Top 6 # Xem Nhiều Nhất Dự Luật Dẫn Độ Về Trung Quốc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Trung Quốc Và Phương Tây Đối Đầu Về Dự Luật Dẫn Độ Hong Kong

“Chúng tôi kiên quyết phản đối các lời nói và hành động sai lầm của bất cứ lực lượng nước ngoài nào nhằm can thiệp các vấn đề lập pháp của Đặc khu Hành chính Hong Kong” – báo SCMP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo ngày 10-6.

Ông Cảnh Sảng nói Trung Quốc “không lo về ảnh hưởng của dự luật lên môi trường kinh doanh”.

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thuyết phục được các nước. Trong ngày 10-6, Bộ Ngoại giao Mỹ và ông Mark Field – Bộ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Anh lên tiếng phản đối dự luật dẫn độ của Hong Kong.

“Cuộc biểu tình hòa bình của hàng trăm ngàn người Hong Kong hôm qua rõ ràng cho thấy sự phản đối của công chúng với các đề xuất sửa đổi” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong cuộc họp báo ngày 10-6.

Bà Ortagus nói “các điều khoản sửa đổi này có thể làm hại môi trường kinh doanh của Hong Kong và lôi các công dân chúng tôi sinh sống hay đến thăm Hong Kong và hệ thống tư pháp thất thường của Trung Quốc”.

Theo bà Ortagus, việc chính sách “một đất nước, hai hệ thống” bị tổn hại gây rủi ro cho vị thế đặc biệt lâu nay của Hong Kong trong các vấn đề quốc tế. Theo SCMP, các điều khoản sửa đổi của Sắc lệnh Tội phạm Bỏ trốn của Hong Kong sẽ là tâm điểm khi Bộ Ngoại giao Mỹ có đánh giá tiếp theo về mức độ tự trị của Hong Kong, có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và kinh tế đặc biệt mà Mỹ đang áp dụng với Hong Kong.

Trong khi đó ông Mark Field – Bộ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Anh lên tiếng rằng cuộc biểu tình của khoảng 1 triệu dân Hong Kong vừa rồi là một minh chứng rõ ràng của sức mạnh cảm xúc ở Hong Kong.

Ông Field lên tiếng về “tác động khủng khiếp” của dự luật đến quyền và tự do của Hong Kong: “Trên hết là nỗi sợ công dân và người sinh sống ở Hong Kong có rủi ro bị lôi kéo vào hệ thống pháp lý của Trung Quốc …”.

Ông Field cho biết “chúng tôi sẽ tiếp tục nhắc nhở các nhà chức trách Hong Kong và Trung Quốc rằng để duy trì niềm tin vào chính sách “một đất nước, hai hệ thống” thì Hong Kong cần phải được hưởng sự tự trị cấp độ cao một cách toàn diện và hệ thống luật pháp đã được quy định trong tuyên bố chung và trong Luật Cơ bản”.

Dù được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 nhưng Hong Kong vẫn được giữ quyền tự trị và một số quyền tự do, trong đó có quyền có hệ thống tòa án riêng biệt.

Ngày 30-5, các Ngoại trưởng Anh và Canada đã ra một tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về khả năng luật dẫn độ ảnh hưởng đến công dân các nước này cũng như đến “niềm tin kinh doanh và danh tiếng quốc tế của Hong Kong”.

1 triệu người phản đối: Hong Kong nói gì về dự luật dẫn độ?

Dự Luật Dẫn Độ Đến Trung Quốc Khiến Người Hong Kong Nổi Giận

Người Hong Kong hôm 9/6 đổ xuống đường để biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đại lục. Một nhà tổ chức biểu tình cho biết hơn một triệu người đã tham gia tuần hành, trong khi cảnh sát nói rằng con số này là 240.000 người.

Cuộc biểu tình biến thành bạo lực vào rạng sáng 10/6 khi cảnh sát tới giải tán những nhóm biểu tình nhỏ vì thời gian cho phép biểu tình đã hết. Hàng trăm người biểu tình nổi giận, tấn công cảnh sát bằng hàng rào sắt và chai lọ, buộc lực lượng chống bạo động phải trấn áp bằng dùi cui và hơi cay.

Tâm điểm trong nỗi bức xúc khiến người Hong Kong đổ xuống đường biểu tình bất chấp nắng nóng chính là dự luật sửa đổi “Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự” sắp được đưa ra tranh luận trước cơ quan lập pháp Hong Kong vào ngày 12/6. Nếu dự luật này được thông qua, cư dân Hong Kong, người Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Macau cùng những người nước ngoài sống tại trung tâm tài chính toàn cầu này đều có nguy cơ bị dẫn độ nếu họ bị truy nã ở Trung Quốc đại lục.

Chính quyền Hong Kong lần đầu tiên đưa ra đề xuất dự luật vào tháng 2 nhằm đơn giản hóa việc dẫn độ từng trường hợp nghi phạm hình sự đến các vùng nằm ngoài 20 nơi Hong Kong đã ký hiệp ước dẫn độ, chẳng hạn như Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan và Macau. Mục tiêu của dự luật là bít lại điều mà các quan chức Hong Kong nhiều lần mô tả là “lỗ hổng” khiến cho thành phố trở thành “thiên đường” cho tội phạm từ Trung Quốc đại lục tràn sang.

“Lỗ hổng” này được thể hiện rõ trong vụ án cư dân Hong Kong Chan Tong-kai năm 2018 giết bạn gái Poon Hiu-wing khi hai người đi nghỉ ở Đài Loan. Sau khi trở về Hong Kong, Chan thừa nhận đã giết Poon nhưng cảnh sát Hong Kong không thể buộc tội giết người với anh ta hay dẫn độ anh ta sang Đài Loan vì không có thỏa thuận dẫn độ giữa hai bên.

Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Hong Kong được quyền duy trì một hệ thống pháp lý riêng biệt, độc lập với đại lục và hai bên cũng không ký bất cứ thỏa thuận dẫn độ nào.

Người biểu tình lo ngại rằng dự luật sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng từ luật pháp của Trung Quốc đại lục và cư dân Hong Kong có thể trở thành nạn nhân của một hệ thống pháp lý khác. Nhiều người gọi đây là động thái thân Bắc Kinh và bày tỏ nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của hệ thống tư pháp Trung Quốc đại lục. Một số chính trị gia đối lập nói vấn đề này là bước ngoặt cho tình trạng tự do của thành phố.

“Nếu Trung Quốc có thể tùy ý đòi dẫn độ người nào đó sang đại lục, điều đó sẽ hủy hoại không chỉ lối sống mà còn phá hủy nền kinh tế của chúng tôi ở Hong Kong bởi nhiều người sẽ rời khỏi nơi này”, người biểu tình Tommy Lo nói.

“Đây là một đạo luật hà khắc sẽ ảnh hưởng đến tương lai thế hệ tiếp theo của chúng tôi”, cụ bà họ Wong, 70 tuổi, tham gia cuộc biểu tình ngày 9/6, nói.

Trong khi đó, giới chức Hong Kong nhiều lần nhấn mạnh rằng không phải mọi yêu cầu dẫn độ đều tự động được đáp ứng nếu dự luật này có hiệu lực. Các thẩm phán Hong Kong sẽ đóng vai trò như “người gác cổng”, quyết định có chấp nhận dẫn độ hay không trong các phiên tòa và bị cáo có thể kháng cáo. Tuy nhiên, một số thẩm phán nói rằng việc Trung Quốc đại lục ngày càng có quan hệ chặt chẽ với Hong Kong và phạm vi điều trần dẫn độ hạn chế sẽ khiến họ phải đối mặt với áp lực chính trị từ Bắc Kinh.

Mỹ, Anh và Đức đã bày tỏ lo ngại về dự luật này. Một số phái viên của Liên minh châu Âu đã gặp trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam để phản đối. “Đó là đề xuất giáng một đòn khủng khiếp chống lại luật pháp, sự ổn định và an ninh của Hong Kong, vào vị thế của Hong Kong là một trung tâm thương mại quốc tế tuyệt vời”, Chris Patten, thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong trước khi thành phố được bàn giao cho Trung Quốc, nói hồi tuần trước.

Trong khi đó, bà Lam và các quan chức Hong Kong kiên quyết bảo vệ dự luật, nhấn mạnh rằng cần có nó để xử lý vụ giết người ở Đài Loan và bít “lỗ hổng”. Tuy nhiên, Đài Loan cũng phản đối dự luật này vì cho rằng nó khiến cư dân của họ gặp rủi ro khi đến Hong Kong.

Bà Lam và các đồng minh khẳng định rằng sẽ có các biện pháp bảo vệ bị cáo, có nghĩa là bất kỳ ai có nguy cơ bị đàn áp chính trị, tôn giáo, tra tấn, xử tử sẽ không bị dẫn độ.

Tuy nhiên, một số chính trị gia đối lập tin rằng lập trường của chính quyền Hong Kong đang bị dao động và họ có thể “xuống nước” nếu như có thêm nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra.

“Người dân đang thể hiện lo ngại bằng cách thành lập các nhóm riêng”, Rose Wu, thành viên tổ chức phi chính phủ Mặt trận Nhân quyền Dân sự, nói, nhắc đến việc sinh viên, người đi làm và bà nội trợ đã ký vào hàng trăm kiến nghị trên mạng từ tháng trước để phản đối dự luật. Ở nước ngoài, các cuộc biểu tình cũng được tổ chức tại hơn 20 thành phố trên toàn thế giới.

“Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp thế giới là cú huých lớn cho những người Hong Kong phản đối dự luật”, Wu nói thêm.

Đàm Phán Dự Thảo Hiệp Định Về Dẫn Độ Giữa Hai Nước Việt Nam Và Trung Quốc

Ngày 23-10, Đoàn đàm phán Việt Nam do Thiếu tướng, chúng tôi Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng đoàn và Đoàn đàm phán Trung Quốc do bà Chen Peijie, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Điều ước, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn đã tiến hành đàm phán dự thảo Hiệp định về dẫn độ, nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng đoàn Việt Nam; bà Chen Peijie, Trưởng đoàn Trung Quốc và các thành viên hai đoàn đàm phán.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh đã chuyển lời thăm hỏi của Đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tới các thành viên Đoàn đàm phán Trung Quốc. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong lĩnh vực tư pháp, hai bên đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự (năm 1998) và đã đặt vấn đề về đàm phán, ký kết một hiệp định riêng về dẫn độ nhằm tăng cường và hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp tác giữa các cơ quan tư pháp hai nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì vậy, việc đàm phán, ký kết Hiệp định vào thời điểm này có ý nghĩa về mặt chính trị, đối ngoại, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Hai đoàn đàm phán trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, sẽ ký Biên bản ghi nhớ và cùng thống nhất hoàn tất việc ký kết Hiệp định trong thời gian sớm nhất.

Phương Liên

‘Cách Mạng Dù’ Lại Bùng Nổ Ở Hồng Kông, Chống Luật Dẫn Độ Về Trung Quốc

Người phát ngôn cảnh sát Hồng Kông hôm 29.4 cho hãng tin CNBC biết ước tính 22.800 người xuống đường lúc đỉnh điểm cuộc biểu tình. Các nhà tổ chức cuộc biểu tình nói có 130.000 người tham gia, theo báo giới Hồng Kông. Người biểu tình đi rồng rắn ở những khu vực thường bị kẹt xe, mang theo các biểu ngữ chỉ trích kế hoạch dẫn độ của chính quyền đặc khu. .

Nhiều người biểu tình cũng giương chiếc dù vàng, một phương tiện đã trở thành biểu tượng cho niềm khát vọng dân chủ ở Hồng Kông, sau cái gọi là “Cách mạng dù” vốn làm rúng động thành phố này hồi năm 2014. Lúc đó, người của phong trào dù vàng đòi có tiếng nói trong cuộc bầu cử chức danh đặc khu trưởng. Theo quy định hiện nay, người nào được chính quyền Trung Quốc chấp thuận mới trúng chức danh này.

Theo CNBC, kế hoạch dẫn độ gây lại sự lo ngại nơi người dân, về sự suy giảm quyền tự trị của Hồng Kông, gần 22 năm sau khi Anh trao trả xứ nhượng địa này cho Trung Quốc vào ngày 1.7.1997. Từ ngày đó, Hồng Kông trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc, vẫn được giữ những luật riêng, đồng tiền riêng và tự nắm quyền điều hành kinh tế.

Nhưng đề xuất luật dẫn độ được đưa ra, sau một vụ giết người hồi tháng 2.2018, mà thủ phạm được cho là một người Hồng Kông ở Đài Loan. Vụ này cho thấy Hồng Kông và đặc khu hành chính Macau (thuộc Trung Quốc) thiếu cơ chế dẫn độ. Cách khắc phục của chính quyền Hồng Kông là sửa luật nhằm cho phép dẫn độ, nhưng quyền này thuộc về Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Nhưng các chuyên gia pháp lý và các nhóm doanh nghiệp đều phản đối ý tưởng lập luật dẫn độ, vì nó đe dọa quy chế “một quốc gia hai chế độ” mà Hồng Kông thụ hưởng từ khi được Anh trả về Trung Quốc. Hồi tháng 3, Phòng Thương mại Mỹ ra tuyên bố nêu rõ niềm tin đề xuất này sẽ kéo giảm sức thu hút của Hồng Kông đối với các công ty quốc tế: “Uy tín quốc tế của Hồng Kông từ sự thượng tôn pháp luật là một di sản vô giá”.

Chuyên gia Rob Koepp chuyên về Trung Quốc của Mạng lưới các nhà kinh tế học Hồng Kông nói: “Các doanh nghiệp địa phương lo sợ sự sụp đổ hàng rào pháp lý ngăn cách Hồng Kông với Trung Quốc sẽ là một cú đòn mạnh vào vị thế cạnh tranh của Hồng Kông”.