Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Cho, Nhận Nuôi Con Nuôi Trong Nước Năm 2022 ? Hồ Sơ, Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị Là Gì ? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Quy định mới về thủ tục cho, nhận nuôi con nuôi ?
Thưa Luật sư. Tôi có một đứa con hiện nay đang muốn cho em gái tôi nhận nuôi con nuôi. Nhưng chưa biết làm thủ tục như thế nào, cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Thời gian làm bao lâu?
Tôi rất muốn biết thủ tục này, Xin Luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
– Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
Căn cứ Điều 14, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi như sau:
+) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+) Có tư cách đạo đức tốt.
– Những người sau đây không được nhận con nuôi:
+) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+) Đang chấp hành hình phạt tù;
+) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
– Điều kiện người được nhận nuôi con nuôi:
Căn cứ theo điều 8, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
1.2 Các bước để thực hiện nhận nuôi con nuôi:
Bước 1: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Bước 2: UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh.
– Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.
Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người nhận nuôi con nuôi một bản chính.
1.3 Thủ tục nhận nuôi con nuôi gồm:
– Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
+ Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu)
+ Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp có thẩm quyền cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp hoặc giấy tờ tương đương của cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
1.4 Thời gian giải quyết nhận con nuôi:
Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5 Mẫu đơn nhận nuôi con nuôi:
Họ và tên:……………………… Giới tính: ……………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………
Nơi sinh: …………………………………………………………………………….
Tình trạng sức khoẻ: ……………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………..
Nơi đang cư trú:
* Gia đình:
* Cơ sở nuôi dưỡng[2]: ……………………………………………….
………………………………………………………………………………..
Lý do nhận con nuôi: ………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………
Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho ………….. [3] nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị[4] …………………………………… xem xét, giải quyết.
ÔNG BÀ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
[1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
[2] Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.
[3] Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
[4] Như kính gửi.
2. Quy định về quyền được nhận làm con nuôi ?
Thưa luật sư, cháu năm nay 15 tuổi. Ba mẹ cháu li hôn đã khá lâu và mẹ cháu cũng đã lập gia đình mới. Cháu có bà ngoại ở Mĩ, nếu bà muốn bảo lãnh cháu sang đó sống theo diện nhận nuôi được không ạ? Vì sống ở đây ba cháu không lo được và sống với mẹ cháu áp lực về tâm lý ?
Luật sư tư vấn pháp luật về quyền nhân con nuôi 1900.6162
Cháu xin cảm ơn!
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi ( Luật nuôi con nuôi 2010)
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo đó bạn năm nay 15 tuổi nên bạn đủ điều kiện để được nhận nuôi. Bà ngoại của bạn sống ở Mỹ nên ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 trên thì bà bạn phải đáp ứng được quy của pháp luật mỹ. Nếu bà bạn đáp ứng đủ các quy định ở mỹ thì bà bạn có thể thủ tục nhận nuôi bạn sau đó làm thủ tục bảo lãnh bạn sang mỹ theo diện con nuôi.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
3. Trình tự nhận nuôi con nuôi theo quy định hiện nay ?
Thưa luật sư: Tôi có 2 con gái đang 10 và 11 tuổi. Nay tôi có nguyện vọng cho 2 con gái tôi làm con nuôi của chú ruột tôi (2 con tôi gọi chú bằng ông). Con tôi và chú tôi đều là người Việt Nam. Vậy luật sư có thể giúp tôi được không ?
Trả lời:
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Theo quy định tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì:
“Điều 19. Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn và chú bạn phải nộp hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi con bạn hiện đang được đăng ký thường trú, tạm trú.
Theo đó, hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Và hồ sơ của con bạn cần phải có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Điều kiện nhân con nuôi hiện nay là gì ?
Xin chào công ty Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi như sau: Năm 2014, T 20 tuổi thuê nhà của bà X để ở suốt trong thời gian theo học ở trường đại học L. Sau ba tháng, thấy T lễ phép và chăm chỉ, bà X đã nhận T làm con nuôi và không thu tiền nhà của T nữa. Khi T tốt nghiệp đại học, bà X xin việc cho T ở thành phố. Kể từ khi có được công việc ổn định, T không quay lại thăm hỏi bà X nữa. Bà X bất bình với thái độ của T nên đã nộp đơn đến tòa án quận ĐĐ yêu cầu: Tòa án tuyên bố chấm dứt việc nuôi con nuôi; Buộc T phải trả 9,6 triệu đồng tiền thuê nhà trong 4 năm và 10 triệu chi phí mà bà đã bỏ ra để xin việc cho T.
Hỏi các yêu cầu của bà X có được tòa án thụ lý, giải quyết hay không?
Tôi xin trân thành cám ơn!
Căn cứ điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 và Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Vậy trường hợp này T đã 20 tuổi thì hết tuổi để được nhận làm con nuôi, việc nhận nuôi này sẽ không được xác nhận của UBND xã phường nên không hình thành quan hệ nhận nuôi con nuôi ở đây. Nếu như bà X khởi kiện sẽ là kiện đòi tài sản, tuy nhiên bà X phải cung cấp được những chứng cứ có việc vay nợ hay xâm phạm đến tài sản,….vv
Trân trọng cảm ơn!
5. Giải quyết việc nhận con nuôi khi người nhận nuôi chết ?
Luật sư tư vấn:
Thưa luật sư, nếu chẳng may người nhận nuôi con nuôi qua đời thì xử lý như thế nào với quyền nuôi con ?
Căn cứ theo Điều 2 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về Mục đích nuôi con nuôi như sau:
“Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”
Như vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người được nhận nuôi có một môi trường chăm sóc giáo dục… Tuy nhiên trong trường hợp của bạn thì chị gái của bạn đã mất, như vậy thì cháu bé được nhận nuôi sẽ không thể được chăm sóc bởi người mẹ nuôi do đó, mục đích của việc nhận con nuôi đã không còn và như vậy thì cơ quan giải quyết việc nhận nuôi con nuôi sẽ không tiếp tục giải quyết hồ sơ nhận nuôi cho chị gái của bạn nữa.
Có một cách giải quyết khác bạn có thể lựa chọn cân nhắc để giải quyết nếu bạn có mong muốn chăm sóc cháu bé, đó là việc bạn nhận cháu làm con nuôi của mình nếu như bạn thỏa mãn các điều kiện để nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về Điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt.2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;c) Đang chấp hành hình phạt tù;d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty Luật Minh Khuê
Trân trọng ./.
Thẩm Quyền Quyền Đăng Ký Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài ? Thủ Tục Để Ngườ Mỹ Nhận Con Nuôi ?
1. Thẩm quyền quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi: Thẩm quyền cho phép xin nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ?
Tôi xin cảm ơn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
2. Thủ tục cho em chồng nhận con nuôi để sang Mỹ học ?
Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có cô em chồng là bác sĩ đang định cư ở Mỹ (có thu nhập tốt) có quốc tịch mỹ. Cô ấy có 3 con riêng sống cùng khi lấy người chồng hiện nay (cũng có 3 con riêng), đều là người Việt Nam có quốc tịch Mỹ. Tôi có con trai hiện 10 tuổi muốn nhờ cô ấy nhận làm con nuôi để tiện cho việc cháu đi học bên đó (được học trường công đỡ tốn phí).
Xin luật sư tư vấn trong trường hợp như thế này thì cần thủ tục như thế nào và chuẩn bị những gì. Hai vợ chồng tôi đều là cán bộ trong quân đội ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi: 1900.6162
Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, thì trường hợp của bạn là nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (nhận nuôi đích danh).
Để được nhận con nuôi, em gái của bạn phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 . Ngoài ra, người được nhận nuôi cũng sẽ phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010.
Sau khi đã thỏa mãn các điều này, em gái của bạn có thể làm hồ sơ nhận con nuôi, theo quy định tại khoản 1 Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010:
“Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này”.
“Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này nhưng không thành”.
Hướng dẫn chi tiết tại điều 13, điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật nuôi con nuôi 2010 .
“Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi”.
“Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:
1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, thì phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;
b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi”.
Nơi có thẩm quyền nhận hồ sơ:
Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp (cụ thể là cục con nuôi) thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Trân trọng cám ơn!
3. Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cập nhật mới nhất
Xin chào luật sư, tôi là người Việt hiện đang định cư ở Canada, vợ chồng tôi không có con nên muốn đăng ký nhận con nuôi ở Việt Nam. Vậy tôi phải thực hiện những thủ tục gì?
Mong luật sư giải đáp cho tôi. Cảm ơn
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.6162
1.Hồ sơ của người nhận nuôi con nuô i là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ sau:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch, trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
Các giấy tờ nêu trên nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang Tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. (theo Điều 13 nghị định 19/2011/NĐ-CP)
2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ như sau:
– Giấy khai sinh;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi (Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này)
– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi nhưng không thành.
Ngoài ra đối với trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì phải có các văn bản sau:
a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;
b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
3. Thầm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Theo Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thực gửi bảo đảm.
2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
4. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP)
1. Lệ phí thu đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam (trừ trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi): 9.000.000 đồng/trường hợp.
2. Lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 triệu đồng/trường hợp.
3. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.
4. Mức lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép; Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.
5. Thủ tục cho Anh rể, chị gái ở Mỹ nhận con nuôi ?
Thưa Luật Sư, Em muốn nhờ anh chị tư vấn giúp em về thủ tục nhận con nuôi : Vợ chồng anh chị của em ở Mỹ, (chị em là người Việt Nam, anh rể người Mỹ) anh chị của em không có con và muốn xin nhận con gái em (SN 2007) làm con nuôi và bảo lãnh sang Mỹ, anh chị của em đã kết hôn năm 2000 tại Mỹ. Thủ tục bên Mỹ và Việt Nam cần giấy tờ gì ?
Trả lời:
Trân trọng cảm ơn Luật Sư,
Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngòai thường trú ở nước ngoài chỉ được phép xin nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:
Bộ phận tư vấn luật hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê
Sau khi đã thỏa mãn các điều này, chị bạn có thể làm hồ sơ nhận con nuôi, theo quy định tại khoản 1 Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
Dì Ruột Nhận Cháu Ruột Làm Con Nuôi Để Đưa Sang Mỹ Thì Phải Làm Thủ Tục Gì ? Việt Kiều Có Được Nhận Con Nuôi ?
2. Giải quyết vấn đề bảo lãnh sang Mỹ và nhận con nuôi ?
Xin chào luật sư, em có 2 đứa cháu ruột, 1 bé gái 7 tuổi là con gái của người anh trai thứ 3 của em và 1 bé trai là 6 tuổi con trai của người anh trai thứ 4 của em. Hiện tại 2 bé sống với ông nội ( bố của em) vì cả 2 chị dâu và 2 người anh ruột của em đã li dị. 2 chị dâu sắp lấy chồng khác, còn hai người anh trai của em 1 người thì lông bông không việc làm và người anh còn lại giờ thì mắc bệnh tâm thần. Hiện tại ông nội nuôi 2 cháu bằng lương hưu và vợ chồng em phụ giúp gửi về Việt Nam hàng tháng. Vợ chồng em hiện định cư ở Mỹ thẻ xanh 10 năm. Tháng 10 năm 2016 em sẽ thi quốc tịch Mỹ. Luật sư cho em hỏi:
1. Sau khi có quốc tịch Mỹ em sẽ làm hồ sơ bảo lãnh bố em sang Mỹ đoàn tụ. Khi đó 2 cháu ruột của em có thể đi cùng với bố em không?
2. Trường hợp nếu 2 cháu không thể đi cùng ông nội (bố em) thì em có thể nhận cả hai cháu làm con nuôi không? (vợ chồng hiện đang có đứa con trai đầu lòng 7 tháng ).
3. Giấy tờ gì em cần phải chuẩn bị bảo lãnh bố em và 2 cháu của em qua Mỹ?
Em cám ơn luật sư đọc email của em. Chào đoàn kết và xây dựng!
Thứ nhất, về vấn đề bảo lãnh bố cùng 2 cháu của bạn sang Mỹ đoàn tụ. Việc sum họp gia đình qua hình thức bảo lãnh đi Mỹ vẫn là một trong những nền tảng chính của hệ thống nhập cư hợp pháp của Hoa Kỳ. Gia đình người nhập cư được phân thành hai loại chính: Người thân của công dân Hoa Kỳ được coi là “người nhập cư đặc biệt” và không phải chịu hạn chế hạn ngạch; và “Những người nhập cư ưu tiên” được chấp nhận theo một hệ thống hạn ngạch trên toàn thế giới và quốc gia cụ thể.
Theo Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (Immigration and Nationality Act – INA), n hững người nhập cư đặc biệt bao gồm cha mẹ, vợ hoặc chồng, và con cái ở độ tuổi vị thành niên chưa lập gia đình (dưới 21 tuổi) của công dân Hoa Kỳ.
Nhập cư theo hình thức bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình, bạn sẽ được cấp thẻ xanh và trở thành thường trú nhân. Nếu bạn muốn trở thành thường trú nhân Mỹ dựa trên cơ sở là người thân của công dân hoặc thường trú nhân Mỹ, bạn phải hội đủ các điều kiện sau:
Như vậy, pháp luật Mỹ chỉ quy định bố mẹ bảo lãnh cho con theo diện đoàn tụ gia đình. Vì vậy, để bảo lãnh cho 2 cháu ruột của bạn sang Mỹ cùng đoàn tụ, bạn phải làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Và theo luật di trú Mỹ, để được xác định là con thì người con nuôi phải đáp ứng được 3 điều kiện:
– Người con nuôi phải được nhận làm con nuôi trước khi đủ 16 tuổi và việc nhận nuôi phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nơi nhận con nuôi.
– Người con nuôi phải ở chung nhà với cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm và việc ở chung nhà này có thể diễn ra trước hoặc sau khi nhận con nuôi
– Người con nuôi phải dưới quyền giám hộ của cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”.
Theo đó, 2 cháu của bạn đều dưới 16 tuổi nên bạn được phép nhận 2 cháu làm con nuôi. Đồng thời, bạn cũng phải đáp ứng các điều kiện về người nhận con nuôi như đã nêu trên thì sẽ được phép nhận 2 cháu làm con nuôi.
Thứ ba, giấy tờ yêu cầu cho việc bảo lãnh:
Phí nộp bảo lãnh cho Sở Di trú: 420$
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Năm 2022, Hồ Sơ Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì ?
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đươc quy định tại điều 16 và điều 17 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1.1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm có:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
1.2. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
– Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
– Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do:
1.3. Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội:
(Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành kèm theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp)
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm dịch vụ việc làm……………………
Tên tôi là: Trần Văn A Sinh ngày: …./…/19…. Nam/Nữ: Nam
Số CMTND/Số định danh cá nhân: 0822012xx
Số điện thoại: 0989888xxx Địa chỉ email: (nếu có)…………….
Số tài khoản:(ATM nếu có)………….. Tại ngân hàng:…………..
Trình độ đào tạo: Đại học
Nơi ở hiện tại: Số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hà Nội
Ngành nghề đào tạo: Luật
Ngày: …../…./20…., tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị) tại địa chỉ: Số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hà Nội.
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Do tình hình sức khoẻ của tôi không đảm bảo để tiếp tục công việc nên tôi xin nghỉ việc tại Công ty.
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp …………………….tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):……
Kèm theo Đề nghị này là (1)…………………và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
(1) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Những đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới
– Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới
– Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật mới nhất (theo mẫu 03 – TT/28)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Cho, Nhận Nuôi Con Nuôi Trong Nước Năm 2022 ? Hồ Sơ, Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị Là Gì ? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!