II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Nội dung trọng tâm công tác 1.1. Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; các chủ trương của Đảng, Nhà nước, tỉnh và của Ngành về công tác đảm bảo TTATGT cho học sinh. Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường…; 1.2. Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT; về Văn hoá giao thông và quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện. 1.3. Triển khai nghiêm túc nội dung học tập chính khoá; Tổng phụ trách phối hợp với GVCN tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về ATGT; 1.4. Xây dựng pano, tờ gấp… để tuyên truyền tới tất cả học sinh nhà trường; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy – học về ATGT cho giáo viên, học sinh. 1.5. Thành lập Ban kiểm tra công tác giáo dục ATGT của trường; xử lý các cá nhân vi phạm nội quy ATGT. Đánh giá thi đua các tập thể lớp, cá nhân về công tác giáo dục và thực hiện ATGT. 2. Hình thức triển khai: – Tổ chức lồng ghép giáo dục về ATGT trong các buổi sinh hoạt tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp,…) – Đội phát thanh măng non tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của trường vào đầu, cuối buổi học và những thời gian chuyển tiết; – Thực hiện tuyên truyền thông qua pano, apphích, khẩu hiệu, tờ gấp…; các thông điệp truyền thông: – Trẻ em phải đội mũ bảo hiển khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; – Đội mũ cho con – trọn tình cha mẹ; – Trẻ em phải được đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy; – Nhớ lời cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện – Căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tìm hiểu Luật giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) tại nhà trường, trong các chủ điểm của chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.3. Giải pháp thực hiện:
3.1. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục học sinh về tiêu chí Văn hóa giao thông thông qua nhiều hình thức học tập chính khoá và ngoại khoá; nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức ATGT cho học sinh; biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động…) tuyên truyền về giáo dục ATGT phù hợp với trường THCS. – Tổ chức phát động ATGT năm học 2018 – 2019 và ký cam kết không vi phạm luật GT. – Tổ chức “Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT” năm 2018 3.2. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; tổ chức cho CMHS và học sinh ký cam kết không vi phạm ATGT; xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân vi phạm ATGT. 3.3. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Đội trong việc giữ gìn trật tự ATGT góp phần hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; triển khai các phong trào, cuộc vận động thanh, thiếu nhi tham gia bảo đảm TTATGT.3.4. Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khoá: sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp để đánh giá về công tác giáo dục ATGT trong trường cho học sinh. 3.5. Đưa nội dung giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của các Chi đội. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân vi phạm.3.6. Mô hình “Vui học luật giao thông dưới cờ”:– Hoạt động trong các buổi chào cờ đầu tuần.(Ban ATGT LĐ lựa chọn biên soạn mỗi tuần 1 đến 3 nội dung ngắn về Luật GT )-Tiến hành tuyên truyền các nội dung biên soạn trong mục tuyên truyền của chương trình chào cờ.– Tổ chức cho các em trả lời nhanh, xử lý tình huống có nhận quà trong mục sinh hoạt vui chơi của chương trình chào cờ.– Ghi nhận và lưu kết quả để đánh giá và công nhận hoàn thành chuyên hiệu ATGT của đội viên.– Nhắc nhở các trường hợp vi phạm ATGT của học sinh theo phương pháp gợi ý, gợi mở, không chỉ đích danh, không phê bình.3.7. Tổ Sao đỏ ATGT trước cổng trường.– Hoạt động định kỳ vào ngày thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Ngoài ra còn có các buổi trực đột xuất khi thấy có dấu hiệu vi phạm giao thông gia tăng.– Đội được chia làm 2 tổ, mỗi tổ 4 em.– Mỗi lần thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ là 2 em (Do tổ trưởng phân công theo thực tế của tuần)– Nhiệm vụ:+ Ghi nhận các trường hợp vi phạm cơ bản về giao thông trước cổng trường.+ Nhắc nhở kịp thời các trường hợp tụ tập trước cổng trường, qua đường không đúng nơi quy định, qua đường không quan sát, đưa rước mà không đôi mũ bảo hiểm cho con em.– Tổ 1 hoạt động vào buổi sáng.– Tổ 2 hoạt động vào buổi chiều.– Kiểm tra chuyên hiệu ATGT.
Tác giả bài viết: Trường Tiểu học Thạch Môn
Nguồn tin: Trường tiểu học Thạch Môn