Đề Xuất 3/2023 # Tóm Tắt Luận Văn Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Luật Ở Việt Nam Hiện Nay # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Tóm Tắt Luận Văn Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Luật Ở Việt Nam Hiện Nay # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tóm Tắt Luận Văn Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Luật Ở Việt Nam Hiện Nay mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY

TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN LUẬT7

1.1. Khái niệm và đặc điểm quy trình xây dựng văn bản luật 7

1.1.1. Khái niệm 7

1.1.2. Đặc điểm của quy trình xây dựng văn bản luật 8

1.1.3. Những nguyên tắc chính trị – pháp lý trong xây dựng và ban

hành văn bản luật10

1.2. Nội dung của quy trình xây dựng văn bản luật 15

1.2.1. Lập chương trình xây dựng luật 17

1.2.2. Xây dựng dự thảo văn bản luật 19

1.2.3. Thẩm tra, thẩm định dự án luật 22

1.2.5. Công bố văn bản luật 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN

BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY28

2.1. Sáng kiến lập pháp 28

2.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về việc lập dự kiến Chương

trình xây dựng văn bản luật28

2.1.2. Thành tựu đã đạt được trong việc lập dự kiến Chương trình

xây dựng văn bản luật29

2.1.3. Những hạn chế và bất cập trong việc lập dự kiến Chương trình

xây dựng văn bản luật32

2.2. Xây dựng dự thảo văn bản luật 42

2.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng dự thảo văn

2.2.2. Những thành tựu trong xây dựng dự thảo văn bản luật 45

2.2.3. Những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng dự thảo văn bảnluật 46

2.3. Hoạt động thẩm tra, thẩm định dự án luật 65

2.3.1. Quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động thẩm tra,

thẩm định dự án luật65

2.3.2. Những thành tựu trong hoạt động thẩm tra, thẩm định dựán luật70

2.3.3. Những hạn chế và bất cập trong hoạt động thẩm tra, thẩm

định văn bản luật74

và thông qua dự án luật76

luật ở kỳ họp của Quốc hội81

dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội82

2.5. Công bố văn bản luật 85

2.5.1. Quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động công bố

văn bản luật85

2.5.2. Những thành tựu trong việc công bố văn bản luật 86

2.5.3. Những hạn chế và bất cập trong việc công bố văn bản luật 87

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN

LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY89

3.1. Phương hướng hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản luật ở

việt nam hiện nay89

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản luật ở

việt nam hiện nay94

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ban hành

văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay94

3.2.2. Nâng cao năng lực lập pháp của các cơ quan tham gia quy

trình lập pháp105

3.2.3. Giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc

hoạch định, đường lối chính sách xây dựng văn bản luật114

3.2.4. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học,

các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia vào quy

trình xây dựng văn bản luật117

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trong việc xây dựng văn

bản luật119

3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của nước

ngoài về quy trình xây dựng văn bản luật120

3.2.7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định pháp luật về

xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật1215 6

3.2.8. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật về xây

dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật122

KẾT LUẬN 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

Bảo Đảm Chất Lượng Xây Dựng Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay

1. Các yếu tố bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam

Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo quy định. Theo đó, sản phẩm của quá trình xây dựng pháp luật là các VBQPPL, tạo lập hệ thống VBQPPL điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nói đến chất lượng xây dựng pháp luật cần nói đến các tiêu chí đánh giá chất lượng xây dựng pháp luật được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015. Đó là các tiêu chí về tính hợp pháp, hợp lý, tính khả thi, dân chủ, minh bạch và kỹ thuật xây dựng pháp luật. Để bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật cần có các yếu tố sau đây:

Một là, yếu tố chính trị. Trong xây dựng pháp luật, yếu tố chính trị thể hiện ở sự ổn định bền vững của thể chế chính trị và môi trường chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo niềm tin của các cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người dân đối với Đảng, Nhà nước, từ đó quán triệt, tin tưởng và nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, bảo đảm mọi quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đối với chiến lược xây dựng pháp luật, xây dựng pháp luật cho từng lĩnh vực phải được đề ra kịp thời, phù hợp yêu cầu khách quan, đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn quản lý của Nhà nước, bởi đây là cơ sở để Nhà nước thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Mặt khác, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc sự cần thiết xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, toàn diện, là cơ sở xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân chung tay tham gia góp ý kiến, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật. Về ý thức chính trị thể hiện ở việc các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xây dựng quy phạm pháp luật phải quán triệt, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình, các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát từng giai đoạn trong quy trình xây dựng pháp luật. Qua đó sẽ giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần tạo niềm tin, tạo ý thức, trách nhiệm chính trị của các chủ thể khác trong quá trình xây dựng pháp luật. Về sự ảnh hưởng của dân chủ XHCN trong hoạt động xây dựng pháp luật. Khi xã hội có nền dân chủ rộng rãi, người dân được tiếp cận thông tin đa dạng, nhiều chiều, công khai, chủ động tham gia góp ý kiến trong các giai đoạn của quy trình xây dựng pháp luật; đồng thời, các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến, phản hồi ý kiến của người dân công khai minh bạch; trường hợp tiếp thu ý kiến thì cụ thể ý kiến về nội dung gì, nếu không tiếp thu thì phải giải trình rõ tại sao không tiếp thu. Qua đó, một mặt bảo đảm quyền dân chủ của người dân trong xây dựng pháp luật, mặt khác, những ý kiến góp ý từ người dân, từ cộng đồng sẽ giúp các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xây dựng VBQPPL bảo đảm đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn, phản ảnh được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

Hai là, yếu tố pháp luật. Ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, yếu tố pháp luật được hiểu là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của mỗi quốc gia, đó là hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, v.v.. Trong xây dựng pháp luật, sự ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đến chất lượng xây dựng pháp luật thể hiện ở các khía cạnh sau:

– Hệ thống các quy định của pháp luật về xây dựng pháp luật, như các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm cá nhân có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL. Ngoài ra, các quy định pháp luật ghi nhận, bảo đảm các quyền tham gia xây dựng pháp luật của các cơ quan, tổ chức và người dân. Ở Việt Nam, hoạt động xây dựng pháp luật phải căn cứ các quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp các văn bản đó quy định khoa học, lôgíc, chặt chẽ, hợp lý sẽ làm cho quy trình xây dựng pháp luật được bảo đảm, các quy phạm pháp luật ra đời có tính khả thi, hợp hiến, hợp pháp…, ngược lại sẽ ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng pháp luật.

– Sự ảnh hưởng của văn hóa pháp luật đối với xây dựng pháp luật thể hiện thông qua hành vi pháp luật, sự tuân thủ pháp luật của từng chủ thể có thẩm quyền trong quá trình xây dựng pháp luật, đó là sự nghiêm chỉnh thực hiện đúng, đủ, kịp thời các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL. Bên cạnh đó, các yếu tố cổ hủ lạc hậu, sự tồn tại tư tưởng thờ ơ hoặc coi thường pháp luật ở một số nơi, một số người sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, ý thức, niềm tin của người dân đối với pháp luật, đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và chất lượng xây dựng pháp luật nói riêng.

Ba là, yếu tố nguồn nhân lực (yếu tố con người). Nguồn nhân lực trong xây dựng pháp luật là các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, gồm: các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền và các cá nhân có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL theo quy định. Ngoài ra, các cá nhân là những đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, các chuyên gia trong từng lĩnh vực và người dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật ở từng giai đoạn nhất định. Để bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật, các chủ thể trên phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với từng giai đoạn của quy trình xây dựng pháp luật, như yêu cầu về biên chế và vị trí việc làm được duyệt, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về tính chuyên nghiệp, mẫn cán và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mỗi chủ thể v.v..

Bốn là, các yếu tố chi phí lợi ích và cơ sở vật chất. Trong mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều cần có kinh phí và cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan. Đối với xây dựng pháp luật, yếu tố kinh phí và cơ sở vật chất có tác động lớn tới chất lượng xây dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền bởi nếu kinh phí, cơ sở vật chất không đủ, không phù hợp thì các chủ thể có thẩm quyền khó có thể bảo đảm tiến độ triển khai nhiệm vụ, cũng như các cơ quan, tổ chức và người dân khó có thể thực hiện quyền tham gia xây dựng pháp luật theo quy định.

2. Chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nayTrong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND và các tổ chức, người có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL đã quán triệt và nghiêm túc thực hiện các quy định về xây dựng pháp luật, qua đó đã thiết lập hệ thống pháp luật điều chỉnh và đáp ứng kịp thời những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển đất nước. Để có được điều đó, Nhà nước đã tạo các điều kiện cần thiết để bảo đảm xây dựng pháp luật đạt hiệu quả cao. Sự ổn định chính trị – xã hội và tính kịp thời, phù hợp trong các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng là cơ sở thể chế hóa thành pháp luật, như về vấn đề hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, về tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, về đẩy mạnh Chính phủ điện tử v.v.. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật được đào tạo chính quy, bài bản, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Chẳng hạn như, số cán bộ, công chức làm công tác xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định VBQPPL của các bộ, cơ quan ngang bộ là 5.138 người được đào tạo chính quy với 1.929 người có trình độ đại học và 3.030 người có trình độ sau đại học (trong đó có 475 người làm việc tại Bộ Tư pháp; 472 người làm việc tại Vụ Pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 4.191 người làm việc tại các đơn vị chuyên môn thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ). Trong khi đó, ở địa phương, số cán bộ, công chức làm công tác xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định VBQPPL tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là 11.324 người (102 người có trình độ trung cấp, cao đẳng; 7.553 người có trình độ đại học; 3.504 người có trình độ sau đại học); và tại Sở Tư pháp là 962 người (1 người có trình độ cao đẳng; 805 người có trình độ đại học; 179 người có trình độ sau đại học)(1). Về kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28-12-2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Định mức phân bổ kinh phí, nội dung, định mức chi cho hoạt động xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã bảo đảm phù hợp với tính chất, vai trò của công tác xây dựng pháp luật, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với công tác này. Trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay. Đa dạng hóa các hình thức để các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp góp ý vào các dự thảo văn bản pháp luật qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương.

Bên cạnh những kết quả trên, thực tiễn bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế:

Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành và địa phương còn thiếu ổn định; những người làm ở các đơn vị khác thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ yếu các chuyên ngành khác, ngành luật chỉ chiếm 27% tổng số cán bộ, công chức tham gia xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định VBQPPL ở các bộ, cơ quan ngang bộ và 15% ở các cơ quan chuyên môn thuộc của UBND cấp tỉnh(5).

Bốn là, mặc dù có quy định về định mức, phân bổ kinh phí cho các hoạt động xây dựng pháp luật, tuy nhiên, thực tiễn mức chi chưa tạo động lực thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia trong từng lĩnh vực (như mức chi lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập là 1.000.000 đồng/báo cáo(6)), do đó, khó có những phản biện độc lập chất lượng đối với từng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Nguyên nhân của những bất cập trên, trước hết do sự tác động của hội nhập quốc tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, thông tin đã khiến các cơ quan nhà nước lúng túng trong xác định chính sách, quy định pháp luật mới để điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, trình độ của một bộ phận cán bộ công chức làm công tác xây dựng pháp luật còn hạn chế, chưa có sự đánh giá tổng thể thực tiễn v.v..

Như vậy, từ thực tiễn cho thấy, khi chất lượng xây dựng pháp luật chưa được bảo đảm sẽ tác động lớn đối với Nhà nước (khó khăn trong quản lý xã hội), với người dân và doanh nghiệp (về bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong các lĩnh vực, về sự phát triển các lĩnh vực trong đời sống xã hội, về tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp…).

3. Giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, cần xác định “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng pháp luật” là một nguyên tắc quyết định, nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL các chủ thể tham gia phải quán triệt và nghiên cứu quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng để bảo đảm thể chế hóa đúng, đủ, kịp thời thành quy định pháp luật. Xuất phát từ vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, là sự bảo đảm chính trị cao nhất đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Hiện nay, tại Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 chưa quy định cụ thể, trực tiếp nguyên tắc và các nội dung về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, do đó trong thời gian tới dự án Luật sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 cần bổ sung nguyên tắc này theo hướng bảo đảm sự phù hợp của nội dung chính sách trong đề nghị, kiến nghị luật, pháp lệnh; sự phù hợp của từng nội dung dự án, dự thảo luật, các văn bản dưới luật với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Đồng thời cần xác định rõ mức độ thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối Đảng về từng vấn đề, từng lĩnh vực đối với các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định về xây dựng pháp luật.

Để pháp luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, đồng thời phát huy quyền dân chủ của người dân trong xây dựng pháp luật đòi hỏi cần xây dựng cơ chế giám sát độc lập của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đối với hoạt động xây dựng pháp luật. Hiện nay, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có quy định các dự thảo văn bản phải đăng tải công khai trong thời gian 60 ngày, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, tiếp thu ý kiến góp ý đối với các dự thảo v.v.. nhưng nếu các cơ quan có thẩm quyền vi phạm quy định này thì chưa có chế tài xử lý cụ thể. Do đó, dự án Luật sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 cần bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm, chế tài xử lý đối với cơ quan chủ trì, người có thẩm quyền nếu vi phạm trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL; đồng thời cần xác định việc thực hiện nghiêm, đúng, đầy đủ các quy định về xây dựng pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức và xếp loại thi đua hằng năm.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới các lĩnh vực trong đời sống xã hội, thì cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng pháp luật. Thiết lập các phần mềm kết nối để cơ quan, tổ chức và người dân có thể theo dõi toàn bộ tiến trình xây dựng, ban hành một VBQPPL từ giai đoạn đầu lập đề nghị xây dựng VBQPPL đến giai đoạn công bố, kiểm tra xử lý, hệ thống hóa VBQPPL, qua đó bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia xây dựng pháp luật, bên cạnh trình độ chuyên môn chuyên ngành thì trình độ chuyên ngành luật cần được chú trọng. Chẳng hạn như, bổ sung tiêu chuẩn tuyển dụng đối với vị trí việc làm; tăng cường, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp đối với cán bộ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương làm công tác xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định VBQPPL. Ngoài ra, Nhà nước cần có những giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về quyền, trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật. Đó chính là sự chủ động tham gia xây dựng pháp luật của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Thứ tư, đổi mới tư duy của người đứng đầu về tầm quan trọng và trách nhiệm trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là tư duy làm chính sách, xây dựng pháp luật của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các cán bộ, công chức tham mưu chính sách, bên cạnh trình độ chuyên môn, cần có kiến thức về pháp luật, có kỹ năng đánh giá tổng hợp thực tiễn để tham mưu chính sách hợp lý, khả thi. Tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2019, Chính phủ đã “yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo, tập trung các nguồn lực, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chương trình xây dựng luật, pháp luật, cũng như các văn bản quy định chi tiết”(7), theo đó, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cần xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên bên cạnh các nhiệm vụ chính trị khác.

Thứ năm, hiện nay ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi ngày càng tăng nên việc Nhà nước xây dựng định mức kinh phí cho hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL đã tạo điều kiện để chủ thể tham gia xây dựng pháp luật thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, trước sức ép cần xây dựng và ban hành nhiều VBQPPL nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật từ Trung ương tới địa phương, kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu tăng các định mức, đặc biệt định mức về phản biện, đánh giá khoa học để bảo đảm huy động tối đa trí tuệ của những chuyên gia, nhà khoa học trong xây dựng pháp luật, qua đó góp phần bảo đảm chất lượng của từng quy phạm pháp luật.

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2019

(1), (2), (5) Xem: Báo cáo đánh giá 3 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị Đánh giá 3 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, ngày 13-12-2018, tr.5, 35, (5).

(3), (4) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Noi-dung-hop-bao-Chinh-phu-thuong-ky-thang-3/362671.vgp

(6) Khoản 8, Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28-12-2016 của Bộ Tài Chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo.

(7) Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 19-3-2019 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2019.

Nguồn: lyluanchinhtri.vn

Đánh Giá Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Ở Địa Phương

Bài viết giới thiệu một góc nhìn tổng quan về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Từ đó, nêu ra những điểm vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung..

Từ khóa: Văn bản, qui phạm, pháp quy.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, cụ thể ở địa phương, là rất lớn. Ngày 22 tháng 6 năm 2015, Luật Ban hành văn bản QPPL đã được Quốc hội chính thức nhấn nút thông qua. Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của các cấp nói chung và đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương nói riêng. Số lượng văn bản các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành trong mỗi năm là không hề nhỏ, nhóm văn bản này đã góp phần rất lớn trong việc cùng với các cơ quan nhà nước trung ương giải quyết các vấn đề bức xúc trong thực tiễn. Điều 4, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, đã trao quyền cho HĐND ban hành nghị quyết QPPL, UBND ban hành quyết định QPPL.

2. Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở địa phương

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương hiện nay phải trải qua rất nhiều bước và được quy định chi tiết, cụ thể tại Chương VIII, Chương IX, Chương X và Chương XI của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Theo đó, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản của HĐND và UBND ở từng cấp chính quyền cũng mang nhiều nét khác biệt.

2.1. Quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp

Để thực hiện chức năng quyết định và giám sát của mình, pháp luật quy định HĐND có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL với tên gọi là nghị quyết. Hoạt động xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được quy định từ Điều 111 đến Điều 126 của Luật. Theo đó có thể thấy, thủ tục này đã được quy định khá cụ thể, chi tiết, mang nhiều điểm tương đồng với quy trình ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Điểm đáng nói ở đây là hoạt động xây dựng và đánh giá chính sách pháp luật là một nội dung mới được đưa vào trong quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh.

Xây dựng, ban hành nghị quyết HĐND cấp huyện được quy định từ Điều 133 đến Điều 137 của Luật năm 2015. Theo đó, văn bản của HĐND cấp huyện và cấp xã không cần lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Trình tự, thủ tục ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện cũng tương tự như nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, chỉ khác biệt ở khâu không phải thực hiện lập đề nghị. Theo quy định tại khoản 1, Điều 133, nghị quyết của HĐND cấp huyện do UBND cùng cấp soạn thảo và trình. UBND cấp huyện phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Căn cứ vào tính chất và nội dung của văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Phòng Tư pháp để thẩm định. Sau đó, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến, thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND cấp huyện dự thảo nghị quyết.

Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết HĐND cấp xã gồm 2 điều, từ Điều 142 đến điều 143, thủ tục chỉ phải trải qua hai giai đoạn là: (1) Soạn thảo nghị quyết của HĐND cấp xã và (2) Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã. Có thể thấy, Luật quy định HĐND cấp tỉnh khi ban hành văn bản phải trải qua 16 bước, cấp huyện 5 bước, cấp xã chỉ có 2 bước, cấp càng cao nhiệm vụ càng nặng nề hơn.

2.2. Quy trình xây dựng, ban hành quyết định của ủy ban nhân dân các cấp

Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh gồm các bước sau đây: (1) Lập đề nghị xây dựng quyết định; (2) Xem xét, kiểm tra đề nghị; (3) Chủ tịch UBND tỉnh thông qua đề nghị; (4) Soạn thảo quyết định; (5) Lấy ý kiến về dự thảo quyết định; (6) Thẩm định dự thảo quyết định; (7) UBND xem xét, thông qua dự thảo quyết định; Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký ban hành. Có thể thấy, thủ tục ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh đơn giản hơn rất nhiều so với quy trình ban hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh – được quy định cụ thể tại Chương IX, từ Điều 127 đến Điều 132, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Tương tự như nghị quyết của HĐND tỉnh, khi xây dựng quyết định của UBND tỉnh, các chủ thể cũng phải tiến hành hoạt động lập đề nghị xây dựng quyết định. Chủ thể có trách nhiệm đề nghị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và chủ tịch UBND cấp huyện.

Đề nghị này sẽ do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra, tiếp đó báo cáo chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Sau khi chủ tịch UBND cấp tỉnh thông qua đề nghị xây dựng quyết định, toàn bộ các bước còn lại trong quy trình ban hành của UBND tỉnh cũng tương tự với các giai đoạn xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp huyện.

3. Một số khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương

Trong những năm gần đây, hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương đã có những bước chuyển mình quan trọng, số lượng cũng như chất lượng của văn bản ngày càng được nâng cao. Theo số liệu của Bộ Tư pháp, năm 2017, các cơ quan nhà nước ở địa phương đã ban hành được 25.988 văn bản. Trong đó, cấp tỉnh ban hành 4.699 văn bản (1.639 nghị quyết; 3060 quyết định); cấp huyện ban hành 3.710 văn bản (1.478 nghị quyết; 2.232 quyết định); cấp xã ban hành 17.579 văn bản (14.429 nghị quyết; 3.150 quyết định). Tiếp đó, 6 tháng đầu năm 2018, tổng số văn bản được ban hành là 6.574 văn bản (cấp tỉnh ban hành 1.060 văn bản; cấp huyện ban hành 769 văn bản; cấp xã ban hành 4.745 văn bản)[2].

Tại Thành phố Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 7/2018, đã ban hành gần 4.500 văn bản QPPL. Trong đó, HĐND và UBND Thành phố đã ban hành 216 văn bản QPPL; các quận, huyện, thị xã ban hành 813 văn bản và cấp xã, phường, thị trấn ban hành 3.390 văn bản[3]. Các cơ quan nhà nước ở địa phương luôn coi trọng, quan tâm sâu sắc đến công tác ban hành văn bản QPPL và xem đây là hoạt động “nòng cốt” đối với toàn bộ sự vận hành của bộ máy nhà nước ở địa phương. Về cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai, thi hành Luật vẫn còn một số khó khăn, bất cập khiến cho quy trình xây dựng, soạn thảo, ban hành văn bản QPPL ở địa phương phức tạp và thời gian kéo dài.

a) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hiện vẫn còn một số cơ quan soạn thảo chưa tuân thủ nghiêm bước lập đề nghị xây dựng nghị quyết. Nhiều địa phương cho rằng, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ quy định về biện pháp tổ chức thi hành văn bản của cấp trên, không quy định chính sách mới, nhưng vẫn phải lập đề nghị xây dựng văn bản, làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh của chính quyền địa phương đối với những vấn đề cấp bách của xã hội. Quy định này có thể đã đẩy cơ quan soạn thảo vào tình trạng “đối phó” vì phải thực hiện quy định.

Bên cạnh đó, bước lập đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh cũng gặp phải tình trạng tương tự. Có những văn bản đã thực hiện các bước soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, gửi thẩm định khi chưa lập đề nghị xây dựng quyết định. Từ đó dẫn đến việc Sở Tư pháp phải làm văn bản trả hồ sơ và yêu cầu thực hiện lại theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Luật năm 2015. Vẫn còn nhiều đề nghị xây dựng dự thảo văn bản QPPL địa phương dập khuôn, máy móc, nặng nhiều về hình thức. Cá biệt có những đề nghị sai trình tự, thủ tục luật định. Phần lớn các đề nghị xây dựng dự thảo văn bản dựa vào các văn bản QPPL của cấp trên, còn chủ quan, không dựa trên phân tích đánh giá khách quan tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nên chưa phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó, chưa phát huy được khả năng dự liệu các vấn đề phát sinh trong xã hội.

b) Khó khăn, vướng mắc trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Việc đánh giá tác động chính sách còn mang tính hình thức, chưa được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng, ý kiến của các đối tượng chịu tác động trong các phần đánh giá tác động vẫn còn khá mờ nhạt. Bởi nếu quy định như hiện nay, quy trình ban hành chính sách mất rất nhiều thời gian, việc đánh giá chính sách khó thực hiện, nội dung cần đánh giá tác động còn dàn trải, chưa phù hợp với tính chất của văn bản. Khái niệm “chính sách” cũng chưa được định nghĩa để giới hạn những vấn đề cần phải đánh giá tác động. Do vậy, có những Sở, Ngành khi xây dựng đề xuất ban hành nghị quyết QPPL nội dung còn sơ sài, thiếu thông tin, không đủ cơ sở pháp lý để khẳng định sự cần thiết phải ban hành văn bản; đặc biệt là đề xuất về xây dựng chính sách trong nghị quyết của HĐND do UBND tỉnh trình, chưa đáp ứng đúng các yêu cầu về trình tự, thủ tục, nội dung.

Còn tồn tại trường hợp dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định làm ảnh hưởng đến thời gian cũng như gây bị động cho cơ quan thực hiện chức năng thẩm định. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản chứ chưa đi sâu phân tích nội dung. Xuất phát từ chất lượng của một số dự thảo văn bản QPPL chưa cao nên khi tổ chức thẩm định, thẩm tra dự thảo mất nhiều thời gian để góp ý, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật trình bày, dẫn đến chậm tiến độ theo yêu cầu. Cá biệt, trong cuộc họp thẩm định chất lượng văn bản, có những đại biểu dù chưa nghiên cứu văn bản nhưng đã phát biểu là văn bản không cần thiết.

4. Một vài đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Thứ nhất, do quy định về phạm vi các loại nghị quyết cần phải lập đề nghị khá rộng như đã nêu ở trên, dẫn đến thực tế nhiều nghị quyết HĐND cấp tỉnh chỉ quy định về các biện pháp thi hành. Trong đó, chủ yếu là quy định về biện pháp tổ chức thi hành, không làm phát sinh chính sách vẫn phải lập đề nghị xây dựng văn bản. Do đó, cần sửa đổi quy định này theo hướng thu hẹp phạm vi văn bản, phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách, đơn cử là nghị quyết về biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên – quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật năm 2015.

Thứ hai, phải tiến hành rà soát để giảm bớt nội dung, cần đánh giá tác động cho phù hợp với tính chất của văn bản QPPL ở địa phương. Quy trình đánh giá tác động chính sách trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh cần điều chỉnh theo hướng tinh gọn, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của địa phương. Cần quy định các yêu cầu cụ thể hơn đối với nội dung các đề xuất chính sách. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản QPPL nên đưa thêm khái niệm “chính sách” nhằm xác định rõ và đúng những gì thực sự tác động đến xã hội, người dân, doanh nghiệp, từ đó, giảm bớt những vấn đề cần phải đánh giá tác động.

Thứ ba, cần hoàn thiện quy định của pháp luật về việc lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo văn bản QPPL. Theo đó, nên quy định trách nhiệm lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản QPPL là bắt buộc – là nghĩa vụ mà chủ thể ban hành phải thực hiện khi tham gia quy trình soạn thảo văn bản, nhằm tránh tình trạng lấy ý kiến tùy nghi. Luật phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong quá trình lấy ý kiến để văn bản ban hành ra được sát với thực tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Luôn luôn đề cao sự đóng góp của nhân dân, coi đây là công đoạn quan trọng của quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp. Bổ sung quy định về nguyên tắc lấy ý kiến đóng góp như việc lấy ý kiến phải được tiến hành liên tục, đúng và đủ đối tượng, các nội dung lấy ý kiến phải được chuyển tải đến các đối tượng thông qua những cách thức phù hợp.

Thứ tư, cần tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản, khắc phục những “điểm nghẽn” làm giảm chất lượng dự thảo văn bản. Từ đó tránh tâm lý nể nang, phải nêu rõ ý kiến trong báo cáo thẩm định về việc dự thảo nghị quyết, quyết định có đủ điều kiện trình UBND hay không. Văn bản QPPL xây dựng thiếu cụ thể thì chưa ban hành, không nên lấy số lượng văn bản QPPL được ban hành là thước đo hiệu quả.

Thứ năm, cần hoàn thiện quy định của Luật về trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quy trình ban hành văn bản QPPL, bởi sự thiếu trách nhiệm có thể làm giảm chất lượng và khả năng áp dụng vào thực tế của các văn bản. Hiện nay, pháp luật đã quy định về nội dung này song vẫn chưa cụ thể, thiếu cứng rắn, dẫn đến tâm lý coi nhẹ nhiệm vụ. Việc quy định rõ ràng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định trách nhiệm của từng cá nhân.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN: 1 Điều 123, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 2Bộ Tư pháp, Báo cáo Kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (năm 2018). 3Báo điện tử: http://www.nhandan.com.vn/hanoi/item/37789102-nang-cao-chat-luong-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat.html

5. Kết luận

Như vậy, Luật Ban hành văn bản QPPL có hiệu lực, từ năm 2016 cho đến nay, việc ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước ở địa phương đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật và Nghị định hướng dẫn. Hệ thống văn bản QPPL địa phương này đã góp phần điều chỉnh cơ bản các mặt của đời sống – xã hội, được triển khai thực hiện thống nhất từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã, đồng thời có tác động rất lớn, tạo ra hành lang pháp lý trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

An Trân. Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, http://www.nhandan.com.vn/hanoi/item/37789102-nang-cao-chat-luong-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat.html

Bộ Tư pháp (2018). Báo cáo Kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2018.

Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Assessing Master. Ngo Tuyet Mai the process of making legal documents of local state agencies according to the 2015 Law on Promulgation of Legal Documents

Lecturer, Faculty of Administrative and Constitutional Law

Hanoi Law University

This article introduces an overview of the process of making and promulgating legal documents of local state agencies, thereby raising difficulties in enforcing the 2015 Law on Promulgation of Legal Documents and proposing some solutions and recommendations to amend and supplement the law.

Keywords: Documents, legal norms, legal regulations.

Tuần 33. Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận

Tập thể lớp 11a1Nhiệt liệt chào mừng Các Thầy giáo, Cô giáoTiết 113 : Làm VănTÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

Tiết 108: TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1. Khái niệm2. Mục đích,yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận Nêu mục đích,yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận?Mục đích:– Giúp người tóm tắt có những hiểu biết khái quát, chính xác, sâu sắc về văn bản gốc(Hiểu được bản chất của vấn đề) Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết.Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận và tóm lược văn bản. Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận

Phục vụ cho học tập và suy nghĩ trong thực tế.2. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luậna. Mục đíchb. Yêu cầu– Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành tư tưởng,luận điểm văn bản gốc Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, trong sáng, mạch lạc.3.Cách tóm tắt văn bản nghị luận.a.Ngữ liệu: Về luân lý xã hội ở nước ta ( PCT) CH1: Vấn đề nghị luận: luân lí xã hội

CH2:Mục đích: Tác giả Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí của người yêu nước đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ,vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sángcủa đất nước.Em hãy cho biết vấn đềnghị luận trong văn bản trên là gì ?Em hãy cho biết mục đích bài viết của Phan Châu Trinh ? Luân lí xã hội Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự suy đồi từ Vua đến quan, học trò và chính nhân dânVN muốn tự do,độc lập phải có đoàn thể, phải truyền bá tư tưởng CNXHĐể đạt được mục đích trên tác giả đã trình bày những luận điểm nào ?

CH4:Em hãy tìm các luận cứ làm sáng rõ luận điểm trong bài viết ? Bọn người xấu: mua quan bán tước– Vua, quan phản động, thối nátThực trạng luân lí xã hội ở Việt NamĐối lập xã hội ở châu Âu va VN.Phải xây dựng đoàn thể, truyền bá tư tưởng xã hội trong nhân dân– Nhân dân không có ý thức đoàn thể Em hãy cho biết các bước tóm tắt văn bản nghị luận ? – Bước1. Đọc,tìm hiểu kĩ nội dung,kết cấu văn bản cần tóm tắt. – Bước2: Viết văn bản tóm tắt . – Bước3: Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.

Bài tập 1:Thăm mộ Xuân DiệuĐường Xuân DiệuII. Luyện tập.Văn bản: Tóm tắt bài “Luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh– Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác.Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã xa sút. Sở dĩ thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép.Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau. Bài tập 1. Văn bản tóm tắt trên so với văn bản gốc có đạt yêu cầu tóm tắt không ? Em hãy tóm tắt văn bản trên thành 3 câu?Văn bản tóm tắt trên so với văn bản gốc có đạt yêu cầu tóm tắt không ?Tóm tắt văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Phan Châu Trinh) bằng 3 câuBài tập bổ sung Luân lí xã hội nước ta chưa có nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, thiếu ý thức đoàn thể. Sở dĩ như vậy là do sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến học trò và các viên chức lớn nhỏ. Nước Việt Nam muốn tự do độc lập thì phải xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá xã hội chủ nghĩa trong nhân dân. Luân lí xã hội nước ta tuyệt nhiên chưa có, đó là do dân ta không biết đoàn thể,không trọng công ích, không hiểu luân lí xã hội. Nhưng nguyên nhân chính vì sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến đến học trò và các viên chức lớn nhỏ. Nay nước Việt Nam muốn được tự do đọc lập thì phải xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá tư tưởng trong nhân dân.Bài tập 2XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ? Trên thế giới không phải nước nào cũg may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi,, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,… Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)Dặn dò:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tóm Tắt Luận Văn Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Luật Ở Việt Nam Hiện Nay trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!