--- Bài mới hơn ---
Nghị Quyết 30A Đồng Lực Để Mường Ảng Thoát Nghèo
Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 14
Bình Thuận: Chuyển Biến Tích Cực Trong Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát
Nghị Quyết Về Chương Trình Giám Sát Năm 2022
Làm Tại Xã Không Khó Khăn Thuộc Huyện Nghèo Có Được Ưu Đãi?
Trước khi huyện có Nghị quyết 30a, điều kiện kinh tế – xã hội của huyện hết sức khó khăn: cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 73,19%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm, trình độ dân trí và trình độ canh tác lạc hậu; trong khi đó đội ngũ cán bộ về đảm nhận công tác được tập hợp từ nhiều nguồn, vừa thiếu, vừa chưa am hiểu hết tình hình thực tế tại địa phương, điều kiện làm việc và ăn ở hết sức khó khăn.
Từ khi thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội, gắn với thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo cả nước. Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội và diện mạo vùng đồng bào dân tộc huyện Đam Rông có sự thay đổi và phát triển đáng kể. Hàng năm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng (điện – đường – trường – trạm) được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả khả quan (tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện đến nay giảm còn 27,47%,trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 89,79%); đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ ( tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90,06%, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt trên 96%…). Giáo dục và đào tạo ngày một phát triển, cơ sở trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học tập cho con em các dân tộc trên địa bàn; bản sắc văn hóa của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm chăm lo; đoàn kết giữa các tôn giáo và dân tộc được củng cố; hệ thống chính trị được chăm lo xây dựng; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững…
Với những hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiệu quả đó đã được hiện hữu bằng sự thay đổi từng ngày diện mạo vùng nông thôn miền núi nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đam Rông nói riêng.
Theo đánh giá của huyện Đam Rông, qua 10 năm ( 2008 – 2022) triển khai thực hiện Chương trình theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, mặc dù điều kiện xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng Đảng bộ, Chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện Đam Rông đã quyết tâm nỗ lực, phấn đấu không ngừng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Theo đó, sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân 24,67%/năm), đã từng bước có sự gắn kết giữa khâu thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, từng bước tạo chuỗi liên kết trong sản xuất. Công tác giảm nghèo đạt được kết quả khả quan, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đói, nhà ở tạm bợ; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt trên 80% so với Đề án được phê duyệt, triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đến đối tượng hưởng thụ. Việc tổ chức phân bổ, lồng ghép các nguồn vốn được kịp thời, theo hướng linh hoạt ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trực tiếp đến người dân, đặc biệt là các đối tượng hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS góp phần tăng thu nhập của các hộ nông dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo đúng mục tiêu đề ra. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cơ bản chuyển dịch đúng hướng, từng bước đi vào khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương; việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được quan tâm thực hiện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Kết quả giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy chiếm 48,76%; công nghiệp – xây dựng chiếm 13,56%; thương mại – dịch vụ chiếm 37,68%.
Hệ thống giao thông các tuyến đường huyết mạch cơ bản đã được hoàn chỉnh và bê tông hóa, 8/8 xã có đường nhựa đến trung tâm xã, mở mới trên 50 km đường liên thôn, liên xã, nâng cấp trên 40 km đường giao thông nông thôn và xây 04 cây cầu dài hơn 03 km đảm bảo giao thông đi lại cả 02 mùa mưa và nắng; hệ thống thủy lợi được duy trì và mở rộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số công trình nổi bật như: hồ chứa nước Đạ Chao, hồ chứa nước Đạ Nòng, hồ thủy lợi Phi Liêng, đập dâng nước Đạ Ral. Đồng thời, kiên cố hóa 25km kênh mương nội đồng nâng tổng số công trình thủy lợi của huyện lên 80 công trình với diện tích tưới đạt khoảng 2.025ha; hệ thống điện lưới quốc gia được xây dựng lắp đặt với 33 km đường dây 500KV, 112 km đường dây 22 KV, 158 km đường dây hạ thế, 01 trạm biến áp trung gian và 118 trạm biến áp phân phối, đảm bảo cung cấp đủ điện để phục vụ sản xuất và đời sống cho 98% số hộ dân.
Hệ thống mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học phát triển đồng bộ và từng bước kiên cố hoá đáp ứng nhu cầu dạy và học (năm học 2022-2018, toàn huyện có 37 trường với 501 phòng học) đặc biệt trên địa bàn huyện đã có trường Dân tộc nội trú, trường Dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng đáp ứng nhu cầu dạy và học; cơ sở vật chất ngành Y tế được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đến nay trên địa bàn huyện đã có 01 Trung tâm Y tế, 08 Trạm Y tế xã, 02 phòng khám khu vực (trong đó 6/8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sỹ và nữ hộ sinh, có nhân viên y tế thôn bản) đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân); 8/8 xã có Nhà văn hóa, bưu điện xã được xây dựng khang trang…
Điểm nổi bật là trong giai đoạn 2009-2018, là thời gian trọng tâm huyện Đam Rông thực hiện đột phá, tăng tốc nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ của Chính phủ với các nội dung được triển khai đồng bộ và quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đã giúp cho hộ nghèo, cận nghèo nhất là người đồng bào DTTS có thêm tư liệu về sản xuất và thông qua nguồn vốn được bố trí để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là 578.692 triệu đồng (Trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản: 333.863 triệu đồng, giải ngân đạt 97%; nguồn vốn sự nghiệp: 90.073 triệu đồng, giải ngân đạt 96; các Tập đoàn, doanh nghiệp hỗ trợ là 154.756 triệu đồng, giải ngân đạt 98%).
Mô hình trồng cà phê đem lại kinh tế cao góp phần giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ( Lâm Đồng)
Thông qua các nguồn vốn này, huyện đã triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo như: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm thông qua việc giao đất trồng rừng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng (bình quân mỗi hộ nhận giao khoán quản lý bảo vệ từ 10 – 14 ha và nhận từ 0,8 – 1,2 ha đất lâm nghiệp để trồng rừng). Trong đó, trồng rừng được 3.658,45 ha/2.635 hộ (đã khai thác được 446,92 ha/391 hộ); Giao khoán QLBVR được 38.555,28 ha/2.640 hộ; Khai hoang 60ha/65 hộ/500 triệu đồng, phục hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp 250 ha/539 hộ/700 triệu đồng, góp phân duy trì độ che phủ của rừng đạt 63,9%, đặc biệt đãnâng cao được tư duy, nhận thức của người dân trong sản xuất, trong làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng thời, tổ chức nhân rộng 108 mô hình giảm nghèo, với kinh phí 1.313,9 triệu đồng (2 mô hình cánh đồng lúa mẫu tại xã Đạ M’Rông, 2 mô hình trồng nấm mèo, 30 mô hình trồng bưởi da xanh, 47 mô hình trồng dâu nuôi tằm, 27 mô hình nuôi dê bách thảo) cho 321 hộ, các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện đang được nhân rộng để người dân học tập và ứng dụng rộng rãi. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với kinh phí là 67.670 triệu đồng cho 41.349 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo nhằm tạo điều kiện, nguồn lực tốt để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Phần lớn hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất như giống cây trồng, vật nuôi, chuồng trại, phân bón, thuốc trừ sâu,…
Từ các chương trình đầu tư hỗ trợ sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm, đến nay nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng vật nuôi; một số mô hình đã được thực hiện có hiệu quả (năng suất lúa tăng từ 35 tạ /ha lên 45,5 tạ/ha; ngô từ 36 tạ/ha lên 50 tạ/ha; mô hình nuôi gà (chu kỳ 03 tháng) cho thu nhập 8 triệu đồng – 10 triệu đồng/mô hình) bước đầu tạo điều kiện cho một bộ phận hộ nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.
Ngoài ra, từ nguồn vốn hỗ trợ 30a, huyện cũng đã bố trí xây dựng 38 công trình cơ sở, vật chất trường học, góp phần tạo môi trường học tập tốt cho học sinh. Tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn được 78 lớp/2.382 học viên/2.244 triệu đồng, tập trung vào một số ngành nghề truyền thống của địa phương như: đan móc len, trồng rừng, trồng và chăm sóc cà phê,…Bên cạnh đó, tổ chức 62 lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn về tin học, tiếng dân tộc, khen thưởng, tôn giáo,…cho 4.868 lượt cán bộ, công chức với kinh phí 1.902 triệu đồng. Đồg thời hỗ trợ xuất khẩu lao động cho 187 lao động chủ yếu đi làm việc ở thị trường Malayxia, ả rập… Có thể nói, nhờ có chương trình giảm nghèo 30a, phần lớn hộ nghèo đã được hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, chuồng trại, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; người dân đã biết làm chuồng trại, biết trồng cỏ, dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm. Việc giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng bước đầu tạo điều kiện cho một bộ phận hộ nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS đã chuyển biến rõ rệt trong nhận thức như: biết cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm, biết áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; xóa dần tư tưởng trông chờ ỷ lại, phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Với nỗ lực đó, nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình giảm nghèo ở Đam Rông đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo đúng mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2022 còn 27,47% (hộ nghèo ĐBDTTS còn 3.141 hộ, tỷ lệ 89,79%); hộ cận nghèo 2.860 hộ, tỷ lệ 22,46% (giảm 7,74% so với cùng kỳ). Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2022 đến đầu năm 2022, bình quân mỗi năm giảm 3,21%.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác giảm nghèo của Đam Rông vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội với Chương trình giảm nghèo ở huyện còn hạn chế về cơ chế chính sách chưa hiệu quả. Hiện người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục,…), dẫn đến vẫn còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự cố gắng vươn lên để thoát nghèo nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cở sở xã gặp nhiều khó khăn.
Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, còn có tình trạng bỏ hoang đất, chưa chú trọng chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi khiến cho tỷ lệ rủi ro cao. Đa số hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và làm việc theo các phong tục tập quán lạc hậu, trình độ canh tác còn hạn chế, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Hoàng Cảnh
--- Bài cũ hơn ---
Nghị Quyết Của Hđnd Tỉnh Đắk Lắk
Hđnd Tỉnh Phú Yên Họp Bất Thường Bàn Về Nghị Quyết Thông Qua Các Dự Án Đầu Tư Công
Hội Nghị Tổng Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 05 Ngày 30/6/2016 Của Hđnd Tỉnh Về Bảo Tồn, Phát Huy Văn Hóa Cồng Chiêng Tỉnh Đắk Lắk
Hội Nghị Trực Tuyến Toàn Quốc Sơ Kết 3 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 30A/2008/nq
Hội Nghị Trực Tuyến Sơ Kết 6 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 30A Của Chính Phủ