tiêu rất rõ ràng khi xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự này là mở ra cơ hội để học viên lựa chọn hướng phát triển của mình trong tương lai.

Đối với Chương trình giảng dạy môn học phương thức I : Phương thức này không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ nhưng yêu cầu các môn học phải có tiểu luận để học viên nghiên cứu sâu trong phạm vi môn học. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự định hướng thực hành, sau khi tốt nghiệp, nhóm này sẽ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp, các luật sư…. Nhóm thạc sĩ thực hành sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn các kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được tham gia thực hiện và viết các chuyên đề môn học, chuyên đề tốt nghiệp. Sau khi tích lũy đủ số tín chỉ ở dạng môn học, và dạng chuyên đề môn học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp.

Đối với Chương trình giảng dạy môn học phương thức II : Phương thức này yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ ít nhất trong một học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự định hư­ớng nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp sẽ có thể tiếp tục theo học ch­ương trình Tiến sĩ chuyên Luật Dân sự hoặc LuậtKinh tế. Nhóm này sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn những vấn đề mang tính chất học thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu và sẽ tốt nghiệp d­ưới hình thức viết luận văn. Sau khi tốt nghiệp các học viên có thể sẽ tham gia làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu hoặc học trình độ tiến sĩ trong lĩnh vực Luật học nói chung và Luật Dân sự vàTố tụng dân sự nói riêng.

Học viên có trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân được đào tạo theo phương thức I có khả năng vận dụng những kiến thức và lý luận đã học để xử lý những tình huống pháp lý cụ thể phát sinh trong đời sống kinh tế-xã hội một cách độc lập và hiệu quả; có khả năng tư vấn và tham gia một cách hiệu quả các hoạt động gắn với thực hành và áp dụng pháp luật; có tư duy và quan điểm độc lập về những vấn đề pháp lý đặt ra và hình thành những đề xuất, kiến nghị đề giải quyết và hoàn thiện pháp luật.

Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự theo phương án 1 có thể trở thành các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các Viện nghiên cứu về chính sách và pháp luật, các chuyên gia nghiên cứu, tổng hợp và soạn thảo văn bản pháp luật tại các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự tại các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo hành nghề luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên… 3. Cơ hội nghề nghiệp Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự theo phương thức II có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, cơ quan tư pháp hoặc hành nghề luật sư hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

– Khả năng ứng dụng, chọn lọc và phân tích, tổng hợp kiến thức để tham gia vào quản lý, tổ chức hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ pháp lý trong các cơ quan tư pháp và xét xử, trong quá hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và trong quá trình phản biện, góp ý hoàn thiện pháp luật dân sự và tố tụng dân sự… – Được trang bị những kiến thức cơ bản về ngân hàng, thuế, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, sản nghiệp tư nhân…. để có thể vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá khi giải quyết các vấn đề pháp lý. – Kỹ năng nghiên cứu và phân tích luật; kỹ năng vận dụng kiến thức để phản biện, lập luận và xây dựng pháp luật.- Kỹ năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý. Khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để phân tích, đánh giá tình huống pháp lý và xử lý các tình huống trong tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự.Khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự để tiến hành hoặc tư vấn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong đời sống dân sự.- Khả năng thực hiện các thủ tục về tố tụng và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, đúng pháp luật, qua đó góp phần giúp hoạt động xét xử và giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài thương mại được công bằng, khách quan và đúng pháp luật.- Kỹ năng xử lý, sọan thảo hợp đồng một cách thành thạo, chuyên nghiệp.Khả năng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định độc lập trong công việc. Khả năng sử dụng chiến lược, công cụ phù hợp để trình bày, phân tích và đánh giá, tổng hợp thông tin.- Khả năng tư duy độc lập và phản biện, phản biện nâng cao trước những vấn đề pháp lý trong khoa học pháp lý và trong đời sống dân sự.- Hoạch định và tổ chức công việc một cách chủ động, khoa học và hiệu quả.- Khả năng nghe, nắm bắt và hiểu vấn đề với tư duy phản biện và lập luận vững chắc.- Khả năng trình bày một cách thuyết phục những ý kiến, đề xuất, ý tưởng trước công chúng. Ý thức tự giác cao và tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn đời sống.

– – – – Khả năng tham gia giảng dạy các môn học chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự tại các cơ sở đào tạo luật đồng thời có thể học cao hơn ở trình độ Tiến sĩ Luật học, Tiến sĩ Luật Kinh tế (đối với phương thức II).

Có khả năng làm việc nhóm, tập hợp hình thành nhóm và lãnh đạo nhóm làm việc để đạt được mục tiêu chung.

Có khả năng chủ động hội nhập để thích nghi với cuộc sống và môi trường làm việc tòan cầu, áp lực cao và chuyên nghiệp.Tranh luận, chia sẻ các quan điểm khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo trên thế giới.