Cập nhật nội dung chi tiết về Top 6 Bài Soạn “Tìm Hiểu Chung Về Văn Tự Sự” Lớp 6 Hay Nhất mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phần I: Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
– Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
Lời giải chi tiết:
a) Gặp những trường hợp như trên, người nghe muốn tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người kể, còn người kể phải thông báo, cho biết, giải thích giúp người nghe hiểu.
b) Muốn biết Lan là một người bạn tốt người kể cần phải kể ra những việc làm, hành động, tư tưởng, tình cảm cụ thể của Lan đối với bạn bè. Chẳng hạn:
+ Giúp đỡ bạn trong học tập.
+ Giúp bạn trong hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với bạn.
+ Luôn quan tâm, an ủi, động viên bạn bè vượt lên hòan cảnh để học tập, rèn luyện tốt.
– Phải kể những biểu hiện cụ thể như vậy thì người nghe với hiểu một cách tường tận, và có sự đánh giá đúng đắn về đốì tượng.
Trả lời câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?
Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của (phương thức) tự sự.
Lời giải chi tiết:
– Truyện Thánh Gióng cho ta biết Thánh Gióng là một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên giết giặc ngoại xâm đem lại hạnh phúc cho nhân dân
– Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
– Trong các sự việc trên thì:
+ Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
+ Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
+ Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
– Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Phần II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Ông già và thần chết
Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
– Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi thì có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
– Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
– Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)
Lời giải chi tiết:
* Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.
* Ý nghĩa của câu chuyện:
– Ca ngợi trí thông minh của ông lão.
– Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
Trả lời câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài thơ sau đây có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.
Sa bẫy
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hoá ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha !
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không, cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm… mơ !
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )
Lời giải chi tiết:
* Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.
* Kể lại câu chuyện:
Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.
Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò… Chắc mèo đang mơ!…
Trả lời câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hai văn bản: Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược trong SGK có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
Lời giải chi tiết:
– Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
– Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
Trả lời câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Lời giải chi tiết:
Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân nòi Rồng hay chơi ở vùng sông hồ ở Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam). Bà Ầu Cơ là giống tiên phương Bắc xuống chơi vùng Lạc Việt, thấy cảnh đẹp quên về. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau rồi đem lòng yêu nhau, họ trở thành vợ chồng. ít lâu sau Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?
Lời giải chi tiết:
Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn.
Bài Tập Ngữ Văn 6: Thánh Gióng. Từ Mượn. Tìm Hiểu Chung Về Văn Tự Sự
1. Có ý kiến cho rằng truyện Thánh Gióng là truyền thuyết vì trong truyện có giải thích nguồn gốc một số sự vật, hiện tượng (làng Cháy, tre đằng ngà, ao hồ ở vùng chân núi Sóc) và có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. Theo em, cách lí giải như vậy đã đầy đủ chưa ? Nếu phải giải thích truyện Thánh Gióng là truyền thuyết em sẽ lí giải như thế nào ?
2. Dòng nào không giải thích cho khái niệm chi tiết tưởng tượng kì ảo ?
A – Là chi tiết không có thật
B – Là chi tiết được tưởng tượng ra
C – Là chi tiết gắn với sự thật lịch sử
D – Là chi tiết có tính chất hoang đường, kì vĩ
3. Trong các chi tiết sau, đâu là chi tiết không có yếu tố tưởng tượng kì ảo ?
A – Bà lão đặt chân lên vết chân lạ và mang thai
B – Đứa trẻ vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ
C – Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé
D – Ngựa sắt hí vang phun ra lửa
A – Nguồn gốc và chiến công của người anh hùng
B – Sức mạnh của tinh thần đoàn kết
C – Đánh giặc cứu nước
D – Vai trò của nhân dân
5. Dòng nào thể hiện đúng nhất quan niệm của nhân dân về người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng ?
A – Phải có nguồn gốc thần kì và vũ khí kì diệu
B – Phải xuất thân từ nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng
C – Phải có được sức mạnh phi thường
D – cả ba ý trên
6. Dòng nào thể hiện đúng nhất khái niệm từ tiếng Việt ?
A – Là từ có một âm tiết
B – Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
C – Là các từ đơn và từ ghép
D – Là các từ ghép và từ láy
7. Dòng nào thể hiện đúng nhất khái niệm từ mượn tiếng Việt ?
A – Là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra
B – Là những từ được mượn từ tiếng Hán, hay hơn từ Việt vốn có
c – Là những từ làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt
D – Là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng mà tiếng Việt chưa có
8. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu ?
A – Tiếng Anh C – Tiếng Hán
B – Tiếng Pháp D – Tiếng Khơ-me
9. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên dùng từ mượn như thế nào
A – Tuyệt đối không dùng từ mượn
B – Dùng nhiều từ mượn để làm giàu thêm tiếng Việt
C – Dùng từ mượn tuỳ theo ý thích của người nói, người viết
D – Không dùng từ mượn tuỳ tiện, chỉ dùng khi cần thiết
10. Đoạn văn : Vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có con. Một hôm bà lão nhìn thấy vết chân lạ trên cánh đồng liền ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và sau đó sinh ra một cậu bé rất khôi ngô tuấn tú thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ?
11. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
a) Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào ?
A – Miêu tả C – Tư sự
B – Biểu cảm D – Nghị luận
b) Đoạn văn trên có mục đích gì ?
A – Tái hiện trạng thái sư vật, hiện tượng
B – Trình bày diễn biến sự việc
C – Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
D – Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
12. Hãy liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Thánh Gióng.
13. Vì sao sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng lại bay về trời ?
14. Truyện Thánh Gióng trong Ngữ văn 6 có mấy đoạn ? Nội dung chính được kể trong mỗi đoạn là gì ?
15. Tóm tắt truyện Thánh Gióng trong khoảng 10 câu.
16. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo : “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
a) Đoạn văn kể sự việc gì ? Sự việc đó được làm rõ bởi những chi tiết nào ? Mối quan hệ giữa các chi tiết đó ra sao ?
b ) Theo em, chi tiết nào là quan trọng trong sự việc kể trên ? Chi tiết đó có ý nghĩa gì và giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện ?
c) Đoạn văn có những từ nào là từ mượn ? Mượn ở ngôn ngữ nào ? Thử tìm trong tiếng Việt những từ có thể thay cho những từ mượn trên mà ý nghĩa không đổi.
d) Câu văn Sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua đã được một bạn kể lại là Sứ giả lấy làm lạ, mừng rỡ quá, vội vàng về tâu vua.
Theo em, việc thay kinh ngạc bằng lấy làm lạ có làm thay đổi thái độ của nhân vật và ý nghĩa của chi tiết đó không ? Vì sao ?
17. Kết thúc truyện Thánh Gióng kể việc Gióng đánh giặc rồi bay về trời như sau : Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Chi tiết đó đã được bạn Lan kể lại : Đến đấy, tráng sĩ lên đỉnh núi rồi bay về trời. Bạn Tuấn Anh kể : Đến đấy, tráng sĩ một mình lên đỉnh núi để lại ngựa, cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời.
Theo em, ba cách kể trên có làm cho nội dung và ý nghĩa của chi tiết khác nhau không ? Vì sao ?
18. Hãy tưởng tượng mình là người dân làng Gióng và kể lại truyện Thánh Gióng theo sự việc gắn với nhân vật chính cho khách thập phương đến dự hội làng nghe.
19. Vì sao nói truyền thuyết Thánh Gióng là một văn bản tự sự ?
A – Giải thích một số sự việc : sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, Gióng bay về trời, Gióng để lại một số vết tích
B – Bày tỏ thái độ ngợi ca hành động giết giặc của Thánh Gióng
C – Kể lại, giải thích, bày tỏ thái độ ngợi ca sự ra đời và hành động giết giặc cứu nước của Thánh Gióng
D – Kể lại sự kiện lịch sử đánh giặc Ân của ông cha ta
20. Truyện Thánh Gióng có các sự việc sau :
a. Gióng ra đời
b. Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng nuôi. Gióng
c. Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đi đánh giặc
d. Giặc tan, Gióng cởi áo giáp sắt bay về trời
e. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đi đánh giặc
g. Nhân dân lập đền thờ Gióng, hằng năm mở hội nhớ ơn, vua ban cho Gióng danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương
h. Những di tích còn lại của Gióng
Hãy cho biết các sự việc (chi tiết nhỏ hơn) sau đây thuộc sự việc nào ở trên ?
– Hai vợ chồng ông lão muốn có con
– Bà lão giẫm lên vết chân lạ, về thụ thai, 12 tháng mới sinh
– Gióng lên ba vẫn chưa biết nói cười, đặt đâu nằm đấy
21. Lựa chọn và điền các từ sau đây vào chỗ trống phù hợp với nguồn gốc của nó : tê-lê-phôn, ti-vi, ga-ra, ra-đi-ô, ác-măng-giê, in-tơ-nét, ten-nít, anh hùng, ra đời tráng sĩ, khôi ngô, xâm phạm, vội vàng, gom góp.
Từ thuần Việt :
…………………………………………………………………………….
Từ mượn tiếng Hán :
…………………………………………………………………………….
Từ mượn tiếng Pháp :
…………………………………………………………………………….
Từ mượn tiếng Anh :
…………………………………………………………………………….
22. Trong hai cách dùng từ sau, cách nào hợp lí hơn ? Vì sao ?
A – Làng văn hoá ăn uống B – Làng văn hoá ẩm thực
II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ Phần Tự luận
1. – Giải thích truyện Thánh Gióng là truyền thuyết vì trong truyện có giải thích nguồn gốc một số sự vật (làng Cháy, tre đằng ngà, ao hồ ở vùng chân núi Sóc) và có nhiều yếu tó tưởng tượng kì ảo – là chưa đầy đủ.
– Truyện Thánh Gióng là truyền thuyết vì : Ngoài việc giải thích một số sự vật, hiện tượng (sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, Gióng bay về trời, Gióng để lại một số vết tích làng Cháy, tre đằng ngà, ao hồ ở vùng chân núi Sóc,…) và có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, truyện còn trình bày và tỏ thái độ ngợi ca sự ra đời và hành động giết giặc cứu nước của người anh hùng làng Gióng gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm.
10. – Đoạn văn thuộc phương thức biểu đạt tự sư.
Vì đoạn văn trình bảy và tỏ thái độ ngợi ca sư ra đời kì lạ của người anh hùng Thánh Gióng.
13. Có thể lí giải sự kiện sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng lại bay về trời như sau :
– Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân nên không màng vinh hoa phú quý.
– Thánh Gióng là người anh hùng có sứ mệnh sinh ra để đánh giặc, giặc tan, Thánh Gióng đã hoàn thành sứ mệnh nên bay về trời.
16. a) Đoạn văn Bấy giờ… đứa bé dặn kể sự việc chú bé làng Gióng xin đi đánh giặc cứu nước.
b) – Chi tiết giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta là chi tiết quan trọng.
– Lí do : Đất nước có giặc ngoại xâm, vân đề sống còn của đất nước trở thành vân đề cấp bách. Đây là một biến cố lớn, đòi hỏi cả dân tộc, trong đó mỗi người dân phải tự chuyển mình, vươn dậy một cách phi thường với tất cả lòng yêu nước và chí căm thù giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
– Chi tiết giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta là đầu mối cho sự phát triển câu chuyện.
d) – Trong câu : […] Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua nếu thay từ kinh ngạc bằng lấy làm lạ thậm chí bằng từ ngạc nhiên sẽ làm thay đổi thái độ của nhân vật và ý nghĩa của câu.
– Lí do : Những từ ngữ đó không diễn tả hết được mức độ vô cùng lạ lùng, hết sức ngạc nhiên, sửng sốt của sứ giả khi thấy đáp lại lời kêu gọi của nhà vua lại là một đứa trẻ lên ba chưa biết nói cười. Lời nói đầu tiên thốt ra lại là lời xin đi đánh giặc, cứu nước.
17. – Trong ba cách kể sự việc Thánh Gióng đánh giặc rồi bay về trời thì cách kể của sách giáo khoa là hay và đầy đủ hơn cả.
– Cách kể của bạn Lan và bạn Tuấn Anh : chưa chú ý tới hình ảnh một mình một ngựa, tới động tác cởi giáp sắt bỏ lại và tới sự lưu luyến từ từ bay lên trời của Gióng. Do đó, hai cách kể này đều không gợi được những cảm xúc đẹp trong lòng người nghe.
20. Các sự việc (chi tiết) : hai vợ chồng ông lão muốn có con ; bà lão giẫm lên vết chân lạ, về thu thai, 12 tháng mới sinh ; Gióng lên ba vẫn chưa biết nói cười, đặt đâu nằm đấy thuộc sự việc a – Gióng ra đời.
21. Lựa chọn và điền các từ vào ô trống phù hợp với nguồn gốc của nó :
Từ thuần Việt : gom góp…
Từ mượn tiếng Hán : anh hùng…
Từ mượn tiếng Pháp : gác-măng-giê…
Từ mượn tiếng Anh : in-tơ-nét…
Phần Trắc nghiệm
Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm Lớp 7 Đầy Đủ Hay Nhất
Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm lớp 7 do wikihoc biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt trong học tập
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
Cảm xúc hai bài ca dao:
Bài 1: nỗi khổ đau, uất ức của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa
Bài 2: niềm rạo rực, vui tươi của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân của mình.
Người ta thổ lộ tình cảm để phô bày lòng mình, để khơi gợi niềm đồng cảm từ mọi người với nhu cầu được chia sẻ.
Khi con người con có những cảm xúc, tâm trạng đạt độ chín thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm
Thư gửi người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất vì nó thể hiện sự tâm tình, thủ thỉ đầy tình cảm.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
a) nội dung chính của hai đoạn văn
Đoạn 1: người viết thư nhắc lại những kỉ niệm mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ
Đoạn 2: sự liên tưởng và xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya.
So sánh: nội dung trong hai đoạn văn trên với nội dung trong văn bản tự sự và miêu tả thì ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết.
b) Em đồng ý với ý kiến trên. Vì tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải mang giá trị nhân văn, có tác dụng con người vươn tới ánh sáng tích cực. nếu có nội dung tiêu cực, xấu xa thì cũng chỉ là một đối tượng để lên án phê phán để cuộc sống tốt đẹp hơn.
c) người viết đều bộc bạch trực tiếp tình cảm thông qua các từ ngữ bộc lộ trực tiếp. Qua đó giúp tình cảm chân thực hơn, gần gũi hơn với người đọc.
II. Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
Câu 1 trang 73 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Đoạn (2) là văn biểu cảm. Vì sự việc mở đầu và kết thúc có tác dụng phác ra không gian cụ thể, gợi những liên tưởng chân thực cho dòng cảm xúc chảy tràn. Vẻ đẹp bông hao hải đường được cảm nhận tinh tế.đoạn văn (1) về hoa hải đường cho ta thấy hòa trộn văn miêu tả biểu cảm nên đem lại ít tình cảm hơn so với đoạn (2).
Câu 2 trang 74 SGk ngữ văn 7 tập 1:
Nội dung biểu cảm trong hai bài thơ
Sông núi nước Nam:
Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ đất nước
Niềm tin vào chân lí, chiến thắng dân tộc
Phó giá về kinh
Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước chiến công dân tộc
Niềm tin, niềm yêu thương lo lắng cho đất nước.
Câu 3 trang 74 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Một số bài văn biểu cảm: mẹ tôi, lòng yêu nước..
Câu 4 trang 74 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Tự sưu tầm
Ví dụ:
“lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phô nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…” (trích “Lòng yêu nước”)
Các bài soạn tiếp theo:
Top 6 Bài Soạn “Xưng Hô Trong Hội Thoại” Lớp 9 Hay Nhất
Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?
Trả lời
– Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Thí dụ: Tôi, ta, chúng ta, tớ, bọn tớ
Cách dùng: Tôi ta: thay thế cho một chủ thể đang phát biểu, chúng ta thay thể cho một nhóm người đang phát biểu, tớ cũng là một chủ thể đang phát biểu, nhưng mang sắc thái thân mật..
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Đọc đoạn trích sau (Trích từ tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài) và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới.
(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không chút bân tâm.
(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:
– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích (SGK)? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.
Trả lời
a) Từ ngữ xưng hô: anh, em (Dế Choắt nói với Dế Mèn), chú mày, ta (Dế Mèn nói với Dế Choắt).
b) Từ ngữ xưng hô: tôi, anh (Dế Choắt với Dế Mèn và Dế Mèn nói với Dế Choắt).
– Đoạn (a): xưng hô bất bình đẳng giữa kẻ ở vị thế yếu (Dế Choắt) cần nhờ và kẻ ở vị thế mạnh, hách dịch (Dế Mèn).
– Đoạn (b): xưng hô bình đẳng.
Có sự thay đổi về xưng hô từ đoạn (a) sang đoạn (b) vì tình huống giao tiếp thay đổi: vị thế của Dế Choắt và Dế Mèn trở nên bình đẳng vì trước khi chết, Dế Choắt còn khuyên với Dế Mèn với tư cách là một người bạn.
Luyện tập
Câu 1 (Trang 39 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Có lần , một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
Trả lời
Khác với tiếng Việt, ngôn ngữ Âu, Mĩ có từ xưng là I hay we, nhưng khi dịch ra tiếng Việt, tùy tình huống mà ta cần dịch là chúng tôi hay chúng ta. Bản dịch trong thí dụ này đã dịch sai, thay vì dùng chúng tôi thì họ đã dịch là chúng ta.
Câu 2 (Trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
Trả lời
Trong các văn bản khoa học, mặc dù nhiều khi tác giả của văn bản chỉ có một người nhưng người viết vẫn xưng là chúng tôi chứ không dùng tôi nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản, đồng thời chứng tỏ sự khiêm tốn của tác giả.
Câu 3 (Trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Đọc đoạn trích sau:
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”.
(Thánh Gióng)
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
Trả lời:
– Chọn cách xưng hô
– Cậu bé làng Gióng gọi mẹ theo cách thông thường. Nhưng xưng hô với sứ giả, cậu bé sử dụng từ ông ta.
– Cách xưng hô này cho thấy đây là một cậu bé khác thường.
Câu 4 (Trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
– Thưa ngài, ngài là…
– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
Trả lời
– Tuy đã trở thành một danh tướng quyên cao tướng trọng nhưng vẫn xưng em, gọi thây cũ là thấy một cách kính trọng.
Câu 5 (Trang 40 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Đọc đoạn trích sau:
Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
– Co…o…ó…!
Từ phút giây đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một…
(Võ Nguyên Giáp kể, Nguyễn Hữu Mai ghi,
Những năm tháng không thể nào quên)
Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)
Trả lời
– Bác Hồ, chủ tịch nước xưng là tôi, gọi dân chúng là đồng bào tạo cảm giác gần gũi, thân thiết giữa người nghe với người nói.
– Cách xưng hô này đánh dấu mối quan hệ mới giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
Câu 6 (Trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
– Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
– Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
– Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với con cho! Chứ ông lí tôi thì không cso quyền dám cho chị khất thêm một giờ nào nữa.
Chị Dậu run run:
– Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
– Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất?
Chị Dậu vẫn thiết tha:
– Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ giọng vẫn hầm hè:
– Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
– Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắ cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
– Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.
Trả lời
Đoạn đầu, cách xưng hô ở lời nói của cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị… thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật.
Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông;Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách, thể hiện sự hống hách, trich thượng.: xưng hô ông – thằng kia, mày.Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Top 6 Bài Soạn “Tìm Hiểu Chung Về Văn Tự Sự” Lớp 6 Hay Nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!