Top 5 # Xem Nhiều Nhất Các Loại Mẫu Văn Bản Của Đảng Mới Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Mẫu Thể Thức Văn Bản Của Đảng Mới Nhất 2022

Hướng dẫn chung thể thức văn bản của Đảng

Thể thức trình bày văn bản của Đảng được quy định cụ thể tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng cụ thể như sau:

– Đối tượng áp dụng của văn bản này là các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở. Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức, hoạt động theo luật doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng theo văn bản này.

– Văn bản chính thức của cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng phải thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày để bảo đảm được giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.

– Về trách nhiệm của các cá nhân: người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản.

Cán bộ, nhân viên khi được giao soạn thảo văn bản phải thì có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

Trong cơ quan những người được giao nhiệm vụ phụ trách văn thư có trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành.

Khi soạn thảo văn bản của Đảng ngoài việc cần lưu ý các hướng dẫn chung về thể thức văn bản thì mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất cũng là vấn đề được nhiều người rất quan tâm.

Hướng dẫn cụ thể về thể thức văn bản của Đảng

1/ Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong văn bản của Đảng

Trong văn bản của Đảng bắt buộc phải có các thành phần như sau:

– Tiêu đề “Đảng cộng sản Việt Nam”: đây là thành phần thể thức xác định văn bản của Đảng.

Mục này trình bày ở trang đầu góc phải dòng đầu; ở phía dưới có đường kẻ ngang nét liền độ dài bằng tiêu đề ngăn cách với địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.

– Tên cơ quan ban hành văn bản: đây là thành phần thể thức xác định tác giả của văn bản.

Ở phần này ghi chính xác và đầy đủ tên của cơ quan ban hành văn bản theo quy định điều lệ Đảng hoặc theo văn bản thành lập của cấp ủy, cơ quan, của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan ban hành văn bản dài thì có thể trình bày thành nhiều dòng; đối với văn bản của liên cơ quan, ghi tên cơ quan tổ chức chủ trì trước; giữa các tên của cơ quan tổ chức có dấu gạch nối.

Mục này được trình bày ở góc trái dòng đầu và ngang với tiêu đề phía dưới có dấu sao để ngăn cách với số và ký hiệu văn bản.

– Số và ký hiệu của văn bản: số văn bản chính là số thứ tự của văn bản được đăng ký, quản lý tại văn thư cơ quan.

Ký hiệu văn bản của Đảng là nhóm chữ viết tắt tên loại văn bản và tên của cơ quan ban hành văn bản đó.

Số của văn bản được viết bằng chữ số Ả-rập; số văn bản nhỏ hơn 10 thì phải ghi số 0 ở phía trước. giữa số và ký hiệu có dấu gạch nối, giữa chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch chéo, giữa chữ viết tắt của liên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch nối.

– Văn bản của đảng phải có ghi địa danh và thông tin ngày, tháng, năm ban hành văn bản:

Địa danh là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng đặt trụ sở thực hiện ban hành văn bản.

– Tên của văn bản: Các văn bản ban hành đều ghi tên loại văn bản trừ công văn; trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọi hoặc một cụm từ bản ảnh nội dung chủ yếu của văn bản.

– Nội dung: là thành phẩn thể thức chủ yếu của văn bản.

Nội dung phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như sau: đúng chủ trương, đường lối của Đảng; phù hợp với tên loại văn bản; chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng; cầm giải thích tõ các thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong văn bản;….

– Trong văn bản phải có thông tin về quyền hạn, chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền.

Quyền hạn ký phải được quy định bằng văn bản; chức vụ ở đây là chức vụ chính của người có thẩm quyền ký.

– Dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: xác nhận pháp nhân, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; để bảo đảm giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành thì văn bản cần phải được đóng dấu theo quy định.

– Nơi nhận văn bản: Xác định những cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản để báo cáo, để thực hiện, giải quyết,…nơi nhận văn bản được xác định cụ thể trong văn bản.

Nơi nhận văn bản được trình bày ở góc phải, dưới nội dung của văn bản; từ nơi nhận được trình bày một dòng riêng, phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản được trình bày ở dưới từ nơi nhận.

2/ Các thành phần thể thức bổ sung

Ngoài các thành phần bắt buộc phải có trong văn bản của Đảng như trên còn có các thành phần thể thức bổ sung khác trong văn bản như dấu chỉ mức độ mật, mật; chỉ dẫn phạm vi lưu hành, dự thảo văn bản; ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành; thông tin để liên hệ với cơ quan đã ban hành văn bản của đảng.

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau: mẫu thể thức văn bản của đảng mới nhất

Như vậy các mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất khi trình bày cần phải tuân theo những hướng dẫn cụ thể như nội dung trên.

Qua nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp những thông tin phải có và các thành phần thể thức bổ sung về cách trình bày mẫu thể thức văn bản của Đảng mới nhất.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Các Loại Văn Bản Pháp Luật Và Đặc Điểm Của Mỗi Loại

3.1. Khái niệm.Văn bản HC là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản QPPL hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc…của cơ quan nhà nước1. Tuy nhiên,có thể khẳng định không phải tất cả các loại văn bản HC đều là văn bản pháp luật. Văn bản HC được nhìn nhận là một văn bản pháp luật bao gồm: Công văn, Công điện, Thông báo. 3.2. Đặc điểm của văn bản HC. Thứ nhất, về nguồn gốc ra đời, văn bản HC có nguồn gốc hình thành từ thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động quản lý nhà nước mà không phải từ quy định của pháp luật. Đây là điểm khác biệt cơ bản với văn bản QPPL và ADPL về nguồn gốc hình thành bởi văn bản QPPL và văn bản ADPL luôn luôn được ban thành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định. Chỉ một số chủ thể nhất định mà không phải là tất cả các chủ thể quản lý nhà nước được pháp luật trao quyền văn bản QPPL và văn bản ADPL. Ví dụ: Luật ban hành văn bản QPPL quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành quyết định, pháp lệnh xử lý vi phạm HC năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm HC đối với một số hành vi vi phạm HC như gây rối trật tự công cộng…Tuy nhiên, hiện nay văn bản HC lại được ban hành bởi tất cả các chủ thể quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và cả tổ chức xã hội. Thứ hai, nội dung văn bản HC chỉ thuần túy là truyền đạt thông tin quản lý, ghi nhận các sự kiện thực tế để phục vụ và đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước. Do đó, văn bản HC không chứa đựng các quy tắc xử xự chung như văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy tắc xử xự cá biệt như trong văn bản ADPL.Ví dụ: Trong công văn đôn đốc, cấp trên đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đã giao và đốc thúc cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ kịp tiến độ đã đề ra mà không đưa ra những chỉ thị cụ thể (đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu cấp dưới phải thực hiện theo) như chỉ thị. Thứ ba, về vai trò sử dụng, văn bản HC được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện văn bản QPPL và văn bản ADPL mà không có cơ chế bảo đảm thực hiện các nội dung được nêu trong loại văn bản này. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa văn bản HC với văn bản QPPL và văn bản ADPL: Bởi xuất phát từ nội dung của văn bản HC thuần túy dùng để truyền đạt thông tin quản lý, ghi nhận các sự kiện thực tế phục vụ cho hoạt động quản lý mà không chứa đựng các QPPL hay các mệnh lệnh cụ thể như văn bản QPPL và văn bản ADPL, vì vậy về cơ bản, nội dung của văn bản HC sẽ không mang ý chí áp đặt và không bắt buộc phải thực hiện, cũng như không thể có quy chế đảm bảo thi hành nội dung của những văn bản này như các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với nội dung văn bản QPPL và văn bản ADPL. Thứ tư, số lượng chủ thể ban hành văn bản HC rất nhiều, bao gồm tất cả các chủ thể được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đều có quyền ban hành văn bản HC. Bởi vì do pháp luật không có quy định nào về thẩm quyền ban hành văn bản HC cũng như việc ban hành văn bản HC là để hỗ trợ cho triển khai thực hiện văn bản 1

Trích: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Chủ biên Bùi Khắc Việt: Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

3

QPPL và văn bản ADPL (hỗ trợ thực hiện quản lý nhà nước). Ví dụ: Tất cả các cơ quan cấp tỉnh (HĐND và UBND cấp tỉnh , các sở, phòng,ban chuyên môn…) đều có thể ban hành văn bản HC bởi các cơ quan này thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nên phải sử dụng các hình thức văn bản HC để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ này và việc ban hành văn bản HC cũng không bị pháp luật giới hạn về chủ thể ban hành. Tóm lại ba loại văn bản pháp luật tuy có nhiều đặc điểm khác biệt nhau nhưng về cơ bản, chúnkog vẫn thể hiện những dấu hiệu chung của văn bản pháp luật.

4

Thể Thức Văn Bản Của Đảng Năm 2022 Mới Nhất

Mẫu thể thức văn bản của Đảng

Thể thức văn bản của Đảng mới nhất

Thể thức văn bản của Đảng năm 2020 bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.

Thực hiện Quy định số 66-QĐ/TW, ngày 06/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng như sau:

Những điểm khác nhau của Thể thức văn bản của Đảng và thể thức văn bản Quản l‎ý Nhà nước

I- HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng.

Văn bản chuyên ngành, văn bản khi in thành sách và các ấn phẩm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn này.

2. Đối tượng áp dụng

Văn bản này áp dụng đối với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng văn bản này.

3. Yêu cầu

Văn bản chính thức của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng phải thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.

4. Trách nhiệm của các cá nhân

– Người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Chánh văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng có trách nhiệm thẩm định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Cán bộ, nhân viên được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

– Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành.

II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TRÌNH BÀY VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

1. Các thành phần thể thức bắt buộc

1.1. Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam” 1.1.1. Thể thức

Tiêu đề “Đảng Cộng sản Việt Nam” là thành phần thể thức xác định văn bản của Đảng.

1.1.2. Kỹ thuật trình bày

Tiêu đề trình bày trang đầu, góc phải, dòng đầu, phía dưới có đường kẻ ngang ngăn cách với địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng độ dài tiêu đề (ô số 1, Phụ lục 1).

Ví dụ:

a) Văn bản của đại hội đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đại hội đảng cấp đó; ghi rõ đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên lần thứ mấy, trường hợp không xác định được lần thứ mấy thì ghi thời gian của nhiệm kỳ. Văn bản của đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu và tên cơ quan cấp trên là đại hội đảng cấp đó.

– Văn bản của đại hội đảng toàn quốc.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…

*

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn chủ tịch

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…

ĐOÀN CHỦ TỊCH

*

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp tỉnh và đảng bộ trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LẦN THỨ…

*

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn thư ký

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

LẦN THỨ…

ĐOÀN THƯ KÝ

*

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp huyện.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN CHÂU THÀNH LẦN THỨ…

*

Ví dụ 2: Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

ĐẢNG BỘ HUYỆN CÔN ĐẢO LẦN THỨ…

BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU

*

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp cơ sở.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ XÃ THIỆU GIANG LẦN THỨ…

*

Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu

ĐẠI HỘI

ĐẢNG BỘ CỤC LƯU TRỮ NHIỆM KỲ…

BAN KIỂM PHIẾU

*

– Văn bản của đại hội chi bộ.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI CHI BỘ THÔN ĐẠI ĐỒNG NHIỆM KỲ…

*

Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu

ĐẠI HỘI

CHI BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH NHIỆM KỲ…

BAN KIỂM PHIẾU

*

b) Văn bản của cấp uỷ các cấp và chi bộ ghi tên cơ quan ban hành văn bản như sau:

– Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi chung là Ban Chấp hành Trung ương.

Ví dụ:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung ương, văn bản của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ghi chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ.

Ví dụ 1:

TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP

*

Ví dụ 2:

ĐẢNG UỶ CÔNG AN TRUNG ƯƠNG

*

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ huyện, quận và đảng bộ tương đương, văn bản của ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và đảng uỷ tương đương ghi chung là huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ và tên của đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG

HUYỆN UỶ ĐỒNG VĂN

*

Ví dụ 2:

ĐẢNG BỘ TỈNH CÀ MAU

ĐẢNG UỶ KHỐI DOANH NGHIỆP

*

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ cơ sở, văn bản của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở ghi chung là đảng uỷ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ:

ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH CHƯƠNG

ĐẢNG UỶ XÃ THANH HÀ

*

– Văn bản của đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở ghi tên đảng uỷ bộ phận và tên đảng bộ cơ sở cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

ĐẢNG BỘ XÃ LỘC THUỶ

ĐẢNG UỶ THÔN TUY LỘC

*

Ví dụ 2:

ĐẢNG BỘ SỞ Y TẾ

ĐẢNG UỶ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

*

– Văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

ĐẢNG BỘ XÃ TIÊN PHONG

CHI BỘ XÓM ĐỊNH THÀNH

*

Ví dụ 2:

ĐẢNG BỘ CỤC QUẢN TRỊ T.78

CHI BỘ PHÒNG HÀNH CHÍNH – TỔ CHỨC

*

c) Văn bản của các cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ các cấp (cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…) ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên cơ quan, tổ chức đảng và tên cấp uỷ mà cơ quan đó trực thuộc.

– Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Ví dụ 1: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC

*

Ví dụ 2: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh

TỈNH UỶ KIÊN GIANG

VĂN PHÒNG

*

Ví dụ 3: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp huyện

HUYỆN UỶ TRÙNG KHÁNH

BAN DÂN VẬN

*

– Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng.

+ Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương

Ví dụ 1:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG ĐOÀN QUỐC HỘI

*

Ví dụ 2:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Ban cán SỰ ĐẢNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU tư

*

+ Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.

Ví dụ 1:

TỈNH ỦY ĐIỆN BIÊN

ĐẢNG ĐOÀN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

*

Ví dụ 2:

THÀNH ỦY CẦN THƠ

BAN CÁN SỰ ĐẢNG UỶ BAN NHÂN DÂN

*

– Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Ban chỉ đạo cải cách tư pháp

*

Ví dụ 2:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN

*

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.

Ví dụ 1:

TỈNH UỶ ĐỒNG NAI

BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*

Ví dụ 2:

TỈNH UỶ TUYÊN QUANG

TIỂU BAN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV

*

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp huyện.

Ví dụ 1:

HUYỆN UỶ PHONG ĐIỀN

BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

*

Ví dụ 2:

HUYỆN UỶ ĐỊNH HOÁ

HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

*

d) Văn bản của các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên đơn vị và tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

VỤ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*

Ví dụ 2:

VĂN PHÒNG TỈNH UỶ

PHÒNG TỔNG HỢP

*

đ) Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi đầy đủ tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Ví dụ:

BAN TỔ CHỨC TỈNH UỶ – SỞ NỘI VỤ

*

1.2.2. Kỹ thuật trình bày

Tên cơ quan ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng. Đối với văn bản của liên cơ quan, ghi tên cơ quan, tổ chức chủ trì trước, giữa các tên cơ quan, tổ chức có dấu gạch nối (-).

Tên cơ quan ban hành văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngang với tiêu đề, phía dưới có dấu sao (*) ngăn cách với số và ký hiệu văn bản (ô số 2, Phụ lục 1).

1.3. Số và ký hiệu văn bản 1.3.1. Thể thức

a) Số văn bản là số thứ tự của văn bản được đăng ký, quản lý tại văn thư cơ quan. Cụ thể:

– Số văn bản của đại hội đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 chung cho tất cả các tên loại văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu kể từ ngày khai mạc đại hội (tính từ khi bắt đầu phiên trù bị) đến hết ngày bế mạc đại hội.

– Số văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ (gồm: cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…), các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 cho mỗi tên loại văn bản trong một nhiệm kỳ cấp uỷ.

Nhiệm kỳ cấp uỷ được tính từ ngày liền kề sau ngày bế mạc đại hội lần này đến hết ngày bế mạc đại hội lần kế tiếp. Trường hợp hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất diễn ra trong thời gian đại hội thì nhiệm kỳ cấp uỷ mới được tính từ ngày khai mạc hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất.

– Số văn bản của liên cơ quan ban hành ghi liên tục với số văn bản cùng tên loại của cơ quan, tổ chức chủ trì.

– Số văn bản mật ghi liên tục với số văn bản không mật cùng tên loại văn bản.

b) Ký hiệu văn bản gồm nhóm chữ viết tắt của tên loại văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản.

– Ký hiệu tên loại văn bản là chữ cái đầu các âm tiết của tên loại văn bản, như: NQ (nghị quyết), CT (chỉ thị), KL (kết luận), QC (quy chế), BC (báo cáo)…

Ký hiệu một số tên loại văn bản thống nhất như sau:

Quyết định: QĐ

Quy định: QĐi

Chỉ thị: CT

Chương trình: CTr

Thông tri: TT

Tờ trình: TTr

– Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản là những chữ cái đầu các âm tiết của tên cơ quan ban hành văn bản.

+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của đại hội đảng các cấp (gồm: đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu) ghi chung chữ viết tắt là “ĐH”.

Ví dụ 1: Báo cáo của đại hội

Số 16-BC/ĐH

Ví dụ 2: Biên bản của ban kiểm phiếu

Số 18-BB/ĐH

+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi chữ viết tắt tên cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đó.

Ví dụ 1: Quyết định của Ban Kinh tế Trung ương

Số 246-QĐ/BKTTW

Ví dụ 2: Hướng dẫn của tỉnh uỷ

Số 15-HD/TU

Ví dụ 3: Công văn của ban tổ chức tỉnh uỷ

Số 357-CV/BTCTU

Ví dụ 4: Báo cáo của huyện uỷ

Số 76-BC/HU

+ Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của liên cơ quan ban hành ghi chữ viết tắt tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Ví dụ: Quy chế của liên cơ quan ban tổ chức tỉnh uỷ và ban dân vận tỉnh uỷ

Số 05-QC/BTCTU-BDVTU

Ký hiệu một số tên cơ quan ban hành văn bản thống nhất như sau:

* Các đảng uỷ và chi bộ

Đảng uỷ quân sự: ĐUQS; riêng Quân uỷ Trung ương: QUTW

Đảng uỷ công an: ĐUCA

Đảng uỷ biên phòng: ĐUBP

Đảng uỷ khối: ĐUK

Các đảng uỷ khác: ĐU

Chi bộ: CB

* Các cơ quan tham mưu, giúp việc

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: UBKTTW

Ban tổ chức tỉnh uỷ: BTCTU

Ban tuyên giáo huyện uỷ: BTGHU

* Đảng đoàn: ĐĐ

* Ban cán sự đảng: BCSĐ

* Ban chỉ đạo: BCĐ

* Tiểu ban: TB

* Hội đồng: HĐ

1.3.2. Kỹ thuật trình bày

Số văn bản viết bằng chữ số Ả-rập. Số văn bản nhỏ hơn 10 phải ghi số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu có dấu gạch nối (-), giữa chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa chữ viết tắt của liên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch nối (-).

Số và ký hiệu văn bản trình bày cân đối dưới tên cơ quan ban hành văn bản (ô số 3, Phụ lục 1).

1.4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản 1.4.1. Thể thức

a) Địa danh ban hành văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn) nơi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đặt trụ sở.

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp Trung ương ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của Ban Đối ngoại Trung ương (trụ sở tại thành phố Hà Nội)

Ví dụ 2: Văn bản của Cục Quản trị T.26 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng (trụ sở tại thành phố Đà Nẵng)

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp tỉnh ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của Tỉnh uỷ Quảng Trị

Ví dụ 2: Văn bản của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp huyện ghi địa danh ban hành văn bản là tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ví dụ 1: Văn bản của Huyện uỷ Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)

Ví dụ 2: Văn bản của Ban Dân vận Huyện uỷ Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên)

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn ghi địa danh ban hành văn bản là tên xã, phường, thị trấn.

Ví dụ 1: Văn bản của Đảng uỷ xã Nhân Thắng (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

Ví dụ 2: Văn bản của Chi bộ thôn Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)

– Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập ở các cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế… ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế…

– Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức chủ trì.

– Ghi thêm cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản trong các trường hợp sau đây:

+ Địa danh mang tên người, địa danh một âm tiết, địa danh theo số thứ tự.

Ví dụ 1: Địa danh hành chính mang tên người

Quận Hai Bà Trưng; Phường Lê Đại Hành…

Ví dụ 2: Địa danh hành chính một âm tiết

Thành phố Huế; Phường Bưởi…

Ví dụ 3: Địa danh hành chính theo số thứ tự

Phường 7; Quận 1…

+ Địa danh có tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trùng với tên riêng của tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn thuộc huyện trùng với tên riêng của huyện…

Ví dụ 1: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình

Thành phố Hoà Bình,

Ví dụ 2: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Thị trấn Chợ Mới,

b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được người có thẩm quyền ký ban hành.

1.4.2. Kỹ thuật trình bày

Ngày dưới 10 và tháng dưới 3 phải thêm số 0 ở trước và viết đầy đủ chữ ngày, tháng, năm; giữa địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản có dấu phẩy (,).

Ví dụ:

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2018

Cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản có thể ghi chữ viết tắt là TP (thành phố), TX (thị xã), TT (thị trấn)…

Ví dụ:

Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trình bày dưới tiêu đề (ô số 4, Phụ lục 1).

1.5. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản 1.5.1. Thể thức

– Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản. Các văn bản ban hành đều ghi tên loại văn bản, trừ công văn. Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh nội dung chủ yếu của văn bản.

Ví dụ:

Ví dụ:

KẾT LUẬN

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ

Ví dụ:

Ví dụ:

Tên loại và trích yếu nội dung văn bản trình bày chính giữa trang đầu văn bản (ô số 5a, Phụ lục 1).

Riêng trích yếu nội dung văn bản của tên loại công văn trình bày dưới số và ký hiệu văn bản (ô số 5b, Phụ lục 1).

Ví dụ:

Số 268-CV/VPTU

Chuẩn bị hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII 1.6. Nội dung văn bản 1.6.1. Thể thức

Nội dung văn bản là thành phần thể thức chủ yếu của văn bản. Nội dung văn bản phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Phù hợp với tên loại văn bản; diễn đạt phổ thông, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

– Chỉ viết tắt những từ, cụm từ thông dụng. Có thể viết tắt những từ, cụm từ sử dụng nhiều lần trong văn bản, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó.

– Khi viện dẫn cần ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản; các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

– Giải thích rõ các thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong văn bản.

– Tuỳ theo nội dung, văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm… cho phù hợp.

1.6.2. Kỹ thuật trình bày

Thông thường nội dung bản văn được dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào khoảng 10 mm; khoảng cách giữa các đoạn văn bản (Spacing) tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng (Line spacing) tối thiểu là 18pt (Exactly); kết thúc nội dung văn bản có dấu chấm (.).

Những văn bản có phần căn cứ ban hành, mỗi căn cứ trình bày một dòng riêng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), riêng căn cứ cuối cùng có dấu phẩy (,).

Những văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trình bày như sau:

+ Phần, chương: Các từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương trình bày một dòng riêng, chính giữa; số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã hoặc ghi bằng chữ; tên phần, chương (nếu có) trình bày ngay dưới từ “Phần”, “Chương”.

+ Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục trình bày một dòng riêng, chính giữa; số thứ tự của mục dùng chữ số Ả-rập; tên mục (nếu có) trình bày ngay dưới từ “Mục”.

+ Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tên điều (hoặc nội dung của điều) trình bày cùng một dòng; số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.).

+ Khoản: Số thứ tự của khoản ghi bằng chữ số Ả-rập; sau số thứ tự của khoản có dấu chấm (.), tiếp đến tên khoản (nếu có) và nội dung của khoản.

+ Điểm: Thứ tự các điểm được ghi bằng chữ cái tiếng Việt theo thứ tự a, b, c…, sau chữ cái có dấu ngoặc đơn đóng và nội dung của điểm.

Nội dung văn bản trình bày dưới tên loại và trích yếu nội dung văn bản (ô số 6, Phụ lục 1).

1.7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền 1.7.1. Thể thức

– Quyền hạn ký văn bản của mỗi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng phải được quy định bằng văn bản.

Đối với văn bản của đại hội đảng (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu), cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, hội đồng các cấp: Đề ký là thay mặt (ký hiệu là T/M).

Đối với văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc, ban chỉ đạo, tiểu ban…, các đơn vị được thành lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp: Cấp trưởng ký đề ký trực tiếp, khi cấp phó ký đề ký là ký thay (ký hiệu là K/T).

Đối với văn bản được ban thường vụ cấp uỷ hoặc thủ trưởng cơ quan, tổ chức đảng các cấp uỷ quyền: Đề ký là thừa lệnh (ký hiệu là T/L).

– Chức vụ của người ký văn bản là chức vụ chính thức của người có thẩm quyền ký văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng.

Ghi đúng chức vụ được bầu, bổ nhiệm hoặc phân công của người ký văn bản; không ghi tên cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng kèm theo chức vụ của người ký văn bản (như phó bí thư tỉnh uỷ, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra…), trừ văn bản của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… (trường hợp ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… không có con dấu riêng) và văn bản của liên cơ quan ban hành.

Văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch do đoàn chủ tịch phân công người ký; văn bản của đoàn thư ký do trưởng đoàn thư ký ký; văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu do trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu ký; văn bản của ban kiểm phiếu do trưởng ban kiểm phiếu ký. Việc ký văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu và ban kiểm phiếu thực hiện theo quy chế đại hội.

Khi thay mặt cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, ban cán sự đảng, đảng đoàn, hội đồng các cấp ký văn bản, chỉ ghi chức vụ người ký văn bản đối với các đồng chí là bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, chủ tịch, phó chủ tịch; không ghi chức vụ người ký văn bản là uỷ viên.

– Họ tên của người ký văn bản là họ tên đầy đủ của người ký văn bản; không ghi học hàm, học vị, quân hàm, danh hiệu… trước họ tên của người ký văn bản.

– Chữ ký thể hiện trách nhiệm và thẩm quyền của người ký đối với văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng; không ký nháy, ký tắt vào văn bản ban hành chính thức.

Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền cụ thể như sau:

a) Đối với văn bản của đại hội đảng các cấp

– Trường hợp đại hội có con dấu riêng.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH

(chữ ký)

Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn thư ký

T/M ĐOÀN THƯ KÝ

TRƯỞNG ĐOÀN

(chữ ký)

Họ và tên

Ví dụ 3: Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu

T/M BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU

TRƯỞNG BAN

(chữ ký)

Họ và tên

Ví dụ 4: Văn bản của ban kiểm phiếu

T/M BAN KIỂM PHIẾU

TRƯỞNG BAN

(chữ ký)

Họ và tên

– Trường hợp đại hội không có con dấu riêng, sau đại hội, lãnh đạo văn phòng cấp uỷ thừa lệnh ban thường vụ cấp uỷ nhiệm kỳ mới xác nhận chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch, trưởng đoàn thư ký, trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu, trưởng ban kiểm phiếu ký văn bản hoặc người chịu trách nhiệm chính.

Ví dụ 1: Xác nhận chữ ký của người thay mặt đoàn chủ tịch

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH

(chữ ký)

Họ và tên

Xác nhận chữ ký của đồng chí…

T/L BAN THƯỜNG VỤ

CHÁNH VĂN PHÒNG (hoặc PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG)

(chữ ký)

Họ và tên

…………………………………………………

Các Loại Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Chuẩn Nhất Hiện Nay!

Có lẽ trong khoảng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường thì bạn cũng không xa lạ gì với “Mẫu đơn xin nghỉ học” đúng không? Đó là một loại mẫu văn bản được học sinh, sinh viên sử dụng để được thầy cô giáo, Ban giám hiệu Nhà trường xét duyệt cho nghỉ học trong một thời gian cụ thể.

Mẫu đơn xin nghỉ phép là loại văn bản được các công nhân viên sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp, công ty. Nó được dùng để xin phép nghỉ tạm thời của một cá nhân khi có việc riêng cần giải quyết.

Bởi việc nghỉ phép là nhu cầu thiết yếu của bất cứ một công nhân viên nào, với nhiều lý do khác nhau. Có thể là nghỉ Tết sớm, du lịch, nghỉ ốm, có việc riêng, việc gia đình… vân vân và mây mây những lý do khác nữa.

Vốn có hai hình thức mà bạn có thể lựa chọn để tạo đơn, đó là tự viết tay hoặc sử dụng bản word (mẫu .doc sẽ được chúng tôi chia sẻ miễn phí ở phần dưới). Tuy nhiên với thời đại công nghệ 4.0, sự phổ biến của máy tính ngày càng lớn, thì các công ty/ doanh nghiệp đã tạo thêm điều kiện cho nhân viên có thể xin nghỉ phép qua Email, Skype,… mà không nhất thiết phải nộp trực tiếp, nên việc sử dụng bản word có nội dung soạn sẵn sẽ được gửi nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời việc lưu trữ của bộ phận Nhân sự cũng sẽ khoa học và chính xác hơn.

Không chỉ có vậy, hiện nay bạn đều có thể dễ dàng tạo và tải một cách đơn giản thông qua mạng Internet. Từ những mẫu đơn xin nghỉ phép tiếng Anh, song ngữ đến những đơn xin nghỉ phép dài hạn, tất cả đều có thể dễ dàng tìm thấy.

Download mẫ u đơn xin ngh ỉ phép ở công ty FREE!

mau-don-xin-nghi-phep-thong-thuong.doc

Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép của công nhân, nhân viên ở công ty:

Có thể nói đây là đơn xin nghỉ phép làm việc được sử dụng nhiều nhất, bởi dùng được hầu hết các trường hợp muốn được nghỉ ngắn ngày. Điển hình như: nghỉ du lịch, nghỉ xử lý việc gia đình, nghỉ đột xuất… Và để nhanh chóng được xét duyệt nghỉ phép thì mẫu đơn xin nghỉ phép công ty bạn cần viết như sau:

Tiếp đó sẽ là thông tin của Bộ phận xét duyệt nghỉ phép, ví dụ: Kính gửi – Ban giám đốc công ty, trưởng phòng…

Ví dụ: Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty chúng tôi Trưởng phòng HC-NS, Trưởng phòng Biên Tập.

Tên tôi là: Đào Thanh A, Chức vụ: Biên tập viên, Bộ phận Biên tập, SĐT: 091xxxxxxx.

Kính đề Ban giám đốc công ty, Trưởng Phòng Hành chính – nhân sự và Trưởng bộ phận Biên tập cho tôi nghỉ 01 ngày (Từ 25/3-26/3).

Sau khi hoàn thành thì bạn hoàn thành thì chỉ cần ký tên và làm theo đúng với quy trình xin nghỉ tạm thời của công ty mình.

Trên thực tế thì hiện nay, các doanh nghiệp/ công ty đều mong muốn hỗ trợ được nhân viên của mình được nghỉ phép có lương khoảng 12 ngày/ 1 năm, tương đương cứ mỗi tháng thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày phép có được hưởng lương như bình thường. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn hỗ trợ những nhân viên làm xa nhà, có thời gian đi đi lại lai bằng phương tiện đường bộ – thuỷ – sắt nhiều hơn 02 ngày, thì từ ngày 03 người lao động sẽ được cộng thêm thời gian.

Trong trường hợp, chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép thì người lao động có thể được cộng dồn lại theo hình thức ngày nghỉ qua các năm (tối đa 3 năm), hoặc cũng có công ty quy đổi thành tiền lương để chi trả cho người lao động.

Còn đối với những bạn muốn được cộng dồn, gộp hết những ngày nghỉ phép của mình để xử lý việc cá nhân, đi du lịch… thì cần sử dụng mẫu xin nghỉ phép này.

Mặc dù việc viết mẫu đơn này cũng không khác nhiều so với loại mẫu đơn trên, nhưng các bạn vân cần phải phân biệt được hai mẫu. Và cách viết đơn theo hình thức nghỉ phép này như sau:

Đưa ra thông tin về việc mình sẽ hoàn thiện cũng như bàn giao công việc hiện tại thế nào, đồng thời liệt lê những công việc đó. Ví dụ như: “Tôi đã bàn giao công việc cho: Đồng chí A – Thư ký Bộ phận/ phòng Biên Tập. Các công việc được bàn giao:…”.

Ngoài những doanh nghiệp/ công ty không đáp ứng ngày nghỉ có lương thì việc sử dụng mẫu này cũng rất phổ biến rồi. Mặt khác, với những tổ chức dành 12 ngày nghỉ phép/ năm thì khi người lao động sử dụng hết ngày nghỉ phép năm thì sẽ phải sử dụng mẫu này, việc phát sinh nghỉ phép tiếp theo sẽ không được hưởng lương, dù nghỉ 1 tháng, 3 tháng thì đều không được tính lương và cụ thể các khoản trừ khác sẽ tùy quy định từng công ty.

Tiếp đến là thông tin của Bộ phận xét duyệt nghỉ phép “Ban giám đốc, trường phòng hành chính – nhân sự, trưởng phòng bộ phận/ phòng”.

Ngoài ra, để dễ dàng được sự đồng ý nghỉ phép thì bạn cần đưa ra thông tin chi tiết về những nội dung công việc mà mình đã bàn giao lại trực tiếp tại chỗ cho quản lý hoặc người phụ trách nào đó.