Đề Xuất 6/2023 # Tổng Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 09 Của Bch Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa. # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Tổng Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 09 Của Bch Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa. # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 09 Của Bch Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa. mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Sáng ngày 7/12, huyện Lang Chánh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về ” tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020″. Dự hội nghị có đồng chí Lê Văn Hùng Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo 2 huyện đỡ đầu là Triệu Sơn và Nông Cống. Về phía huyện Lang Chánh có các đồng chí trong Ban Thường vụ, Thường trực HĐND – UBND huyện, đại diện các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên toàn huyên, hội nghi do Đồng chí Phạm Đăng Lực Bí thư Huyện ủy, đ/c Nguyễn Xuân Hồng CT UBND huyện, đ/c Lữ Đức Chung UVBTV Phó Ct UBND huyện đồng chủ trì hội nghị.

Để thực hiện công tác giảm nghèo đi vào chiều sâu và thực chất, 5 năm qua huyện Lang Chánh đã quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, từng cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo đã có chuyển biến tích cực. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân coi đây là cơ hội tốt để vươn lên thoát khỏi nghèo, giảm dần tính ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh. Trong quá trình triển khai nghị quyết 09 huyện đã có những hướng đi riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, trong 5 năm huyện đã thực hiện việc lồng giép các chương trình dự án, xây dựng được nhiều mô hình trồng chọt và chăn nuôi như mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản, cải tạo năng cao tầm vóc đàn trâu bò, mô hình lợn nái sinh sản, nuôi vịt bầu bản địa, chăn nuôi già đồi theo hướng an toàn sinh học, mô hình trồng ngô trên đất lúa bị hạn, trồng nghệ dược liệu, mô hình sản xuất rau an toàn theo quy mô tập chung, ….nhìn chung các mô hình đã phát huy được tiền năng và thế mạnh của huyện Lang Chánh góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân. Một số chính sách kích cầu như: Hỗ trợ xi măng làm đường thôn bản xây dựng nông thôn mới, cải tạo môi trường đầu tư kinh doanh. Trong 5 năm từ năm 2014 đến nay có khoảng 4267 hộ thoát được nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 7%/ năm. Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 36,47%, thì đến năm 2018 giảm còn 16,4%, dự báo đến năm 2020 giảm xuống dưới 10%, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên, năm 2018 là 25,5 triệu đồng/ người, tăng 14 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo ở nhà tạm còn 47 hộ chiếm 4,01%, số dân dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 80%, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 tuổi đạt trên 99%.

Cùng với đó trong 5 năm qua thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Triệu Sơn và Nông Cống các huyện đã hỗ trợ theo chương trình hàng năm được 2 tỷ đồng giúp huyện xây dựng các chương trình xây dựng cơ bản, hỗ trợ 800 triệu đồng cho ngành giáo dục huyện, và nhiều nguồn hỗ trợ khác….

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Hùng Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh và đ/c Phạm Đăng Lực Bí thư Huyện ủy đã biểu dương những kết quả mà huyện Lang Chánh đã đạt được trong việc thực hiện nghị quyết 09 về giảm nghèo nhanh và bền vững. các đồng chí nhấn mạnh: Nghị quyết 09 không chỉ thể hiện tình cảm và trách nhiệm của tỉnh đối với các huyện miền núi, mà còn là vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Bởi vì có phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện miền núi thì mới có thể tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững cho toàn tỉnh. Các Đồng chí yêu cầu huyện Lang Chánh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nhân dân có nhận thức đúng đắn và cách làm phù hợp để thực hiện nghị quyết đạt kết quả cao nhất, kiện toàn lại BCĐ giảm nghèo bền vững từ huyện đến xã, cần rà soát lại các tiêu chí, tiêu chí nào chưa đạt thì tìm ra nguyên nhân và phải có biện pháp phấn đầu hoàn thành.Tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân xây dựng các mô hình, thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Lang Chánh thoát nghèo bền vững và trở thành huyện khá trong khu vực các huyện miền núi Thanh Hóa.

Tại hội nghị, đã có 11 tập thể, 19 cá nhân Được UBND huyện Lang chánh trao tặng giấy khen về đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH Đảng bộ tỉnh.

Đình Toàn Đài TT-TH

<

Tổng Kết Thực Hiện Chỉ Thị Số 36 Của Bộ Chính Trị, Nghị Quyết Số 22 Của Bch Tư Và Sơ Kết 5 Năm Nghị Quyết Số 05 Của Tỉnh Ủy

Sáng 7/6, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của BCH TW khóa X và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/6/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị – xã hội; lãnh đạo các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các huyện, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp thực hiện tốt các yêu cầu đề ra. Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp thiết thực, hiệu quả; công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 tiến hành đúng quy định của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, bảo đảm chất lượng, tính kế thừa, phát triển, có số lượng cơ cấu hợp lý. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã bầu đủ số lượng 52 đồng chí ủy viên BCH, 11 đồng chí Ban Thường vụ; Đại hội cấp huyện bầu 476 cấp ủy viên, tỷ lệ đổi mới bình quân đạt 27,53%, tỷ lệ nữ, tỷ lệ cán bộ trẻ thấp hơn quy định; cấp cơ sở bầu được 3.725 đồng chí ủy viên BCH, tỷ lệ nữ, trẻ ở hầu hết các xã phường, thị trấn trúng cử vào cấp ủy đảm bảo yêu cầu đề ra.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02/02/2008 của BCH TW khóa X và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 14/6/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy các cấp đã quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Đảng bộ tỉnh hiện có 66.151 đảng viên. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên được cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm. Trong 3 năm, 2015 – 2017 đã kết nạp được 7.373 đảng viên, bình quân hằng năm kết nạp 2.457 đảng viên. Công tác đánh giá chất lượng đảng viên dần đi vào thực chất, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 87,54%. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên mới trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2015 đến 2017, số đảng viên mới bình quân hằng năm chỉ đạt chỉ tiêu đại hội đề ra, số lượng đảng viên mới giảm dần theo các năm.

Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các trổ chức chính trị – xã hội. Đến năm 2014, toàn tỉnh đã hoàn thành xóa 100% thôn, làng trắng tổ chức đảng, trắng đảng viên. Đối với khu vực doanh nghiệp, đã tiến hành chuyển các tổ chức đảng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn; tổ chức đảng có đông đảng viên về Đảng ủy Khối doanh nghiệp. Hiện Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh có 72 tổ chức cơ sở đảng với 3.149 đảng viên. Thực hiện chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân và kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn điều kiện vào Đảng, từ năm 2013 đến 2017, toàn tỉnh đã kết nạp được 14 chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng, đưa tổng số đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân lên 245 người.

Triển khai mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND, bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBDN cấp xã và bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan đơn vị, đến năm 2017, toàn tỉnh có 95 xã phường thị trấn triển khai bí thư kiêm chủ tịch HĐND và bí thư kiêm chủ tịch UBND tại 7 xã phường thị trấn.

Xác định công tác kiểm tra giám sát và quản lý đảng viên là một nội dung quan trọng để nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, thực hiện Nghị quyết đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng bộ tỉnh đã tiến hành kiểm tra và xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 24 tổ chức cơ sở đảng và 13 chi bộ trực thuộc; cảnh cáo 6 tổ chức cơ sở đảng và 3 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; khiển trách 1.474, cảnh cáo 50, cách chức 111, khai trừ 309 đảng viên.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu kết luận hội nghị

Đối với thực hiện Nghị quyết số 22 và Nghị quyết số 05 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các đại biểu thẳng thắn nhận định một số chi bộ chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng. Nội dung sinh hoạt chi bộ có nơi còn lúng túng; đấu tranh phê bình, tự phê bình còn yếu, nhất là tại các cơ quan. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã một số nơi chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là ở khâu quy hoạch, bố trí cán bộ. Việc thực hiện chuẩn hóa, trẻ hóa và từng bước nhất thể hóa các chức danh cán bộ cơ sở nhất là cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn còn hạn chế. Các đại biểu cũng mong muốn cần mềm hóa tiêu chuẩn về văn hóa đối với cán bộ là trưởng thôn; quan tâm hỗ trợ chế độ BHYT, BHXH cho cán bộ bán chuyên trách ở thôn.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, các đồng chí bí thư cấp ủy cần thường xuyên làm tốt công tác rà soát quy hoạch gắn với đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để chuẩn bị đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ cho giai đoạn tiếp theo; sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với điều động, luân chuyển và kiện toàn cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW6, TW7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả; chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hộ đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 tiến tới đại hội XIII của Đảng. Đẩy mạnh xây dựng củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng; coi trọng thực hiện các nguyên tắc của Đảng; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết 22 của BCH TW, Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết TW4 về tăng cường xây dựng chình đốn Đảng. Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa và từng bước nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, tạo chuyển biến trong công tác cán bộ ở cơ sở

Đối với công tác phát triển Đảng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, bí thư cấp ủy các cấp cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cấp bách cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Trước mắt, giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới 6 tháng cuối năm 2018 và các năm tiếp theo cho các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ tình hình thực tế ở các địa phương, cơ quan đơn vị tiếp tục giao chỉ tiêu kết nạp đảng cho các chi đảng bộ trực thuộc và coi đó là tiêu chí đánh giá xếp loại tổ chức đảng hằng năm. Khẩn trương triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng trưởng thôn, tổ trưởng dân phố không phải là đảng viên; chỉ đạo các chi đảng bộ trường học tăng cường kết nạp đảng viên là học sinh, sinh viên, giáo viên; đảng viên khu vực nông thôn, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan cũng yêu cầu ngay sau hội nghị này, các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của TƯ và của Tỉnh ủy. Tăng cường các giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng đảng, đặc biệt là công tác phát triển đảng viên. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt các chi, đảng bộ trực thuộc hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và kiểm điểm nghiêm túc.

Hội Nghị Trực Tuyến: Sơ Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 33 Của Bch Trung Ương Đảng

Sáng ngày 23/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh, dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành của tỉnh.

Tại điểm cầu huyện nhà, dự hội nghị có đồng chí Lê Trí Viễn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trần Duy Thái – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; dự hội nghị còn có Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành đảng bộ huyện; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành của huyện; ủy viên UBKT huyện ủy; các đồng chí Bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc huyện ủy; đồng chí Chủ tịch UBND, đồng chí Trưởng ban tuyên giáo Đảng ủy; công chức văn hóa các xã, thị trấn trong huyện, cùng đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng.

Nhằm tổ chức triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Các địa phương, các cơ quan, đơn vị cũng đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng con người trong tình hình mới đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhận thức của nhân dân về xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã được nâng lên. Nhân dân ngày càng tự giác và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tích cực, chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại.

Đến năm 2018, toàn tỉnh có 91% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 749/851 làng, khu phố văn hóa, đạt tỉ lệ 88%; 661 gia đình được công nhận gương ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền cấp tỉnh, trên 4500 gia đình được công nhận cấp huyện và trên 6.400 gia đình được công nhận cấp xã; 62 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận lại danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 05 năm (2014-2018) và có 32 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND huyện, thành phố công nhận đạt chuẩn văn hóa lần đầu. 100% thôn, làng và các khu dân cư xây dựng được nghĩa trang nhân dân có khu hung táng, cải táng riêng biệt; 100% số làng, khu phố xây dựng được hương ước, qui ước trong đó có nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa mới. Giai đoạn 2015 – 2018, toàn tỉnh đã đầu tư hơn 330 tỷ đồng cho xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở. Công tác giáo dục – đào tạo được quan tâm thường xuyên, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên; việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động được đẩy mạnh thực hiện. Việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Công tác quản lí nhà nước về văn hóa được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có bước trưởng thành.

Tuy nhiên, báo cáo sơ kết và các ý kiến tham luận tại hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế đó là: Việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết ở một số nơi còn chậm; có đảng bộ xã, phường, thị trấn còn chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể; Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi, giải trí công cộng; Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hiệu quả chưa cao, một số quy hoạch bảo tồn đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc tiến độ thực hiện chậm; Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa cao; các loại hình nghệ thuật truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều; Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa rộng khắp; Đội ngũ làm công tác văn hóa và công tác lí luận, phê bình văn học nghệ thuật còn yếu và thiếu; cơ chế, chính sách hộ trợ chưa khuyến khích được những người làm công tác văn hóa, nhất là văn, nghệ sỹ; công tác hỗ trợ đào tạo tài năng, chế độ chính sách còn thấp, chưa xây dựng được đội ngũ cộng tác viên cơ sở; .v.v.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh nhà đã đạt được trong xây dựng đời sống văn hóa, con người, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của BCH trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đã chỉ ra và làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung tỉnh nhà cần tiếp tục thực hiện đó là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện Nghị quyết gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ. Tiếp tục cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết phù hợp với điều kiện từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, phát triển văn hóa. Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các thiết chế văn hóa, thông tin, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Hoàn thiện các qui định để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử, văn hóa kết hợp với phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

XUÂN ĐÀI

Thành Ủy Hà Nội Tổng Kết 15 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 09

(HNMO) – Sáng 20-4, Thành ủy Hà Nội tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị. Các đồng chí Ủy viên Thường vụ Thành ủy: Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch UB MTTQ thành phố; Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Dân vận Thành ủy cùng lãnh đạo các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy dự hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo đánh giá của Thành ủy Hà Nội, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 09, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác cựu chiến binh (CCB) được nâng lên. Các cấp ủy đảng, chính quyền ngày càng quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn về vật chất và môi trường hoạt động của các cấp hội CCB. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 275.150 CCB, trong đó số hội viên Hội CCB là 260.150 (chiếm 98,5%).

Hội viên CCB Thủ đô trong những năm qua luôn phát huy truyền thống, bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, với 9.518 buổi giao lưu, giáo dục truyền thống tới 1,5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên; là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, chống diễn biến hòa bình…

Thành ủy tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCB

Các hoạt động, phong trào thi đua do Hội CCB phát động cũng ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu, nhất là trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị. Trong những năm qua, toàn Thành phố có trên 45 nghìn lượt hội viên CCB hiến gần 1,8 nghìn m2 đất làm đường và các công trình công cộng; đóng góp 129 tỷ đồng và 509.000 ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, phong trào phát triển kinh tế, giúp hội viên CCB xóa đói, giảm nghèo đã được đông đảo hội viên tham gia, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương CCB làm kinh tế giỏi. Trong 5 năm trở lại đây, Hội CCB các cấp đã huy động vốn nội bộ, giúp trên 9,1 nghìn lượt hội viên vay với số tiền 66,7 tỷ đồng để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 46.000 hội viên. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW còn bộc lộ một số khuyết điểm, hạn chế, như: Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị còn chung chung, thiếu các giải pháp cụ thể. Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với CCB chưa đồng bộ, thống nhất, có mặt chưa phù hợp với thực tiễn; một số nơi triển khai chậm, chưa giải quyết kịp thời chính sách đối với một số trường hợp CCB bị nhiễm chất độc hóa học. Hoạt động phối hợp giữa Hội CCB với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương, đơn vị chưa chặt chẽ, cụ thể; một số chương trình phối hợp hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn hình thức; việc sơ kết, tổng kết, đánh giá chương trình phối hợp hoạt động chưa được làm kịp thời…

Phát biểu kết luận hội nghị, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội đã bám sát Nghị quyết của Bộ Chính trị, các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, làm tốt công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của CCB và công tác CCB trong thời kỳ cách mạng mới; đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền CCB về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã chủ động phối hợp thực hiện tốt chế độ, chính sách của nhà nước đối với CCB theo đúng quy định của nhà nước, tạo điều kiện để hội viên CCB vay vốn phát triển kinh tế, giúp nhau sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho CCB, con CCB và cựu quân nhân, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Các cấp Hội CCB từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố và sự chỉ đạo của Hội CCB Việt Nam, hướng mọi hoạt động về cơ sở.

Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, các cấp ủy đảng tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TW, Kết luận số 66-KL/TW ngày 4-3-2010 của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 6-8-2002, Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 12-6-2007 của Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 ngày 30-10-2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp và 8 Chương trình công tác lớn, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá của Thành ủy (khóa XVI). Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động hội viên cựu chiến binh tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng và phát triển Thủ đô…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 09 Của Bch Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa. trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!