--- Bài mới hơn ---
Nghị Quyết 759/2014/ubtvqh13: Quy Định Chi Tiết Về Hoạt Động Tiếp Công Dân Của Các Cơ Quan Của Quốc Hội, Đại Biểu Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp
Sau 4 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 32: Còn Không Ít Việc Phải Làm
Tăng Cường Bảo Đảm Ttatgt Và Chống Ùn Tắc Giao Thông
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (Chairman Of The Board) Là Gì?
Thông Qua 34 Nghị Quyết Quan Trọng
Trang chủCông tác tiếp công dân
KẾT QUẢ TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 759/2014/NQ-UBTVQH13 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
I.
CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM TIẾP CÔNG DÂN.
1. Việc triển khai Nghị quyết 759/2014/NQ – UBTVQH 13
Cụ thể từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2022 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp tổ chức 08 hội nghị tuyên truyền với khoảng gần 1000 lượt người tham gia, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các cơ quan Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình; Sở Tư pháp, hội Luật gia tham gia công tác tuyên truyền qua các hình thức như; kết hợp trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tham gia viết bài đăng trên các phương tiện truyền thông… Ngoài ra các huyện, thị xã, thành phố còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua hội nghị, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tiếp công dân và nhiều hình thức tuyên truyền khác.
2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 759/ 2014/NQ – UBTVQH 13
Tiếp công dân là một trong những hoạt động quan trọng được các ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình hết sức quan tâm và chú trọng thực hiện. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 759 đến nay, hoạt động tiếp công dân của Đoàn ĐBQH tỉnh có nhiều đổi mới, ngày càng được cải tiến về hình thức và nội dung, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc ban hành các văn bản để chi đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 759 đã Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm như ban hành quy định về tiếp công dân.
3. Về công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ tiếp công dân
Từ chương trình công tác hàng năm, trên cơ sở phân công của Trưởng đoàn và theo kế hoạch đầu năm, Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tổ chức cho các đại biểu trong Đoàn được tham gia tiếp công dân. Việc tiếp công dân được Đoàn sắp xếp lịch và bố trí nơi tiếp cho các đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các trường hợp công dân yêu cầu được gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đại biểu Quốc hội đã có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân theo yêu cầu, qua đó cử tri được thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình đến đại biểu Quốc hội mà mình tin tưởng. Nhìn chung các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đều được quan tâm trả lời, giải quyết đúng tiến độ, có chất lượng và được công dân đồng thuận cao; đặc biệt, tất cả các kiến nghị thuộc thẩm quyền của các cơ quan địa phương đều được trả lời, giải quyết. Ngoài ra Đoàn phân công đồng chí Phó Trưởng Đoàn chuyên trách cùng chuyên viên Văn phòng Đoàn thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở làm việc của Đoàn.
Phân công đại biểu Quốc hội và chuyên viên Văn phòng Đoàn tham gia tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; đồng thời yêu cầu ĐBQH thực hiện bảo đảm nhiệm vụ tiếp công dân tại nơi cư trú. Công tác phối hợp với các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh được duy trì thường xuyên và có hiệu quả.
4. Công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh
Thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết 1097/2015/ UBTVQH 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13; Ngoài chức năng, nhiệm vụ chung là tham mưu, phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo quy định thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp công dân;
Tham mưu việc xử lý chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo đề nghị của đại biểu Quốc hội trong Đoàn. Văn phòng cũng đã tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, do đó hoạt động tiếp công dân luôn thuận lợi, công tác phục vụ cũng như tổng hợp các phản ánh, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn chất lượng và kịp thời, đảm bảo yêu cầu và đúng quy định của pháp luật.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
1. Công tác tổ chức tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các ban ngành cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hµnh Đề án đổi mới công tác tiếp công dân. Ngoài ra, thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đều thực hiện việc tiếp dân trong giờ hành chính tại trụ sở làm việc của cơ quan. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc kiến nghị giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường nhà ở bị nứt, lún, thiệt hại do thi công thực hiện Dự án mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A, bồi thường, hỗ trợ do ô nhiễm môi trưởng biển, các chế độ, chính sách của thương binh, bệnh binh và các đối tượng khác…
Nhìn chung, công tác trực tiếp công dân của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Trụ sở làm việc của Đoàn cũng như việc tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh đều bảo đảm thường xuyên, thực hiện đúng quy định của pháp luật; diễn biến bình thường; thực tế vẫn có một số công dân tỏ thái độ bức xúc, phản ứng tương đối gay gắt, gây áp lực, nhưng không có vấn đề nghiêm trọng, phức tạp xảy ra; trật tự, an toàn vẫn luôn được bảo đảm.
Sau mỗi tháng, quý, năm đều có báo cáo tổng hợp của Đoàn ĐBQH về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời thường xuyên liên hệ với Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh để nắm thêm thông tin về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân trong toàn tỉnh. Do vậy công tác tiếp dân, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được theo dõi chặt chẽ, thường xuyên.
(có số liệu tại phụ lục về tiếp công dân kèm theo báo cáo)
2. Công tác tổ chức tiếp công dân của đại biểu Quốc hội.
Thực hiện Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã phân công đại biểu tiếp công dân cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh định kỳ hàng tháng tại Trụ sở tiếp công dân chung của tỉnh. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở của Đoàn khi công dân có yêu cầu; đồng thời Văn phòng giúp việc cử 1 chuyên viên làm đầu mối tiếp nhận đơn thư và tham mưu việc giải quyết đơn thư KNTC của công dân.
Tại các buổi tiếp công dân, ĐBQH đã lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, ĐBQH đã giải thích, hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; tiếp nhận đơn, thư của công dân để xem xét, xử lý chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết, trả lời công dân; đồng thời theo dõi, đốn đốc quá trình giải quyết.
Từ đầu năm 2014 đến tháng 6/2017, ĐBQH tỉnh tiếp công dân khi công dân đến tại trụ sở của Đoàn, tổng số lượt người đã tiếp là 726 lượt, với 808 vụ việc (có một số vụ việc mặc dù đã được các cơ quan chức năng giải quyết, thậm chí đã có quyết định của Tòa án nhưng công dân vẫn không đồng ý và thường xuyên đến trụ sở Đoàn hoặc trụ sở tiếp công dân của tỉnh để đề đạt nguyện vọng hoặc tiếp tục thưa, kiện…).
Nhìn chung, ĐBQH tỉnh đã làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KNTC của công dân nên nay đã hạn chế hiện tượng đoàn khiếu kiện đông người, có tính chất gay gắt, có tổ chức hay phần tử xấu lôi kéo, xúi giục.
3. Kết quả xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo qua hoạt động tiếp công dân
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu và xử lý tất cả các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nói trên (xem phụ lục). Trong đó:
– Số đơn, thư chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: 244 đơn; đồng thời làm công văn báo tin cho công dân. Có 57 đơn kiến nghị được xem xét, tổng hợp vào ý kiến kiến nghị của cử tri gửi Ban Dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc hội và UBND tỉnh để chuyển đến cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết.
– Số đơn, thư đã ban hành văn bản trả lời, hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: 431 đơn.
– Số đơn, thư xếp lưu: 178 đơn, thư. Các đơn, thư được xếp lưu là do nhiều nguyên nhân khác nhau: Không rõ địa chỉ; ngày, tháng, năm ghi trong đơn đã cũ; đơn có nội dung không rõ ràng, trùng lắp đã được hướng dẫn nhưng vẫn gửi lại; đơn có chữ ký photocopy; đơn đã gửi đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền; đặc biệt là các đơn của công dân các tỉnh, thành phố khác tiếp tục tố cáo, khiếu nại hoặc phản ánh, kiến nghị đối với những vụ việc đã được các cơ quan chức năng các tỉnh và Trung ương giải quyết.
– Số đơn, thư đến thời hạn báo cáo còn đang xử lý: Không có.
Nhìn chung, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất trong việc xem xét, xử lý đơn thư của công dân để bảo đảm tính chính xác và hiệu quả. Đơn, thư từ các nguồn, kể cả gửi trực tiếp cho Trưởng Đoàn, các đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc ở các cơ quan Trung ương đều được chuyển về Văn phòng Đoàn tham mưu, giúp việc để vào sổ lưu theo dõi, sau đó chuyển đến lãnh đạo Đoàn ĐBQH nghiên cứu, chỉ đạo bộ phận tham mưu phối hợp tìm biện pháp xử lý; do vậy, đại biểu không trực tiếp chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thời gian qua, số đơn ĐBQH nhận sau đó chuyển đến Đoàn ĐBQH tỉnh xử lý, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chiếm tỷ lệ khoảng trên 20%; chủ yếu đại biểu tiếp nhận từ công dân qua các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp; trong đó một số thư kiến nghị, phản ánh đã được xử lý tổng hợp vào báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri, còn lại các đơn khiếu nại, tố cáo và những đơn, thư kiến nghị mang tính chất cá nhân, không thể tập hợp vào kiến nghị của cử tri, Đoàn nghiên cứu, xử lý chuyển đến cơ quan có thẩm quyền. Số đơn, thư còn lại (gần 80%) công dân gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh qua đường bưu điện, không gửi riêng cho ĐBQH.
– Xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo đông người
Thời gian qua Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp nhận được 31 đơn tố cáo, khiếu nại đông người.
Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người khi Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia tiếp công dân chung tại trụ sở Tiếp công dân cấp tỉnh, Đoàn không trực tiếp nhận đơn mà chỉ giám sát, theo dõi, tham gia ý kiến và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh – cơ quan chủ trì tiếp công dân nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết.
Nội dung cơ bản của các đơn, thư:
4. Kết quả theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo cụ thể
Trong tổng số 808 đơn mà Đoàn ĐBQH tỉnh nhận được từ 01/7/2014 đến 30/6/2017, Đoàn đã phân loại, xử lý chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với 244 đơn .
– Số đơn, thư (vụ việc) đã được cơ quan có thẩm quyền trả lời là 186/244 đơn, thư đã chuyển; đạt tỷ lệ 76%.
Trong đó:
+ Số đơn trả lời là đang giải quyết: 15 đơn
+ Số đơn trả lời là không có cơ sở để xem xét, giải quyết: 64 đơn
+ Số đơn trả lời là đã giải quyết xong: 165 đơn
+ Số đơn trả lời là đã giải quyết nhưng Đoàn ĐBQH tỉnh không nhất trí với kết quả giải quyết, đã ban hành văn bản kiến nghị xem xét lại: Không có.
+ Số đơn được kiến nghị xem xét lại, đã nhận được văn bản trả lời nhưng Đoàn ĐBQH, ĐBQH không nhất trí với nội dung trả lời, đã làm văn bản báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội: Không có.
Qua giám sát cho thấy, ngoài việc tiếp nhận và giải quyết đơn, thư do Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển đến, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã quan tâm tích cực và tăng cường đẩy mạnh việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo được chuyển đến từ các nguồn khác nhau, nhiều vụ việc đã được giải quyết kịp thời, dứt diểm; số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo kéo dài giảm nhiều; chất lượng giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân ngày càng được nâng cao.
– Giám sát vụ việc cụ thể: Từ năm 2014 đến 30/6/2017, Đoàn đã tổ chức giám sát đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể nào mà đã thực hiện việc giám sát chung về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; không có vụ việc nào sau giám sát đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát.
5. Kết quả thực hiện công tác phối hợp
Đoàn ĐBQH phối hợp với Tỉnh ủy, Ban Nội chính và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh để thực hiện tốt công tác tiếp công dân. Hoạt động tiếp công dân ngày càng hoàn thiện về thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; công dân được gặp, trao đổi, đối thoại với người đứng đầu cơ quan dân cử cũng như cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Các vấn đề công dân phản ánh tại các cuộc tiếp công dân được lãnh đạo các cơ quan lắng nghe, tiếp thu theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, phân công xem xét giải quyết những vấn đề mà công dân phản ánh.
Việc phối hợp công tác tiếp công dân đã tránh được sự chồng chéo trong việc tiếp nhận, chỉ đạo thực hiện của nhiều cơ quan khác nhau, qua đó đã thể hiện được vai trò giám sát của đại biểu Quốc hội đối với việc tiếp dân nói riêng và việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nói chung đối với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, góp phần giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.
Quan tâm xem xét bố trí đủ cán bộ tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra cấp huyện, thành phố đủ sức gánh vác nhiệm vụ. Đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh phân công lãnh đạo tham gia tiếp công dân theo định kỳ; tham gia tiếp xúc cử tri để nắm bắt tình hình và trả lời những kiến nghị của cử tri; trực tiếp đối thoại với công dân; chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ mới phát sinh hoặc các vụ việc tồn đọng, kéo dài và kiên quyết xử lý các sai phạm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được
Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 759/2014/NQ-UBTVQH 13, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận thấy, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh thường xuyên có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật, công tác kiểm tra Đảng, Mặt trận, các đoàn thể và sự cố gắng vượt bậc của các ngành chuyên môn, thủ trưởng các cấp, các ngành về cơ bản đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nên phần lớn các vụ việc đều được các cơ quan chức năng xem xét giải quyết thấu tình, đạt lý và trả lời thỏa đáng đối với công dân. Vì vậy, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân trong thời gian qua của tỉnh Quảng Bình không có nhiều vụ việc gây bức xúc, giảm những vụ việc có tính chất phức tạp; không có trường hợp công dân tụ tập đông người tại trụ sở các cơ quan nhà nước gây rối mất trật tự.
Thực hiện Nghị quyết 759, Đoàn ĐBQH tỉnh và các vị ĐBQH luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân. Từ thực tiễn hoạt động tiếp công dân của Đoàn ĐBQH, cử tri tỉnh Quảng Bình có niềm tin sâu sắc vào các vị đại biểu Quốc hội – Người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội lắng nghe công dân trình bày ý kiến, kiến nghị của mình và tiếp thu. Đồng thời, thông qua việc tiếp công dân, các vị đại biểu Quốc hội tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết các ý kiến, kiến nghị cũng như khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tăng cường công tác phối hợp với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trong việc thực hiện công tác tiếp công dân định kỳ để lắng nghe, tiếp thu và xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Hạn chế, tồn tại
Qua việc thực hiện Nghị quyết 759 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc chưa được khắc phục, gây khó khăn trong hoạt động của Đoàn. Cụ thể
– Chương trình giám sát hằng năm của Đoàn ĐBQH tỉnh trên nhiều lĩnh vực nhưng chưa tổ chức được nhiều cuộc giám sát trong hoạt động tiếp dân, theo dõi xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. ĐBQH đa phần kiêm nhiệm, chỉ có một ĐBQH chuyên trách ở địa phương nên còn khó khăn trong việc bố trí ĐBQH tham gia các cuộc tiếp công dân và trong công tác giám sát.
– Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp cơ quan chức năng chậm trễ giải quyết, giải quyết qua loa, né tránh trách nhiệm hoặc chậm giải quyết đơn thư khi Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển đến.
– Công tác phối hợp giải quyết một số nội dung bức xúc trên các lĩnh vực về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, tài chính, xây dựng cơ bản, bồi thường ô nhiễm môi trường biển… giữa UBND các huyện, thị xã, thành phố với UBND cấp tỉnh, giữa UBND phường, xã với UBND các huyện, thị xã, thành phố có lúc chưa kịp thời, thiếu thống nhất dẫn đến chậm trễ trong giải quyết một số vụ việc làm nảy sinh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của kết quả đạt được
– Đoàn ĐBQH tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn, thư, trong hoạt động giám sát việc giải quyết đơn, thư.
– Đoàn ĐBQH tỉnh có được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Thường vụ Tỉnh ủy; sự tham gia phối hợp thực hiện đồng bộ của UBMTTQVN, UBND, các ban, ngành cấp tỉnh và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
– Đoàn ĐBQH tỉnh còn được sự hỗ trợ, tham mưu đắc lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên Văn phòng Đoàn trong quá trình theo dõi công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, tham mưu xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết đơn, thư.
* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
+ Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.
+ Công tác hòa giải, công tác giải quyết đơn, thư của chính quyền, đoàn thể của cấp cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, không có cán bộ chuyên trách nên chưa kịp thời giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh từ cơ sở, dẫn đến đơn, thư vượt cấp.
+ Một số cơ quan, địa phương chỉ chú trọng giải quyết hết thẩm quyền, xong trách nhiệm mà chưa quan tâm để có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc; thiếu theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quyết định giải quyết trên thực tế.
– Về phía công dân: Nhận thức của một số công dân còn thấp, cố chấp, luôn muốn được lợi từ phía mình, không nhận rõ đúng, sai đã dẫn đến việc một số vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý, nhưng công dân không chấp nhận, vẫn thường xuyên khiếu nại, tố cáo.
– Về phía Đoàn ĐBQH tỉnh và bộ phận cán bộ, chuyên viên giúp việc của Đoàn: Mặc dù đã có nhiều cố gắng, ý thức, tinh thần trách nhiệm cao nhưng do chỉ có 01 đại biểu chuyên trách, còn lại là các đại biểu kiêm nhiệm, trong đó đã có 02 đại biểu làm việc ở các cơ quan trung ương; bộ phận tham mưu giúp việc mỏng; khối lượng công việc nhiều; trong lúc đó, số lượng công dân, số lượng đơn, thư cần xử lý nhiều nên khó khăn trong quá trình thực hiện.
4. Bài học kinh nghiệm
– Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn về KNTC cho công dân; phát huy trách nhiệm của đại biểu trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
– Duy trì tốt mối quan hệ phối kết hợp với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh và UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác tiếp công dân.
– Tăng cường công tác giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương; kịp thời phát hiện và kiến nghị những vấn đề còn bất cập về chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Từ thực tiễn hoạt động, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình có một số kiến nghị đối với Ban Dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
– Trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh vẫn tiếp tục nhận được khá nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số tỉnh, thành phố khác, trong đó khá nhiều vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương. Vì vậy, đề nghị Ban Dân nguyện xem xét, tham mưu đề xuất Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương quan tâm xem xét, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị từ các địa phương nói trên để hạn chế việc công dân các nơi tiếp tục gửi đơn đến Đoàn.
– Đề nghị Ban Dân nguyện nghiên cứu, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trang bị cho các Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố phần mềm “Quản lý đơn, thư khiếu nại tố cáo” như các cơ quan hành chính nhà nước để thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xử lý và theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn, thư của các cơ quan chức năng.
– Đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc ban hành các văn bản dưới luật ngay sau khi các văn bản Luật đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước công bố và có hiệu lực thi hành; tránh tình trạng để kéo dài làm các địa phương, cơ sở áp dụng một cách tùy tiện không thống nhất, dễ dẫn đến việc thực hiện không đúng chủ trương, chính sách, là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh khiếu nại, tố cáo./.
(Theo Báo cáo số 116/BC-ĐĐBQH ngày 18 tháng 8 năm 2022của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, thực hiện theo yêu cầu của Ban Dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Công văn số 507/BDN ngày 26/7/2017 về việc tổng kết 04 năm thực hiện Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13)
[Trở về]
Các tin đã đăng
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 228/1999/NQ-UBTVQH VỀ VIỆC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP CÔNG DÂN; TIẾP NHẬN, CHUYỂ ĐƠN, ĐÔN ĐỐC, THEO DÕI VIÊC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN
- KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN, THƯ VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TỪ 15/8/2016 ĐẾN 15/8/2017
- Giấy mời tiếp Công dân tháng 02 năm 2012
--- Bài cũ hơn ---
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Tổng Kết 10 Năm Cải Cách Hành Chính
Cải Cách Hành Chính Tạo Thuận Lợi Để Dịch Chuyển Sang Phát Triển Chính Phủ Số
Thực Hiện Nghị Quyết 30C Của Chính Phủ: Nhiều Chuyển Biến Trong Cải Cách Hành Chính
Nhìn Lại 10 Năm Thực Hiện Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Giai Đoạn 2011
Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Từ Ghép