Đề Xuất 5/2023 # Tóm Tắt Chí Phèo Môn Văn Lớp 11 Chi Tiết # Top 14 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Tóm Tắt Chí Phèo Môn Văn Lớp 11 Chi Tiết # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tóm Tắt Chí Phèo Môn Văn Lớp 11 Chi Tiết mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tóm tắt văn bản Chí Phèo lớp 11

1.1. Mẫu 1: Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Tác phẩm Chí Phèo kể về nhân vật Chí Phèo, hắn vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.

Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.

Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh và một đêm trăng, Phèo say nằm ngủ thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý.

Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

1.2. Mẫu 2: Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo lớp 11

Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết! Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, hắn đập vỏ chai, rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ, Binh Chức, cụ Bá róc đời xử nhũn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn ra về còn đãi một đồng bạc uống thuốc.

Bốn hôm sau, Chí Phèo đốt quán bà bán rượu… Hắn mang theo một con dao nhọn đến xin Cụ Bá đi ở tù. Chỉ một câu nói khích, cụ đã sai được Chí Phèo đến nhà đội Tảo đòi 50 đồng bạc nợ cho cụ. Chẳng phải giao tranh đổ máu, hắn đã đòi được nợ đem về. Cụ bá cho hắn 5 đồng và bán cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sông mới cắm thuế của một người làng. Năm đó Chí 27 hay 28 tuổi, hắn bỗng thành có nhà. Hắn trở thành anh đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say mãi, say vô tận. Hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn cho hắn khổ. Năm đó hắn ngoài 40, cái mặt như mặt một con vật lạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn một khi hắn đi qua trước mặt.

Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị mà làm tình. Gần sáng Chí bị cảm, hắn được thị Nở người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi. Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng đến hôm thứ 6, thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở bị bà cô xỉa xói vào mặt. Thị ton ton chạy sang lều trút tất cả giận dữ lên mặt nhân ngãi. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở, hắn đã bị nhân tình giúi cho một cái ngã lăn khoèo xuống đất. Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say. Và hắn uống, uống thêm chai nữa, càng uống càng tỉnh. Hắn đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương thiện. Chém chết Bá Kiến, hắn đâm cổ tự sát. Cả làng Vũ đại xôn xao kéo đến xem 2 con quỷ giết nhau. Bà cô chì chiết Thị Nở. Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…

1.3. Mẫu 3: Truyện Chí Phèo tóm tắt

Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ bỏ không. Được người ta nhặt về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này sang nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Lí Kiến ghen với anh canh điền trẻ lại được bà ba kêu bóp chân xoa bụng… gì đấy. Thế là một hôm, hắn bị giải lên huyện và phải đi tù.

Sau bảy tám năm biệt tích, hắn trở về, bộ dạng khác hẳn ngày trước. Vừa về say khướt, cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến – bây giờ Lí Kiến đã là Bá Hộ, Nghị Viên, tiên chỉ làng Vũ Đại – chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão Bá Kiến khôn róc đời đã xử nhũn với hắn. Với những kẻ cố cùng liều thân “trị không được thì dùng”, “dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò”. Thế chỉ là một bữa rượu, một đồng bạc, Chí Phèo hả hê ra về và trở thành “chỗ đày tớ tay chân” của lão để khi cần chỉ cho hắn năm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Từ đó, Chí Phèo luôn say. “Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” và trở thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại để tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”.

Cuộc đời hắn cứ thế trôi đi… Một đêm trăng rười rượi, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nợ, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn bị mọi người hắt hủi. Họ ân ái với nhau. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì hắn bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về… làm hắn nhớ lại “có một thời hắn đã ước ao, có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”. Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trọi khốn khổ của mình. Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được chăm sóc bởi một tay đàn bà. Nhớ lại khi xưa, những lần cái bà quỷ quái gọi hắn lên bóp chân, “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì!”. Hắn bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”. Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.

Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát…

→ Link tải miễn phí tóm tắt tác phẩm Chí Phèo lớp 11:

Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo lớp 11.Doc

Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo lớp 11.PDF

Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao. Là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

– Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

– Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

– Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác “tìm đường” của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

– Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.

– Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.

– Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

– Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).

– Năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.

– Tác phẩm: Chí Phèo (1941), Truyện người hàng xóm (1944), Sống mòn (1956), Đôi mắt (1948), Đời thừa (1943),…

2. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đã đặt lại là Chí Phèo.

3. Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Chí Phèo và con đường tha hóa:  của người nông dân trước Cách mạng

– Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: Chí Phèo vốn mồ côi, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, được người làng chuyền tay nhau nuôi: Anh thả ống lươn nhặt được mang về cho bà góa mù nuôi; rồi bà ấy cho bác phó cối không con, rồi bác ấy chết, Chí Phèo trở thành đứa trẻ lang thang, không nhà cửa, không một tấc đất cắm dùi.

– Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện và có lòng tự trọng.

+ Năm hai mươi tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Chí cũng có ước mơ, hy vọng bình dị về mái ấm gia đình, ở đó có chồng cày thuê, vợ dệt vải,… Chí không những chăm chỉ, hiền lành mà hắn còn giàu lòng tự trọng, có ý thức về danh dự. Khi bị vợ ba của Lí Kiến sai bóp chân, Chí cảm thấy xấu hổ, nhục nhã.

– Chí Phèo trở thành tay sai cho bá Kiến, con quỷ của làng Vũ Đại: Chỉ vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho bọn cường hào nên chỉ sau 7,8 năm ở tù, Chí đã hoàn toàn bị tha hóa. Ra tù, Chí bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính. Hắn trở thành một người khác, với cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ, trông hắn thật gớm chết. Hắn cũng luôn trong trạng thái say triền miên, ăn ngủ, rạch mặt, chửi bới trong lúc say. Không những thế, tính cách hắn cũng thay đổi. Chí không còn là anh canh điền ngày xưa mà trở thành một thằng liều mạng, có thể làm mọi việc vì tiền như một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, ăn vạ, đập phá, đâm chém,…

– Quá trình tha hóa của Chí diễn ra khá nhanh chóng:

+ Lần thứ nhất sau khi ra tù, Chí tìm đến nhà bá Kiến để trả thù nhưng khi được vỗ về bằng những lời ngọt ngào, được thiết đãi bằng rượu thịt và còn được biếu hẳn một đồng bạc để uống rượu, Chí đã không còn nhớ đến mối thù nữa.

+ Lần thứ hai, Chí đến nhà bá Kiến để xin tiền uống rượu và trở thành tay sai ho bá Kiến, nhận đòi nợ Đội Tảo 50 đồng. Hắn được trả công 5 đồng và 5 sào vườn ở bãi sông.

– Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo: Lúc say, bao giờ hắn vừa đi, vừa chửi. Hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Nhưng không ai lên tiếng, không ai đáp lại, không ai để ý. Hắn đã bị khai trừ ra khỏi cộng đồng loài người, giờ đây Chí sống tăm tối như thú vật, xa lại với mọi người, với xã hội loài người.

– Nỗi đau khổ của Chí gói trọn trong tiếng chửi tưởng như vô thức ấy. Đó là bi kịch của con người bần cùng hóa đến lưu manh hóa, không chỉ bị hủy hoại hình hài, nhân tính mà còn là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực của tác phẩm là ở chỗ đó.

– Chí phèo hoàn lương – Bị kịch của con người bị cự tuyệt quyền làm người: Mỗi tình với Thị Nở:

+ Thị Nở là một người phụ nữ xấu xí ma chê quỷ hờn, lại ngẩn ngơ, dở hơi, có mả hủi, nghèo lại ế chồng, ngoài ba mươi tuổi mà chưa có chồng.

+ Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Chí Phèo và Thị Nở là sự kiện có tính bước ngoặt cuộc đời hắn. Thị Nở ra bờ sông kín nước, ngồi nghỉ rồi ngủ quên trong vườn chuối nhà Chí Phèo. Chi say rượu trở về thấy Thị và họ đã ăn nằm với nhau. Nửa đêm, hắn đau bụng, nôn mửa và được thị dìu vào lều chăm sóc.

– Tâm trạng Chí Phèo khi tỉnh dậy:

+ Lần đầu tiên từ lúc ra từ, Chí tỉnh rượu. Hắn thấy bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn. Hắn nhận ra âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh: tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng trò chuyện của những người đàn bà đi buôn vải,… Đó là tiếng gọi tha thiết mà rất đỗi bình dị, thân thương của cuộc sống.

+ Hắn nhìn lại đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Hắn nhớ về quá khứ với ước mơ nhỏ bé, giản bị về hạnh phúc gia đình. Khát vọng bình dị ấy vọng về làm hắn cảm thấy tiếc nuối và lòng nao nao buồn. Quay lại hiện tại, hắn thấy hắn đã già, đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời, cơ thể đã hư nhiều, thế mà hắn vẫn còn cô độc. Chí nhận ra cuộc đời hắn thật đáng buồn, hắn cay đắng vì tình trạng tuyệt vọng của đời mình. Còn tương lai, hắn nhìn thấy đói rét, ốm đau và nhất là cô độc. Hắn sợ cô độc.

– Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của Thị Nở:

+ Khi tỉnh dậy sau cơn say và trận ốm, hắn được Thị Nở mang cho một bát cháo hành. Bát cháo hành vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Với Thị Nở, đó là bát cháo của tình thương, tình nghĩa của thị dành cho Chí Phèo.

+ Còn với Chí, bát cháo hành có ý nghĩa đặc biệt. Lần đầu tiên, hắn được một người đàn bà cho nên hắn từ ngạc nhiên, xúc động: mắt ươn ướt, bâng khuâng, vừa vui lại vừa buồn. Hắn cảm nhận được tình yêu thương, khát khao hạnh phúc lứa đôi. Hắn cảm thấy cháo hành rất ngon. Bát cháo hành bình dị nhưng làm hồi sinh bản chất hiền lành, lương thiện vốn có trong con người Chí. Hắn cảm thấy ăn năn, lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị. Hắn thấy thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Chí phèo đã trở lại là anh canh điền ngày xưa hiền lành, chất phác. Đó là bản chất đẹp đẽ vốn có trong con người Chí bị lấp đi, nay có cơ hội hồi sinh. Chí Phèo hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật. Khát vọng làm người lương thiện này thật đáng trân trọng.

2. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người

– Bị cự tuyệt quyền làm người người của Chí Phèo được thể hiện qua những tiếng chửi từ đầu truyện. Chí Phèo xuất hiện trong tác phẩm lần đầu tiên không phải bằng xương, bằng thịt mà thông qua tiếng chửi, hắn vừa đi vừa chửi để đối thoại với cuộc đời. Nhưng điều đau đớn ở đây là: cho dù gắn đã tìm mọi cách để giao tiếp với đời, với dân làng Vũ Đại nhưng chẳng ai quan tâm, đáp lại. Nhà văn đã thành công trong việc sử dụng tiếng chửi để mở đầu cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

– Bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo được nhà văn tiếp tục hé lộ qua việc giới thiệu hoàn cảnh xuất thân. Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra, trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên ngoài cái lò gạch bỏ không. Hắn đã được người làng chuyền tay nhau nuôi lớn. Bị chính những người thân của mình bỏ rơi và chưa một lần được gặp họ, nhưng Chí Phèo đã cố gắng rất nhiều trong cuộc sống. Hắn cũng đã từng có ước mơ về mái gia đình yên ấm, hạnh phúc. Chỉ vì một cơn ghen tuông vô cớ của Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào cảnh tù tội. Sau đó, nhà thực dân phong kiến đã tiếp tục đầy Chí Phèo thành kẻ lưu  manh hóa.

– Bi kịch tha hóa, lưu manh hóa là con đường dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo. Chí Phèo đã thay đổi cả nhân tình và nhấn tính, thành con quỷ dữ, là nỗi ám ảnh của dân làng Vũ Đại. Hắn bị mọi người xa lánh và khiếp sợ.

– Đỉnh điểm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo là khi bị Thị Nở từ chối tình yêu:

+ Cuộc đời Chí Phèo đã thay đổi rất nhiều từ khi gặp Thị Nở. Mặc dù nhà văn đã miêu tả Thị Nở là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn nhưng tình yêu thương của Thị Nở đã cứu vớt cuộc đời Chí Phèo. Hắn khao khát thành người lương thiện và ước mơ một mái ấm gia đình. Nhưng chính Thị Nở cũng là người đóng cánh cửa trở về với lương thiện của Chí Phèo. Thị Nở đã cắt đứt với Chí Phèo vì bị bà cô cấm đoán; cả làng Vũ Đại, cả xã hội không ai đón nhận linh hồn người vừa trở về của Chí. Định kiến của bà cô cũng là định kiến của xã hội đương thời, làm cho Chí đau đớn và tuyệt vọng.

+ Hắn uống rượu cho thật say, nhưng càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hắn ôm mặt khóc rưng rức hắn càng thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận. Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến nhà đâm chết con khọm già, con đĩ Nở nhưng sự thức tỉnh về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí Phèo dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này, Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nông nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến.

+ Lòng căm thù đã âm ỉ bấy lâu nay trong con người của Chí càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người: Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện?. Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân.

+ Chí giết Bá Kiến và tự sát. Cái chết của Chí Phèo là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, một cuộc sống mà trong đó con người muốn sống lương thiện cũng không được.

3. Nhân vật Thị Nở

– Thị Nở là một người đàn bà có ngoại hình xấu xí, vừa xấu vừa ngớ ngẩn. Cái xấu của Thị Nở được Nam Cao gói gọn trong bốn từ: Ma chê quỷ hờn. Chỉ bốn chữ đó đã cso thể khiến người đọc hình dung ra dung mạo người phụ nữ làng Vũ Đại này. Người ta vẫn bảo ở đời ít người vừa xấu xí, vừa nghèo, vừa ngớ ngẩn. Nhưng thực ra Thị Nở lại mang trong mình cả ba điều đó. Chỉ có như thế Thị Nở mới có thể sánh với Chí Phèo, những người cùng cảnh ngộ.

– Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị, vì ngoại hình thô kệch và nghèo. Thị đi gánh nước thuê để kiếm sống qua ngày. Thị cũng như Chí Phèo, không được ai yêu thương. Có lẽ đây chính là dụng ý của Nam Cao khi để Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau. Những kẻ cùng đường trong xã hội đến với nhau, yêu thương nhau, có thể chỉ trong phút chốc nhưng cũng gọi là có được tình yêu.

– Thị Nở là người đàn bà nghèo, xấu xí, tính tình ngớ ngẩn nhưng lại có một tấm lòng rất sáng, là tình yêu thương người. Có lẽ đây chính là điều mà Nam Cao muốn gửi gắm, nhắn nhủ đến mọi người.

– Nhân vật Thị Nở được khắc họa qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành, qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi thăm dàn cho Chí. Có lẽ đây là đoạn văn thấm đẫm tình yêu, đoạn văn đẹp giữa những con người cùng cực, bế tắc trong xã hội.

– Thị Nở thương Chí Phèo, một tình thương xuất phát từ trái tim, lòng cảm thông sâu sắc, không vu lợi, không cá nhân. Chỉ đơn thuần đó là tình yêu. Chí Phèo – con quỷ làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng cần được yêu thương. Hắn cần Thị, cả cuộc đời hắn cần thị như thế. Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy, đêm Chí Phèo say rượu, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Bát cháo hành là động lực, là sợi dây kết nối tình cảm giữa Thị Nở và Chí Phèo. Có thể nói Thị Nở và bát cháo hành là cứu cánh cho cuộc đời Chí Phèo về sau.

4. Giá trị nhân đạo của truyện

– Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh nhân đạo hơn.

– Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).

– Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.

* Những vẻ đẹp ở Chí Phèo

– Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”.

– Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.

– Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm.

– Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ.

– Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng… của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng.

+ Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến – kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa.

* Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở

– Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở.

– Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình… Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo.

– Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có.

III. Tổng kết

Chí Phèo đã khái quát một hiện tương xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Soạn Bài Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự Lớp 10 Chi Tiết Nhất

soạn bài tóm tắt văn bản tự sự lớp 10 giúp học sinh nắm được cách tóm tắt văn bản tự dựa theo nhân vật chính.

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (soạn bài tóm tắt văn bản tự sự lớp 10)

I. Tên bài học : tóm tắt văn bản tự sự

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC (soạn bài tóm tắt văn bản tự sự lớp 10)

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức

– Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

2. Về kĩ năng

a. Về kĩ năng chuyên môn

– Biết tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

b. Về kĩ năng sống

– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất:

– Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực khi tóm tắt văn bản tự sự.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực: (soạn bài tóm tắt văn bản tự sự lớp 10)

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Hoạt động 1: Khởi động – GV chiếu sơ đồ tóm tắt theo nhân vật chính của một số tác phẩm như Thánh Gióng, Tấm Cám… – Từ đó GV giới thiệu vào bài mới.Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính

– Nhận thức được nhiệm vụcần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú.

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 1. Nhân vật văn học là gì? – Là hình tượng con người, có thể là loài vật cây cỏ được nhân cách hoá. – Nhân vật thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng, có ngoại hình, hành động tình cảm và có quan hệ với nhân vật khác và thường được bộc lộ qua diễn biến của truyện. – Tùy theo vai trò, vị trí tầm quan trọng của nhânvật người ta chia ra nhân vật chính và nhân vật phụ. 2. Tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật chính : – Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc xảy ra với nhân vật đó. 3. Mục đích – Ghi chép làm tài liệu, dẫn chứng, kể người khác nghe. – Để dễ nhớ, để hiểu, đánh giá nội dung văn bản. 3. Yêu cầu + Trung thành với văn bản gốc. + Nêu được đặc điểm và các sự việc xảy ra đối với nhân vật chính. II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính 1. Xét ngữ liệu SGK: – Nhân vật chính của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: * Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương: + An Dương Vương xây Loa Thành cứ đắp xong lại đổ. + Nhà vua lập đàn cầu đảo bách thần, được Rùa Vàng giúp sức, xây thành trong nửa tháng thì xong. + Rùa Vàng còn giúp An Dương Vương bảo vệ thành bằng cách ban cho An Dương Vương một chiếc móng vuốt để làm lẫy nỏ. + Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại. + Triệu Đà xin cầu hòa và cầu hôn Mị Châu là con gái An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy. + Lợi dụng sự ngây thơ của Mị Châu, Trọng Thủy đã đánh tráo lẫy nỏ mang về nước. + Triệu Đà sang xâm lược. An Dương Vương chủ quan, khinh địch nên đã bị thất bại. + An Dương Vương thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được Rùa chỉ cho biết Mị Châu chính là “giặc”. + An Dương Vương rút kiếm chém Mị Châu, sau đó cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển. * Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu: + Mị Châu là con gái vua An Dương Vương. + Sau khi vua cha xây được thành và có lẫy nỏ thần, Mị Châu được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà – người đã từng dấy binh xâm lược Âu Lạc và bị An Dương Vương đánh bại. + Vì ngây thơ, cả tin, Mị Châu đã tiết lộ bí mật về nỏ thần cho Trọng Thủy và sau đó, nỏ thần bị Trọng Thủy đánh tráo. + Trọng Thủy trở về nước, cùng cha dấy binh xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương thất bại. Mị Châu theo cha chạy trốn, vừa chạy vừa rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng. + Khi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng. Rùa hiện lên và báo cho nhà vua biết Mị Châu chính là giặc. + Trước khi bị vua cha chém, Mị Châu khấn: nếu có lòng phản nghịch thì chết đi sẽ hóa thành cát bụi, nếu một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc. + Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, trai ăn phải đều biến thành hạt châu. 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính – Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính. – Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. – Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (sgk/ tr 122): a.- Văn bản 1: Tóm tắt toàn bộ câu chuyện để giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản. – Văn bản 2: Bắt đầu từ “chàng Trương đi đánh giặc…thì không kịp nữa” ” dùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến. b. – Văn bản 1:Tóm tắt đầy đủ câu chuyện. – Văn bản 2: Chỉ lựa chọn một số sự việc chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ một ý kiến. 2. Bài tập 2: Tóm tắt truyện ADV và MC – TT dựa theo nhân vật Trọng Thủy: – Triệu Đà nhiều lần cất quân đánh sang Âu Lạc những điều thất bại bèn sai con trai sang hỏi Mị Châu để cầu hoà. Sau khi An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thuỷ xin ở lại Loa Thanh để chờ có cơ hội dò xét “bí quyết’ đánh giắc của An Dương Vương. Một hôm trong khi nói chuyện, Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Xem xong, Thuỷ ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt vàng rồi xin phép Thục Phán được về phương bắc thăm cha. Trước khi ra đi, Trọng Thuỷ còn cùng với Mị Châu hứa hẹn: nếu sau này lỡ chẳng may li tán thì cứ theo dấu lông ngông dứt ra từ chiếc áo của Mị Châu mà tìm. – Trọng Thuỷ về phương Bắc chế nỏ rồi cùng cha kéo quân xuống phương Nam. Thế quân đang mạnh lại gặp lúc An Dương Vương có ý chủ quan nên chẳng mấy chốc quân của Trọng Thủy đã chiếm được Loa Thành. Không thấy vợ ở trong thành, Thuỷ tức tốc phi ngựa theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo. Thế nhưng đến sát bờ biển, Thuỷ đã thấy Mị Châu đã chết tự bao giờ. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này mà rửa ngọc minh châu thì thấy ngọc cứ ngày một sáng thêm lên. 3. Bài tập 3: Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm: – Tấm mồ côi cha từ nhỏ. Cô phải sống cùng với mụ dì ghẻ và cô em gian ác. Trong mọi việc, Tấm luôn là người phải chịu thiệt thòi. Đi bắt tôm bắt tép, Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép đầy. Tấm nuôi được con cá Bống, mẹ con Cám lại lừa giết thịt ăn. – Ngày nhà vua mở hội, mụ dì ghẻ lại lấy gạo và thóc trộn lẫn với nhau bắt Tấm nhặt xong mới được đi xem. Trong tất cả những lần như thế Tấm đều được Bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Nhờ có Bụt, ngày hội Tấm có quần áo đẹp, khăn đẹp và giầy đẹp. Đi xem hội, Tấm sơ ý đánh rơi mất chiếc giầy nhưng cũng may nhờ chiếc giầy ấy, Tấm trở thành hoàng hậu. Ghen ghét, mẹ con cám lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào cung để thế chân. – Tấm chết, biến hoá nhiều lần thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửa. Mỗi lần như thế lại là một lần Tấm bị mẹ con Cám lập mưu hãm hại. Cuối cùng Tấm biến thành quả thị, âm thầm giúp việc nấu cơm, quét dọn cho bà hàng nước. Nhưng rồi bà cụ cũng phát hiện ra. Bà xé tan vỏ thị và thế là từ đấy Tấm sống cùng bà. Một hôm nọ vua đến quán này uống nước, ăn miếng trầu cánh phượng, vua thấy quen và thế là vua nhận ra người vợ yêu quý của mình. Tấm thẳng tay trừng trị mẹ con nhà Cám rồi trở lại cuộc sống hạnh phúc bên vua..

Vận dụng: Tóm tắt truyện Tấm cám theo nhân vật Cám : – Cám xấu tính nhưng lại phải sống bên người chị cùng cha khác mẹ hiền lành, xinh đẹp nên lúc nào cũng tỏ ra ganh ghét. Được mẹ đứng sau hậu thuẫn, Cám luôn tìm cách để đày đọa chị. Cùng đi hớt tép nhưng Cám lười nhác không bắt được con nào. Cám lừa chị hụp xuống ao để trút giỏ tép mang về. Thấy Tấm nuôi được con cá Bống, Cám lại lừa bắt và giết thịt. Ngày hội, Cám sắm sửa quần áo đẹp đi chơi. Thấy vua mời các thiếu nữ thử giầy kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không được. – Ghen tức vì Tấm được làm hoàng hậu, nhân ngày dỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cau rồi giết Tấm. Cám vào cung thay chị. Một hôm đang giặt áo, Cám lại nghe tiếng chim vàng anh hót lời của Tấm. Cám tức giận bắt chim làm thịt rồi nói dối vua. Tưởng đã an tâm nhưng một thời gian sau ở vườn ngự lại mọc lên hai cây xoan đào rất đẹp. Nhà vua lấy làm yêu thích lắm. Biết chuyện Cám lại sai cho lính chặt cây đóng thành khung cửi. Thế nhưng cứ mỗi lần ngồi vào khung cửi, cám lại nghe thấy tiếng chửi rủa mình. Không chịu được, Cám đốt quách khung cửi rồi đổ tro ra mãi bên đường. – Lạ thay một hôm không biết từ đâu Tấm trở về. Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa thì tỏ ra ham muốn. Cuối cùng Cám chết một cách thích đáng vì sự tham lam và ngu ngốc của mình.

Hoạt động 5: Mở rộng B1: GV giao nhiệm vụ cho HS Tóm tắt cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây theo nhân vật chính Đăm Săn. B2: HS làm bài tập ở nhà B3: HS trả lời câu hỏi trong tiết học sau.

– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyếtnhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú.

Tóm Tắt Văn Bản Làng Môn Văn Lớp 9 Hay Nhất

Chúng tôi giới thiệu đến các em bài tóm tắt văn bản Làng Ngữ Văn 9, giúp các em khái quát được nội dung tác phẩm. Đồng thời cũng giúp cho việc phân tích truyện ngắn Làng dễ dàng, hiệu quả hơn.

1.1. Bài làm 1: Tóm tắt bài Làng của Kim Lân

1.2. Bài làm 2: Tóm tắt văn bản Làng Kim Lân

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.

Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.

Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

1.3. Bài làm 3: Tóm tắt văn bản Làng Ngữ Văn lớp 9

– Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.

– Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết.

– Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.

– Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ.

– Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”

– Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.

1.4. Bài làm 4: Tóm tắt văn bản Làng của Kim Lân lớp 9

Các em CLICK vào file tải bên dưới để xem full mẫu bài làm 4: Ngữ Văn 9 tóm tắt văn bản làng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tóm Tắt Chí Phèo Môn Văn Lớp 11 Chi Tiết trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!