Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Thích Nhan Đề Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Giải​ Thích Nhan Đề Ôn Dịch, Thuốc Lá

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC Kİ 11 LỚP 8

Năm hoc: 2016- 2017

TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 11 tháng 3 nam 2017

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1, (5 điểm)

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tô Hữu viết:

“Khi con tu hú gọi bầy”

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết hài thơ dược ra đời

trong hoàn cảnh nào? (1 điểm).

2. Dựa vào khổ thơ vừa chép, kết hợp hiểu biết của em về tác phẩm, hãy trình bày mạch

cảm xúc của bài thơ. (1 điểm)

3. Viết đoạn văn theo cách quy nạp (khoảng 12 câu), trong doạn có sử dụng một câu cảm

thán, nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè sang trong đoạn thơ vừa chép. (gach dưới câu

cảm thán) (3 diêm)

Cau 2. (2,5 diêm)

Doc doan văn sau và tra loi câu hoi:

( ) “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất;

được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa

núi. địa thế rộng mà bằng: dất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt

muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa

Thật là chôn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế

vương muôn đời. “(..)

(Trích “Chiếu dời dô” – Lí Công Uẩn)

1. “Chiéu doi do” được viết vào năm nào và vớii mục đích gì? (1 diêm)

2. Xác duh nội dung của đoạn văn trên. Nội dung đó được thế hiện c câu văn nào? Qua đó,

em thấy đoạn văn dược viết theo kiểu đoạn gì? (1 diêm)

mình. Hãy ghi lại tên một văn bản nghị luận trung đại khác da hoc trong chuong trinh Ngữ van

lop 8 hoc ki II cung viét vè chú dè trên. (ghi ro tên tác giá) (0,5 diểm)

Câu 3. (2,5 diểm)

Hãy viết một doan văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) cảm nhận về tâm lòng yêu

nuoc, can thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong đoạn văn sau:

( ) “Huông chi ta cung các ngrơi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy

sự giặc di lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi củ diệu mà si ming triều đình, đem thân dê

chó mà bát nat té phu, thác mênh Hot Tá Liệt mà doi ngoc lua, dé thôa long tham khong cing.

giá hieu Vân Nam iromg mà thnu bac vang, vét cuia kho co han. That khác nào dem thit ma

nuói ho dói, sao cho khôi tai va ve sau!”..

Ý Nghĩa Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá

“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.

Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng

đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

Nêu Ý Nghĩa Tên Văn Bản Ôn Dịch, Thuốc Lá

Thuốc lá là một “món” vô cùng quen thuộc trong đời sống, gần như đến đâu ta cũng có thể mua được nó và gần như ai cũng quen rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tác hại của nó thật là khủng khiếp. Được trích trong “Từ thuốc lá đến ma túy-Bệnh viện” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” mang đến cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích cùng những lời cảnh báo về tác hại không thể lường thấu của thuốc lá. Ngay từ nhan đề, ta đã có thể có những hình dung về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

“Ôn dịch” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh. Ôn dịch chỉ dùng với những bệnh dịch không hcir lây lan mạnh mà còn vô cùng nguy hiểm cũng như khó chữa trị, để lại vô cùng nhiều hậu quả trong một thời gian dài ví dụ như những căn bệnh “khó chữa” như HIV/AIS hay sốt rét. Đó là cách dùng trong y học, còn trong đời sống khi dùng tới từ “ôn dịch”, người ta thường dùng như một danh từ để chửi mắng một điều gì hay một ai đó vô cùng đáng ghê tởm với một thái độ vô cùng căm ghét, tức giận. Dùng từ ôn dịch ở đây, tác giả có ý muốn thông báo rằng văn bản đang đề cập đến một vấn đề, một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khó chữa trị, dễ lây truyền và với một thái độ vô cùng căm phẫn, ghê tởm.

Căn bệnh mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện muốn nói đến ở đây là gì, đó là thuốc lá. Thuốc lá không phải là một thứ gì xa lạ, thậm chí vô cùng quen thuộc với chúng ta và nó bị coi là một thứ ôn dịch. Thuốc lá cũng dễ gây nghiện, nhiều người đang sử dụng và không bỏ được trong khi tác hại của nó là vô kể, nó sinh bệnh cho nhiều người, kể cả người sử dụng trực tiếp hay không sử dụng, đây cũng là vấn đề khá khó để giải quyết trong tình trạng như hiện nay. Vì thế, thuốc lá chính là thứ ôn dịch. Nhưng tại sao tác giả lại không nói trực tiếp là “Thuốc lá là một thứ ôn dịch” hay “Một loại ôn dịch là thuốc lá” mà lại viết là “Ôn dịch, thuốc lá”? Nếu viết theo cách đó thì nhan đề đã quá rõ ràng, tường minh, không có gì là ấn tượng, đó cũng đơn thuần chỉ là câu thông báo hay định nghĩa, ta dễ lầm tưởng đây là một bài cung cấp thông tin về thuốc lá. Dấu phẩy được đặt giữa hai danh từ, tách nhan đề ra làm hai vế khiến cho câu có ý nhấn mạnh từ “ôn dịch”, nhấn mạnh thuốc lá chính là một loại ôn dịch vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tiền bạc của con người. Dấu phẩy giống như một thái độ căm giận, phẫn nộ đối với thuốc lá hại người khiến tác giả không thể không đặt bút.

Qua nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”, người đọc không chỉ nhận được sự cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá, ý thức được đó là một thứ ôn dịch cần phải tránh xa mà còn nhận thấy được sự căm phẫn, tức giận vô cùng của một vị bác sĩ có lẽ đã chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng do thuốc lá gây ra cho con người. Thêm vào đó, ta còn cảm thấy bản thân mình chưa đọc văn bản đã thấy rất ghét loại ôn dịch này.

Chỉ cần đọc đến nhan đề này, chúng ta đã cảm nhận được thuốc lá không phải là điều gì tốt lành mà thậm chí cảm thấy ghê tởm thuốc lá. Có lẽ điều này đã đạt được mục đích mà tác giả bước đầu muốn hướng đến, góp phần tạo thành công cho sức mạnh lan truyền thông điệp của văn bản.

Qua Văn Bản: “Ôn Dịch Thuốc Lá”, Em Hãy Nêu Về Vấn Đề Hút Thuốc Lá Độc Hại Hiện Nay

Qua văn bản: “Ôn dịch thuốc lá”, em hãy nêu về vấn đề hút thuốc lá độc hại hiện nay

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, Việt Nam có 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Thuốc lá không những gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người hút thuốc mà còn có tác động xấu tới người không hút thuốc. Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do thuốc lá.

Thuốc lá hoặc thuốc lào là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotine cao. Nicotine là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotine trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Nicotine được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người.

Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng, phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Phần đông thanh niên mới lớn đều tập tành hút thuốc lá, lý do là bắt chước theo người lớn cũng như muốn khẳng định mình với bạn bè. Từ đó, lâm vào cơn nghiện và cuối cùng là từ bỏ không được nếu không có thuốc lá.

Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, người hít phải khói thuốc lá lại có yếu tố nguy cơ gấp 4 lần so với người hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa hơn 4700 chất độc hại khác nhau, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, chủ yếu là ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột,… nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotine, chất gây nghiện,… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp như: bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn không khí, viêm phế quản mãn tính. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành các điều kiện và nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc mạch máu, xuất huyết não. Người hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá còn mắc các bệnh về răng, lợi, đồng thời tăng các yếu tố nguy cơ loãng xương gây đau nhức, khó ngủ và giảm thể lực. Nam giới hút thuốc lá sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Riêng đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Còn đối với trẻ em hít phải khói thuốc lá thì dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

chúng tôi