Đề Xuất 3/2023 # Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” # Top 10 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Đoàn Giỏi – Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang – Ông tham gia viết văn từ kháng chiến chống Pháp – Thường viết về thiên nhiên và cuộc sống của con người Nam Bộ. 2. Văn bản “Sông nước Cà Mau” – Xuất xứ: trích từ chương 18 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” – truyện dài nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi – Tóm tắt: Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy. – Bố cục: + Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau + Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn + Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn. II. Phân tích 1. Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau – Một vùng sông ngòi, kênh rạch rất nhiều, bủa vây chi chít như mạng nhện. – Màu sắc rất riêng: màu xanh của trời, của nước, cây lá hai bên bờ đã tạo một thế giới tràn ngập sắc xanh, một màu xanh bát ngát. – Âm thanh: âm thanh rì rào của gió, của sóng, của rừng vọng về triền miên không ngớt. – Đoạn văn đã rất thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, các điệp từ, các tính từ miêu tả màu sắc để làm hiện lên bức tranh khung cảnh sông nước Cà Mau hoang sơ, hấp dẫn và bí ẩn. 2. Cảnh kênh , rạch và con sông Năm Căn – Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau, ví dụ như: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt),… → Tự nhiên, hoang dã, gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác – Hình ảnh dòng sông Năm Căn hiện lên thật sinh động qua các biện pháp tu từ so sánh và sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm: + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. + Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận  Con sông hiện lên với dáng vẻ rộng lớn, hùng vĩ. 3. Cảnh chợ Năm Căn – Cảnh chợ Nam Căn vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng: + Quen thuộc: giống với các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng, gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến. + Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông, buôn bán đủ thứ, có nhiều dân tộc cùng hội tụ. – Cảnh chợ Năm Căn cũng hiện lên với sự trù phú, đông vui và độc đáo: + Trù phú, đông vui: những đống gỗ chất cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng, những bến vận hàng tấp nập, những lò than hầm, những ngôi nhà bè đêm sáng rực,… như những khu phố nổi. + Độc đáo: chợ họp ở trên sông, mua vật dụng không cần ra khỏi thuyền, người bán hàng thuộc nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Miên,… III. Tổng kết – Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc – Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

Tìm Hiểu Văn Bản: Uy

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên nờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể.

– Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, “cha đẻ của thơ ca Hi Lạp”

– Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.

– Ô-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca 23, cuộc đoàn tụ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

b. Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ cùng nhau.

c. Bố cục: 2 phần

II. Trọng tâm kiến thức

1. Nhân vật Pênêlốp

– Là một người vợ thuỷ chung, kiên trinh đợi chờ chồng suốt 20 năm trời khi chồng đi chinh chiến. Nàng đã tìm đủ mọi cách để trì hoãn (chuyện dệt bức thảm, chuyện nêu điều kiện bắn xuyên 12 vòng tròn trên 12 lưỡi rìu) để khước từ bọn cầu hôn.

– Gặp lại Uylitxơ tại cung điện của mình sau sự kiện “người hành khất” đã bắn xuyên 12 lưỡi rìu và giết chết 108 vị cầu hôn. Nói với nhũ mẫu, nàng thận trọng cho rằng người vừa bắn xuyên 12 lỗ rìu là “một vị thần” còn “Uylitxơ đã chết rồi”. Nhũ mẫu nói về “cái sẹo” do lợn lòi húc ở chân Uylitxơ thì nàng vẫn thận trọng cho đó là “ý định huyền bí của thần linh bất tử”.

– Sau khi xuống lầu, Pênêlốp băn khoăn “không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện….” hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn, khi thì nàng lại “đăm đăm nhìn chồng”, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướt.

– Khi bị con trai trách mẹ là “tàn nhẫn”, “độc ác quá chừng”, “lòng dạ mẹ rắn hơn cả đá” thì Pênêlốp “kinh ngạc quá chừng” và tin rằng, nàng và Uylitxơ sẽ nhận ra nhau qua “những dấu hiệu riêng” chỉ có hai người biết còn người ngoài không ai biết hết. Thật là thận trọng, thông minh và giàu niềm tin.

– Uylitxơ trách “nàng thật là người kì lạ”, các thần đã ban cho nàng “một trái tim sắt đá”… Lúc bấy giờ Uylitxơ vừa tắm và thay quần áo xong “đẹp như một vị thần”. Nàng ra lệnh cho nhũ mẫu “Khiêng giường ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố… “để thử chồng”… Khi nghe Uylitxơ nói lên chân giường là một gốc cây cảm lảm không thể nào di chuyển được thì Pênêlốp “bủn rủn cả chân tay”,… “chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Pênêlốp nhìn chàng không chán mắt và hai tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không lỡ buông rời”.

2. Nhân vật Uylitxơ

– Với kì mưu “con người gỗ thành Tơroa” chàng là một người trần mà mưu trí “sánh ngang thần linh”. Mười năm trời lênh đênh biển cả, trải qua bao gian nguy, Uylitxơ là hiện thân của lòng dũng cảm, mưu trí và có nghị lực phi thường.

– Là một con người giàu lòng yêu quê hương, gia đình, vợ con.

– Lập mưu giết bọn cầu hôn chứng tỏ “cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp” như Têlêmác đã nói.

– Bình tĩnh, rất giàu tình cảm. Sự thật vốn không ưa trang trí, hãy kiên nhẫn đợi chờ để sự thật nói lên sự thật! Uylitxơ để cho “cái chân giường nói lên sự thật”. Và khi Pênêlốp nhận ra chàng đích thực là chồng nàng thì Uylitxơ “ôm lấy vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề”.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.

2. Nghệ thuật

– Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể.

– Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.

– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.

– Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Tìm Hiểu Văn Bản: Làng

– Kim Lân bắt đầu ” cầm bút ” từ những năm 1941, lựa chọn cho mình sở trường truyện ngắn và nhanh chóng trở thành một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.

+ Trước Cách mạng tháng Tám: Tái hiện được cuộc sống, sinh hoạt văn hóa và những thú vui bình dị chốn thôn quê như: đánh vật, chọi gà, thả chim,…

+ Sau Cách mạng tháng Tám: Khám phá vẻ đẹp tâm hồn người nông dân. Đó là những con người với cuộc sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn chăm chỉ làm lụng, tràn đầy niềm tin vào tương lai.

– Truyện ngắn Làng được Kim Lân viết năm 1948. Đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Tác phẩm được đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Ông Hai người làng chợ Dầu, trong kháng chiến, buộc phải rời làng đi tản cư. Là một người nông dân yêu làng tha thiết: ông hay khoe về làng mình; ngày nào cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh để lắng nghe tin tức về làng. Ruột gan ông cứ múa lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích khi nghe về những chiến công của làng.

Một hôm, tại quán nước, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc. Ông cảm thấy khổ tâm, nhục nhã và xấu hổ vô cùng. Về nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ con mà nước mắt trào ra. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà, nơm nớp lo sợ. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi khéo gia đình ông, nhưng không thể về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi lòng của mình.

Chỉ khi thông tin được cải chính, rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh giặc ông mới vui vẻ và phấn chấn hẳn lên. Ông đi khoe với bác Thứ, với mọi người: nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Về nhà, ông vui vẻ mua quà cho lũ con.

– Truyện được kể theo ngôi thứ ba.

– Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên khách quan và tạo cảm nhận giác chân thực cho người đọc.

– Tình huống truyện đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.

+ Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với tình cảm, niềm tự hào: Một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện về nó thì bỗng nghe tin làng lập tề theo giặc.

+ Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc, mãnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai.

– Ý nghĩa của tình huống truyện:

a. Người nông dân mang tình yêu làng tha thiết

+ Trước Cách mạng tháng Tám: Ông khoe con đường làng lát toàn đá xanh, trời mưa đi chẳng lấm chân; ông khoe sinh phần của một vị quan tổng đốc trong làng;…

+ Khi kháng chiến bùng nổ: Ông khoe về một làng quê đi theo kháng chiến làm cách mạng; ông kể một cách rành rọt những hộ, những ụ, những giao thông hầm hào;…

+ Ông thường xuyên chạy sang nhà bác Thứ để kể lể đủ thứ chuyện về làng, để vơi đi cái nỗi nhớ làng.

+ Ông kể cho sướng cái miệng, cho vơi cái lòng mà không cần biết người nghe có thích hay không.

+ Ông thường xuyên theo dõi tình hình của làng cũng như tình hình chiến sự.

b. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

– Cái tin ấy quá bất ngờ và khi trấn tĩnh lại, ông còn cố không tin vào cái tin dữ ấy. Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ ” vừa ở dưới ấy lên“, ” mắt thấy tai nghe “, làm ông không thể không tin.

* Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ, tâm trí ông bị ám ảnh, lo lắng, day dứt:

+ Ông lo cho số phận của những đứa con rồi sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu “.

+ Ông lo cho bao nhiêu người tản cư làng ông sẽ bị khinh, tẩy chay, thù hằn, ghê tởm: ” Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!… Suốt cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”

+ Ông lo cho tương lai của gia đình rồi sẽ đi đâu, về đâu, làm ăn sinh sống ra sao: ” Rồi đây biết làm ăn, buôn bán làm sao? Ai người ta chứa”.

– Lúc nào ông cũng nơm nớp, hoang mang, tưởng như người ta để ý đến, bàn tán đến ” cái chuyện ấy“. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lùi ra một góc, nín thít: ” Thôi lại chuyện ấy rồi!”

+ Ông thoáng có ý nghĩ ” hay là trở về làng” – rồi ông lại gạt bỏ ý nghĩ về làng, bởi ” làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ “.

+ Buộc phải lựa chọn một, ông đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù “.

c. Khi nghe tin làng cải chính

– Nó giúp rũ sạch mọi đau khổ, tủi nhục, bế tắc và đưa ông trở lại với ” thói quen” cũ, lật đật đi khắp nơi khoe làng: ” Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo, Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả “.

– Phải chăng, khi niềm tin và tình yêu bị phản bội, bị dồn nén trong những dằn dặt, khủng hoảng quá lâu dễ khiến con người ta có những suy nghĩ không bình thường?

+ Đối với người nông dân, căn nhà là tất cả cơ nghiệp, là biết bao công cày cuốc mà nên. ” Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó thay“. Vậy mà ông sung sướng, hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ” Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn!” một cách tự hào như một niềm vui, niềm hạnh phúc.

+ Nhưng ngôi nhà là tài sản riêng, dù có mất nhưng danh dự vẫn còn, thế là ông vui, ông hạnh phúc.

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Làng – Kim Lân đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thử thách nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ chiều sâu tư tưởng và chủ đề của truyện.

+ Khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết,…

+ Tác giả miêu tả rất cụ thể những diễn biến nội tâm từ suy nghĩ, hành động đến ngôn ngữ,…

+ Với thủ pháp nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm đã diễn tả một cách chính xác và mạnh mẽ những ám ảnh, day dứt của nhân vật.

+ Làng – Kim Lân, ngôn ngữ truyện mang tính khẩu ngữ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người nông dân.

+ Lời kể chuyện và lời nói của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu.

+ Làng – Kim Lân, ngôn ngữ nhân vật vừa có nét chung của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, lại vừa mang đậm những nét cá tính riêng của nhân vật nên rất sinh động.

– Sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

– Hệ thống hình ảnh chi tiết, giàu sức gợi.

IV. Một số dạng đề tham khảo

Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …(5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015)

1. Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? 2. Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? 3. Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩm được xác định ở câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi).

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá …(1). Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3)…

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, tr. 163, NXB Giáo dục)

a. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

b. Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá …”

c. Trong đoạn trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung.

Câu 3. Cảm nhận của anh (chị) về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Câu 4. Làng – Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân khi nghe tin làng mình theo giặc. ( Câu 5. Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Tìm Hiểu Văn Bản “Mẹ Tôi”

I. Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?

Đọc kỹ đoạn trích ta thấy điểm nhìn từ người bố, bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do mà ông có thái độ đó?

Qua bức thư của người bố gửi En – ri – cô, người cha đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.

3. Những hình ảnh chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En – ri – cô là người như thế nào?

Qua bức thư người mẹ En – ri – cô là người thương con hết mực:

” Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể ” bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đớn đau”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

4. Điều gì khiến En – ri – cô xúc động? Lí do?

Thái độ của người bố vừa thiết tha, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình. Qua đó ta thấy người mẹ của En – ri – cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha.

5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư?

Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ.

– Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được.

– Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ.

– Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía sâu sắc hơn.

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con. 6. Nghệ thuật:

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn.

Đây là bức thư người cha viết cho con, khi chứng kiến đứa con có lỗi với mẹ bằng một lời nói thiếu lễ độ. Cả bài văn là sự giận dữ và dạy dỗ con theo một quan niệm rất đẹp và trong sáng: ” con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Tìm Hiểu Văn Bản: Sóng – Xuân Quỳnh

– Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằn thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

– Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III

– Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

– Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào

b. Bố cục( 4 phần):

– Phần 1 (khổ 1+2) : Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái.

– Phần 2 (khổ 3+4) : Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu.

– Phần 3 (khổ 5+6+7) : Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu.

– Phần 4 (Khổ 8+9) : Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái.

– Hình tượng sóng bao trùm, xuyên suốt bài thơ. Sóng được miêu tả cụ thể, sinh động với nhiều trạng thái mâu thuẫn (lúc dữ dội, ồn ào, lúc lặng lẽ,…) gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên mênh mông.

– Đồng thời sóng cũng được miêu tả có hồn, có tính cách, tâm trạng, mang ý nghĩa biểu tượng. Sóng là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tâm hồn, tính cách của người phụ nữ đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Sóng song hành cùng em, tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hòa nhập nhằm diễn tả một cách mãnh liệt hơn khát vọng tình yêu của nhà thơ.

– Sóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Âm điệu bài thơ dạt dào, thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt, kết cấu trùng điệp, bài thơ gợi ra nhịp điệu của sóng biển sôi nổi, dạt dào, lúc dịu êm, sâu lắng. Đó cũng là nhịp điệu của sóng lòng đang tràn ngập khát khao tình yêu.

– Tác giả mượn hình ảnh sóng để nói và nghĩ về tình yêu. Hành trình của sóng tìm đến biển là hành trình tình yêu vượt lên cái nhỏ bé, tầm thường để hướng về sự cao thượng, vị tha, đồng điệu. Đó là khát vọng muôn đời của con người trong tình yêu.

– Khổ thơ đầu là trạng thái của sóng – trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu:

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

– Kết cấu đối lập, song hành: dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ.

– Đặt là dịu êm, lặng lẽ ở cuối câu, ý thơ như nghiêng hẳn về phía đó. Xuân Quỳnh mượn trạng thái thất thường, đối lập của sóng để diễn tả những phức tạp, bí ẩn trong tâm trạng người con gái khi yêu. Đó là tâm trạng vừa phong phú, vừa phức tạp của một trái tim phụ nữ nhạy cảm và khát khao yêu đương: có lúc nồng nàn, sôi nổi, đắm say; cũng có lúc dịu dàng, đằm thắm. Những mặt trạng thái ấy mâu thuẫn mà thống nhất với nhau.

– Con sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp của sông, nên nó tìm ra tận bể để hiểu đúng tầm vóc, bản chất của mình.

– Trái tim yêu của người phụ nữ cũng vậy: không chấp nhận sự tầm thường, hạn hẹp, tù túng mà luôn muốn vươn tới cái lớn lao, cao cả để tìm thấy chính mình trong tình yêu. Đó cũng là quan niệm mới mẻ trong tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: sự chủ động, kiêu hãnh khi yêu của người phụ nữ, không nhỏ bé, cam chịu mà mạnh mẽ, táo bạo.

– Hành trình của sóng tìm ra biển là hành trình tình yêu hướng tới cái vô biên, tuyệt đích. Tâm hồn người phụ nữ khi yêu muốn vượt lên những giới hạn tầm thường để tìm đến tình yêu cao đẹp, lớn lao, được là chính mình. Nói cách khác, đó là khát vọng vươn tới sự đồng cảm, thấu hiểu trong tình yêu.

– Khổ thơ thứ hai nói đến tình yêu của tuổi trẻ là khát vọng muôn đời:

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

– Tình yêu là khát vọng chính đáng muôn đời của con người. Sóng trường tồn cùng thời gian cũng như tình yêu muôn đời vẫn bồi hồi, thổn thức trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Như vậy, mượn hình ảnh sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khát vọng được yêu, được sống hết mình trong tình yêu.

2. Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu.

– Tình yêu là lẽ tự nhiên như hơi thở, cần thiết như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Ấy thế mà tình yêu là gì mà có sức quyến rũ đến như vậy thì chưa ai giải thích được. Ngay đến Xuân Diệu – một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người luôn khát khao giao cảm với đời, say đắm với tình yêu mà cũng bất lực:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió đìu hiu

– Làm sao có thể cảnh giác được tình yêu. Nó đến lúc nào ta đâu có biết và nó chiếm hồn ta lúc nào ta đâu có hay. Trước một vấn đề khó lí giải như vậy, em làm sao tránh khỏi sự băn khoăn trăn trở:

Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em? Em nghĩ về biển lớn, Từ nơi nào sóng lên?

– Em nghĩ nghĩa là em đang thao thức, đang lo lắng, đang đặt ra nhiều câu hỏi.

– Điệp từ em nghĩ làm cho câu thơ đằm lại dịu dàng và càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng em. Và như thế nhà thơ có một chút bối rối ưu tư muốn tìm hiểu về anh về em về biển lớn chứ không phải chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, chỉ yêu và đơn thuần chỉ là yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không đơn giản, yêu cháy bỏng nồng say nhưng không vì thế mà hời hợt.

– Đến đây, nhân vật trữ tình có vẻ không thống nhất. Nếu ở đoạn thơ trên, em còn giấu mình trong lớp sóng ngoài kia thì đến đoạn này dường như nhà thơ không kìm chế nổi tình yêu đang dâng lên dạt dào trong ngực trẻ. Nhân vật trữ tình đã thoát ra khỏi lớp áo ẩn dụ để xưng em:

Em nghĩ về anh em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?

– Anh phải chăng là biển lớn, là cuộc đời mênh mông. Em là con sóng dạt dào, là biểu tượng cho một tình yêu trỗi dậy. Xuân Quỳnh nghĩ về tình yêu, về anh nhưng vẫn nghĩ đến cuộc đời chung. Đó là điều đáng quý. Nhà thơ nắm bắt được mối liên hệ giữa hạnh phúc riêng và cuộc sống chung của mọi người.

– Nếu sóng tìm ra tận bể để tự hiểu mình thì em cũng sẽ tìm đến tình yêu anh để hiểu sâu hơn về con người đích thực của em.

– Và trước không gian bao la của biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi tự ngàn xưa:

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau?

– Xuân Quỳnh muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tìm mình. Nhà thơ muốn dựa vào quy luật của tự nhiên để tìm ra qui luật của tình yêu.

– Lời thú nhận nhỏ nhẹ, thành thực có phần nũng nịu, bối rối: em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau?. Tình yêu như sóng biển, làm sao hiểu hết được, tình yêu là tiếng nói của cảm xúc, trái tim nên khó lí giải. Cách cắt nghĩa tình yêu chân thành, đầy nữ tình của Xuân Quỳnh.

– Thế là ra tận bể mà sóng vẫn chưa hiểu nổi mình. Em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu mà nào em đã hiểu em. Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói?

– Mọi câu hỏi đặt ra đều tha thiết tìm về cội nguồn của nó. Nhưng em cũng không biết nữa. Mà biết để làm gì? Chỉ cần hiểu rằng: Ta vẫn yêu nhau là đủ. Cái thiêng liêng nhất, tuyệt diệu nhất trong tình yêu là sự giao cảm, hòa hợp sâu xa giữa hai tâm hồn, hai nửa cuộc đời tự nguyện gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, vĩnh viễn không trước cũng không sau.

3. Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu.

– Xuân Diệu từng viết:

Uống xong lại khát là tình Gặp rồi lại nhớ là mình với ta

Hay Nguyễn Đình Thi:

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

– Còn Xuân Quỳnh thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu qua nhiều cung bậc:

+ Trong tình yêu, ta vẫn thường thấy hai mặt yêu và nhớ, yêu say đắm thì nhớ thiết tha:

Cong sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

+ Đó là những cung bậc khác nhau của nỗi nhớ anh. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì con sóng vẫn đều có bờ. Bờ là nơi đến của sóng, là đối tượng để sóng vuốt ve, vỗ về, là cái đích để đi đâu về đâu sóng lúc nào cũng nhớ đến, cũng không quên, ngay cả đó là ngày hay đêm:

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được

+ Nỗi nhớ có cái biểu hiện ra bên ngoài, có cái ẩn chứa tự sâu trong đáy lòng. Vắng anh, em nhớ, khi thức, em nhớ đến anh. Đó là biểu hiện bình thường. Nhưng ở đây, trong mơ em vẫn nhớ. Đó là nỗi nhớ da diết, khắc khoải, thổn thức cứ trằn trọc không yên:

Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.

– Lòng thủy chung vừa như một thuộc tính, vừa là bản chất của tình yêu chân chính:

+ Xưa nay, nỗi nhớ luôn gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian, nó không có ngày đêm; với không gian, nó không có phương hướng. Không gian có bốn phương là Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng trongn tình yêu thì chỉ có một phương duy nhất và đó chính là anh. Trong đời, em quen biết nhiều người, họ có thể hơn hẳn anh thế nhưng em lại chọn anh, yêu anh và chỉ biết có anh. Chỉ riêng anh là khiến em luôn nghĩ tới và hướng về:

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương

+ Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưới ấm cho nhau.

+ Dùng hình thức điệp, điệp cấu trúc kết hợp với nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược xuôi bắc, ngược nam, tác giả muốn nhấn mạnh rằng: bất chấp sự cách trở của không gian và thời gian, người phụ nữ vẫn giữ vững lời thề vàng đá, vẫn thủy chung son sắt.

+ Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là vậy nhưng nó không tránh khỏi những dâu bể của đời thường. Chính vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời với niềm tin sẽ tới đích:

Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở.

+ Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh.

4. Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

– Từ nỗi nhớ lúc dữ dội – ồn ào, lúc êm đềm – lặng lẽ, ý thơ dồn thành khát vọng sống mãnh liệt của sóng. Sóng tìm đến cái đích cảu tình yêu trong một niềm tin mạnh mẽ:

+ Xuân Quỳnh mượn quy luật của sóng biển, mây trời để diễn tả quy luật của lòng người. Là một phụ nữ nhạy cảm và đa đoan, Xuân Quỳnh ý thức rất đời: cuộc sống là dài, rộng, là muôn vời cách trở.

+ Càng thấp thỏm, lo âu, Xuân Quỳnh càng cháy bỏng một niềm tin tha thiết, cảm động: tình yêu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới đích, như những con sóng con nào chẳng tới bờ và mây vẫn bay về xa.

– Lời thơ cứ thế triền miên cùng sóng. Cuối cùng sóng hiện ra trong khát khao hạnh phúc mãnh liệt nhất: khát khao tình yêu vĩnh hằng, bất tử:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

+ Đứng trước biển, đối diện với cái mênh mông rộng lớn của thời gian và không gian Xuân Quỳnh ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.

+ Nhà thơ muốn được có mặt mãi trên cõi đời để được sống và bất tử trong tình yêu. Khát vọng hóa thân và phân thân trong sóng thật mạnh mẽ. Hai chữ “tan ra” vừa cháy bỏng nồng nhiệt, vừa thăm thẳm nỗi niềm phụ nữ – cái thăm thẳm của hai khát vọng hòa làm một: yêu hết mình và dâng hiến hết mình. Đó cũng chính là vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

2. Nghệ thuật

– Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.

– Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng.

– Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi nhũng trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Văn Bản “Sông Nước Cà Mau” trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!