Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Việt Bắc – Tố Hữu mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
* Lai lịch:
– Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành; quê Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương.
– Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
– Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
* Sự nghiệp sáng tác:
– Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
+ Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
+ Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
+ Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
+ Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”
+ Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả
* Phong cách thơ Tố Hữu:
+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị.
+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào.
+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.
⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
2. Tác phẩm
a. Vị trí – giá trị:
– Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
– Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
b. Hoàn cảnh sáng tác
– Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
– Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Lời người Việt Bắc và nỗi lòng của cán bộ lúc chia tay (8 câu thơ đầu)
– Bốn câu thơ đầu là lời của người Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
+ Nhà thơ để cho người ở lại lên tiếng trước. Hai đại từ mình – ta được lặp lại nhiều lần. Đó là cách xưng hô thân mật lấy trong ca dao, dân ca, là lời xưng hô trong tình yêu lứa đôi, nghe tiếng thiết tha bâng khuâng được Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt.
+ Trong bài thơ Việt Bắc, mình là người cán bộ về xuôi, ta là người Việt Bắc. Cụm từ Mười lăm năm ấy gợi nhắc câu Kiều của Nguyễn Du: Mười lăm ấy biết bao nhiêu tình. Đó là sự kế thừa thơ ca truyền thống của dân tộc của Tố Hữu.
+ Câu hỏi tu từ có nhớ ta, có nhớ không nghe da diết, nhắn nhủ, tâm tình. Lời hỏi cũng là lời nhắc nhở, nhắn gửi người về đừng quên Việt Bắc.
– Bốn câu thơ tiếp là lời cán bộ về xuôi:
Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi. Áo chàm từ buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
+ Ai là đại từ phiếm chỉ, chỉ người Việt Bắc.
+ Từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặc tả chính xác tâm trạng vấn vương, lưu luyến, bịn rịn.
+ Hình ảnh áo chàm là nghệ thuật hoán dụ để chỉ đồng bào Việt Bắc, vì người Việt Bắc thường mặc loại áo này. Màu chàm là màu đơn sơ, chân thực, không lòe loẹt mà giản dị, chân thành, chung thủy.
+ Câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng ở cuối câu: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện tình cảm tha thiết, mặn nồng, ấm áp. Ngôn ngữ bàn tay nóng ấm gắn với trái tim đầy xúc động.
+ Cum từ “Biết nói gì” không phải là cả người ra đi và người ở lại không biết nói gì, không có gì để nói mà là không biết nói sao cho thỏa nỗi nhớ thương.
2. Lời nhắn nhủ thiết tha của Việt Bắc – người ở lại (12 câu tiếp)
– Hình thức lặp “mình đi, mình về, có nhớ” đặt trong hàng loạt câu hỏi khiến đoạn thơ tràn đầy cảm xúc, gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đầy tự hào và yêu thương. Hai tiếng “mình đi, mình về” được luân phiên, chuyển đổi, gợi hình ảnh người cán bộ kháng chiến về xuôi mỗi lúc một xa dần:
Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
+ Hình ảnh ẩn dụ “mưa nguồn, suối lũ, mây mù” nhằm miêu tả thời tiết Việt Bắc thật khắc nghiệt, mưa lớn gây lũ sông suối, trời u ám đầy mây đen. Thời tiết càng khắc nghiệt, họ càng gắn bó đoàn kết để vượt qua và chiến đấu.
+ Ngoài ra, những hình ảnh đó nhằm hàm chỉ những gian khó, thử thách mà cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc phải trải qua trong những năm tháng dài máu lửa.
– Nhớ về cuộc sống khó khăn, vất vả, mối thù đè nặng lên đôi vai:
Mình về có nhớ chiến khu, Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
+ Chi tiết có thực miếng cơm chấm muối nhằm phản ánh cuộc sống thiếu thốn gian khổ về vật chất nhưng họ vẫn lạc quan chiến đấu bởi người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc có chung một lý tưởng, một mối thù.
+ Cách nói “mối thù nặng vai” nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân Pháp đang đè nặng lên đôi vai dân tộc ta.
– Tình cảm của người ở lại được dấu kín trong lòng:
Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già
+ Nghệ thuật hoán dụ “rừng núi nhớ ai”, người ở lại đã lấy nỗi buồn của rừng núi để thổ lộ thầm kín nỗi buồn của mình trong niềm vui chung đất nước được giải phóng. Việt Bắc có nỗi buồn riêng, có nỗi nhớ riêng đó là phải chia tay với cán bộ cách mạng.
+ Họ buồn đến nỗi không còn tha thiết trong lao động: “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Trám măng là những nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để nuôi cán bộ đánh giặc, nay cán bộ về xuôi thì họ đi hái trám, bẻ măng để làm gì? Câu thơ gợi nỗi buồn thiếu vắng trong lòng người ở lại.
– Nỗi nhớ về bản làng nghèo khó mà thủy chung:
Mình đi có nhớ những nhà, Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
+ Cụm từ “những nhà” được nhà thơ nhắc đến ý chỉ đồng bào Việt Bắc.
+ Câu tiểu đối “hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” chứa đựng sự tương phản giữa cuộc sống nghèo khó về vật chất và phẩm chất cao đẹp của người Việt Bắc, đó là nhiệt tình và thủy chung cách mạng.
– Nhớ Việt Bắc là nhớ cội nguồn quê hương cách mạng cùng với những địa danh lịch sử:
Mình đi có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
+ Điệp từ nhớ và hình ảnh liệt kê Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa nhằm nhắc nhở người cán bộ cách mạng luôn nhớ đến cội nguồn, nhớ địa điểm thành lập quân đội đầu tiên của nước ta đó là cây đa Tân Trào.
+ Nhớ đình Hồng Thái là nơi hội họp quốc dân lần đầu khai sinh ra chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
3. Nỗi nhớ nhung da diết của người cán bộ về xuôi (10 câu tiếp)
– Khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến
Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
+ Cách ngắt nhịp 3/3, ta với mình/ mình với ta làm cho người đọc cảm nhận, ta với mình tuy hai mà một, gắn bó không thể tách rời.
+ Cấu trúc so sánh, tăng tiến kết hợp với từ láy mặn mà, đinh ninh nằm nhấn mạnh tình cảm của người ra đi đối với Việt Bắc bao la và sâu nặng.
+ Câu thơ gợi nhớ câu Kiều của Nguyễn Du
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song
– Nỗi nhớ được cụ thể hóa:
Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
+ Từ mình được dùng đa nghĩa thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong việc bộc lộ tình cảm.
+ Từ “lại” như nhân tình cảm lên gấp đôi.
+ Nghệ thuật so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” thể hiện cụ thể và sinh động hơn nghĩa tình sâu đậm của người cán bộ kháng chiến với quê hương Việt Bắc. Câu thơ gợi liên tưởng đến câu ca dao:
Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu
– Nỗi nhớ lại được khắc họa cụ thể:
Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Đáy suối Lê vơi đầy.
+ Qua hồi tưởng của cán bộ cách mạng, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp, vừa hiện thực lại vừa thơ mộng, tạo nét đẹp riêng biệt không nơi nào có được.
+ Nỗi nhớ Việt Bắc được tác giả so sánh “nhớ gì như nhớ người yêu”, mà nhớ người yêu thì thật da diết, cồn cào. Ca sao có viết:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
+ Đó là nỗi nhớ bao trùm lên mọi không gian và thời gian, nhớ ánh nắng ban chiều, ánh trăng ban tối, đến bản làng mờ sương sớm, bếp lửa hồng trong đêm khuya lạnh.
+ Núi rừng, sông suối mang những tên quen thuộc được thể hiện bằng hàng loạt hình ảnh liệt kê ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.
4. Nhớ tình người Việt Bắc đậm đà, sâu lắng (12 câu tiếp)
– Nhớ sự gần gũi, quấn quí chia ngọt sẻ bùi của tình quân dân:
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
+ Nhớ Việt Bắc không phải là nỗi nhớ chung chung mà rất cụ thể. Nhớ những ngày gần gũi “mình đây ta đó”, cùng chia sẻ đắng cay ngọt bùi.
+ Có những ngày lũ rừng về xối xả, mưa rừng ào ào, gạo muối bị cuốn trôi, địch phục kích sau lưng… Những đêm bị sốt rét rừng hành hạ được các mẹ, các chị chăm sóc… thấm thía vô cùng tình quân dân keo sơn gắn bó.
+ Hàng loạt tính từ “đắng cay” “ngọt bùi” thể hiện những khó khăn tột cùng của cuộc sống trong kháng chiến. Nhờ tinh thần đồng cam cộng khổ giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng, họ đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chi từng củ khoai, sẻ từng bát cơm và cùng đắp chung chăn để vượt qua mùa đông lạnh lẽo.
Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
– Nhớ hình ảnh người lao động khó nhọc:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng, Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
+ Hình ảnh người mẹ giúp người đọc cảm nhận hình ảnh người dân Việt Bắc lao động tạo ra của cải vật chất thật khó nhọc, thế mà họ vẫn sẵn sàng nuôi dưỡng cách mạng.
+ Nhớ Việt Bắc là nhớ những hình ảnh mộc mạc, thân thương, chân thực:
Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa
+ Điệp từ “nhớ sao” được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả càng lúc càng day dứt.
+ Nhớ cảnh học tập của lớp bình dân học vụ, nhớ niềm vui trong đêm liên hoan, nhớ tinh thần lạc quan yêu đời của nhân dân Việt Bắc, đặc biệt là nhớ âm thanh đặc trưng của núi rừng với tiếng mõ, tiếng chày giã gạo.
+ Nếu thờ ơ nhà thơ sẽ chẳng thấy có gì nên thơ nhưng sự lưu luyến, gắn bó yêu thương thực sự khiến tác giả thấy có ngọn lửa lung linh, bền bỉ của sự sống.
5. Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình (10 câu tiếp)
– Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
+ Tác giả sử dụng điệp ngữ “ta về” hai lần. Cùng một thời điểm chia tay nhưng ở trên là hỏi người, ở dưới là giãi bày lòng mình.
+ Cặp từ “ta”, “mình” được xưng hô như cách đối đáp giao duyên của trai gái trong ca dao, dân ca khiến cho cuộc chia tay của người cán bộ và Việt Bắc thành cuộc “giã bạn” của lứa đôi.
+ Ta là người cán bộ kháng chiến, mình là nhân dân Việt Bắc đang lưu luyến chia ta. Câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” thể hiện sự lưu luyến của người đi, kẻ ở.
+ Nhớ hoa là nhớ thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng làm đắm say lòng người. Nhớ người là nhớ người dân Việt Bắc từng cưu mang, gắn bó, đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng.
– Bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
+ Hoa chuối rừng đỏ như son nổi bật trên nền xanh bạt ngàn của lá. Sự tương phản của hai mùa xanh, đỏ làm cho núi rừng bớt hoang vu, lạnh lẽo mà trở nên ấm áp hơn. Hoa chuối là bông hoa có thật chứ không mông mênh chóng tàn như những loài hoa khác.
+ Vượt qua mùa đông lạnh giá, con người lên nương, lên rừng. Nghệ thuật đảo ngữ nắng ánh (động từ) là các luồng sáng của nắng chói lên bởi sự phản quang của lưỡi dao rừng thắt trên lưng người dân khi họ đi khai thác lâm, thổ sản. Đó là cái đẹp rất đời thường, rất giản dị của người lao động.
– Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang
+ Hoa nở tinh khôi, thanh khiết phủ trắng cả cánh rừng, gợi cảm giác choáng ngợp trước cảnh thơ mộng. Âm điệu mạnh mẽ của hai từ “trắng rừng” bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng hạnh phúc của con người.
+ Hình ảnh người lao động chuốt từng sợi giang rất nhịp nhàng, khoan thai. Động từ chuốt là làm cho thật nhẵn sợi giang để đan nón. Hai từ chuốt và từng gợi tả đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu thương, chịu khó của người đan nón. Họ làm ra sản phẩm để phục vụ cho lao động và còn để tặng cho cán bộ kháng chiến.
– Bức tranh mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
+ Câu thơ sáu chữ xôn xao cả màu sắc lẫn âm thanh. Khi tiếng ve râm ran, cả một rừng phách như hối hả. nhanh chóng thay màu, cùng đồng loạt đổ vàng.
+ Hai động từ “kêu” và “đổ” thể hiện không khí rạo rực rất đặc trưng của mùa hạ. “Đổ vàng” là ngả vàng hàng loạt hoặc là cây trút lá vàng.
+ Hình ảnh người lao động: cô gái đi hái măng, khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng. Đọc câu thơ, ta nghe như có tiếng nhạc ngân nga bởi nghệ sĩ gieo vần lưng (gái, hái) và điệp phụ âm đầu m (măng, một, mình). Cô hái say sưa lao động trong một không gian vui tươi, trong trẻo. Sự hiện diện của cô gái càng tăng thêm nét duyên dáng, trẻ trung cho bức tranh mùa hạ.
– Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
+ Ánh trăng vàng êm dịu trải dài lên cảnh vật, gợi không khí thanh bình, yên ả.
+ Từ hòa bình vừa khẳng định cuộc sống êm đềm, vừa nói đến sự thanh tĩnh của rừng khuya. Đêm trăng thu huyền ảo nơi núi rừng Việt Bắc thấp thoáng ước mơ thầm kín về cuộc sống thanh bình, êm ả.
+ Trên cái nền gợi cảm ấy, văng vẳng tiếng hát ân tình thủy chung của ai đó nghe thật bâng khuâng, xao xuyến. Tiếng hát ấy chính là tấm lòng của người Việt Bắc, dù nghèo khó nhưng suốt đời thủy chung với cách mạng.
6. Nhỡ những kỉ niệm và nỗi nhớ về kháng chiến (10 câu tiếp)
– Đứng trước gia khổ khó khăn, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta được nhân lên gấp bội. Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, ta như được chứng kiến sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp với bao chiến thắng lẫy lừng:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
+ Nhớ những lần giặc càn quét săn lùng, chúng như bầy dã thú khát máu, tìm mọi cách khủng bố, đàn áp nhân dân ta, để lại bao oán hận.
+ Nghệ thuật nhân hóa đã làm sinh động hơn hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc. Thiên nhiên cũng như con người Việt Bắc kiên cường, anh dũng. Đoạn thơ trên, tác giả đã làm rõ sứ mệnh của rừng núi che bộ đội, vây quân thù.
+ Các điệp từ “rừng”, “núi” và nghệ thuật đối lập che bộ đội, vây quân thù càng làm nổi bật vai trò của những cánh rừng trùng điệp, nhấn mạnh một trong ba yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc chiến: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
– Việt Bắc quả là một vùng địa linh quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho ta đánh giặc:
Mênh mông bốn cõi sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
+ Cả núi rừng Việt Bắc cùng nhịp đập trái tim quyết hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước yêu mến.
+ Cụm từ “cả chiến khu một lòng” cho thấy sự đồng tâm hiệp lực của quân dân ta, sự nhất trí cao độ của ý Đảng, lòng dân. Đó cũng là bí quyết thành công của ta trong kháng chiến.
– Chính sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm đã giúp quân dân Việt Bắc lập nên những chiến công vang dội:
Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ phủ Thông đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
+ Hàng loạt những địa danh gắn với những thắng lợi vinh quang: phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng,… đó là chiến công nhập tràn không gian, trải dài theo nỗi nhớ.
+ Câu hỏi tu từ “Ai về ai có nhớ không?” nghe đậm đà âm hưởng ca dao. Hỏi mà như khẳng định: người ra đi làm sao quên được những trận đánh, những chiến công. Bởi trong vinh quang còn bao đau thương phải trả giá bằng máu sương của đồng đội. Nhớ về chiến công cũng là nhớ về những người đã ngã xuống để mà tự hào, để mà nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong hiện tại.
7. Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng (12 câu cuối)
– Cả núi rừng đất trời vang dậy trong bước hành quân. Cả nước ta đang chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Hàng vạn người ra trận, từng đoàn bộ đội, dân công đi như sóng cuộn, rung chuyển cả núi rừng, đêm đốt đuốc sáng rừng:
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
+ Một loạt điệp từ, điệp âm, điệp vần và từ láy: đêm đêm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng miêu tả cảnh hành quân thật sinh động, khiến người đọc cảm thấy hối hả, luân chuyển không ngừng của những đoàn quân ra trận dài, dài mãi dường như không dứt. Âm hưởng thơ thật hào hùng.
+ Hình ảnh thơ chân thực, đậm chất lãng mạn: Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
– Cùng với đoàn chiến binh còn có đoàn dân công xung phong ra tuyến lửa:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm dương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
+ Nghệ thuật đảo ngữ và điệp phụ âm đ (đỏ, đuốc) tạo âm hưởng mạnh mẽ, vững vàng.
+ Nhịp thơ 2/2 như nhịp bước hành quân sôi nổi, háo hức.
+ Lối nói quá khắc họa sức mạnh của con người được nhân lên gấp bội: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
+ Nghệ thuật đối lập: Nghìn đêm thăm thẳm và đèn pha bật sáng và nghệ thuật so sánh như ngày mai lên thể hiện tinh thần lạc quan, khí thế hào hùng của quân dân Việt Bắc.
– Sự hào hùng ấy biểu hiện rõ trên con đường Việt Bắc trải dài bất tận, có sự hòa hợp tiếp nối của mọi lực lượng từ bộ đội du kích dân công đến những đoàn xe vận tải. Con đường đi đến tiền tuyến là con đường đến chiến thắng:
Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
+ Trong bốn câu thơ, tác giả đã liệt kê một loạt 8 địa danh, kết hợp với điệp từ vui, nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập bộc lộ một cách sâu sắc niềm sung sướng về chiến thắng của dân tộc. Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm tha thiết , gắn bó sâu sắc của tác giả.
– Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng, kháng chiến, với Bác Hồ là những tình cảm cách mạng sâu sắc của thời đại mới. Những tình cảm ấy hòa nhập và tiếp nối mạch nguồn tình cảm yêu nước, đạo lí ân tình thủy chung vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc.
2. Nghệ thuật
+ Thể thơ: thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ dài, vừa tạo âm hưởng thống nhất mà lại biến hóa đa dạng.
+ Kết cấu: lối kết cấu đối đáp trong ca dao dân ca được vận dụng một cách thích hợp, tài tình
+ Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ)
+ Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, cách xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao khiến bài thơ như một bản tình ca về lòng thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc
Tìm Hiểu Bài Việt Bắc, Tố Hữu
Bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp một số nội dung kiến thức chung để các em có thể tìm hiểu bài Việt Bắc, Tố Hữu sâu rộng, đầy đủ nhất, đây cũng là tài liệu ôn thi cần thiết để giúp em ôn tập và củng cố kiến thức dễ dàng hơn, chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.
Đề bài: Tìm hiểu bài Việt Bắc, Tố Hữu
Tìm hiểu bài Việt Bắc, Tố Hữu
Bài mẫu: Tìm hiểu bài Việt Bắc, Tố Hữu
– Cảm nhận được một thời kì cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng – một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
– Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dào dạt thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
I. Tiểu dẫn: 1. Hoàn cảnh sáng tác:
Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc Đảng, Chính phủ trong những năm kháng chiến gian khổ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết ( tháng 7 – 1954 ), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
Tháng 10 – 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ôn lại một thời kì kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những con người kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng. Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Bố cục tác phẩm:
Bài thơ chia làm 2 phần:
– Phần đầu: tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.
– Phần cuối: nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc.
3. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích gồm phần đầu và một số đoạn tiêu biểu ở phần sau.
II. Đọc văn bản:
Kết cấu của bài thơ:
– Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Nhưng ở đây không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng và đồng vọng. Lời đáp không chỉ nhằm giải đáp cho những điều đặt ra của lời hỏi mà còn là sự tán đồng, làm cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng ngân vang những tình cảm thủy chung.
– Đây là lời chia tay, lời chào từ biệt của một người cán bộ để từ biệt Việt Bắc về xuôi. Gọi Việt Bắc là mình – gọi những người thân thiết, yêu quý, gần gũi – nhưng tác giả đã lồng vào đây một tình cảm mới của những người chia tay có tình nghĩa mặn nồng.
– Sáng tạo của tác giả: có khi ta và mình là hai nhân vật kẻ ở, người đi nhưng có khi lại tráo đổi cách xưng hô, biến hóa linh hoạt, chuyển hóa đa nghĩa, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, hòa nhập làm một để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được Tố Hữu sử dụng rất biến hóa: Mình về mình có nhớ ta( mình: người cán bộ ; ta: người Việt Bắc ), Ta về mình có nhớ ta ( ta: người cán bộ ; mình: người Việt Bắc ), Mình đi mình lại nhớ mình ( mình – hai chữ đầu: người cán bộ ; mình: người Việt Bắc),…
Tác giả đã sử dụng sáng tạo, linh hoạt từ mình, khi chỉ bản thân mình, khi lại chỉ người khác thân thiết như chính mình. Khi lại phân thân, hóa thânđể tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân. Nhưng cuối cùng vẫn là khẳng định tình cảm thắm thiết, keo sơn không thể tách rời giữa những người kháng chiến và nhân dân, đất nước.
– Bằng một âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm đầy ân nghĩa. Trong không khí ấy, mọi cảnh vật thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người, cho đến các hoạt động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hồi quang của hoài niệm với nỗi nhớ thiết tha, tất cả tạo nên một không gian – thời gian tâm tưởng cho bài thơ.
III. Đọc hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua hồi tưởng của tác giả: a. Vẻ đẹp thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc:
– Không gian ở đây là cảnh vật của núi rừng Việt Bắc, có những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo khác hẳn với những miền quê khác. Cảnh ấy được tái hiện lên trong nỗi nhớ của người cán bộ đã gắn bó lâu năm với Việt Bắc.
– Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau như sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, trong các mùa thay đổi,…
– Cảnh thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc:
+ Mùa đông nhớ màu xanh của núi rừng Việt Bắc, nhớ màu đỏ tươicủa hoa chuối như những ngọn lửa thắp sáng rừng xanh:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Màu xanh của rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu sáng lấp lánh của nắng ánh từ con dao; màu sắc ấy hòa hợp với nhau, làm nổi bật sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của thiên nhiên Việt Bắc, con người Việt Bắc đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời kháng chiến. Tố Hữu đã có một cái nhìn về sức mạnh tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân ta do cách mạng và kháng chiến mang lại. Người lao động sản xuất thì hào hùng đứng trên đèo cao ngập nắng và lộng gió.
+ Mùa xuân nhớ hoa mơ nở trằng rừng. Chữ trắng là tính từ chỉ màu sắc được chuyển thành bổ ngữ nở trắng rừng, gợi lên một thế giới hoa mơ bao phủ khắp mọi cánh rừng Việt Bắc màu trắng trong sáng, thanh khiết mênh mông và bao la:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón truốt từng sợi giang
+ Mùa hè với tiếng ve kêu làm nên khúc nhạc rừng, là nhớ màu vàngcủa rừng phách:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Tiếng ve kêu là âm thanh nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng sắc màu vàng rực, sóng sánh đổ loang cả rừng phách. Từ đổ diễn tả sự thay đổi luân phiên về thời gian, một chữ đổ rất tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống, đổ xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng.
+ Mùa thu lại nhớ trăng ngàn:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng rọi qua tán lá rừng xanh, trăng thanh mát rượi màuhòa bình nên thơ. Câu thơ đã gợi lên sắc màu thanh bình, thơ mộng trong ánh sáng dịu dàng của ánh trăng sáng sau chín năm kháng chiến.
Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Việt Bắc gắn với các mùa cụ thể, mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng biệt để tạo nên một bức tranh tứ bình về cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, mơ mộng và gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.
– Cảnh còn gắn bó với những kỉ niệm thương nhớ vơi đầy của nhà thơ: những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng đêm khuya, những núi rừng sông suối với những cái tên thân thuộc. Tất cả hiện lên lung linh đầy ắp những kỉ niệm của tác giả.
b. Vẻ đẹp con người Việt Bắc:
– Nhận xét chung: cứ một câu lục tả cảnh thì một câu bát tả con người.Như vậy, giữa con người và cảnh vật có mối quan hệ khăng khít, giao hòa.
– Con người được miêu tả là những con người rất bình thường, nhỏ bé, gắn với những công việc lao động cụ thể nhưng rất giàu ý nghĩa:
+ Nhớ người đi nương, đi rẫy dao gài thắt lưng trong thế mạnh mẽ, hào hùng đứng trên đèo cao nắng ánh,… Con dao của người đi nương đi rẫy phản quang nắng ánh rất gợi cảm: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
+ Nhớ người thợ thủ công đan nón chuốt từng sợi giang. Chuốt nghĩa là làm bóng lên những sợi giang mỏng manh. Có khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ mới có thể chuốt từng sợi giang để đan thành những chiếc nón, chiếc mũ phục vụ kháng chiến, để anh bộ đội đi chiến dịch cóánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Người đan nón được nhà thơ nói đến tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa, tính sáng tạo của đồng bào Việt Bắc.
+ Nhớ cô em gái hái măng một mình – mặc dù hái măng một mìnhnhư vậy nhưng vẫn không cảm thấy lẻ loi, vì cô đang lao động giữa khúc nhạc rừng, hái măng để góp phần nuôi quân. Cô gái hái măng là một nét vẽ trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu.
+ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng – hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, lam lũ, vất vả.
+ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung – Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhớ ai là nhớ về tất cả, về mọi người dân Việt Bắc giàu tình nghĩa thủy chung, đã hi sinh quên mình cho cách mạng và kháng chiến.
– Hình ảnh con người còn gắn với những kỉ niệm nặng nghĩa ân tình ( đây chính là sự lí giải của tác giả về cội nguồn dẫn đến chiến thắng của dân tộc ):
+ Đó là sức mạnh của tình nghĩa thủy chung của những tháng ngày đồng cam cộng khổ:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Cái đẹp nhất là ở nghĩa tình của con người, ở sự san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng ghánh vác nhiệm vụ. Nghĩa tình càng đẹp hơn trong cuộc sống gian nan, thiếu thốn, càng sắt son, thấm thía trong khó khăn thử thách.
+ Đó là cuộc sống gian khổ nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và tinh thần lạc quan:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
* Tóm lại, đoạn thơ Tố Hữu viết về thiên nhiên và con người Việt Bắc là đoạn thơ tràn đầy tình cảm nhớ nhung, thương mến. Điệp từ nhớ sao, nhớ từng vang lên tạo một âm điệu ngọt ngào, bồi hồi, diễn tả một nỗi nhớ dào dạt, vơi đầy của tác giả khi nói tới cảnh và người Việt Bắc. Cảnh và người gắn bó thân thiết như khắc họa nỗi nhớ riêng biệt về một vùng rừng núi trong kháng chiến với bao nghĩa tình.
2. Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến:
– Khái quát cảnh Việt Bắc trong những năm kháng chiến, bao trùm âm hưởng sử thi:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Điệp từ núi, rừng kết hợp với thủ pháp nhân hóa Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù như đã tạo nên một bức tường thành vững chắc, sức mạnh đoàn kết giữa con người và thiên nhiên.
– Nỗi nhớ những địa danh cụ thể trong kháng chiến:
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị – Hà…
Những địa danh như Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao – Lạng, Nhị – Hà,… đều gắn với những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến.
+ Ai về ai có nhớ không ? – câu hỏi phiếm chỉ với đại từ ai, hình như không hỏi riêng một người nào mà là hỏi tất cả những người đã từng gắn bó với Việt Bắc. Một câu hỏi gợi nhiều lưu luyến bâng khuâng, đậm đà tình nghĩa.
+ Điệp từ nhớ: một từ nhớ để hỏi mà có đến năm từ nhớ hô ứng trả lời. Nỗi nhớ bao trùm tất cả, nhớ đèo, nhớ sông, nhớ phố, nhớ những trận đánh đẫm máu, nhớ những chiến công oai hùng của một thời oanh liệt.
Nhớ trận Phủ Thông, đèo Giàng, với những lưỡi mác và ngọn giáo búp đa, anh bộ đội Cụ Hồ trong tư thế dũng sĩ lẫm liệt đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn những năm đầu kháng chiến.Nhớ sông Lô là nhớ chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947:
Tàu giặc đắm sông Lô
Tha hồ mà uống nước
Máu tanh đến bây giờ
Chưa tan mùi bữa trước
( Cá nước )
Nhớ phố Ràng là nhớ trận công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước trưởng thành trong kháng chiến của quân ta, để từ đó tiến lên đánh lớn và thắng lớn trong chiến dịch Biên giới giải phóng Cao Bằng, Lạng Sơn.
Nhớ từ … nhớ sang là nỗi nhớ dạt dào, mênh mông, nhớ tha thiết, bồi hồi.
– Tám câu thơ tiếp:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đên thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
+ Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ, hào hùng của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn ( Những đường Việt Bắc) và thời gian đằng đẵng ( Đêm đêm ) của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh rầm rập – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp là rung chuyển cả mặt đất. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh cường điệuĐêm đêm rầm rập như là đất rung để nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta quyết tâm chiến đấu bảo về độc lập, tự do.
Qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng, khí thế hào hùng ở Việt Bắc có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam không nhụt chí, trái lại vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi.
+ Hai câu tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Đó là một hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn. Từ láy điệp điệp trùng trùng khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ nhưnhững đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận. Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn ( chiến sĩ phải độimũ nan đan bằng tre lợp vải ) nhưng đoàn quân điệp điệp trùng trùngchính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng ánh sao, đó là ánh sao sáng hiện thực trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Hình ảnh ấy gợi liên tưởng tới hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơĐồng chí của Chính Hữu. Có điều nếu ánh trăng trong bài Đồng Chílà hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình, cho vẻ đẹp yên ấm của quê hương, thì ánh sao ở bài thơ này lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận.
+ Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất kì nơi đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Trên núi rừng Việt Bắc đêm khuya, cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Những bó đuốc đỏ rực soi rọi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương tải đạn. Có thể hình dung ở đó đủ cả trẻ già trai gái, họ đến từ nhiều miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở gồng gánh quyết tâm, kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Thành ngữ có câu chân cứng đá mềm, Tố Hữu chuyển thành Bước chân nát đá – hình ảnh cường điệu ấy khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, là cuộc chiến tranh toàn nhân dân, nó phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta nhất định thắng.
+ Hai câu thơ tiếp theo khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi ( câu thơ của Bác trong bài Mừng xuân 1947 ):
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo xuyên thủng màn đêm dày đặc nhưng hình ảnh đó cong mang ý nghĩa biểu tượng: ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Như vậy, đây cũng là một dấu hiệu nữa về sự trưởng thành của quân đội ta, sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết định sự thắng lợi. Đáng chú ý là hai câu thơ tạo ra tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: nếu câu trên khắc họa bóng đêm đen tối thăm thẳm gợi kiếp sống nô lệ của cả dân tộc dưới ách độ hộ của kẻ thù thì câu dưới lại bừng lên ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng huy hoàng, tương lai tốt đẹp. Thực ra trong đoạn thơ trên người ta đều nhận thấy sự đối lập này: Tố Hữu đã sử dụng cả một hệ thống từ chỉ ánh sáng như ánh sao, đỏ đuốc, lửa bay, bật sáng tương phản với một hệ thống chỉ bóng tối như đêm đêm, nghìn đêm, thăm thẳm – với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối dường như tác giả có dụng ý nêu bật xu thế của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hắc ám, đồng thời khẳng định những ngày tươi sáng, hạnh phúc nhất định sẽ tới với dân tộc ta.
– Bốn câu tiếp:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Bốn câu thơ trên diễn tả niềm vui chiến thắng giòn giã, dồn dập gắn với những địa danh nổi tiếng với những chiến công lấy lừng và thể hiện được tâm trạng náo nức của nhà thơ khi nói về những chiến công oanh liệt. Những từ như vui, vui về, vui từ, vui lên diễn tả niềm vui ngập tràn trong nhà thơ.
3. Niềm hi vọng về tương lai của tác giả:
Đoạn thơ mang âm hưởng tươi vui, rộn rã, tràn đầy hi vọng và niềm tin:
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời
Mái trường ngói mới đỏ tươi
Chợ vui trăm nẻo về khơi nguồn hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
– Đoạn thơ trên đã mở ra một viễn cảnh mơ ước với bức tranh mang tênNgày mai… Nét chủ đạo trong bức tranh ấy là Việt Bắc sẽ nối liền với miền xuôi và miền ngược – nơi núi rừng hoang vu, heo hút.
– Tố Hữu cũng mơ ước về một Việt Bắc có giao thông thuận tiện, điện tới mọi nhà, khoáng sản quý được khai thác, phố phường, trường học đua nhau mọc lên, chợ phiên đày ắp hàng hóa của mọi miền đất nước,… Những gì là mơ ước của một thời sẽ hiển hiện rạng rỡ giữa cuộc đời.
Tóm lại, đoạn thơ trên giống như một gạch nối: không có những ngày kháng chiến đầy gian khổ mà hào hùng với tinh thần anh dũng quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc thì ước mơ về ngày mai tươi đẹp ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Hơn thế, Tố Hữu còn nói lên niềm mong muốn đền đáp ân nghĩa: những con người thủy chung son sắt, hi sinh tất cả cho cách mạng và kháng chiến xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Cuộc sống ngày mai hạnh phúc, ấm no là cái đích hướng tới, là lí tưởng cao đẹp, là một nguồn sức mạnh to lớn của những người kháng chiến.
4. Hình tượng của Bác Hồ trong nỗi nhớ của người dân Việt Bắc:
– Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Như vậy, Bác được ví như người cầm lái vĩ đại đã đưa con thuyền cách mạng và kháng chiến đến bến bờ chiến thắng, người sẽ tiếp tục soi đường chỉ lối cho nhân dân ta tới ngày mai ánh sáng chan hòa.
– Hình ảnh của Bác Hồ được khắc họa cuối tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ, lòng kính yêu, tình lưu luyến của đồng bào các dân tộc đối với Bác khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô Hà Nội sau hơn ba ngàn ngày khói lửa:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường !
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người
+ Hai chữ thưa giùm là cách nói đậm đà của dân gian. Vì xa cách nên phải thưa giùm, gửi lời yêu thương, kính nhớ không nguôi nhớ Người. Nhớ không nguôi là nhớ da diết, nhớ day dứt triền miên. Kể từ ngày Người ở nước ngoài trở về Pắc Pó, Cao Bằng đến ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng ( 1941 – 1954 ), Bác đã sống và hoạt động giữa núi rừng Việt Bắc ( Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng ). Bác về lại Thủ đô nên đồng bào Việt Bắc mới có nỗi nhớ ấy:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Chữ nhớ là cảm xúc chủ đạo, thấm sâu vào trong lòng người, tỏa rộng ra trong không gian, thời gian và đã in đậm trên từng vần thơ của Tố Hữu.
+ Người đã về xuôi nhưng ta vẫn nhớ không nguôi. Nhớ cặp mắtsáng ngời của Bác, nhớ chiếc áo nâu dân dã, nhớ chiếc túi vải mà Người vẫn mặc, vẫn mang theo bên mình khi đi công tác, khi đi chiến dịch:
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường !
Các hoán dụ nghệ thuật ( mắt, áo nâu, túi vải ) tượng trưng cho sự thông minh tài trí, đời sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Chữ sáng ngời, đẹp tươi lạ thường đã gợi lên vẻ đẹp trí tuệ, cái thần thái và cốt cách của Bác, một con người xuất chúng đã kết tinh những tinh hoa văn hóa cổ kim đông tây. Bức truyền thần Hồ Chí Minh như được vẽ bằng màu sắc và ánh sáng tuyệt đẹp. Tố Hữu đã nhiều lần nói đến chiếc áo nâu của lãnh tụ. Một đời sống giản dị đáng yêu vô cùng:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
( Sáng tháng Năm )
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
( Bác ơi ! )
Và đôi mắt Bác Hồ, đôi mắt ấm áp tình thương, đôi mắt lạc quan yêu đời, đôi mắt của niềm tin dạt dào:
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha, đôi mắt mẹ hiền sao !
(…) Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi
( Sáng tháng Năm )
+ Bốn câu thơ tiếp theo thể hiện một nét đẹp, một phẩm chất cao quý của lãnh tụ, đó là phong thái ung dung tự tại của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại:
Nhớ người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ khi Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người
Bức chân dung Bác được vẽ bằng những nét vẽ động và sự phối sắc tài tình. Bác xuất hiện trên yên ngựa, trên đường suối reo với phong thái ung dung, với tư thế đĩnh đạc bước lên đèo. Cái nền của bức tranh rất đẹp: có màu trắng nhạt của tinh sương, có màu lóng lánh trong xanh của suối reo, có màu đất đỏ của con con đèo và có màu xanh của núi rừng Việt Bắc. Núi rừng được nhân hóa để nói lên thật cảm động tình lưu luyến của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ kính yêu: Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
Trong nỗi nhớ của người dân Việt Bắc, hình tượng Bác Hồ hiện lên đẹp như ông Tiên trong truyện cổ tích mà lại bình dị, thân quen, Người luôn luôn lo toan những công việc hệ trọng cho đất nước mà không tất bật, vội vàng, Người đi tới đâu núi rừng cũng hân hoan chào đón, bóng Người đã khuất xa nhưng hình ảnh của Người lại càng thêm ngời sáng trong tâm hồn mỗi người.
* Tóm lại, bằng tất cả sự thương yêu trìu mến xen lẫn với sự kính trọng, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình tượng Bác Hồ trong nỗi nhớ của người dân Việt Bắc: tài trí thông minh, giản dị, ung dung tự tại,… Điệp ngữ nhớđược kết hợp với các từ ngữ biểu cảm khác như: không nguôi nhớ Người,trông theo bóng Người đã diễn tả một cách thật cảm động mối quan hệ thân thiết tốt đẹp giữa lãnh tụ với nhân dân, giữa Bác với đồng bào Việt Bắc. Ngòi bút Tố Hữu rất giàu có khi nói về lãnh tụ: Bác, Người, ông Cụ,… đây là một cách nói vừa thành kính trang trọng, vừa dân dã binh dị.
5. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm – bài thơ đậm đà tính dân tộc:
– Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công kết hợp vơi kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được dùng một cách sáng tạo để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và Cách mạng.
– Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hóa linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa, biểu cảm phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta vàmình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.
– Những biện pháp tu từ ( nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng,… ) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng được dùng nhuần nhuyễn.
– Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng có những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng, hài hòa, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng / mang mai để già
…
Chiếu Nga Sơn / gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định / lụa hàng Hà Đông
– Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
+ Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, cụ thể:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
…
Nắng trưa rực sáng sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
+ Đó cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
…
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
– Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:
Mình về, mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
…
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
…
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
…
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thủy chung.
IV. Ghi nhớ:
– Nội dung:
Bài thơ ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng. Bài thơ còn thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa người cách mạng và người dân Việt Bắc, là khúc hát tâm tình chung của những con người trong kháng chiến. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi sáng, là bản hùng ca về chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn thể nhân dân ta.
– Nghệ thuật:
Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào, thiết tha của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của ông, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao kết hợp với những biện pháp tu từ và ngôn ngữ mang đậm khuynh hướng sử thi và sắc thái dân gian.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Tìm hiểu bài Việt Bắc bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc và cùng với phần Bức tranh Việt Bắc ra quân là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.
Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Viết một bài văn ngắn nêu lên những suy nghĩ của mình về nạn bạo lực học đường đang thường xuyên xảy ra hôm nay là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/tim-hieu-bai-viet-bac-to-huu-40868n.aspx
Việt Bắc Của Tố Hữu
+ Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
+ Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
+ Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
– Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm cho ai nhớ mình
Trâu về, xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.
– Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Ðá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa.
Nứa mai mình gửi quê nhà
Nước non đâu cũng là ta với mình
Thái Bình đồng lại tươi xanh
Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui…
– Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
– Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời
Mái trường ngói mới đỏ tươi.
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!
– Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…
– Lòng ta ơn Ðảng đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa nước non Hồng
Còn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.
Cầm tay nhau hát vui chung
Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Qua Đèo Ngang
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn, Nguyễn Khuyến có bài Qua Hoành Sơn… Nhưng tiêu biểu, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu cái hay của bài thơ này.
– Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Quê ở Hà Nội, sống vào khoảng cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
– Là một trong 3 nữ sĩ nổi tiếng của thơ ca trung đại Việt Nam mang đậm phong cách hoài cổ.
– Bà là người nổi tiếng hay chữ vì là con một ông Đốc học danh tiếng, nên được nhà vua mời vào kinh giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy các phi tần và các vị công chúa.
– Chồng bà là quan tri huyện của huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên mọi người gọi là là Bà Huyện Thanh Quan.
– Thơ của bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. Tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son một đi chưa trở lại. Đó là cái bài thơ hoài cổ, hoài thương rất điển hình. Đối với bà cái đẹp là dĩ vãng. Hiện tại vắng vẻ, quạnh hiu, chỉ là cái bóng mờ mờ của dĩ vãng mà thôi.
– Bà sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật: Thăng Long thành hoài cổ; Qua chùa Trấn Bắc; Chiều hôm nhớ nhà; Nhớ nhà; Tức cảnh chiều thu; Cảnh đền Trấn Võ; Cảnh Hương Sơn.
Dưới thời vua Minh Mạng, bà được vời vào kinh đô Huế, giữ chức Cung Trung Giáo Tập (Nữ quan dạy nghi lễ) để dạy nghi lễ cho các công chúa và cung phi. Trên đường đi vào Huế nhận chức, khi dừng chân nghỉ tại Đèo Ngang bà đã viết nên thi phẩm tuyệt tác này.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật: Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Chỉ có một vần được gieo ở cuối câu thơ và hiệp vần với nhau với nhau ở các câu: 1,2,4,6,8
– Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khung cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà.
– Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng của nữ sĩ khi dừng chân tại Đèo Ngang.
– Cảnh hoang vu, vắng vẻ lúc chiều tà:
– Từ láy gợi hình: lom khom, lác đác gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi, thưa thớt của người và vật.
– Dùng lượng từ: vài, mấy chỉ sự ít ỏi.
– Đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh sự sống và hoạt động của con người ở đèo Ngang.
– Nữ thi sĩ đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật rất quen thuộc trong thơ cổ đó là biện pháp: Tả cảnh ngụ tình.
– Sự xuất hiện âm thanh của tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa tạo nên một nét động trong bức tranh đèo Ngang.
– Nghệ thuật ẩn dụ, chơi chữ: mượn tiếng chim để bày tỏ lòng người có tác dụng:
+ Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc của người con xa xứ.
+ Diễn tả tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ nước
+ Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
– Câu thơ: “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước gợi một không gian mênh mông, bao la, bát ngát mà xa lạ.
– Trong bối cảnh không gian đó, con người sẽ cảm thấy mình cô đơn, lẻ loi, rợn ngợp.
– Cụm từ “tình riêng ta với ta” có ý nghĩa:
+ Tình riêng: tâm sự sâu kín, chỉ một mình mình biết, mình hay.
+ Ta với ta: mình đối diện với chính mình.
– Giọng thơ với âm hưởng, nhịp điệu như một tiếng thở dài, ngậm ngùi, nuối tiếc.
– Điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất số ít. Hai từ mà lại chỉ một con người để cực tả nỗi buồn thầm lặng cô đơn đến tột cùng của người lữ thứ.
– Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
– Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nhưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác. Nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ.
– Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, giọng hơ, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm.
– Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả.
– Thể thơ Đường luật sang trọng được sử dụng điêu luyện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Việt Bắc – Tố Hữu trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!