Đề Xuất 5/2023 # Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. 09 văn bản pháp luật về hóa đơn sẽ hết hiệu lực thi hành từ 01/11/2020 Theo Khoản 3, Điều 26 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, các hộ và các cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Điều này đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/11/2020, một số văn bản pháp luật về hóa đơn cũ sẽ trở nên không cần thiết, và việc nó được quy định vào danh sách các văn bản hết hiệu lực thi hành là tất yếu.

1.1. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 51/2010/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 14/05/2010 nhằm quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.2. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP Nghị định số 04/2014/NĐ-CP là văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 17/01/2014 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.3. Thông tư số 32/2011/TT-BTC Thông tư số 32/2011/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/03/2011 nhằm hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.4. Thông tư số 191/2010/TT-BTC Thông tư số 191/2010/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 01/12/2010 nhằm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô.

1.5. Thông tư số 39/2014/TT-BTC Thông tư số 39/2014/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/2014 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010, và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, ngày 17/01/2014, của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.6. Quyết định số 1209/QĐ-BTC Quyết định số 1209/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 23/06/2015 nhằm quyết định về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

1.7. Quyết định số 526/QĐ-BTC Quyết định số 526/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 16/04/2018 nhằm quyết định về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

1.8. Quyết định số 2660/QĐ-BTC Quyết định số 2660/QĐ-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/12/2016 nhằm quyết định về việc gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

1.9. Thông tư số 37/2017/TT-BTC Thông tư số 37/2017/TT-BTC là văn bản pháp luật được Bộ Tài chính ban hành ngày 27/04/2017 nhằm sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Như vậy, từ ngày 01/11/2020, khi chuyển đổi sử dụng hóa đơn, các DN không cần quan tâm đến 09 văn bản hết hiệu lực kể trên, thay vào đó chỉ cần tuân thủ đúng các văn bản pháp luật về hóa đơn còn hiệu lực thi hành như: Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC,…

2. DN cần sớm chuyển đổi HĐĐT khi thời hạn 01/11/2020 đang tới rất gần

Với mốc 01/11/2020 được đưa ra thì từ nay đến thời hạn cuối cùng bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT đang tới rất gần. Do đó, các đơn vị kinh doanh cần phải nhanh chóng, gấp rút hoàn thành chuyển đổi HĐĐT, chậm nhất vào ngày 31/10/2020. Thực tế, việc sớm hoàn thành chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử uy tín như E-invoice của ThaisonSoft không những giúp các đơn vị kinh doanh tránh được các vi phạm, rủi ro có thể xảy ra vì chậm trễ chuyển đổi, mà còn giúp các DN gia tăng nhiều lợi ích lớn: – Tiết kiệm tối đa nhân lực, thời gian, chi phí cho quy trình lập, xuất hóa đơn. – Xóa bỏ các rủi ro có thể xảy ra với hóa đơn: thất lạc, mất, cháy, hỏng,… – Tránh ùn tắc khi hàng loạt DN chuyển đổi sát thời hạn. – Hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. – Nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn từ các nhà cung cấp hóa đơn điện tử.

Tổng Cục Thuế: Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Từ 01/11/2020

20/08/2020 08:51 AM

3.Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”

– Ngày 13/6/2019, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế 2019, trong đó quy định:

2. Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”

2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.”

Vì vậy, nhiều tổ chức cá nhân thắc mắc về thời điểm bắt buộc thực hiện hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020 theo Nghị định 119 hay là từ ngày 01/7/2022 theo Luật Quản lý thuế 2019.

– Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo Công ty chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC thì việc áp dụng hóa đơn thực hiện theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 32/2011/TT-BTC .

– Từ ngày 01/11/2020, việc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC.

– Bộ Tài chính dự thảo trình Chính phủ thay thế Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử để hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019.

Khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo Luật Quản lý thuế 2019 thì thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử.

Châu Thanh

Như vậy, theo Tổng cục thuế các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP kể từ ngày 01/11/2020.

Công văn 2578/TCT-CS được ban hành ngày 23/6/2020.

99,993

Bãi Bỏ Quy Định Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Từ 01/11/2020

Bãi bỏ quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/11/2020 là một trong những điểm quan trọng được đề cập tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, mới được Chính Phủ ban hành vào ngày 19/10/2020 vừa qua.

Chính phủ khuyến khích DN sớm chuyển đổi HĐĐT trước thời hạn.

1. Không bắt buộc các DN phải hoàn thành chuyển đổi HĐĐT trước ngày 01/11/2020

Mới đây, trong Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã chính thức cho bãi bỏ quy định bắt buộc các DN phải hoàn thành chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020. Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ quy định sẽ bãi bỏ Khoản 2 và Khoản 4 của Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP với nội dung chính quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020. Quy định trên đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/11/2020, Chính Phủ sẽ: – Chính thức bãi bỏ quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT chậm nhất vào ngày 01/11/2020. – Chính thức bãi bỏ quy định chấm dứt hiệu lực thi hành của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. Tức, 02 Nghị định này vẫn còn hiệu lực thi hành sau ngày 01/11/2020. Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử được điều chỉnh lại so với các quy định trước đó. Thay vì các DN phải hoàn thành chuyển đổi HĐĐT trước ngày 01/11/2020 thì giờ đây, thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi HĐĐT đã được áp dụng từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên, trong Nghị định này, Chính Phủ cũng nêu rõ quan điểm khuyến khích các đơn vị kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định càng sớm càng tốt.

2. Quy định với trường hợp DN không đủ điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử

Bên cạnh việc thay đổi thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cũng đặc biệt quan tâm tới các trường hợp những đơn vị kinh doanh không đủ điều kiện để áp dụng hóa đơn điện tử vào thời hạn 01/07/2020.

DN nghiệp không đủ điều kiện chuyển đổi HĐĐT phải tiến hành một số thủ tục quy định.

Cụ thể, tại Điều 60 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định rất chi tiết việc xử lý chuyển tiếp đối với các DN không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để có thể thực hiện chuyển đổi HĐĐT trước thời hạn quy định như sau: – Trường hợp các đơn vị kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử (từ này đến 30/06/2022) theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện về hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục dùng hóa đơn đang sử dụng và thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT, Phụ lục IA, ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Cơ quan thuế sẽ xây dựng dữ liệu hóa đơn của cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. – Trường hợp các đơn vị kinh doanh mới thành lập từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30/06/2022, nếu cơ quan thuế có thông báo về việc thực hiện áp dụng HĐĐT thì các đơn vị kinh doanh nhận thông báo phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan thuế. Riêng các đơn vị không đáp ứng đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục sử dụng hóa đơn đang dùng và phải tiến hành đầy đủ thủ tục gửi tới cơ quan thuế như đã nêu với trường hợp bên trên. Ngoài ra, trong Điều 60 của Nghị định này, Chính Phủ cũng cho phép các đơn vị kinh doanh nếu đã thông báo, phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành (trước 19/20/2020) thì sẽ được tiếp tục sử dụng hóa đơn đã đăng ký hay đặt mua đến hết ngày 30/06/2022. Song song với đó, các đơn  vị kinh doanh này phải thực hiện thủ tục về hóa đơn theo đúng quy định của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

Tel : 024.37545222

Fax: 024.37545223

Website: https://einvoice.vn/

Chính Sách Mới Có Hiệu Lực Từ Tháng 11/2020

(Chinhphu.vn) – Chính sách phát triển giáo dục mầm non; sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt; quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 1 Phó phòng của cơ quan chuyên môn cấp huyện từ 25/11;…là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2020.

Chính sách phát triển giáo dục mầm non

Có hiệu lực từ ngày 01/11/2020, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ban hành ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non bao gồm: Chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non; chính sách đối với trẻ em; chính sách đối với giáo viên mầm non.

SV sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt

Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ban hành ngày 25/09/2020 của Chính phủ, từ ngày 15/11/2020, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí và được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.

Chế độ khen thưởng đối với HSSV đoạt giải quốc gia, quốc tế

Nghị định số 110/2020/NĐ-CP  ban hành ngày 15/09/2020 quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.

Nghị định quy định học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế, thi kỹ năng nghề thế giới được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng hoặc giải nhất 55 triệu đồng; huy chương Bạc hoặc giải nhì 35 triệu đồng; huy chương Đồng hoặc giải ba 25 triệu đồng; khuyến khích 10 triệu đồng.

Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi Olympic châu Á các môn học, kỳ thi kỹ năng nghề châu Á được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng 35 triệu đồng; huy chương Bạc 25 triệu đồng; huy chương Đồng 10 triệu đồng; khuyến khích 8 triệu đồng.

Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi kỹ năng nghề Đông Nam Á được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng 25 triệu đồng; huy chương Bạc: 10 triệu đồng; huy chương Đồng 8 triệu đồng; khuyến khích 5 triệu đồng.

Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thưởng theo mức sau: Giải Nhất 4 triệu đồng; giải Nhì 2 triệu đồng; giải Ba 1 triệu đồng.

Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

Nghị định quy định cụ thể 2 căn cứ xác định vị trí việc làm và 3 căn cứ xác định số lượng người làm việc.

Chính phủ yêu cầu chậm nhất đến hết ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Chậm nhất sau 03 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn, các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Sửa quy định số lượng Phó Giám đốc sở, Phó Trưởng phòng

Có hiệu lực từ ngày 25/11/2020, Nghị định 107/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/09/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 Theo Nghị định, bình quân mỗi sở có 3 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.

Nghị định cũng bổ sung quy định số lượng Phó Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở. Cụ thể, phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 9 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 8 biên chế công chức được bố trí 1 Phó Trưởng phòng.

Giảm 1 Phó phòng của cơ quan chuyên môn cấp huyện từ 25/11

Có hiệu lực từ ngày 25/11/2020, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/09/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện).

Nghị định số 108/2020/NĐ-CP quy định bình quân mỗi phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, UBND cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp. Trước đó, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không quá 03 người.

Phạt đến 200 triệu đồng VPHC trong lĩnh vực y tế

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/09/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

Nghị định quy định, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về dân số là 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về bảo hiểm y tế là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Từ 1/11, không phê bình học sinh trước trường, lớp

Theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, từ 1/11/2020, không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.

11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ xa

Theo Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học có hiệu lực từ ngày 25/11/2020, có 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học gồm: 1- Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; 2- Tiêu Bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo; 3- Hoạt động dạy và học; 4- Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; 5- Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; 6- Đội ngũ nhân viên; 7- Người học và hoạt động hỗ trợ người học; 8- Cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu; 9- Quản lý triển khai chương trình đào tạo; 10 – Bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; 11- Kết quả đầu ra.

Chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm

Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT về chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm có hiệu lực từ ngày 20/11/2020.

Theo đó, chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm, giảng viên các trường cao đẳng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau:

– Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính).

– Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy.

Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) trên 50 phút giao hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy đổi cho phù hợp.

– Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 270 đến 420 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 810 đến 1.260 giờ hành chính).

Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định.

Chí Kiên

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Danh Sách Văn Bản Quy Định Về Hóa Đơn Sẽ Hết Hiệu Lực Từ 01/11/2020 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!