Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Văn Bản: Sông Nước Cà Mau – Đoàn Giỏi mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn bản Sông nước Cà Mau là một trích đoạn trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Văn bản này nằm trong sách Ngữ văn 6, tập hai. chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích văn bản “Sông nước Cà Mau”. Hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình ôn tập.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở tỉnh Tiền Giang.
– Là nhà văn của đất rừng, sông nước, con người Cà Mau.
– Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
– Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII – Rừng đước Cà Mau, truyện Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
– Tuy là trích từ một tác phẩm truyện nhưng bài văn này có thể xem là một bài văn tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau.
b. Bố cục: 4 đoạn.
Đoạn 3: Còn lại: Tả về chợ Năm Căn.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau
– Tác giả đã tái hiện những hình ảnh rất đặc trưng của vùng Nam Bộ:
+ Sông ngòi, kênh rạch bủa răng chi chít như mạng nhện.
+ Trời xanh, nước xanh, cây xanh…
– Cùng với những hình ảnh rất Nam Bộ đó là thứ âm thanh đặc trưng: rì rào bất tận của những khu rừng, sóng biển.
– Cái hay của đoạn văn không chỉ là giúp chúng ta hình dung được một cách rõ ràng khung cảnh thiên nhiên mà là mang đến cho chúng ta cái hồn của thiên nhiên, mang đến cho chúng ta những ấn tượng thật ám ảnh về sông nước Cà Mau.
– Theo con thuyền rẽ sóng trên dòng kênh Cà Mau, chúng ta được đưa mắt ngắm nhìn khắp khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hoang sơ mà huyền bí. Những câu văn giàu nhạc điệu như dẫn dắt chúng ta vào một cõi mộng. Thiên nhiên Cà Mau là một sự ám ảnh. Từ ám ảnh về sự chằng chịt của kênh rạch đến ám ảnh về cái màu xanh lặng lẽ điệp trùng. Con người ta cứ chìm dần, chìm dần vào trong giấc mộng ám ảnh đó mà không biết cách nào để thoát ra. Câu văn cuối khiến ta nhớ đến tiếng hát của những nàng tiên cá, thứ âm thanh ma mị mê say khiến cho người ta mất hết tri giác để chìm vào ảo giác. Cách miêu tả của tác giả quả thật là vô cùng độc đáo, vừa khen lại vừa chê, vừa thực lại vừa hư ảo đến vô cùng.
2. Vẻ đẹp của dòng sông và rừng đước
* Cách đặt tên các địa danh
– Tên các địa danh: đặt theo đặc điểm riêng biệt của nó.
+ Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú.
+ Con người sống rất gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác.
* Vẻ đẹp của dòng sông và rừng đước
– Dòng sông: rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm như thác, cá bơi lội hàng đàn, đen trũi như người bơi ếch.
– Rừng đước: như 2 dãy trưởng thành vô tận, màu xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói rừng ban mai.
– Cách gọi tên màu xanh cũng cho thấy cái tâm hồn dân dã, bình dị của người dân vùng sông nước.
3. Cảnh chợ Năm Căn
– Chợ Năm Căn trù phú: Khung cảnh rộng lớn; tấp nập… như bất cứ một khu chợ sầm uất nào.
– Chợ Năm Căn có những điểm độc đáo riêng mà chỉ nơi đây mới có:
+ Chợ họp ngay trên sông mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
+ Có sự kết hợp giữa thô sơ, giản dị và văn minh, hiện đại
+ Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc những dân tộc: Hoa, Miên,
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Bài văn miêu tả cảnh quan sông nước Cà Mau. Cảnh thiên nhiên nơi đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ. Khung cảnh sinh hoạt của con người cũng thật trù phú, độc đáo và tấp nập.
2. Nghệ thuật
– Miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể, chân thực mà sống động, ấn tượng
Tìm Hiểu Văn Bản: Sông Nước Cà Mau
– Là nhà văn của đất rừng, sông nước, con người Cà Mau.
– Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình.
– Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII – Rừng đước Cà Mau, truyện Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
– Tuy là trích từ một tác phẩm truyện nhưng bài văn này có thể xem là một bài văn tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau.
Đoạn 3: Còn lại: Tả về chợ Năm Căn.
1. Ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau
– Tác giả đã tái hiện những hình ảnh rất đặc trưng của vùng Nam Bộ:
+ Sông ngòi, kênh rạch bủa răng chi chít như mạng nhện.
+ Trời xanh, nước xanh, cây xanh…
– Cùng với những hình ảnh rất Nam Bộ đó là thứ âm thanh đặc trưng: rì rào bất tận của những khu rừng, sóng biển.
– Cái hay của đoạn văn không chỉ là giúp chúng ta hình dung được một cách rõ ràng khung cảnh thiên nhiên mà là mang đến cho chúng ta cái hồn của thiên nhiên, mang đến cho chúng ta những ấn tượng thật ám ảnh về sông nước Cà Mau.
– Theo con thuyền rẽ sóng trên dòng kênh Cà Mau, chúng ta được đưa mắt ngắm nhìn khắp khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hoang sơ mà huyền bí. Những câu văn giàu nhạc điệu như dẫn dắt chúng ta vào một cõi mộng. Thiên nhiên Cà Mau là một sự ám ảnh. Từ ám ảnh về sự chằng chịt của kênh rạch đến ám ảnh về cái màu xanh lặng lẽ điệp trùng. Con người ta cứ chìm dần, chìm dần vào trong giấc mộng ám ảnh đó mà không biết cách nào để thoát ra. Câu văn cuối khiến ta nhớ đến tiếng hát của những nàng tiên cá, thứ âm thanh ma mị mê say khiến cho người ta mất hết tri giác để chìm vào ảo giác. Cách miêu tả của tác giả quả thật là vô cùng độc đáo, vừa khen lại vừa chê, vừa thực lại vừa hư ảo đến vô cùng.
– Tên các địa danh: đặt theo đặc điểm riêng biệt của nó.
+ Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú.
+ Con người sống rất gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác.
– Dòng sông: rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm như thác, cá bơi lội hàng đàn, đen trũi như người bơi ếch.
– Rừng đước: như 2 dãy trưởng thành vô tận, màu xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói rừng ban mai.
– Cách gọi tên màu xanh cũng cho thấy cái tâm hồn dân dã, bình dị của người dân vùng sông nước.
– Chợ Năm Căn trù phú: Khung cảnh rộng lớn; tấp nập… như bất cứ một khu chợ sầm uất nào.
– Chợ Năm Căn có những điểm độc đáo riêng mà chỉ nơi đây mới có:
+ Chợ họp ngay trên sông mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
+ Có sự kết hợp giữa thô sơ, giản dị và văn minh, hiện đại
+ Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc những dân tộc: Hoa, Miên,
– Bài văn miêu tả cảnh quan sông nước Cà Mau. Cảnh thiên nhiên nơi đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ. Khung cảnh sinh hoạt của con người cũng thật trù phú, độc đáo và tấp nập.
– Miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể, chân thực mà sống động, ấn tượng
Tìm Hiểu Phân Tích Sông Nước Cà Mau
I. Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Ông tập kết ra Bắc, chuyên viết văn xuôi cho tới ngày qua đời. Tác phầm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ, trong đó có Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất.
Truyện kế về quãng đời lưu lạc của bé An – nhân vật chính – tại vùng đất rừng u Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc đời lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ồ vùng đất cực nam của Tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đỏi với thiên nhiên, con người ở vùng đát ấy. Truyện đã được quay thành phim truyền hình.
Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên bài do người biên soạn đặt.
Cuộc sống vùng sông nước Cà Mau
II. Mở đầu bài văn, Đoàn Giỏi miêu tả về màu sắc và âm thanh của vùng đất bao la với “sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện”. Màu sắc thì trời, nước, cây cối bốn bề “chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn diệu”. Âm thanh cũng chỉ là “tiếng rì rào bất tận” của gió rừng và sóng biển. Hai thứ đơn điệu ấy “ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người” trước quang cảnh bình lặng kéo dài tới mút tầm mắt. Ấy là cảm giác nhạy bén có tính khái quát của nhà văn khi vào vùng đất trời rộng lớn ấy. Những đoạn văn kế tiếp, nhà văn kể theo nhịp thời gian, theo nhịp đẩy của mái chèo giữa kênh rạch, sông nước.
Trước hết, Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông”. Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,…, kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen'”‘. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.
Với cách khai thác từ khái quát đến chi tiết, từ không gian rộng đến hẹp, Đoàn Giỏi đã dẫn người đọc trên chuyến đò dọc vượt qua nhiều kênh rạch để vào “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng dàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. Chỉ mới đọc những dòng văn miêu tả của Đoàn Giỏi thôi chúng ta đã tưởng tượng ra sự hùng vĩ của con sông Năm Căn. Không chỉ hùng vĩ bởi con nước rộng cả ngàn thước chiều ngang ngày đêm ầm ầm đổ ra biển người đọc còn tưởng tượng ra biết bao phù sa trôi từ thượng nguồn về tạo bãi đất bồi, và cả đến bao loài thủy sản do sông ban tặng cho con người. Và còn nguồn lợi khác nữa, dọc hai bên bờ “rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, như Xuân Diệu cũng đã được nhìn tận mắt và ghi lại:
Những dòng sông rộng hơn ngàn thướcTrùng diệp một màu xanh lá dước Đước thản cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Nhờ vậy mà từ chỗ “chỉ độc có một cái lán năm gian” nay đã là “Chợ Năm Căn nằm sát bến bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”. Người xưa bảo “đất lành chim đậu” là thế, với nhiều hình ảnh sinh động mà nhà văn đã miêu tả ở đoạn văn cuối bài này vẫn còn đó khung cảnh hoang dã quen thuộc “của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu”. Nhà cửa thì những túp lều lá thô sơ nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch hai tầng. Nét cổ sơ hòa cùng hiện đại hiện rõ ở chốn này. Đặc trưng của rừng và biển cũng hội tụ về đây với những đống gỗ chất caio như núi và không biết cơ man nào là cột đáy cùng các loại thuyền len kín hai bên bờ sông. Từ quang cảnh chung rộng lớn ấy của kiểu xóm chợ ven sông của vùng Bạc Liêu, Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn nhấn mạnh đến vị trí “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”đứng phô phang sự trù phú của nó trên vùng đốt cuối cùng của Tổ quốc” để giới thiệu nét sinh hoạt riêng của con người nơi đây.
Ngôn ngữ Nam Bộ “anh chị rừng xanh, phô phang” phần nào biểu lộ sự năng động trong nhịp sống của cư dân sống chung với rừng, với biển. Cuộc sống có quá nhiều hoạt động. Nơi chốn có quá nhiều hình ảnh. Cái hay của Đoàn Giỏi là lựa chọn sản phẩm, hoạt động đặc trưng nhất để đưa vào trang văn. Hỏi rằng, than hầm nổi tiếng nhất miền Nam được sản xuất tại đâu? Câu trả lời là được sản xuất tại Năm Căn. Xóm chợ Năm Căn có đặc điểm gì nổi bật? Đó là “những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại”. Dòng văn tả cảnh ấy của Đoàn Giỏi đã đủ gợi trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc. Ai đó chưa một lần đến Cà Mau, nay được đến thì chắc phải tìm ngắm cảnh đẹp ấy về đêm, đi dạo khu phố nổi xem họ buôn bán gì.
Nhà văn đáp ứng phần nào trí tò mò của người đọc bằng cách liệt kê những món hàng được bày bán tại những ngôi nhà bè này. Và như vậy, nhà văn đã gián tiếp giới thiệu nếp sống của cư dân vùng biển tiếp giáp với rừng, với biển để kiếm sống, ban đêm thanh thản tới khu chợ nổi để vừa thư giãn vừa mua những thứ cần dùng. Họ “có thể mua từ cây kim cuộn chỉ” đến “một món nữ trang đắt giá”. Đàn ông, thanh niên thì “bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu”. Người dân ở đây sống chung với lũ, thích nghi với biển rừng nên món ăn cũng đậm đà hương vị hoang đã, giản dị mà đậm đà.
Đoàn Giỏi đã giới thiệu với bạn đọc “con ba càng sắc tím đỏ”, một loài còng biển lai cua bám đặc sệt quanh các gốc cây. Ba khía luộc chấm muối tiêu chanh, canh chua ba khía, ba khía xào,… và nhất là mắm ba khía. Một loài ba khía đã cho những món ăn nhanh và dự trữ lâu dài. Lại có các món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến từ thịt rừng. Họ là những ai? Họ là người dân tứ xứ. “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu, với đủ các giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc dộc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”. Không chỉ là người bản địa gốc Khơ-me, cũng không chỉ là người Việt từ các địa phương tụ về, câu văn còn cho người đọc biết Cà Mau còn có người các nước khác như người Hoa, Indonexia tới đây làm ăn, buôn bán với tâm hồn cởi mở. Sinh hoạt của cộng đồng này tạo cho Cà Mau đa diện về màu sắc và đúng nghĩa với vùng đất của anh em bốn biển tụ về. Phát biểu cảm nghĩ về Sông nước Cà Mau
III. Với tài kết hợp văn miêu tả với tự sự, quan sát từ xa đến gần, từ tổng quát đến những chi tiết chọn lọc, Đoàn Giỏi đã phác thảo bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của cư dân “Mùi Cà Mau: mầm đất tươi non” (Xuân Diệu). Người chưa đến Cà Mau, đọc đoạn văn sẽ mơ ước được tận mắt nhìn thấy. Còn người Cà Mau đang sinh sống ở phương xa lại có dịp nhớ về và mong ngày trở lại với vùng đất biển tiếp giáp với rừng.
Mong rằng bài viết sông nước Cà Mau sẽ giúp các bạn hiểu thêm về con người và cảnh đẹp nơi đây!
Soạn Bài Sông Nước Cà Mau Của Đoàn Giỏi
1. Tóm tắt nôi dung bài học
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác gải miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.
1.2. Ý nghĩa văn bản
Sông nước cà mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
1.3. Nghệ thuật
Ngôi kể thứu nhất (tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền.
Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả (quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng.
Miêu tả bao quát đến cụ thể một cách hấp dẫn.
Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
2. Soạn bài Sông nước Cà Mau
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau.
Trình tự miêu tả của bài văn
Càng đổ dần vào hướng Cà Mau xung quanh đơn điệu màu xanh sắc lá.
Đi qua những địa danh cụ thể về Cà Mau.
Thuyền đi xuôi dòng sông Nam Căn hùng vĩ, rộng lớn.
Đến chợ Năm Căn.
→ Đây là trình tự xa xa đến gần. Càng gần phong cảnh và các chi tiết miêu tả càng đặc thù và độc đáo.
Bố cục: Gồm ba đoạn
Đoạn 1 (Từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu“): Cảm tượng chung thiên nhiên Cà Mau.
Đoạn 2 (Tiếp theo đến “khói sóng ban mai“): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.
Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
Vị trí quan sát của người miêu tả chính là người đang ngồi trên con thuyền.
→ Đây là nơi thích hợp nhất để tác giả miêu tả cảnh trước mắt của mình khi thuyền di chuyển từ vùng này đến vùng khác ; từ xa đến gần với trung tâm của Cà Mau.
Câu 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh dơn diệu) tác giả đã tả ấn tượng ban đầu bao trùm vể sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
Đoạn văn đầu ấn tượng bao trùm về sông nước Cà Mau.
Ấn tượng ấy thể hiện qua cái nhìn
Kênh rạch chi chít như mạng nhện.
Tất cả đều là màu xanh đơn điệu (trời, nước, chung quanh).
→ Cảm giác lặng lẽ, buồn, đơn điệu ⇒ Ấn tượng chung, nổi bật.
Ấn tượng ấy được thể hiện qua thính giác: Tiếng rì rào của rừng, của sóng Biển Đông.
Câu 3. Qua đoạn nói về cách đặt tên các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
Qua đoạn nói về cách đặt tên cho những dòng sông, con kênh ở Cà Mau, ta thấy các địa danh này rất nôm na giản dị, nó cứ theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên.
Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm ; những đám mây bọ mắt ; những nơi tập trung con ba khía…).
Câu 4. Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua” đến ” sương mù và khói sóng ban mai” và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu ” Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự nhừng động từ ấy trong câu thì có ảnh hướng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ cua tác giả về câu này.
c) Tìm trong đoạn vãn những từ miêu tả màu sắc cua rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a. Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ của Cà Mau.
Dòng sông: Mênh mông
Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
Cá nước bơi hàng đàn giữa những đầu sóng trắng
Con sông rộng hơn nghìn thước…
Rừng đước
Dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận
Ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh lá mạ xanh rêu, xanh chai lọ… lòa nhòa trong sương mù và khói sóng ban mai.
b. Câu văn có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được.
(1) “Chèo thoát”.
(2) “Đổ ra”.
(3)” Xuôi “.
Bởi đây là hành trình của con thuyền đi từ kênh, ra sông và sau đó ra dòng Năm Căn rộng ngàn mét.
Cách dùng từ của tác giả không chỉ chính xác mà rất tinh tế. Nó nói lên được sự hồ hởi sắp đến với chợ Năm Căn, cái đích của chuyến đi.
Nếu thay đối trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ làm rối nội dung được diễn đạt. Vì nó diễn tả quá trình xuôi theo dòng chảy của con thuyền.
c. Màu sắc của rừng đước thể hiện qua những từ
Màu xanh lá mạ : Màu xanh còn con, màu xanh ngọc.
Màu xanh rêu : Xanh đậm hơn, đây là những cây đước nhiều tuổi hơn.
Màu xanh chai lọ : Màu xanh lòa nhòa ở trong khói của rừng đước xa hơn.
→ Những màu xanh này đã tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước già hơn, xa hơn.
Câu 5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thế hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn ở vùng Cà Mau
Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.
Những đống gỗ cao như núi.
Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.
Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp : Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
Câu 6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì vể vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
Nét đặc sắc, độc đáo của cảnh vật Cà Mau
Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.
Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dần
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài ” Sông nước Cà Mau” đã học.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 2. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.
Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).
Những con sông Nam Bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, mùa lũ có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là đước bần, những đám ô rô, dừa nước; những con thuyền đuôi tôm, những ghe bầu chợ nặng với tiếng máy nổ đinh tai.
Những con sông miền Bắc và miền Trung thường hiền hòa trừ mùa lũ. Thuyền buồm; tre xanh hai bờ; nước trong, bãi cát vàng, bãi ngô non…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Văn Bản: Sông Nước Cà Mau – Đoàn Giỏi trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!