Cập nhật nội dung chi tiết về Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Truyền Thống Của Việt Nam mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.1 Mở bài
Cách 1: Giới thiệu trực tiếp
Nón là là một vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay, Hình ảnh nón lá dần dần đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam
Cách 2: dẫn dắt từ những câu thơ, câu văn về chiếc nón lá
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)
“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng”
Chiếc nón đã đi vào thơ ca Việt một cách hết sức tự nhiên như vậy đấy. Nón lá từ lâu đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, đi vào thơ ca nhạc họa để ca ngợi sự duyên dáng của người con gái Việt.
1.2 Thân bài
*Nguồn gốc của chiếc nón lá
Chiếc nón lá có lịch sử lâu đời, không ai biết rõ thời gian chính xác ra đời của chiếc nón lá này, chỉ biết từ rất lâu rồi đã có những làng nghề làm nón như làng Đồng Di, lang Dạ Lê, đặc biệt là làng nón Phủ Cam ở Huế.
Chính bởi sự xuất hiện lâu đời đó mà chiếc nón lá được khắc chạm trên một số đồ vật cổ như trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn.
*Cấu tạo chiếc nón lá
Một chiếc nón thông thường sẽ có hình chóp nhọn, có phần vành nón, chóp nón và quai nón.
Vành nón hình vòng tròn, có đường kính to nhỏ khác nhau, thân nón được xếp bởi nhiều lớp lá và nhiều nan nón có đường kính nhỏ dần từ vành nón lên tới chóp. Quai nón bằng vải nối phía trong từ phía bên này đến bên kia nón, dùng để đeo giữ nón không bị rơi.
*Nguyên liệu để làm nón lá
Nón thường được đan bằng các loại lá như lá cọ, rơm, tre, lá hồ, lá du quy diệp, lá nón.
Nan nón được làm bằng các thanh tre nhỏ, uốn thành hình vòng cung, lá nón được xếp vào khung nón và được ghim lại bằng sợi chỉ, các loại sợi tơ tằm hoặc dây cước để đảm bảo chắc chắn, giúp lớp lá không bị bung ra trong quá trình sử dụng.
Dây nón làm bằng vải mềm hoặc nhung để đeo trên cổ, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu, không có cảm giác khó thở hay cộm rát.
*Quy trình làm nón
Để làm ra một chiếc nón lá, người thợ nón phải lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng, xếp lớp tầm 24-25 lá một lớp rồi xếp trên khuôn nón. Giữa hai lớp lá nón thường lá một lớp bẹ tre khô để tăng độ cứng và bền chắc cho nón.
Tiếp theo, người thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón trên khuôn rồi bắt đầu công đoạn khâu nón, gắn kết phần là nón vào khung nón bằng những đường kim thật tinh tế, chắc chắn. Nón sau khi thành hình sẽ được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ, khó bị phai khi người sử dụng đi mưa, đi nắng.
Chiếc nón có thể được trang trí bằng những họa tiết đơn giản sau khi đã hoàn thành.
*Công dụng của chiếc nón
Chiếc nón được dùng để che mưa che nắng, làm quạt trong những ngày nắng nóng, đôi khi còn được dùng để đựng những vật dụng nhẹ.
Đặc biệt, nón lá còn trở thành một trong những món quà lưu niệm được nhiều du khách nước ngoài ưa thích.
*Ý nghĩa của nón lá
Chiếc nón không chỉ mang đến công dụng che mưa che nắng mà còn có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của người dân đất Việt. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp và sự duyên dáng của người phụ nữ.
Chiếc nón lá cùng với áo dài đã mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đẹp dịu dàng ra khắp năm châu bạn bè.
1,3 Kết bài
Khái quát về giá trị của chiếc nón lá và cảm nhận của người viết về vật dụng này.
2. Top 2 bài văn thuyết minh về chiếc nón lá hay nhất
2.1 Bài văn số 1 thuyết minh về chiếc nón lá
Bên cạnh tà áo dài thân thương – một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt, hình tượng chiếc nón lá cũng là một biểu trưng khiến chúng ta tự hào nhớ đến hai tiếng gọi thiêng liêng “Việt Nam” mỗi khi nhìn thấy ở bất kỳ nơi đâu. Chúng ta chắc hẳn không ai có thể quên được hình ảnh người con gái Việt với “tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay/nón bài thơ e lệ trong tay/thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng”.Thật vậy, khởi nguồn từ cuộc sống dung dị đời thường, bước vào thơ ca nhạc hoạ, hình ảnh chiếc nón lá qua bao thế kỷ thăng trầm vẫn vẹn nguyên một nét đẹp truyền thống hiếm có.
Nón lá vốn bắt nguồn từ lâu đời trong chiều dài lịch sử nước ta. Từ thời sơ khai, hình ảnh chiếc nón đã được sử dụng như một biểu tượng chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ và thạp đồng Đào Thịnh, những công cụ xuất hiện trong khoảng ba nghìn năm trước công nguyên so với thời đại ngày nay.
Trải qua những biến động của từng thời kỳ lịch sử, hình ảnh chiếc nón lá xuất hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, thơ ca văn hoá, khẳng định sự hiện diện của vật dụng này trong đời sống của người Việt từ lâu đời.
“Còn duyên nón vải quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”
Hay:
“Ơ này cô mặc áo nâu
Đầu đội nón lá, đi đâu vội vàng?”
Để có thể tạo nên một chiếc nón lá hoàn chỉnh, quá trình làm nón thực chất cũng phải trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ. Người làm nón có thể được ví như một nghệ nhân thực thụ. Từ những nguyên liệu thô sơ, giản dị phổ biến ở vùng quê Việt Nam, những nghệ nhân ấy đã có thể phù phép trở thành chiếc nón lá kỳ công, tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn đáp ứng tính thưởng lãm nghệ thuật.
Bắt đầu quá trình làm nón là công đoạn chọn lá. Lá sử dụng để làm nón là loại lá dừa thô hoặc lá cọ còn nguyên vẹn. Thông thường, lá cọ sẽ cho ra đời những chiếc nón tinh xảo, đẹp mắt hơn. Lá cọ dùng làm nón phải là loại lá đựa lựa chọn tỉ mỉ, màu trắng xanh, đường gân xanh rõ ràng, còn non vừa đúng chuẩn mà không phải quá già. Sau khi chọn được lá ưng ý, người làm nón tiến hành sấy khô lá bằng bếp than, sau đó mang ra phơi dưới trời sương khoảng độ từ hai đến bốn giờ để lá đạt được độ mềm, dai nhất định. Kết thúc công đoạn phơi lá, người làm nón phải trải và ủi phẳng lá bằng một miếng gang hơ qua lửa nóng. Lá dùng làm nón được cắt với độ dài đều nhau khoảng 50 cm.
Kế tiếp, đến công đoạn chuốt vành nón. Thông thường, công đoạn này cần đến sức khoẻ và sự nhanh nhẹn của những người thợ nam. Người này sử dụng một cây mác sắt, thực hiện chuốt lần lượt từng nan tre có đường kính rất nhỏ (nhỉnh hơn một chút so với que tăm tre) để các nan tre được tròn đều. Sau đó, uốn những nan tre đã chuốt thành các vòng tròn từ nhỏ đến lớn, tròn vành vạnh và đều nhau theo tỷ lệ kích thước (thường có 16 nan tre cho một chiếc nón). Những công việc này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm nón, có thể quyết định sự thành công ban đầu khi định dạng khung nón. Vì vậy, nếu nan tre không đều nhau thì phải thực hiện chuốt và uốn lại nhiều lần sao cho đạt đến một mức độ tiêu chuẩn nhất định. Những vòng nan tre sau đó được đặt lên khung hình chóp để tiến hành xếp lá lên khung. Công đoạn xếp lá đòi hỏi sự tỉ mỉ cao độ của người thợ làm nón. Các phiến lá xếp chồng lên nhau phải theo một chiều, trình tự nhất định và canh chỉnh sao cho không bị thiếu sót, dư thừa hay xô lệch.
Đặc biệt, nhắc đến chiếc nón lá không thể không nhắc đến một loại nón nổi tiếng đặc trưng: nón bài thơ của xứ Huế. Nón bài thơ được làm kỳ công và tỉ mỉ hơn hẳn các loại nón lá thông thường. Loại nón này rất mỏng, thanh thoát, nhẹ nhàng, được xếp chồng hai lớp lá với nhau và có một bài thơ được khéo léo xếp chồng giữa hai lớp lá. Khi soi lá lên ánh nắng, hình ảnh bài thơ hay các hình ảnh địa danh đặc trưng của Huế như chùa Thiên Mụ, tháp Bút, cầu Tràng Tiền,…hiện lên một cách kỳ diệu. Đây quả thực là sự kỳ công sáng tạo của người nghệ nhân.
Trở lại với quá trình làm nón lá, sau khi đã xếp các lớp lá đều khít chồng lên nhau, người thực hiện bắt đầu công đoạn chằm nón. Công đoạn này chính là việc sử dụng sợi nylon dẻo, dai, màu trắng trong suốt để chằm lên nhằm cố định lá và khung nón. Đường kim mũi chỉ khi chằm nón phải đều tăm tắp và không được đứt đoạn hay xô lệch nhau gây mất thẩm mỹ. Tại vòng nan thứ hai hoặc thứ ba từ dưới lên của chiếc nón, người thợ khâu thêm hai vòng chỉ đối xứng với nhau để buộc quai nón. Khi hoàn tất các đường chỉ, tại chóp nón, thợ làm nón đính thêm một mũi thêu chỉ bóng để chiếc nón đẹp mắt hơn.
Quai nón được làm bằng chất liệu mềm mại như vải lụa, nhung,…với các màu sắc rực rỡ hay đằm thắm đều có, tạo nét duyên dáng cho người đội nón. Chiếc nón có thể được tạo các đường thêu, hình thù đặc sắc như như hoa sen, hình ảnh các thiếu nữ,..trên mặt nón để góp phần tăng tính bắt mắt. Ngày nay, nón lá không chỉ được thiết kế đơn sơ nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng mà còn được chú trọng rất nhiều về tính thẩm mỹ, tăng thêm độ tinh xảo và ấn tượng trong quá trình làm nón. Khi hoàn tất các công đoạn trên, người làm nón dùng dầu bóng để phủ lên toàn bộ mặt ngoài nón, sau đó mang phơi dưới ánh nắng vừa phải để nón bền đẹp trong quá trình sử dụng.
Quá trình tạo ra chiếc nón lá có vẻ kỳ công và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cao của người làm nghề. Song, người làm nón lành nghề là những người có đôi tay thoăn thoắt, nhanh nhạy, khiến chúng ta hết sức ngưỡng mộ khi có thể tạo ra một chiếc nón với khoảng thời gian ngắn. Khách du lịch thập phương khi dừng chân tại những địa điểm làng nghề làm nón cũng tỏ vẻ rất thích thú khi tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình này. Nghề làm nón bên cạnh những ngành nghề thủ công khác vẫn còn được lưu truyền và thật may mắn vì vẫn chưa hề có dấu hiệu mai một theo thời gian.
Khắp chốn làng quê non nước Việt Nam, có thể nói nơi nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh của quen thuộc chiếc nón lá. Chiếc nón vốn là vật dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân quê trong lao động sản xuất cũng như đời sống hằng ngày. Khắp các nẻo đường làng, hình ảnh những người phụ nữ tảo tần vai quẩy đôi quang gánh, đầu đội chiếc nón lá cất lên tiếng rao hàng đã trở thành một hình ảnh đẹp. Nón lá trở thành người bạn đồng hành của người dân lao động. Nón lá giúp che mưa, che nắng. Nón lá tựa một chiếc quạt mang làn gió mát lành mỗi buổi trưa oi ả ngoài đồng. Những nữ sinh duyên dáng khi xưa với tà áo dài tinh khôi bước đi, tay che nghiêng chiếc nón lá bài thơ bên dòng sông Hương thơ mộng là hình thượng khơi nguồn cảm xúc cho biết bao văn nhân, thi sĩ. Nón lá là biểu trưng thể hiện nét đẹp duyên dáng, dịu dàng, e lệ của người con gái Việt; nét tảo tần của bao người phụ nữ Việt dãi nắng dầm sương. Chiếc nón lá xuất hiện nhiều hơn trong các tác phẩm văn nghệ, các bài múa ca ngợi nét đẹp truyền thống non nước, con người Việt Nam.
Để có thể phát huy hết vẻ đẹp của nón lá và giữ công dụng nón trong thời gian lâu nhất có thể, người sử dụng phải có những cách thức bảo quản nón lá đúng cách. Nón lá không nên được dùng để đi vào trời mưa, thay vào đó nên sử dụng ô để thay thế, bởi chất liệu lá khi tiếp xúc với nước sẽ ảnh hưởng đến độ bền đẹp của nón. Người sử dụng cần hạn chế dùng nón để quạt vè dễ gây móp méo, cong vành nón gây mất thẩm mỹ. Sau khi sử dụng, nên cất giữ, treo nón ở nơi bóng râm, tránh để nơi ánh nắng trực tiếp sẽ gây nóng giòn, hư hỏng chiếc nón.
Nón lá trải qua bao thăng trầm vẫn đồng hành cùng người Việt, cùng với chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp dịu dàng người con gái Việt Nam. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân quê Việt Nam mà ngày này đã trở thành một món quà lưu niệm độc đáo cho khách du lịch nhằm lưu giữ kỉ niệm khi đặt chân đến mảnh đất hiếu khách, nồng ấm tình người và dồi dào bản sắc dân tộc này. Những người con xa quê khi nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lá bỗng dưng lại có thể nhớ đến Việt Nam thân thương, nhớ về nơi quê nhà quen thuộc cất giữ bao tình cảm chân thành nồng hậu. Trong tương lai, hy vọng rằng hình ảnh chiếc nón lá vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống vốn có mà không hề bị pha tạp hay mai một để ngày càng vươn xa hơn, quảng bá cho thế giới về nét đẹp dân tộc Việt, trở thành một nét văn hoá đặc trưng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào khi nhớ đến đều có thể hãnh diện tự hào.
2.2 Bài văn số 2 thuyết minh về chiếc nón lá
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”
Chiếc nón lá cứ như vậy mà trở thành hình ảnh quen thuộc nhất, gắn với người bà, người mẹ, gắn với quê hương yêu dấu trong tiềm thức của mỗi người. Cùng với hình ảnh tà áo dài, chiếc nón lá là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các tác phẩm thơ ca, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt mỗi khi xa quê nhớ về.
Về nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam, không ai biết nón lá có từ bao giờ, chỉ biết nó đã được hình thành từ rất lâu. Vào khoảng 2500-3000 năm trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịnh, điều này chứng tỏ nón lá đã được sử dụng và có trở thành hình ảnh quen thuộc trước đó rất lâu rồi.
Một số làng nghề làm nón nổi tiếng đã có từ rất lâu đời như làng Đồng Di (Phú vang), làng Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế), đến nay còn có thêm làng Chuông vẫn còn giữ được những nét đặc sắc trong nghề làm nón. Trải qua nhiều những biến động, thăng trầm của lịch sử, nghề chằm nón vẫn còn tồn tại và duy trì tới ngày nay.
Nón lá có hình chóp nhọn, bao gồm một số bộ phận như vành nón, nan nón, thân nón, dây nón. Vành nón làm từ thanh tre mảnh, uốn cong, có đường kính khoảng 40-50 cm, nan nón là những thanh tre nhỏ hơn, đường kính cũng nhỏ dần từ vành lên tới chóp. Thân nón được phủ bằng những lớp lá khô, được xếp lớp và chằm cẩn thận để giúp người dùng tránh mưa tránh nắng. Dây nón thường được làm bằng vải mềm hoặc lụa để đeo vào cổ không gây cảm giác đau rát.
Về nguyên liệu làm nón, nón thường được làm từ nhiều loại lá khác nhau như lá dừa, lá cọ, lá nón. Lá phải được chọn lọc kĩ càng, là những chiếc lá to khỏe, không quá non, cũng không quá già, gân lá và màu lá phải đạt chuẩn, sau đó được đem đi sấy khô, mặt lá phải bóng.
Quy trình làm nón diễn ra vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và khéo léo của người thợ thủ công từ khâu chọn lá, sấy lá, ủi lá đến khâu chuốc vành, lên khung lá, xếp nón rồi chằm nón. Lá sau khi được chọn lọc cẩn thận sẽ được đem đi sấy khô, không được phơi nắng vì ánh nắng mặt trời sẽ làm cho lá giòn, dễ gãy. Lá sau khi được sấy sẽ được phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho mềm, sau đó được ủi cho phẳng trên bếp than có độ nắng vừa phải. Mỗi chiếc lá cần được cắt gọn gàng sao cho có cùng độ dài khoảng 50cm.
Đến công đoạn chuốc vành, lên khung lá, xếp nón, người thợ thủ công với cây mác sẽ chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và nhỏ gọn, sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật đều từ lớn đến nhỏ. Mỗi chiếc nón cần có đủ 16 nan tre, xếp lên khung với khoảng cách đều nhau.
Khi đã xong phần tạo khung và chuẩn bị lá, tiếp theo là đến giai đoạn chằm lá. Những chiếc lá được xếp cẩn thận lên khung, người thợ thủ công dùng sợi nilon dẻo, chắc để khâu nón, các lá nón phải được xếp ngay ngắn không xô lệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp mới có thể tạo thành một chiếc nón đẹp.
Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy chóp, người thợ thường dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc dây nón. Quai nón bằng những dải lụa nhiều màu sắc, mềm mại càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón, đặc biệt là người phụ nữ Việt với nét đẹp dịu dàng, thướt tha. Sau khi đã làm xong từng ấy công đoạn, chiếc nón sẽ được quét một lớp sơn phủ bóng lên bên trên để tăng độ bền chắc cho chiếc nón.
Chiếc nón thường được dùng cho mục đích che mưa, che nắng. Người nông dân Việt Nam vẫn thường dùng nón để đội đầu mỗi khi ra đồng bởi chiếc nón rộng vành, chắc chắn, nhẹ, sẽ tránh được cái nắng to soi chiếu lên phần đầu và mặt. Ca dao xưa cũng từng viết về công dụng của chiếc nón: “Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa lòng ta”
Chiếc nón còn được dùng trong biểu diễn nghệ thuật. Những tiết mục múa dân gian thường sử dụng đạo cụ là chiếc nón là, vừa là hình ảnh biểu tượng quen thuộc, vừa làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại, kín đáo của người phụ nữ Việt, gây ấn tượng độc đáo cho khán giả.
Nhắc đến nón lá, có lẽ ta sẽ không thể nào bỏ quên hình ảnh chiếc nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón đẹp mắt, tinh xảo như chắt chiu từng sự tỉ mẩn của người thợ làm nón và tình yêu nghề trong đó. Kể từ khi du lịch phát triển mạnh ở Huế, chiếc nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm đối với du khách, mang vẻ đẹp của người con gái xứ Huế mộng mơ đi khắp năm châu bốn biển.
Những cô gái xứ Huế với chiếc nón bài thơ, tà áo dài duyên dáng, thong dong tản bộ bên bờ sông Hương đã trở thành hình ảnh đẹp trong thơ ca:
“Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngụ đứng như mơ
Gió cầu vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ”
Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc vẫn thường được bắt gặp trong những câu ca dao quen thuộc như:
“Nón em chẳng đáng mấy đồng
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc nón vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm.”
Hay hình ảnh chiếc nón trong bài ca dao thể hiện sự chăm chút cho vẻ bề ngoài:
“Chưa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi, nón rách, quai nào thì quai”
hay:
“Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”
Trong nhiều bài thơ nổi tiếng, các tác giả cũng miêu tả hình ảnh người con gái Việt với chiếc nón lá, như trong “Việt Bắc”, Tố Hữu từng viết “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, hay trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành mười sáu trăng lên”
Để nón lá được bền lâu thì người sử dụng cũng cần phải cẩn trọng trong quá trình bảo quản nón. Trong quá trình sử dụng nón không nên ngồi hay dẫm chân lên nón, không sử dụng nón làm vật đựng những đồ nặng vì sẽ làm nón méo mó, mất đi hình dạng ban đầu. Khi không sử dụng, nón cần được treo ở nơi cao ráo để tránh ẩm mốc.
Chiếc nón lá đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhắc nhớ về. Vẫn còn đó những câu thơ trong bài “Nón lá” của Nguyễn Lãm Thắng về chiếc nón lá Việt Nam để khẳng định giá trị của nó trong đời sống tâm hồn Việt:
“Mỏng manh chiếc nón, ấy mà
Che mưa che nắng đường xa mẹ về
Từ phố thị đến làng quê
Ở đâu nón cũng nguyện che mái đầu
Nón che cái nắng qua cầu
Chị đi đến lớp mặc dầu nắng oi
Nón che từng giọt mưa rơi
Chiều đông cha vẫn ra nơi ruộng đồng
Giúp người nón mãi ước mong
Dẫu bao mưa nắng nón không ngại ngần.”
Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
***
Hướng dẫn làm bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 8
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: thuyết minh về nguồn gốc, cấu tạo, hình dáng, tác dụng, ý nghĩa,… của chiếc nón lá Việt Nam
– Đối tượng làm bài: chiếc nón lá Việt Nam
– Phương pháp làm bài: thuyết minh
2. Các luận điểm chính cần triển khai
Luận điểm 1: Cấu tạo của chiếc nón lá
Luận điểm 2: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần của chiếc nón lá
I/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/ Thân bài:
– Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…
– Cách làm nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
– Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
– Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành… và nón cổ điển như nón lá… đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
– Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
– Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá “Múa nón” rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/ Kết bài: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
4. Sơ đồ tư duy
5. Kiến thức bổ sung
Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề làm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) , Trường Giang (Nông Cống) , đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế)… Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Từ 2500-3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh,…
Văn mẫu tham khảo thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là tà áo dài duyên dáng và chiếc nón lá nghiêng nghiêng. Hình ảnh chiếc nón lá quen thuộc và gần gũi với đời sống người phụ nữ, không chỉ giúp che mưa, che nắng mà đó còn là một nét đẹp giản dị.
Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.
Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá cọ, vài mảnh tre, cộng thêm những sợi chỉ màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người đan nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, đan nón, cho đến trang trí,… Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.
Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá cọ đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là phơi lá cho khô, thường thì phơi từ 2-3 nắng, nếu lá không được phơi kĩ thường sẽ có những đốm đen, những vệt xám và không có màu trắng đẹp. Tre dùng để đan nón thường được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc sợi tre tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn. Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá cọ và nan tre, lá được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người nghệ nhân làm nón. Và hơn hết để tạo nên vẻ đẹp cho chiếc nón, làm cho chiếc nón lá có hồn hơn, khâu trang trí là không thể thiếu. Những chiếc nón sau khi được đan xong, thường được trang trí những họa tiết bắt mắt như những mảnh hình xinh xắn về non nước Việt Nam, hay những loài hoa sặc sỡ sắc màu, thêm vài sợi chỉ màu buộc quanh để tô thêm vẻ đẹp quyến rũ cho chiếc nón lá. Và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Cuối cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn.
Chiếc nón lá là một vật dụng hết sức quen thuộc với người dân lao động Việt Nam, nó có thể che nắng che mưa rất hiệu quả, với tính năng gọn nhẹ, không thấm nước nó càng trỏ nên hữu dụng với mọi người. Ngoài ra, sau những giờ làm việc mệt nhọc, những trưa hè nóng bức chiếc nón lá cũng như một chiếc quạt, nhẹ nhàng mang từng cơn gió mát rượi về, những bác nông dân làm ruộng đồng, những người phụ nữ vất vả như cũng bớt đi nắng mưa, vơi đi chút mệt nhọc nào đó. Chiếc nón lá như một một người bạn giúp san sẻ bớt những gánh nặng của cuộc đời lam lũ.
Không chỉ có thế, ngày nay, chiếc nón lá còn là một phần của thời trang hiện đại. Chiếc nón lá luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bên tà áo dài thướt tha, chiếc nón lá như tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ duyên dáng, hiền lành, chăm chỉ.
Chiếc nón lá gần gũi và hữu dụng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào từng câu thơ, khúc hát, nó không chỉ là nét văn hóa mà là dáng hình thân thương đầy duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 trước Công nguyên và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam. Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.
Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá.
Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vây? Tà áo dài là trang phục truyền thống của chúng ta, vậy còn nón lá thì sao? Nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt. Bởi lẽ, chúng ta là một nước nông nghiệp, việc làm ngoài trời rất nhiều lại cộng thêm thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng tiện lợi để che nắng khi làm việc và nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng mấp mô giữa đồng luôn là hình tượng khó có thể phai nhòa. Không chỉ thế, nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương.
Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ man về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các loại nguyên liệu, người làm nón sẽ bắt đầu vào các giai đoạn các bước làm thành sản phẩm – nón lá. Trước tiên là khâu làm vành nón. Đây là khâu vô cùng quan trọng để tạo ra sự chắc chắn cũng như bền đẹp của chiếc nón. Vành nón được làm bằng nan tre, người làm nón sẽ dùng sự khéo léo của mình để uốn nan tre đó thành những vòng tròn có đường ính từ nhỏ đến lớn sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khung nón đã xong. Tiếp theo là giai đoạn chằm nón. Giai đoạn này, người làm nón sẽ dùng một loại dây có chất liệu đặc biệt, có độ dai và màu trong suốt được làm từ nilon hoặc polieste. Nhờ loại dây chỉ đặc biệt này mà khung nón và lá nón được gắn kết với nhau. Người làm nón sẽ lấy từng lớp lá từng lớp để khâu tỉ mỉ chúng chắc chắn vào khung nón. Làm xong giai đoạn chằm nón này có thể được coi như đã thành sả phẩm hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là trang trí và hoàn tất sản phẩm. Trang trí nón lá có rất nhiều cách. Thường họ sẽ thểu hình ảnh hoặc chữ nên trên bề mặt nón hoặc bên trong nón có khâu kèm các hình ảnh thần tượng hoặc diễn viên. Ngày nay, trang trí nón rất đa dạng và không giới hạn, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Cuối cùng sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn.
Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá.
Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.
Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.
Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.
Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.
Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.
Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.
Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu lớp 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và chọn lọc. Chúc các em luôn học tốt !
Tâm Phương (Tổng hợp)
Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Hay Nhất
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam hay nhất
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM LỚP 9
Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Nón lá Việt Nam có lịch sử lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Để làm được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá nón( hoặc có nơi dùng lá cọ), lá buông- một loại lá họ hàng với lá cọ( thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Ngoài ra còn cần đến tre, nứa, cước. Để làm nón đẹp khâu chọn lá rất quan trọng. Lá nón màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mướt là đẹp nhất. Người ta thường khai thác lá nón ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sauk hi cắt lá về phải xử lí đúng quy trình kĩ thuật. Đầu tiên phải sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu. Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Người ta dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn, cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu ” Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”.Sau khung làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau. Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.
Ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nón lá nổi tiếng. Ở miền Bắc có làng Chuông, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Miền Trung có làng nón Ba Đồn Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ của Thừa Thiên Huế. Với người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân, nón lá là vật dụng cần thiết. Nón lá dùng để che nắng, che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng. Với các cô gái, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng thấy thấp thoáng những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng tre. Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.
Ngày nay có rất nhiều vật dụng như mũ, ô…ra đời dần dần có thể thay thế nón nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn chiếm một vị rí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng nét đẹp truyền thống này.
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM
Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.
Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Loại nón đặc trưng của dân Bắc Kì xưa là nón thúng rộng vành. Nón có vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao. Nón thúng lại có ba loại: nón nhỡ, nón đấu và nón mười (còn gọi là nón ba tầm). Nón ba tầm đẹp, được ken lá, chọn lựa kĩ càng và khâu tỉ mỉ từng đường đều đặn. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.
Nón lá phân bố khắp nơi nơi từ miền xuôi lên miền ngược, từ Nam ra Bắc với các làng nghề truyền thống nổi tiếng như ở làng Chuông ( Hà Nội), Huế, Quảng Bình…
Trước kia, nghề làm nón là nghề hoàn toàn thủ công . Ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy móc nhưng vẫn không thể thiếu bàn tay khéo léo của con người. Làm nón không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và có lòng say mê. Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau. Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.
Nón có thể đội trên đầu mà không rơi là nhờ quai nón. Nón ba tầm thường dùng quai thao, đây là sợi dây đệt bằng tơ, ở hai đầu có tua thao mềm mại để tôn tính cách hiền hòa của người Việt Nam. Còn phần lớn quai nón được làm công phu bằng những dải lụa nõn nà, đủ màu sắc như trắng trinh bạch, tím thủy chung, đen gấm sang trọng…
Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.
Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đêt những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM LỚP 9
Ở một lúc nào đó nơi xứ người, thấy một tà áo trắng tung bay trong gió bên chiếc nón lá nhỏ xinh có thể khiến bất cứ người con Việt Nam cảm thấy xúc động và tự hào về quê hương mình. Và tự bao giờ, cùng với tà áo dài, chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ, cho người nông dân Việt Nam.
Được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống lao động nhưng ít ai có thể nói được nguồn gốc ra đời của chiếc nón lá. Không ai biết về nơi chính xác nó ra đời, cũng không có những câu chuyện cổ tích về những chiếc nón. Chỉ biết rằng những chiếc nón xưa nhất được tìm thấy khắc trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn và thạp đồng Đào Thịnh cách chúng ta từ 2500 năm đến 3000 năm về trước.
Về phần cấu tạo, theo thời gian, chiếc nón cũng có những thay đổi rất đa dạng để phù hợp và thích ứng. Trong xã hội phong kiến, nón lá được chia thành nhiều loại theo các giai cấp xã hội khác nhau. Những anh lính có riêng cho mình những chiếc nón dấu với kích thước nhỏ, ở chóp có dấu lông gà. Chẳng thế mà dân gian có câu: “Cậu cai nón dấu lông gà” (Ca dao). Nón dừa với kích thước nhỏ, chóp nhọn, vành rộng, xuôi xuống dành cho những cao nhân mặc khách trong giang hồ. Có loại nón ba tầng hay còn gọi là nón quai thao được làm để dành riêng cho những cô gái Kinh Bắc với vành rộng và thẳng như cái mâm. Những chiếc nón chúng ta thấy nhiều nhất ngày nay, cũng là nón phổ biến trong lao động được gọi là nón nhỡ. Chiếc nón với chóp nhọn, vành rộng, thành dốc, rất hữu dụng cho việc che mưa che nắng.
Chiếc nón lá trông thật đơn giản mà để làm ra nó thì thật không đơn giản như thế. Nguyên liệu làm nón gồm có lá cọ, tre, nứa và chỉ cước. Quy trình đầu tiên là làm khung nón: gồm 16 vành, tre, nứa bánh tẻ vừa mềm để dễ uốn. Quai nón thường làm bằng vải lụa, vải nhung hay vải von với đủ màu sắc. Trong quá trình làm nón, công phu nhất là khâu chọn lá và là lá. Lá cọ phải là lá bánh tẻ không quá to, quá nhỏ, nên lấy từ vùng trung du, được phơi trong nắng vừa. Nếu nắng gắt sẽ khiến lá bị giòn trong khi trời mưa sẽ làm mốc lá. Sau đó, người ta dùng một miếng sắt, than đã được nung đỏ bởi bếp than hồng để là thẳng và trơn cho chiếc lá. Là lá đòi hỏi phải có chuyên môn cao nếu không lá rất dễ bị giòn gãy hoặc bị nhăn, ngả vàng. Tiếp theo, những chiếc lá được đặt trên chiếc kung có sẵn sao cho các gân lá đều phải đều nhau. Những mũi khâu điêu luyện lượn từ đỉnh đến đáy sao cho không để lộ chỉ mới gọi là đạt yêu cầu. Cuối cùng, ở phần đáy nón được khâu đối xứng để làm nhôi và qua nón. Những chiếc nón còn được làm đẹp với những bức tranh phong cảnh bên ngoài hay những chiếc quai bằng vải nhung, lụa đầy duyên dáng.
Những làng nghề làm nón lâu năm đã trở thành “thương hiệu” khắp đất nước có thể kể đến như: làng Chuông (Hà Tây) hay ở tỉnh Quảng Bình, cố đô Huế, … Nếu như nón Quảng Bình và Hà Tây mang vẻ đẹp khỏe khoắn, giản dị, phù hợp với người lao động:
“Muốn ăn cơm trắng, cơm mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
(Ca dao)
thì những chiếc nón Huế lại rất mềm mại, là biểu tượng của sự nên thơ, trầm mặc của con người và mảnh đất cố đô. Người làm nón Huế thường đặt vào giữa hai lớp lá hình ảnh chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền hay một bài thơ trữ tình. Vì thế, một tên gọi khác của nón Huế chính là nón bài thơ.
Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành người bạn quen thuộc của người nông dân những làng quê. Trong cuộc sống lao động, những chiếc nón là vật che mưa che nặng, cùng những người nông dân “một nắng hai sương”. Trong đời sống tinh thần của con người, chiếc nón còn trở thành quà tặng của các bà mẹ dành cho con gái vào ngày lấy chồng với mong muốn con sẽ trở thành một nàng dâu ngoan hiền, đảm đang. Đi vào thơ ca nhạc họa, rất nhiều những bài thơ, lời hát được cất lên như những món ăn tinh thần không thể thiếu. Đặc biệt, chiếc nón còn là hình ảnh cho nỗi vất vả, tảo tần cũng như những phẩm chất đáng quý của bà, của mẹ, của người phụ Việt Nam bao đời. Vì vậy, dẫu ở dải đất chữ S hay đi khắp năm châu bốn biển, chỉ cần nơi đâu có chiếc áo dài tung bay hay những chiếc nón bài thơ, ở đó có tâm hồn Việt Nam, có sức sống Việt Nam.
Chiếc nón hữu ích và giá trị như thế, cần được bảo quản và giữ gìn cẩn thận. Khi mua nón, cần hơ nón trên ngọn lửa diêm sinh hay phết lên một lớp dầu mỡ để chiếc nón bền, đẹp, không bị mốc. Sau mỗi lần sử dụng, nên treo nón lên để tránh bị va chạm hay bị bẹp.
Ngày nay, xã hội hiện đại với sự xuất hiện của ô, mũ, dù thời trang lấn át dần nón lá truyền thống. Nhưng nón lá vẫn tồn tại và ăn sâu vào đời sống lao động, đời sống tâm hồn của người dân, là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, giản dị, chân chất, yêu thương.
Thuyết Minh Truyện Ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng Của O.hen
Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
Hướng dẫn làm bài
– Về nội dung.
+ Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người.
Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau, trong đó Bơ-men là nhân vật nổi bật nhất nhằm ca ngợi tình bạn thủy chung, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao cả của nghệ thuật.
+ Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống, đã bất chấp tuổi già và gió rét mà vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời : còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.
+ Truyện được đặt trong không gian (hay nói đúng hơn là kể về một phần cuộc sống của một xóm nghèo ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn mà cư dân gồm toàn những họa sĩ) vào thời gian là những ngày mùa đông lãnh lẽo.
Việc khắc họa tỉ mỉ không gian và thời gian ấy nhằm làm nổi bật rõ cảnh ngộ éo le, khó khăn thê thảm của xóm họa sĩ nghèo.
+ Tuổi tác, tính tình kết hợp với hình ảnh tấm vải vẽ trống trơn thể hiện rằng nỗi trăn trở muốn vẽ một kiệt tác của họa sĩ Bơ-men là nỗi trăn trở. Khát khao lớn của cả đời ông. Đó là ấp ủ của cả đời cụ mà chưa có điều kiện để thực hiện và luôn luôn cụ vẫn mong thực hiện cho được.
Chiếc là ” thường xuân ” cụ vẽ trên tường đối với cụ và đối với nhiều người khác, quả là một kiệt tác. Vì bức vẽ đó đã có tác dụng khơi dậy nỗi ham sống, nghị lực vươn lên sống, chiến thắng được bệnh tật ở Giôn-xi. Đó là một hiệu quả thực sự to lớn mà không nhiều họa sĩ làm được.
– Về nghệ thuật.
Tham khảo bài làm của Gia Linh từ Ông Thầy Say Thơ
Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở.
O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng.
Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình.
Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men – con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động.
Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này.
Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri.
Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.
Bài viết gợi ý:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Truyền Thống Của Việt Nam trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!