Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Năm 2022 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoảng 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.
Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014:
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Chú ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Cho nên trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại. Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cẩu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.
Theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 108/2018/NĐ – CP:
“Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.”
Như vậy, qui định này đã có phần thay thế cho khoản 3 Điều 51 của Nghị định 78/2015/NĐ – CP khi đã giới hạn lại việc đăng kí thay đổi thông tin cổ đông tại Phòng đăng kí kinh doanh. Trong trường hợp các cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho nhau thì không phải thông báo với Sở kế hoạch đầu tư mà chỉ cần thực hiện chuyển nhượng nội bộ lưu lại văn phòng công ty và thay đổi thông tin cổ đông trong sổ cổ đông. Mục đích của nhà làm luật đặt ra quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động kinh doanh; giúp công ty tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện để hoàn thành nhanh chóng các hoạt động nội bộ.
Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Tổng số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu tương ứng với tổng số vốn mà thành viên góp vào công ty cổ phần.
Trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần các thành viên có quyền chuyển nhượng cổ phần cho thành viên khác trong công ty hoặc người ngoài công ty nếu có nhu cầu góp vốn trở thành thành viên của công ty cổ phần (trừ những loại cổ phần không được chuyển nhượng hoặc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp).
Bước 1: Tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông, thông qua Biên bản họp và Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần
Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi Đại hội đồng cổ đông thông qua Biên bản và Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng tiến hành kí kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, có xác nhận của đại diện công ty.
Bước 3: Ký biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi hai bên hoàn tất toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng thì hai bên kí Biên bản thanh lý hợp đồng, có xác nhận của đại diện công ty.
Bước 4: Ghi nhận thông tin của thành viên mới vào sổ đăng ký cổ đông
Người nhận cổ phần (bên nhận chuyển nhượng) chỉ trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ cổ đông.
Bộ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần hoàn chỉnh bao gồm những tài liệu như sau:
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung về việc chuyển nhượng cổ phần, có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Đầy đủ thông tin về bên chuyển nhượng, Bên nhận chuyển nhượng, thông tin về số cổ phần chuyển nhượng, giá trị, thời điểm thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng do hai bên kí và đại diện của công ty kí xác nhận.
– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Biên bản cũng có nội dung thông tin đầy đủ của hai bên, ngoài ra có nội dung xác nhận đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ chuyển nhượng và thanh toán với nhau, không còn bất kì quyền nghĩa vụ nào khác theo hợp đồng chuyển nhượng đã kí. Hợp đồng do hai bên kí và đại diện của công ty kí xác nhận.
– Sổ đăng ký cổ đông mới: Doanh nghiệp tiến hành bổ sung thông tin của bên nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông với tư cách là cổ đông mới của công ty.
Luật Ánh Sáng Việt hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Như đã nêu ở những phần trên, việc chuyển nhượng cổ phần có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu thành viên, cơ cấu vốn góp trực tiếp tác động đến hoạt động của công ty. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần kịp thời, đúng quy định.
Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình chuyển nhượng cổ phần như làm sai hoặc làm thiếu các bước chuyển nhượng; chuẩn bị hồ sơ giấy tờ không đủ hay không hợp lệ. Để không rơi vào những khó khăn này, doanh nghiệp có thể liên hệ đến Luật Ánh Sáng Việt, các chuyên viên, Luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn trọn bộ hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần đầy đủ và hợp lệ. Nếu sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần của chúng tôi, quý khách sẽ nhận được:
– Quý khách được tư vấn đầy đủ về điều kiện, quy trình chuyển nhượng cổ phần;
– Quyết định, Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
– Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
– Sổ đăng ký cổ đông mới;
– Giấy chứng nhận phần vốn góp mới;
– Hướng dẫn sửa đổi điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi
Hotline liên hệ tư vấn thủ tục chuyển nhượng cổ phần 0988975005.
Thủ tục đăng ký, thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
Đăng ký giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Phổ Thông Trong Công Ty Cổ Phần
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác.
Có phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần?
Không. Căn cứ theo khoản 2, Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định “ 2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp.” do đó không cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.
Chuyển nhượng ngang giá thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Có vì thuế thu nhập cá nhân được tính dựa theo giá chuyển nhượng được thu cố định mức thuế là 0,1% / tổng giá trị cổ phần chuyển nhượng.
Chuyển nhượng cổ phần để giá chuyển nhượng bằng 0 đồng có được không?
Dù giá chuyển nhượng là 0 đồng thì bên chuyển nhượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì hợp đồng chuyển nhượng được đánh giá là hợp đồng tặng cho tài sản. Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “ Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp. Thuế suất áp dụng là 10%.”
Giá chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được xác định như thế nào?
Các bên có quyền tự thỏa thuận giá chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên cần lưu ý căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì “giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bán hoặc giá bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.”
Điều kiện khi chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác;
Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.
Cổ phần ưu đã biểu quyết không được phép chuyển nhượng;
Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần công ty cổ phần năm 2021
Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
Thuế chuyển nhượng cổ phần
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng tự nộp hồ sơ: trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hơp đồng chuyển nhượng
Trường hợp kê khai thông qua doanh nghiệp: thực hiện trước khi có GCN ĐKDN mới.
Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân
Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
Công ty Luật Việt An sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, thực hiện dịch vụ chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng Vốn/Cổ Phần Bằng Tiếng Anh
17/09/2020
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác trừ một số trường hợp được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.
1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Chuyển nhượng cổ phần là một trong những hoạt động phổ biến thường diễn ra trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần. Hiện nay, với tình hình hội nhập kinh tế ở nước ta có rất nhiều người nước ngoài các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đến hoạt động và kinh doanh trong các lĩnh vực. Từ đó, việc giao kết các hợp đồng hoặc thể hiện các nội dung hợp đồng bằng tiếng anh là một trong những trường hợp không thể tránh khỏi. Việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cũng là một trong những trường hợp như vậy.
STOCK TRANSFER ARGREEMENTNo: ……/20…../HĐCNCP-……
This Stock Transfer Agreement “This Agreement” is entered into as of this….. day of …………2012 at the Head office of ……. JOINT STOCK COMPANY, by and between:
TRANSFEROR:
Nationality
Temporary
Residence Address
No …., Lane ….., …. Street, … Ward, …… District, Hanoi.
(Hereinafter as “Party A”)TRANSFEREE:
……………………. LIMITED COMPANY
Contribution Capital Representative(Hereinafter as”Party B”)
After negtiation, the Transferor, the Transferee hereby agree as follows:
Article 1. Content of Agreement :
Mr. agrees to transfer ………000 of shares of his stock (…………..thousand shares) equivalent to …….000.000 Vietnam dong (……….. million Vietnam dong) accounting for …….% the total charter capital of …… Limited Company whose contribution capital representative is Mr.
Article 2. Implementing Time Period of Agreement
The time for implementing the Agreement is 03 (three) days since the date of two parties signing this Agreement.
Article 3. Mode of Payment
Payment Period : Making payment by 01(one) time, by cash right after two parties signing this Agreement.
Mode of Payment : By cash or By bank transfer
Article 4. Rights and responsibilities of two parties
1. Right and responsibilities of Party A
– Provide Party B with exact information and related documents proving the legal rights on contribution capital establishing …….. Joint Stock Company.;
– Be paid fully and in time according to the Articles of this Agreement ;
– Make a committment without any complain before the competent body.
– Regular cooperate with Party B during the period of the Argreement.
2. Right and responsibilities of Party B
– Be supplied by Party A all exact information and related documents proving the legal rights on contribution capital establishing ……… Joint Stock Company.;
– Make payment fully and in time according to the Articles of this Agreement ;
– Make a committment without any complain before the competent body.
– Regularly cooperate with Party A during the period of the Agreement.
Article 5. Dispute settlement.
If there are any related disagreements, the two parties will settle them by way of negotiations. If the two parties cannot come to an agreement, the disagreements will be settled according to the Vietnam law
Artice 6. Validity of Agreement
This Agreement is set up by 04 (four) copies of the same legal validity. Each of the Parties shall keep one copy; one shall be lodged with the competent authority and one shall be kept in the Company.
This Agreement shall come into effect after the Parties’ signing, any negotiation in contrast to this Agreement will have no legal validity.
PARTY AMr.
PARTY BMr.
CONFIRMATION OF STOCK TRANSFER OF ………….. JOINT STOCK COMPANY
…………… JOINT STOCK COMPANY confirms that the parties of Agreement completed the stock transferring as regulation of the Agreement.
ON AND BEHALF OF BOARD OF MANAGEMENTCHAIRMAN OF BOARD OF MANAGEMENT
Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần Năm 2022 Mới Nhất
Thành lập công ty cổ phần cần Giấy đề nghị, CMND của người đại diện, Điều lệ…So với Luật Doanh nghiệp 2014 thì cơ bản thay đổi về..
THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: theo tôi được biết Luật Doanh nghiệp 2020 đã được Quốc hội thông qua, bắt đầu từ năm 2021 sẽ được áp dụng. Tôi dự định thành lập công ty cổ phần, vậy tôi cần những thủ tục gì để thành lập công ty của mình ? Tôi xin cảm ơn.
1. Công ty cổ phần là gì? Thủ tục thành lập công ty cổ phần có khác so với thành lập các công ty khác không?
Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần được hiểu là:
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Như vậy, công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau và được gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại nếu có. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
Về cơ bản, thủ tục thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 không có điểm khác biệt nhiều so với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần là bạn cần có một Điều lệ công ty chuẩn, các thông tin kê khai trong hồ sơ, giấy tờ đủ, đúng
2. Thành lập công ty cổ phần
2.1. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần, trước tiên bạn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ đăng kí công ty cổ phần được quy định tại điều 22 – Hồ sơ đăng kí công ty cổ phần Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải do người đại diện theo pháp luật ký (theo mẫu);
Thứ hai, dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập;
Thứ ba, lập danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu);
Cuối cùng, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
a. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (chứng thực).
b. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức, cần có:
Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế);
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;
Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký thành lập công ty cổ phần:
Điều 13. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh. Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng kí theo quy định của pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền kê khai, nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả thông báo (Phiếu hẹn kết quả) qua email.
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ đến doanh nghiệp qua email trong thời hạn 03 ngày.
Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp và nộp phí, lệ phí
Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nộp phí, lệ phí (nếu có) và đăng ký hình thức nhận kết quả: chuyển phát về trụ sở hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
Nộp hồ sơ tại quầy, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp:
Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa hợp lệ)
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ hợp lệ). Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bản gốc, kiểm tra hồ sơ và thông báo việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số dự kiến qua mail cho người nộp hồ sơ.
3. Các công việc cần thực hiện sau khi thành lập công ty cổ phần
Sau khi đã nhận được kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần kiểm tra tính chính xác của nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các việc sau:
Treo biển tại trụ sở công ty;
Kê khai và nộp lệ phí môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử;
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;
Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định….
Kết luận: Thành lập công ty cổ phần hiện nay cần phải đảm bảo các thủ tục hồ sơ phức tạp. Chính vì vậy hồ sơ thủ tục này phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục pháp lý doanh nghiệp. Hiện tại, khi Nghị định 122/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2020, một loạt các mẫu tờ khai đăng ký, thành lập công ty cổ phần được sửa đổi, bổ sung, thay thế; nếu không được tư vấn, hỗ trợ sẽ rất dễ rất đến sai lệch nội dung. Với phương châm: An toàn – thân thiện- hiệu quả với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp Luật Toàn Quốc là một sự lựa chọn đúng đắn cho khách hàng.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hạnh Dung
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Năm 2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!