Điều 43 Bộ Luật Lao Động 2012
--- Bài mới hơn ---
Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như sau:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. ”
Theo đó, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bao gồm:
+ Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động cần lưu ý những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện được quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi tôi mang thai được 4 tháng thì công ty tôi làm chấm dứt hợp đồng lao động với tôi . Tôi nên làm gì ? Và công ty sẽ bị làm sao ? Chịu trách nhiệm như thế nào?
Luật sư NGUYỄN THANH HẢI tư vấn: Vấn đề bạn nêu luật sư trả lời như sau: không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012:
Không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Khoản 3 Điều 155:
Người sử dụng lao động Ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Như vậy, trong suốt thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ luôn được bảo đảm có việc làm để có thu nhập.
Người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật lao động sau khi hết thời gian nêu trên. Trường hợp hết thời gian này mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết (06 tháng) thì được kéo dài thêm 60 ngày (theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2012).
Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định nêu trên, áp dụng sa thải, đuổi việc thì lao động nữ có thể khiếu nại, khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong vòng 180 ngày kể từ ngày biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm, người lao động phản ảnh với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và gửi đơn khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động.
Nếu việc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn Phòng Lao động quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Người sử dụng lao động có hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng;
Bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở. Hoặc bạn có thể tố cáo tới cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2022 về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.
Lúc này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm.
--- Bài cũ hơn ---