Top 6 # Xem Nhiều Nhất Kể Tên Các Văn Bản Biểu Cảm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Kể Tên Các Văn Bản Nhật Dụng Trong Sách Ngữ Văn 8

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC Kİ 11 LỚP 8

Năm hoc: 2016- 2017

TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 11 tháng 3 nam 2017

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1, (5 điểm)

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tô Hữu viết:

“Khi con tu hú gọi bầy”

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết hài thơ dược ra đời

trong hoàn cảnh nào? (1 điểm).

2. Dựa vào khổ thơ vừa chép, kết hợp hiểu biết của em về tác phẩm, hãy trình bày mạch

cảm xúc của bài thơ. (1 điểm)

3. Viết đoạn văn theo cách quy nạp (khoảng 12 câu), trong doạn có sử dụng một câu cảm

thán, nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè sang trong đoạn thơ vừa chép. (gach dưới câu

cảm thán) (3 diêm)

Cau 2. (2,5 diêm)

Doc doan văn sau và tra loi câu hoi:

( ) “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất;

được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa

núi. địa thế rộng mà bằng: dất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt

muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa

Thật là chôn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế

vương muôn đời. “(..)

(Trích “Chiếu dời dô” – Lí Công Uẩn)

1. “Chiéu doi do” được viết vào năm nào và vớii mục đích gì? (1 diêm)

2. Xác duh nội dung của đoạn văn trên. Nội dung đó được thế hiện c câu văn nào? Qua đó,

em thấy đoạn văn dược viết theo kiểu đoạn gì? (1 diêm)

mình. Hãy ghi lại tên một văn bản nghị luận trung đại khác da hoc trong chuong trinh Ngữ van

lop 8 hoc ki II cung viét vè chú dè trên. (ghi ro tên tác giá) (0,5 diểm)

Câu 3. (2,5 diểm)

Hãy viết một doan văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) cảm nhận về tâm lòng yêu

nuoc, can thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong đoạn văn sau:

( ) “Huông chi ta cung các ngrơi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy

sự giặc di lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi củ diệu mà si ming triều đình, đem thân dê

chó mà bát nat té phu, thác mênh Hot Tá Liệt mà doi ngoc lua, dé thôa long tham khong cing.

giá hieu Vân Nam iromg mà thnu bac vang, vét cuia kho co han. That khác nào dem thit ma

nuói ho dói, sao cho khôi tai va ve sau!”..

Ôn Tập Phần Làm Văn 7, Về Văn Biểu Cảm 1. Hãy Ghi Lại Tên Các Bài Văn Biểu Cảm (Văn Xuôi) Đã Được Học Và Đọc Trong Văn 7, Tập 1.

Gợi ý: Để xác định được bài văn nào là bài văn biểu cảm, cần hiểu được thế nào là văn biểu cảm. Văn biểu cảm xuất phát từ nhu cầu thổ lộ tình cảm của con người. Vì vậy, văn biểu cảm viết ra là để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khơi gợi tình cảm, sự đồng cảm nơi người đọc. Có thể kể tên các bài văn biểu cảm: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Một thứ quà của lúa non: cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi,…

2. Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Cho ví dụ cụ thể.

Gợi ý: Chọn bài văn tuỳ thích phân tích để thấy được những biểu hiện của văn biểu cảm trong đó. Chú ý trả lời các câu hỏi:

– Bài văn tập trung biểu đạt tình cảm nào?

– Tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng hay bộc lộ trực tiếp những trạng thái tình cảm của mình? Sắc thái tình cảm ấy là gì?

– Tình cảm trong bài văn ấy tạo ra sự xúc động trong em ra sao? Những tình cảm ấy hướng ta tới điều gì?

3. Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả có vai trò gì? Cho ví dụ cụ thể.

Gợi ý: Miêu tả trong văn biểu cảm khác thế nào với miêu tả trong văn miêu tả? Miêu tả trong văn biểu cảm không nhằm mục đích tái hiện sự vật, hiện tượng mà là nhằm khơi gợi cảm xúc và nó chịu sự chi phối của cảm xúc. Cho nên, sự vật, hiện tượng trong văn biểu cảm hiện ra với hình dáng, màu sắc, …thấm đẫm tình cảm, cảm xúc của người viết. Đó là sông xanh, núi tím, trăng mới in ngần, mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,… gợi nỗi buồn nhớ, hoài niệm da diết, là tình yêu quê hương đằm thắm, đậm sâu mà khắc khoải đến nao lòng ( Mùa xuân của tôi). Đó là tình yêu Sài Gòn thẫm đẫm trong hình ảnh Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, với nắng ngọt ngào, là những cô gái tóc buông thõng trên vai, trên lưng… cũng yểu điệu thướt tha nhưng theo cung cách Bến Nghé, e thẹn ngượng nghịu như trăng mới ló, còn ngập ngừng dấu nửa vành sau áng mây… ( Sài Gòn tôi yêu).

4. Nêu vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm. Cho ví dụ cụ thể.

Gợi ý: Vai trò của tự sự trong văn biểu cảm có giống với vai trò của tự sự trong văn tự sự không? Tình cảm cảm xúc phải có sự vật, sự việc cụ thể để bộc lộ, gửi gắm. Sự vật thì nhờ miêu tả, còn sự việc thì nhờ tự sự. Đó là câu chuyện về thú dạo chơi trong tiết xuân gợi cảm giác êm ái như nhung, say sưa như uống rượu, là chuyện chuyện thờ cúng tổ tiên sao mà ấm áp lạ lùng,… ( Mùa xuân của tôi) …

5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?

Gợi ý: Không thể có tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với những đối tượng vô hình. Phải khắc hoạ đối tượng, kể về đối tượng theo một cách nào đó thì mới có cớ để bộc lộ tình cảm, thì cảm xúc mới sống động, cụ thể.

6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? Cho ví dụ cụ thể.

Gợi ý: Văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,… Hãy tìm trong các bài: Một thức quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi,… các ví dụ về việc sử dụng các biện pháp tu từ này (chú ý nêu lên tác dụng cụ thể của chúng trong thể hiện tình cảm, cảm xúc).

7. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào bảng sau:

– Nội dung biểu cảm:

+ Biểu cảm về sự vật, sự việc nào?

+ Bộc lộ tình cảm gì đối với đối tượng biểu cảm? Tính chất, màu sắc, cung bậc tình cảm ra sao?

– Mục đích biểu cảm: Thổ lộ tình cảm, cảm xúc để làm gì?

– Biểu cảm bằng phương tiện nào? Cách nào?

+ Ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?

+ Các biện pháp tu từ được sử dụng để biểu cảm?

8. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền những thông tin cần thiết.

– Phần nào có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng biểu cảm, tính chất của tình cảm?

– Phần nào bộc lộ cụ thể các sắc thái, cung bậc cụ thể của tình cảm đối với đối tượng?

– Phần nào kết đọng ấn tượng về đối tượng, khắc sâu tình cảm về đối tượng?

II. VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

1. Trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2, em đã được tìm hiểu những bài văn nghị luận nào?

Gợi ý: Có thể kể các bài văn nghị luận như: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương,…

2. Khi nào thì người ta dùng văn nghị luận? Em hãy kể ra một số trường hợp cụ thể đòi hỏi sử dụng văn nghị luận.

3. Làm một bài văn nghị luận, chúng ta phải chú ý đến những yếu tố nào?

Gợi ý: Luận điểm, luận cứ, lập luận là những yếu tố hết sức cơ bản của một bài văn nghị luận. Để tạo lập một bài văn nghị luận, không thể không chú ý đến các yếu tố này.

4. Thế nào là luận điểm? Trong các câu sau đây, những câu nào là luận điểm? Vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng rõ, nhất quán; luận điểm là linh hồn của bài viết, có vai trò thống nhất các đoạn văn thành một khối; luận điểm phải đúng đắn, chân thực, có ý nghĩa thực tế.

– Theo đó, các câu (a) và (d) đáp ứng đúng tiêu chuẩn của luận điểm.

5. Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu ra luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… là được.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

– Bài văn lập luận chứng minh cần những yếu tố nào? ý kiến trên đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố đó chưa?

– Yêu cầu về chất lượng đối với từng yếu tố trong bài văn lập luận chứng mình là gì?

+ Luận điểm phải thế nào?

+ Lí lẽ phải thế nào?

+ Dẫn chứng phải thế nào?

+ Lập luận phải thế nào?

6. So sánh cách làm hai đề văn sau:

a) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

b) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gợi ý: Hai đề trên là ví dụ cho đề văn lập luận chứng minh và lập luận giải thích. Chỉ ra được điểm giống và khác nhau về cách làm giữa hai đề văn này tức là đã nắm được cách làm bài văn lập luận chứng minhvà lập luận giải thích.

Hai đề này giống nhau ở nội dung của vấn đề được đưa ra nhưng khác nhau ở yêu cầu về thao tác. Với yêu cầu chứng minh, người viết phải dùng những lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, đã được mọi người thừa nhận để chứng tỏ luận điểm Phải biết ơn những người có công tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ thể hiện qua câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đúng đắn, đáng tin cậy. Với yêu cầu giải thích, nhiệm vụ trọng tâm của người viết là làm cho mọi người hiểu rõ câu tục ngữ; muốn được như vậy, cần phải làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng của câu này, lí giải và thuyết phục mọi người tin tưởng theo nhận thức của mình về nó.

III. ĐỀ VĂN THAM KHẢO

Đề 1:

Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc, … mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.

Đề 2:

Do không được nghe giảng về câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền, nhiều người không hiểu những từ Hán Việt trong câu ấy nghĩa là gì, người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không.

Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu?

Đề 3:

Có người sau khi đọc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cứ băn khoăn: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không để nhân vật Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, ” kín đáo, vô hình” trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu vì sao ” cái im lặng dửng dưng” của Phan Bội Châu lại có thể ” làm cho Va-ren sửng sốt cả người “

Em đã học kĩ tác phẩm này, vậy hãy giải thích cho người đó rõ.

Đề 4:

Hãy chứng minh rằng: trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.

Đề 5:

Chép lại đoạn văn sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C – V ấy có gì đặc biệt?

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.

d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.

đ) Trong câu cuối đoạn văn trên, có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và phân tích giá trị của từng trường hợp.

Đề 6:

Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết:

a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

b) Biện pháp liệt kê đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn văn trên. Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy trong đoạn văn đối với việc chứng minh luận điểm cơ bản của bài văn: ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta “.

c) Giữa hai vế được liên kết theo mô hình “từ… đến…” ở đoạn văn trên có những mối quan hệ như thế nào?

d) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình “từ… đến…”.

Đề 7:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng , một thứ tiếng . Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt)

Đọc đoạn văn trên và cho biết:

a) Câu văn nào nêu luận điểm và những câu nào làm nhiệm vụ giải thích luận điểm ấy?

b) Tác giả đã giải thích thế nào về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt? Hai phẩm chất ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Đề 8:

Lựa chọn câu đúng trong các bài tập sau đây:

a) Trong bài văn nghị luận:

– Không thể có yếu tố miêu tả, trữ tình;

– Có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình;

– Có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.

b) Trong tác phẩm trữ tình:

– Chỉ thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của tác giả;

– Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người;

– Không có hình ảnh thế giới khách quan bên ngoài chủ thể trữ tình.

c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có:

– Luận điểm cơ bản và hệ thống các luận điểm chi tiết;

– Hệ thống các luận điểm chi tiết nhưng không nhất thiết phải có luận điểm cơ bản;

– Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.

Tìm Hiểu Văn Bản Biểu Cảm

Bài thuyết trình

V¨n b¶n biÓu c¶mTổ 3Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

I/ Kh¸i qu¸t vÒ v¨n biÓu c¶m 1.Kh¸i niÖm – BiÓu c¶m lµ sù biÓu lé t×nh c¶m, t­ t­ëng cña con ng­êi nhê ng”n ng÷ hay mét sè ph­¬ng tiÖn kh¸c.  T©m lý häc ®Þnh nghÜa: BiÓu c¶m ®­îc hiÓu lµ viÖc ” BiÓu lé nh÷ng t×nh c¶m s©u kÝn qua mét sè hµnh ®éng, lêi nãi, cã thÓ lµ nh¶y móa, lµ khãc, c­êi, nãi, vÏ, diÔn kÞch,..”Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

*/ Phương tiện biểu cảm: Ngôn ngữ, tiếng khóc, nụ cười, điệu múa, lời ca,.hay âm nhạc, hội họa điêu khắc,.. Văn biểu cảm là một phương thức biểu cảm bằng ngôn ngữ Trong quan niệm hiện nay biểu cảm được coi là một kiểu văn bản, phân biệt với tự sự, miêu tả, lập luận,..Sự phân biệt đó dựa trên 2 tiêu chí: + Đích giao tiếp. + Phương thức tạo lập văn bản.Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

*/ Trªn ph­¬ng diÖn môc ®Ých giao tiÕp, v¨n biÓu c¶m ®­îc s¶n sinh khi con ng­êi xuÊt hiÖn nhu cÇu bµy tá t×nh c¶m, ph¸t biÓu suy nghÜ quan ®iÓm tr­íc nh÷ng ®èi t­îng g©y c¶m xóc hay nh÷ng vÊn ®Ò cÊp thiÕt ®Æt ra trong cuéc sèng */ XÐt vÒ ph­¬ng thøc t¹o lËp v¨n b¶n, v¨n BiÓu c¶m ®­îc s¶n sinh nhê sù béc lé c¶m xóc hay suy t­. §iÒu nµy ph©n biÕt víi t¸i hiÖn trong v¨n miªu t¶, tÝnh chÊt tr×nh bµy trong v¨n tù sù, lËp luËn trong v¨n nghÞ luËn,…Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

+ NghÞ luËn thiªn vÒ lËp luËn sö dông b”ng chøng, lÝ lÏ ®Ó ph©n tÝch, gi¶i thÝch, chøng minh,..trong v¨n biÓu c¶m nhiÒu khi ng­êi biÓu c¶m chØ cÇn ph¸t biÓu c¶m t­ëng, c¶m gi¸c cña m×nh nghÜa lµ ®Ó biÓu thÞ ®­îc c¶m xóc cÇn ph¶i cã thao t¸c gi¶i thÝch, chøng minh,..Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

II/ §Æc ®iÓm v¨n biÓu c¶m 1. §èi t­îng biÓu c¶m: Lµ sù viÖc hiÖn t­îng cã thÓ gîi ra cho chñ thÓ nh÷ng t×nh c¶m, c¶m xóc hay suy t­ – §Æc ®iÓm: + §èi t­îng ph¶i cã nÐt t­¬ng ®ång, phï hîp víi t©m hån chñ thÓ biÓu c¶m. + Lµ nguyªn cí vµ ph­¬ng diÖn ®Ó béc lé néi t©m. + Chi phèi c¶m høng chñ ®¹o cña v¨n b¶n.Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

2. Chñ thÓ biÓu c¶m. – Lµ mét hiÖn t­îng ®a d¹ng ®ã cã thÓ lµ c¸ nh©n hay tËp thÓ trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp béc lé t×nh c¶m, tu t­ëng cña m×nh trong v¨n b¶n. Trong t¸c phÈm v¨n häc, chñ thÓ biÓu c¶m lµ nh©n vËt tr÷ t×nh. – §Æc ®iÓm: + Th­êng béc lé c¸i t”i mét c¸ch cã ý thøc. + C¸i “T”i” chñ thÓ ph¶i mang ®­îc ý nghÜa x· héi, nh©n v¨n nhÊt ®Þnh. + QuyÕt ®Þnh ®iÓm nh×n trong v¨n b¶n. Văn bản biểu cảm – – – – – – – – ???- – – – – – – – – – – – -Tổ 3

Văn Biểu Cảm Là Gì? Cách Làm Văn Biểu Cảm

Chương trình văn học giảng dạy cấp cơ sở, phổ thông có nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Hôm nay cùng tìm hiểu văn biểu cảm là gì, các dạng biểu cảm thường gặp và cách làm văn biểu cảm như thế nào để đạt điểm cao.

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến. Từ đó có cái nhìn rõ hơn, dễ bộc lộ cảm xúc một cách chân thật..

Trong đời sống văn chương thì ngoài các thể loại chính được chú trọng hướng tới bao giờ người nghệ sỹ cũng lồng ghép vào yếu tố của văn biểu cảm nhằm đạt được dụng ý nghệ thuật, bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật được nhắc tới.

+ Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích của bà mỗi buổi chiều tối bên bếp lửa hồng. Tôi không thể nào quên cái cảm giác ấm áp vào mùa đông năm ấy. Hình ảnh bà chập chờn cứ hiện ra, gương mặt phúc hậu cùng giọng nói ấm áp kể tôi nghe những câu chuyện hay. Giờ đây, sau những năm tháng trưởng thành, tôi không còn được gặp bà nữa. Tôi yêu bà biết bao nhiêu!

(Bài viết của học sinh)

– Trong đoạn văn trên yếu tố biểu cảm được thể hiện là tình cảm của người cháu nhớ về người bà đã mất. Trong đó có sử dụng cả yếu tố miêu tả, tự sự để nhắc nhớ về những kỉ niệm đã qua khiến mạch cảm xúc được tự nhiên hơn.

+ Trong thơ ca:

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

(Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Trong bài thơ là nỗi nhớ thương đau đáu của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó còn là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ nay đã không còn.

Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới.

Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến…

Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì.

Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận…). Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.

– Khi làm bài xác định thể loại văn học phải đọc kỹ đoạn văn, bài văn để tìm ra yếu tố chính được thể hiện trong bài, tránh nhầm lẫn, xác định sai.

Các bước làm văn biểu cảm

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới

Bước 2: Tìm ý chính

Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp)

Bước 3: Lập dàn bài

Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài và sửa lỗi (nếu có). Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…

Các dạng văn biểu và cách làm

Biểu cảm về người

Đây là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về con người. Thường là những tình cảm yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết.

Các dạng biểu cảm về người như biểu cảm người thân (ông, bà, cha mẹ…). Hoặc các loại biểu cảm người bạn, thầy cô…

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu

– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó (có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp)

– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật

– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật (nếu có)

Biểu cảm về sự vật

Đối tượng của biểu cảm về sự vật có thể hình ảnh dòng sông, cây cối, đồ vật, con vật… Qua đó bày tỏ tình cảm, đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả

– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới

– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

Ví dụ một số đề bài:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về tác phẩm “làng” của Kim Lân

Em có suy nghĩ gì về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Cảm nhận đoạn thơ/đoạn văn sau (Trong một tác phẩm cụ thể)