Top 10 # Xem Nhiều Nhất Hủy Bỏ Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự, Quyết Định Hủy Bỏ Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

1. Khái niệm quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là sự khẳng định thái độ của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ pháp lý xác đáng, quyết định không triển khai hoặc chấm dứt mọi hoạt động và huỷ bỏ mọi hình thức phản ánh mang tính chất tố tụng hình sự đối với một sự kiện, vấn đề hay những mức thông tin cụ thể mà trước đó bị nghi là có dấu hiệu tội phạm.

– Pháp luật quy định khi có một trong những căn cứ ghi ở Điều 157 tức là khi có một trong bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác), thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự có thể chuyển thành các trường hợp: xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác như hành chính, kỷ luật, dân sự hoặc không có hình thức xử lý nào và các biện pháp khác (hoà giải ở cơ sở…).

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được áp đụng cho một trong hai trường hợp: quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Dù trường hợp nào, thì hành vi tố tụng của người quyết định không khởi tố vụ án hình sự cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục, hình thức văn bản, nội dung và thẩm quyền người ký. Căn cứ vào nội dung của Điều luật, thì cần hiểu rằng: cơ quan có quyền khởi tố, người có quyền khởi tố vụ án hình sự thì cũng là cơ quan, người có quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 điều này và những quy định tại Khoản 1 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:

– Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

– Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp

– Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tô’ giác, người bị tạm giữ cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án (khoản 2, khoản 3, Điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự) thực hiện.

– Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp phù hợp các chủ thể này đã khởi tố vụ án hình sự theo qui định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án sau khi huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Hội đồng xét xử ra quyết định không khởi tố vụ án nếu Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án trong quá trình xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới.

Trong những trường hợp này, cơ quan đã khởi tố và người có thẩm quyền khởi tố phải huỷ bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết rõ lí do huỷ bỏ quyết định khởi tố. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khoản 2 của điều luật qui định việc khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Người có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm.

Điều luật quy định, nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết, có nghĩa là nếu sự vụ không cho phép khởi tố vụ án hình sự và cơ quan, đơn vị, người có quyền khởi tố thấy rằng có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật hình sự, hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà xét cần xử lí bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm giữ nghiêm pháp chế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết. Cơ quan, tổ chức hữu quan nói trong điều luật là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định các hình thức xử lý hành chính, vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác đối với người có hành vi vi phạm.

Trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải nêu rõ lí do không khởi tố hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Hủy Hàng Chục Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Tiếp tục phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 11-9, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trình bày báo cáo tóm tắt về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2019.

Viện trưởng VKSND Tối cao nhận định: “Năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số nội dung khiếu nại, tố cáo mới gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài nhiều năm có phần gia tăng. Nhiều vụ việc đã được các cơ quan giải quyết hết thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng công dân không đồng ý, vẫn tiếp tục yêu cầu giải quyết”.

Ông Trí còn cho hay thời gian gần đây, một số trường hợp gửi đơn tố giác đến CQĐT VKSND Tối cao về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, ra bản án trái pháp luật… nhưng thực chất nội dung đơn là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

“Khi CQĐT VKSND Tối cao chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì công dân không đồng ý và yêu cầu phải xử lý theo tội danh đã tố giác, dẫn đến vụ việc trở thành khiếu nại gay gắt, kéo dài” – ông Trí cho hay.

Sau khi lướt qua số lượng công dân và đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị mà VKSND các cấp đã tiếp, tiếp nhận, ông Trí đề cập đến một số kết quả về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Theo đó, dù số đơn và vụ việc có giảm nhưng tính chất của các đơn, vụ việc vẫn là khiếu nại về quyết định của thủ trưởng CQĐT và VKSND trong tố tụng hình sự. “Qua giải quyết khiếu nại, VKSND đã hủy sáu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm để yêu cầu giải quyết lại tố giác tội phạm” – ông Trí cho hay.

Về kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại, ông Trí cho hay: “VKSND, VKSND Tối cao và VKSND cấp tỉnh thụ lý kiểm tra 146 vụ, việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự có hiệu lực pháp luật; đã kết luận kiểm tra 130 vụ việc. Qua đó, hủy 11 quyết định không khởi tố vụ án hình sự để giải quyết lại tin báo, tố giác tội phạm vì thiếu căn cứ” – ông Trí cho hay.

Báo cáo của VKSND Tối cao cũng cho hay một số trường hợp khiếu nại không có cơ sở nhưng quá trình giải quyết, cơ quan có thẩm quyền chưa phân tích rõ căn cứ bác đơn dẫn đến khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Khi kiểm tra, VKSND cấp trên xem xét toàn diện tài liệu, chứng cứ, tiến hành đối thoại với công dân, phân tích, ban hành kết luận có cơ sở. Từ đó đương sự chấp nhận kết quả xem xét, giải quyết, không tiếp tục khiếu nại.

Đề cập đến một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, ông Trí nói đến việc chưa đảm bảo thời hạn hoặc chưa thu thập, phân tích đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết, dẫn đến VKSND cấp trên phải hủy để giải quyết lại. Công tác kiểm sát chưa hiệu quả.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế được VKSND Tối cao quy về việc BLTTHS quy định thời hạn giải quyết khiếu nại rất ngắn, áp lực chuyên môn khiến nhiều đơn vị kiểm sát chưa thực hiện tốt nhiệm vụ và việc chỉ đạo, công tác nhân sự cũng có nhiều hạn chế.

Trong hai khó khăn, vướng mắc, ông Trí đề cập đến việc một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo hoặc do nhận thức pháp luật hạn chế nên liên tục gửi đơn và trực tiếp đến địa điểm tiếp công dân của VKSND Tối cao và một số VKSND tỉnh, TP lớn. “Không ít trường hợp do không được đáp ứng yêu cầu đã có hành vi quá khích, quay video, chụp ảnh… nhưng pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử lý những trường hợp này, vì vậy công tác tiếp công dân, xử lý đơn của VKSND các cấp gặp khó khăn” – ông Trí cho hay.

Các giải pháp mà VKSND Tối cao đề ra vẫn là tiếp tục chỉ đạo tăng cường trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm sát trực tiếp, kiện toàn biên chế, tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.

Báo cáo của VKSND Tối cao kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát, kiến nghị Đảng, Nhà nước tăng cường nguồn lực cho ngành kiểm sát, trong đó có chính sách đãi ngộ cho những đơn vị, cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Khi Nào Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự?

Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:

” Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, đó là dấu hiệu của những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Những dấu hiệu đó có thể là một hành vi trái pháp luật hoặc một thiệt hại cụ thể nào đó và có thể được chia thành 3 nhóm:

Thứ nhất, nhóm các dấu hiệu tội phạm trong tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là những căn cứ khởi tố vụ án hình sự dựa trên sự đóng góp, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức cơ quan đoàn thể trong xã hội, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và xác minh tính chính xác của dấu hiệu phạm tội được cung cấp trên trước khi ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không?Vấn đề này đã được quy định khá chi tiết tại các điều 144 và điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 145.Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. ”

Thứ hai, nhóm dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện được quy định tại điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

” Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.”

Đây thường là nhưng dấu hiệu tội phạm mà cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là những thông tin về một hành vi tội phạm phát hiện trong quá trình tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin về một vụ việc khác hoặc thông qua lời khai của nhân chứng hay bị can, bị cáo trong một vụ án khác.

Thứ ba, dấu hiệu tội phạm thu được do người phạm tội đầu thú hoặc tự thú. Trong trường hợp này, người phạm tội tự mình đến cơ quan có thẩm quyền trình bày về những hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ xác minh, đối chiếu trước khi xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người đó và hành vi của họ. Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

” Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có các dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng đều ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bởi khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định:

” 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. ”

Theo đó, nhóm các tội phạm chỉ có thể được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là những tội như: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác (điều 134), cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135), tội hiếp dâm (điều 141), cưỡng dâm (điều 143)…Đây là các tội phạm mà việc khởi tố vụ án hình sự sẽ có thể có những ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý, cũng như danh dự, nhân phẩm và những lợi ích của người bị hại nên việc khởi tố chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại.

Từ những phân tích trên có thể thấy, khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với cả quá trình tố tụng hình sự. Về nguyên tắc, quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có các dấu hiệu của tội phạm, tuy nhiên có những trường hợp vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI để được tư vấn.

Câu hỏi: Gây tai nạn giao thông đường bộ có bị khởi tố và bồi thường thiệt hại?

Kính thưa Luật sư. Chồng tôi lái xe ô tô, trong lúc vượt xe thì lấn sang phần đường của xe khác và gây tai nạn cho một người đi xe máy. Người đi xe máy bị trật khớp cổ chân và gãy xương đùi. Sau đó, gia đình tôi đã bồi thường 15 triệu đồng và chăm sóc cho nạn nhân khi đi mổ nhưng giờ gia đình họ đưa ra những yêu cầu quá đáng quá đòi gia đình tôi bồi thường nhiều hơn. Tôi xin hỏi trong trường hợp này gia đình tôi bồi thường bao nhiêu là hợp lý và chồng tôi có bị khởi tố hình sự không?

Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn khi lái xe ô tô và có vượt xe đã lấn sang phần đường của xe máy, gây tổn thương sức khỏe của người lái xe máy.

– Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 thì khi vượt xe người điều khiển xe xin vượt phải thực hiện theo các quy định sau:

+ Có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h đến 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

+ Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

+ Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

+ Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

– Các trường hợp không được vượt xe:

Theo quy định, không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các quy định: chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải;

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy, nếu như chồng bạn không đảm bảo an toàn khi vượt xe thì chồng bạn đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại đến sức khỏe người khác, theo đó:

– Căn cứ Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

” 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Còn về mức bồi thường thiệt hại hợp lý pháp luật dân sự vẫn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp có tranh chấp có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nếu vẫn muốn thỏa thuận nhưng theo mức hợp lý hơn trong trường hợp của mình. Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các khoản bồi thường thiệt hại bao gồm:

– Chi phí hợp lý cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng;

– Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

Về Kiểm Sát Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Theo quy định tại Điều 166 BLTTHS năm 2015, Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Điều 12) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSTC- BCA- BQP (Điều 7), hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự được tiến hành như sau:

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án của CQĐT hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (gọi tắt là CQĐT), Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền kiểm sát điều tra phải cử Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án.

Kiểm sát viên được cử kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án phải kiểm tra chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ để xác định xem quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT có căn cứ, có hợp pháp hay không?

Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố vụ án hình sự

– Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý vụ án hình sự.

– Nghiên cứu kỹ các tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Tài liệu về tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; các tài liệu khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành kiểm tra, xác minh thu thập được; biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, biên bản khám xét, biên bản bắt người phạm tội quả tang… cùng các tài liệu, vật chứng thu thập được khi tiến hành khám nghiệm; đơn yêu cầu khởi tố, kết luận giám định, biên bản lấy lời khai bị hại, người làm chứng.

Kiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự

– Kiểm sát viên kiểm tra trình tự, thủ tục tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có đúng quy định của BLTTHS hay không?

– Kiểm tra thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, hình thức và nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT có đúng quy định của BLTTHS hay không?

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, Kiểm sát viên cần tổng hợp, phân tích, đánh giá xem có hay không vụ việc có tính chất hình sự xảy ra trên thực tế. Các tài liệu, chứng cứ thu thập được có đủ để chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay chưa? Nếu có thì thuộc điều, khoản nào của BLHS? Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi ra sao? Mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra như thế nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự còn hay hết…

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố, Kiểm sát viên phải báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá quyết định khởi tố với Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xem xét, xử lý.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra căn cứ vào báo cáo kết quả nghiên cứu quyết định khởi tố của Kiểm sát viên, căn cứ Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Điều 12) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSTC- BCA- BQP (Điều 7) để xử lý như sau:

– Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp thì ra quyết định phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án và gửi cho Cơ quan điều tra;

– Nếu thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố vụ án thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ;

– Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó; trường hợp Cơ quan điều tra không nhất trí hoặc là quyết định khởi tố vụ án hình sự của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 6 Điều 159 và khoản 1 Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội phạm khác chư­a được khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan đã ra quyết định khởi tố không nhất trí thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung, Kiểm sát viên gửi các quyết định này cho cơ quan đã ra quyết định khởi tố để tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự./.