Đề Xuất 5/2023 # Thủ Tướng Chủ Trì Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10 # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Thủ Tướng Chủ Trì Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tướng Chủ Trì Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Sáng nay, 30/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2020, bàn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội 10 tháng qua, trong đó có việc khắc phục hậu quả của bão lũ ở miền Trung.

Trong tháng 10, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có sự cải thiện hơn so với tháng các trước khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, đến nay gần 60 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước đã bước tăng trưởng khá.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2020 cùng mức tăng 0,09% so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước – đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một điểm sáng với mức xuất siêu kỷ lục, trên 18,7 tỷ USD. Nông nghiệp tiếp tục giữ ổn định thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Giá cả nông sản cơ bản ổn định; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm.

Sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp tục khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2020; đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại dịch vụ trong tháng 10 tiếp tục xu hướng tăng (tháng 10 tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước).

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tháng 10 khởi sắc, tăng 18,4% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước tính đạt 52.000 tỷ đồng, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 ước tính đạt 14.800 lượt người, tăng 7,6% so với tháng trước (do nước ta chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế nên đối tượng khách quốc tế hiện là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam).

Nguồn: chinhphu.vn

Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10/2020

Quang cảnh phiên họp 

Ngay đầu phiên họp, Chính phủ đã dành một phút mặc niệm, chia sẻ sâu sắc những đau thương, mất mát to lớn về người và tài sản của đồng bào, người dân, sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ do bão lũ lịch sử gây ra ở miền Trung.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tháng 10 vừa qua đã xảy ra bão lũ liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân. Đến nay, đã có tới 230 người đã mất, trong đó có nhiều cán bộ, sĩ quan quân đội và công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Vẫn còn nhiều đồng bào gặp nạn ở biển khơi, bị núi lở vùi lấp ở miền núi xa xôi, chưa được tìm thấy.

Đánh giá cao các lực lượng chức năng, quân đội, công an đã tích cực tham gia các đợt cứu hộ, cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp cứu hộ, cứu nạn quyết liệt, kịp thời sơ tán 1,3 triệu dân đến nơi an toàn; đã thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Ban, không chỉ đóng ở Đà Nẵng mà còn di chuyển vào Tam Kỳ, Quảng Nam; một bộ phận trực tiếp vào Quảng Ngãi. Trong bão lũ, càng khó khăn chúng ta càng thấy rõ sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của cả dân tộc; tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào, đồng chí hướng về miền Trung ruột thịt.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai sớm tổng hợp, đề xuất Chính phủ những biện pháp hỗ trợ đối với các địa phương bị thiệt hại nặng nề, như hỗ trợ về sản xuất, an sinh… tạo sinh kế cho người dân, không để người dân bị thiếu đói; có biện pháp không để các loại vật liệu như tôn, ngói, xi măng… người dân vùng lũ cần mua lại không có hoặc bị đẩy giá lên cao. Thủ tướng nhất trí việc hỗ trợ một khoản tiền cần thiết cho những hộ dân có nhà bị sụp đổ, hư hỏng nặng; yêu cầu Bộ Tài chính sớm thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời hỗ trợ cho các địa phương. Ngành ngân hàng thực hiện việc giảm, giãn, hoãn, xóa những khoản nợ theo quy định của pháp luật đối với vùng bị thiệt hại bởi thiên tai. Bộ Công Thương bảo đảm về giá cả, cung cấp điện cho người dân.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp

“Để thể hiện tình cảm yêu quý, tình tương thân tương ái của nhân dân hai miền Nam-Bắc đối với nhân dân miền Trung, chúng ta phải tăng sức sản xuất, phải làm gấp đôi, gấp ba, quyết liệt hơn để bù đắp sự tổn thất, mất mất của nhân dân miền Trung”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các tháng gần đây. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 chỉ tăng 0,09% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020; tính chung 10 tháng năm 2020, CPI bình quân tăng 3,71% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, thị trường chứng khoán tiếp tục chuyển biến tích cực. Xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, tính chung 10 tháng xuất siêu ước đạt mức kỷ lục, 18,72 tỷ USD. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, trong 10 tháng giải ngân trên 321,5 nghìn tỷ đồng, đạt 68,3% kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 chỉ đạt 54,69%) .

Công tác bảo đảm an sinh xã hội được chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt. Trước tình hình bão lụt nghiêm trọng tại các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ, cung cấp lương thực, phương tiện… kịp thời cứu trợ khẩn cấp cho người dân; xử lý môi trường, hạn chế tối đa ô nhiễm và khả năng dịch bệnh sau thiên tai; nhân dân cả nước kịp thời chung tay cùng các cấp, các ngành chia sẻ, hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng giảm bớt khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2020 còn có nhiều điểm cần đặc biệt lưu ý, trong đó nổi lên là nền kinh tế đã có sự phục hồi nhưng còn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các ngành, lĩnh vực; qua số liệu thống kê về tình hình đăng ký doanh nghiệp và hoạt động doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng rất trực diện và lâu dài của đại dịch COVID-19; tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức thấp; tình hình thiên tai, bão lụt diễn biến phức tạp, trực tiếp đe dọa đến tính mạng, tài sản, đời sống người dân và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế-xã hội, đây là một trở ngại lớn mà đất nước ta phải đối mặt, ứng phó.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và đại biểu tham dự, kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định, công tác phòng chống bão lũ thời gian qua được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đã chung sức, đồng lòng chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ, sạt lở ở miền Trung nhưng do bão lũ lịch sử, xảy ra liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, nên đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Tình hình dịch COVID-19 ở nước ta tiếp tục được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi tập trung phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu; xuất khẩu phục hồi khả quan, thặng dư thương mại đạt mức cao kỷ lục; giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh… Nền kinh tế nước ta đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III, khả năng năm 2020 có thể đạt mức tăng trưởng 2 đến 3%.

IMF dự báo Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD), Malaysia (336,3 tỷ USD), đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và 7,8% vào năm 2021. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,5 đến 3% năm 2020.

Dẫn lại nhận định, dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là cơ sở để chúng ta có thêm niềm tin, tuy nhiên, không được chủ quan khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Còn nhiều rủi ro, thách thức từ bên ngoài như căng thẳng thương mại và cạnh tranh công nghệ, bất ổn tài chính toàn cầu…; ở trong nước, thiên tai, lũ lụt vẫn diễn biến phức tạp. Ngành công nghiệp và xây dựng của nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng phục hồi chậm… Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương và các địa phương phải kích cầu tiêu dùng mạnh hơn. Về vấn đề tín dụng tăng trưởng còn thấp, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực này, đồng thời kiểm soát tốt nợ xấu.

Nhấn mạnh việc “chúng ta phải tiếp tục thực hiện thành công hơn nữa mục tiêu kép”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung, dồn “cả tâm, cả sức” khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề tại các tỉnh miền Trung, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân. Khẩn trương có phương án chạy đua với thời gian, cứu người là ưu tiên cao nhất, không để người dân bị đói, bị rét, màn trời chiếu đất.

Đồng thời, không được chủ quan, lơ là, để dịch bệnh bùng phát trở lại. Phải quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu, theo dõi y tế đối với người nhập cảnh. Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chuyên gia, nhà đầu tư, đón công dân về nước, phải “thần tốc, thần tốc hơn nữa khi phát hiện có ca nhiễm”. Đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng năm 2020 từ 2,5 đến 3%. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng; chú ý kích cầu thị trường nội địa gần 100 triệu dân, thúc đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa; tiếp tục khơi thông xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chiến lược số mà Thủ tướng đã ban hành. “Tôi xin nhắc lại, tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đặt ra, cho nên cần cải thiện hạ tầng số, khu công nghệ thông tin, băng thông rộng quốc tế, hệ thống cơ sở để triển khai 5G quy mô quốc gia”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ hiện nay, đồng thời cũng có thể nghiên cứu, sớm đề xuất gói hỗ trợ bổ sung đợt 2 phù hợp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc rà soát tiếp thu ý kiến, có điều chỉnh phù hợp với bộ sách giáo khoa lớp 1 với tinh thần minh bạch, rõ ràng; có giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, sinh viên các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ, bảo đảm duy trì chương trình, nội dung học tập.  

Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát bổ sung quy định về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn, cắt giảm chi phí ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ về khoa học công nghệ.

“Tinh thần là càng khó khăn, chúng ta càng quyết tâm hơn nữa, ý chí hơn nữa để đưa đất nước tiến lên. Tình cảm tương thân tương ái của nhân dân với miền Trung chính là phải tăng sức sản xuất, phải làm nhiều hơn nữa để bù đắp cho tổn thất, đau thương, mất mát về cơ sở vật chất, đời sống của người dân miền Trung. Vì vậy, các cấp, các ngành cần có kế hoạch tăng tốc 2 tháng cuối năm, chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch năm 2021”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

PV

Nghị Quyết Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10 2022

Đây là nội dung tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020 vừa được Chính phủ ban hành.

Trong đó, về công tác ứng phó bão lũ, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống người dân, Nghị quyết nêu rõ, vừa qua, tại các tỉnh miền Trung xảy ra liên tiếp tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ”, riêng tháng 10 có tới 4 cơn bão lớn, trong đó cơn bão số 9 được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua đã gây mưa, lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng và sạt lở đất nghiêm trọng ở nhiều điểm, ảnh hưởng rất nặng nề đến sản xuất và đời sống của hàng triệu người dân.

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, nhất là cấp ủy, chính quyền các địa phương chủ động ứng phó quyết liệt, kịp thời với phương châm “4 tại chỗ”; thành lập Sở chỉ huy tiền phương ngay tại tâm bão để chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xuất cấp hàng chục nghìn tấn gạo và bảo đảm nhu yếu phẩm cho người dân;…

Chính phủ chia sẻ mất mát, khó khăn của đồng bào miền Trung, đặc biệt là gia đình của những người bị nạn, các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Trong khó khăn, hoạn nạn, chúng ta càng thấy ngời sáng tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào, đồng chí, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả nước cùng hướng về miền Trung ruột thịt. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, với tinh thần sẻ chia, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đã có nhiều việc làm thiết thực hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, thể hiện nét đẹp văn hoá, truyền thống và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo huy động phương tiện, lực lượng cần thiết, khẩn cấp triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm các nạn nhân, người mất tích do bị sạt lở đất, ngư dân mất liên lạc trên biển; đồng thời có phương án bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia tìm kiêm cứu nạn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với thiên tai. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương khôi phục lại hoạt động của các cơ sở y tế bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ; tập trung huy động nguồn lực cứu chữa những người bị nạn. Đồng thời, hướng dẫn, khuyến cáo cách xử lý nước sinh hoạt an toàn; bảo đảm vệ sinh môi trường và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các địa phương bị thiệt hại do thiên tai khắc phục khó khăn, bảo đảm các điều kiện cần thiết để học sinh sớm được đến trường; hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình dạy và học.

Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức cung ứng đầy đủ các hàng hóa, vật tư thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, bảo đảm bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương khôi phục hệ thống lưới điện, bảo đảm cung ứng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương có phương án khắc phục, khôi phục các cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là những khu vực giao thông bị chia cắt; bảo đảm an toàn giao thông vùng bị thiệt hại do thiên tai.

Tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

Để hoàn thành mức cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, trong thời gian còn lại của năm, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cả năm từ 2,5 – 3%; tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, các bộ, cơ quan, địa phương, nhất là hai Thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, nhất là kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, đeo khẩu trang tại nơi công cộng và nơi tập trung đông người. Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị trên diện rộng, khả năng truy vết, dự trữ đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế; chủ động sản xuất và hợp tác để người dân sớm tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19. Đồng thời, có giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi cho chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh và đón công dân về nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bảo đảm gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong công tác này, nhất là công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trong nước và FDI; các mô hình kinh tế mới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, không hạ chuẩn tín dụng. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Chủ động kế hoạch bảo đảm nguồn cung hàng hoá dịp cuối năm

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương có giải pháp sớm khôi phục các chuỗi cung ứng, thúc đẩy phát triển ngành logistics, công nghiệp hỗ trợ. Tranh thủ cơ hội duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA; tăng cường thực hiện các giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hoá. Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa phù hợp, tổ chức tốt các kênh phân phối hàng hóa gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chú trọng phát triển thương mại điện tử. Chủ động kế hoạch bảo đảm nguồn cung hàng hoá dịp cuối năm.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg để sớm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung quy định về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện, bổ sung chính sách và tập trung phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các ưu đãi hỗ trợ khoa học, công nghệ.

Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo phân công; khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, nhất là tại các nước dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Bộ Quốc phòng tiếp tục nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời, chính xác các tình huống, nhất là trên biển, để có phương án ứng phó kịp thời, không để bị động bất ngờ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Bộ Công an theo dõi sát tình hình, chủ động phương án, kế hoạch đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động, mở cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2021 và trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về những kết quả đạt được trong việc thực hiện “mục tiêu kép”; các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, tôn vinh những tấm gương người tốt, việc tốt, tấm gương hy sinh cao cả giúp người dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cấp hạ tầng số, công nghệ thông tin, băng thông rộng quốc tế để triển khai mạng 5G quy mô quốc gia.

* Chính phủ thống nhất đánh giá: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, nhân dân cả nước và cộng đông doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội nước ta có chuyển biến tích cực. Chúng ta tiếp tục kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, không để lây lan trong cộng đồng; tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và được các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao (Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2020 Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN-5, quy mô GDP đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á). Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục xu hướng giảm dần, bình quân 10 tháng tăng 3,71% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định. Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tiếp tục là điểm sáng; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 69,8% kế hoạch cả năm.

Nghị Quyết Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10/2020

Trong đó, về công tác ứng phó bão lũ, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống người dân, Nghị quyết nêu rõ, vừa qua, tại các tỉnh miền Trung xảy ra liên tiếp tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ”, riêng tháng 10 có tới 4 cơn bão lớn, trong đó cơn bão số 9 được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua đã gây mưa, lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng và sạt lở đất nghiêm trọng ở nhiều điểm, ảnh hưởng rất nặng nề đến sản xuất và đời sống của hàng triệu người dân.

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, nhất là cấp ủy, chính quyền các địa phương chủ động ứng phó quyết liệt, kịp thời với phương châm “4 tại chỗ”; thành lập Sở chỉ huy tiền phương ngay tại tâm bão để chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xuất cấp hàng chục nghìn tấn gạo và bảo đảm nhu yếu phẩm cho người dân;…

Chính phủ chia sẻ mất mát, khó khăn của đồng bào miền Trung, đặc biệt là gia đình của những người bị nạn, các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Trong khó khăn, hoạn nạn, chúng ta càng thấy ngời sáng tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào, đồng chí, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả nước cùng hướng về miền Trung ruột thịt. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, với tinh thần sẻ chia, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đã có nhiều việc làm thiết thực hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, thể hiện nét đẹp văn hoá, truyền thống và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo huy động phương tiện, lực lượng cần thiết, khẩn cấp triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm các nạn nhân, người mất tích do bị sạt lở đất, ngư dân mất liên lạc trên biển; đồng thời có phương án bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia tìm kiêm cứu nạn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với thiên tai. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương khôi phục lại hoạt động của các cơ sở y tế bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ; tập trung huy động nguồn lực cứu chữa những người bị nạn. Đồng thời, hướng dẫn, khuyến cáo cách xử lý nước sinh hoạt an toàn; bảo đảm vệ sinh môi trường và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các địa phương bị thiệt hại do thiên tai khắc phục khó khăn, bảo đảm các điều kiện cần thiết để học sinh sớm được đến trường; hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình dạy và học.

Tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

Để hoàn thành mức cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, trong thời gian còn lại của năm, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cả năm từ 2,5 – 3%; tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, các bộ, cơ quan, địa phương, nhất là hai Thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, nhất là kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, đeo khẩu trang tại nơi công cộng và nơi tập trung đông người. Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị trên diện rộng, khả năng truy vết, dự trữ đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế; chủ động sản xuất và hợp tác để người dân sớm tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19. Đồng thời, có giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi cho chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh và đón công dân về nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bảo đảm gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong công tác này, nhất là công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trong nước và FDI; các mô hình kinh tế mới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, không hạ chuẩn tín dụng. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Tăng cường giám sát việc phân phối, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo

Chính phủ thống nhất đánh giá: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, nhân dân cả nước và cộng đông doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội nước ta có chuyển biến tích cực. Chúng ta tiếp tục kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, không để lây lan trong cộng đồng; tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và được các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao (Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2020 Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN-5, quy mô GDP đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á). Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục xu hướng giảm dần, bình quân 10 tháng tăng 3,71% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định. Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tiếp tục là điểm sáng; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 69,8% kế hoạch cả năm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tướng Chủ Trì Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 10 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!