Đề Xuất 5/2023 # Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Header là gì?

Trong bố cục web, header là phần trên cùng (đỉnh) của trang web. Nó là khu vực giới thiệu về trang web, nơi mọi người nhìn thấy đầu tiên trước khi tìm hiểu sâu hơn. Header được xem như “lời mời gọi” với nhiệm vụ cung cấp thông tin cốt lõi về sản phẩm digital để người dùng có thể nắm bắt thông tin chỉ trong vài giây. Các tiêu đề thường được định vị trong «Site Menus» và là yếu tố quan trọng trong việc điều hướng bố cục trang web.

Header bao gồm những gì?

Header có thể bao gồm nhiều yếu tố layout, ví dụ:

Điều này không có nghĩa tất cả các yếu tố đề cập trên đều được sử dụng trong cùng một header, vì chúng có thể gây ra quá tải thông tin. Càng nhiều đối tượng thu hút sự chú ý của người dùng, càng khó tập trung vào trọng tâm. Dựa trên nhiệm vụ thiết kế và mục tiêu kinh doanh, nhà thiết kế, đôi khi cùng với các chuyên gia marketing cần quyết định lựa chọn chiến lược quan trọng và chọn chúng từ danh sách hoặc bổ sung thêm.

Phần header trên cùng nằm trong vùng nhận thức trực quan đầu tiên. Nó được chia thành hai khối, phần trung tâm sử dụng không gian trắng để phân tách hình ảnh

Các yếu tố điều hướng được xây dựng xung quanh logo và tên thương hiệu. Các liên kết được sắp xếp phù hợp để người dùng dễ dàng di chuyển đến thông tin cần thiết.

Tại sao Header lại quan trọng?

Điều đầu tiên cần xem xét là người dùng thường quét văn bản khi tương tác với trang web. Theo những nghiên cứu khác nhau, bao gồm các ấn phẩm của Nielsen Norman Group, nhóm UXPin và những người khác, có một số mẫu quét phổ biến cho các trang web, trong đó có 3 loại mẫu phổ biến nhất: Z, Zig-Zag và F.

Mô hình Z khá điển hình cho các trang web có sự trình bày thống nhất thông tin nhưng ít phân cấp hình ảnh. Nó đánh dấu bốn vùng hoạt động – và hai trong số chúng đi qua khu vực header.

Mô hình Zig-Zag điển hình cho các trang có khối nội dung được phân chia bằng hình ảnh. Mắt của người đọc đi từ trái sang phải bắt đầu từ góc trên bên trái và di chuyển qua tất cả các trang đến góc trên bên phải.

Header có thể hỗ trợ trong việc trình bày dữ liệu cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và cung cấp trải nghiệm người dùng tích cực thông qua điều hướng rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi trang web đều cần tiêu đề. Có nhiều giải pháp sáng tạo mang đến các mẫu thiết kế hiệu quả. Mọi trường hợp thiết kế trang web đều cần phân tích và nghiên cứu đối tượng mục tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thực hành thiết kế

Khả năng đọc và phân cấp hình ảnh

Việc lựa chọn kiểu chữ cho các header và màu nền phải được nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt. Người dùng phải có khả năng quét và cảm nhận thông tin cơ bản này càng nhanh càng tốt mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu không, giao diện sẽ không thân thiện với người dùng.

Header gồm tiêu đề là yếu tố trung tâm, hai liên kết hoạt động ở dạng cơ bản, liên kết đến chế độ trực tiếp và trường tìm kiếm

Trang web này có bố cục được xây dựng trên hệ thống lưới đứt quãng, do đó header phải tương ứng với cách trình bày này.

Một điều quan trọng nữa là có nhiều cách khác nhau để header chuyển đổi trong quá trình trải nghiệm. Một số trang web sử dụng header cố định, luôn luôn hiển thị và hoạt động tại bất kỳ điểm tương tác nào; một số trang web ẩn header trong quá trải nghiệm. Ngoài ra còn có các trang web không ẩn hoàn toàn header nhưng thu nhỏ kích thước trong quá trình cuộn trang, có nghĩa là chúng ẩn thông tin phụ và chỉ để lại các yếu tố chính của bố cục.

Menu hamburger

Một giải pháp thiết kế header khá phổ biến là ẩn các liên kết cơ bản bằng nút hamburger.

Thiết kế với phiên bản đơn giản của menu hamburger với không gian trắng tách hai khối chức năng

Mặc dù menu hamburger vẫn có nhiều vấn đề gây tranh cãi trong thiết kế web và ứng dụng bởi tính trừu tượng cao, song chúng vẫn được sử dụng rộng rãi như một yếu tố của header. Vì vậy, quyết định về việc áp dụng nút hamburger nên được thực hiện sau khi nghiên cứu người dùng và định nghĩa về khả năng và nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Header cố định

Header cố định là một sự lựa chọn an toàn vì khả năng sử dụng và áp dụng hiệu quả. Trên thực tế, nó cung cấp cho người dùng khu vực điều hướng có sẵn tại bất kỳ điểm tương tác nào, điều này có thể hữu ích cho các trang có nội dung dài.

Thiết kế của trang web bên trên được trình bày có header cố định và tuân theo nguyên tắc tối giản

Một cách tiếp cận khác đầy sáng tạo và tối giản cho thiết kế header

Menu đôi

Menu đôi trong header có thể trình bày hai lớp điều hướng. Đây là ví dụ điển hình.

Trang web cũng sử dụng tiêu đề cố định bao gồm hai cấp độ điều hướng. Phân cấp hình ảnh và typographic giúp trải nghiệm người dùng tích cực

Tóm lại

Header là vùng chiến lược quan trọng đối với bất kỳ trang web nào. Mỗi trường hợp cần có phương pháp tiếp cận riêng để tương thích với đối tượng mục tiêu cụ thể. Và đừng quên, nghiên cứu người dùng kĩ lưỡng luôn là cách tuyệt vời để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho thiết kế header.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: tubikstudio

Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Quyết Định Hành Chính

Khái niệm quyết định hành chính? Đặc điểm của quyết định hành chính? Phân loại các loại quyết định hành chính? Quy định về cơ quan hành chính, thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính.

Như chúng ta đã biết quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng và to lớn trong việc quản lý hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính như một phương tiện dùng để đưa ra các đường lối chính sách đúng đắn, có giá trị giải pháp lý để giải quyết các vấn đề, các khúc mắc trong lĩnh vực hành chính khi thực hiện việc quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc thực hiện áp dụng quyết định hành chính đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống để giải quyết từng vụ việc cụ thể.

1. Khái niệm quyết định hành chính

Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,của Nhà nước do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của tổ chức, cơ quan.

Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý cho các đơn vị và cá nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;hay như các quyết định cấp đất, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh….

Quyết định hành chính là những quyết định được xác lập trong lĩnh vực quản lý hành chính để thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền , của người có chức vụ , tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.

Ví dụ về một số quyết định hành chính như : Quyết định tăng lương, quyết định luân chuyển công tác….

2. Đặc điểm của quyết định hành chính

Vì quyết định hành chính vẫn có yếu tố cơ bản của một quyết định nên quyết định hành chính sẽ có những đặc điểm chung của một quyết định như sau:

+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước:

Quyền lực Nhà nước được thể hiện thông qua việc các cơ quan Nhà nước ban hành ra các văn bản. Tính quyền lực thể hiện rõ nhất ở nội dung của văn bản mà các cơ quan Nhà nước ban hành ra. Nội dung của quyết định thể hiện rõ tính mệnh lệnh, đảm bảo nội dung của quyết định phải được thi hành kể cả là bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần.

Tính pháp lý là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý của quyết định bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội. Đây là tính bắt buộc từ các quyết định do Nhà nước ban hành. Khi các quyết định được ban hành sẽ có tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, là phương thức được dùng để đưa rá các phương pháp, các hướng giải quyết những trường hợp, những vấn đề cụ thể chưa có cách giải quyết. Cũng từ đó, làm phát sinh những quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý từ thời điểm ban hành, hoặc là thay thế những quyết định cũ đã không còn có hiệu lực, hoặc là sửa đổi bổ sung những quyết định có nội dung tương tự trước đó.

Ngoài hai đặc điểm chung nêu trên thì quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng biệt, chỉ quyết định hành chính mới có như sau:

+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật:

Nguồn gốc của quyết định hành chính được xuất phát từ các cơ quan mang tính quyền lực Nhà nước, do vậy khi các chú thể tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc soạn thảo, nghiên cứu và ban hành ra các văn bản quyết định hành chính thì các văn bản quyết định hành chính được ban hành này sẽ được coi là các văn bản dưới luật và được tiến hành đưa ra thực hiện nhằm thực thi các quy định pháp luật.

+ Quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể

Thông thường các chủ thể trong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể tại các đơn vị hành chính các cấp trung ương, địa phương… các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như thẩm quyền riêng về vấn đề, nội dung mà quyết định hành chính được ban hành.

Đặc điểm này của quyết định hành chính xuất phát từ chính những đặc điểm thực tế mà các quyết định hành chính quản lý. Đó là các vấn đề trong xã hội, trong việc quản lý, điều khiển các vấn đề xã hội. Không chỉ phong phú về mặt nội dung mà các quyết định hành chính còn đa dạng cả về mặt hình thức. Các quyết định hành chính có những loại hình thức tiêu biểu như: nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư,chỉ định, ….

3. Phân loại quyết định hành chính

Việc phân loại quyết định hành chính là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hệ thống pháp luật hành chính của Nhà nước Việt Nam. Việc phân loại sẽ giúp cho các chủ thể ban hành quyết định hành chính cũng như các chủ thể, đơn vị tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi các quyết định hành chính này.

Cũng chính vì quyết định hành chính có nhiều đặc điểm tính chất nên việc phân loại các quyết định hành chính cũng sẽ phải căn cứ vào các đặc điểm tính chất này của quyết định hành chính.

+ Căn cứ và tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm ba loại đó là:

Thứ nhất quyết định hành chính chủ đạo

Thứ hai quyết định hành chính quy phạm

+ Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định hành chính được ban hành thành năm loại quyết định hành chính như sau:

Thứ nhất quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành ;

Thứ hai quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc thẩm quyền của các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành;

Thứ ba quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành;

Thứ tư quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân ban hành;

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Phân loại quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý. Có phải chỉ có cơ quan hành chính mới được ban hành các quyết định hành chính không? Tại sao? A Chị giúp em với.?

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, những xử sự chung từ đó giải quyết công việc cụ thể trong đời sống,

Là các biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.

Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010 giải thích quyết định hành chính như sau:

” Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể “

Các quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý như sau:

+ Thứ nhất, quyết định chủ đạo:

Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung, là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt

+ Thứ hai, quyết định quy phạm:

Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.

+ Thứ ba, quyết định cá biệt:

Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng QH, Văn phòng Chủ tịch nước; những người có chức vụ trong tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; công chức được trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước…

Khái Niệm, Đặc Điểm, Phân Loại Quyết Định Hành Chính

Khái niệm, đặc điểm, phân loại quyết định hành chính

1. Phân tích khái niệm quyết định hành chính; từ đó chỉ ra sự khác biệt về khái niệm quyết định hành chính theo khoa học pháp lý với khái niệm quyết định hành chính theo quy định tại k1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015?

Quyết định hành chính: Là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đặc điểm:

– Tính quyền lực nhà nước: Do quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật và là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước nên nó mang tính quyền lực đặc trưng, rõ nét. Ví dụ: Quyết định tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên phố Pháo Đài Láng – Đống Đa được UBND quận Đống Đa ban hành nhằm mục đích buộc ông A tháo dỡ phần công trình xây dựng trái phép của mình. Ông A buộc phải tuân theo quyết định này. Nếu không, những biện pháp cưỡng chế sẽ được tiến hành để đảm bảo quyết định trên được thực thi

– Tính pháp lý: Khi một quyết định hành chính được ban hành, nó sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.

+ Ví dụ 1: Quyết định cấp phép xây dựng dự án đầu tư phát triển nhà máy sản xuất phân bón tại xã Bình Đà – Thanh Oai.

+ Ví dụ 2: Quyết định thay đổi các hạng mục xây dựng của nhà máy sản xuất phân bón tại xã Bình Đà – Thanh Oai.

+ Ví dụ 3: Quyết định đóng cửa vĩnh viễn nhà máy sản xuất phân bón tại xã Bình Đà – Thanh Oai do vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường.

– Tính dưới Luật: Các quyết định hành chính được ban hành dựa trên cơ sở các Luật, Nghị quyết của Quốc hội nên các quyết định hành chính đều phải tuân theo những quy phạm pháp luật ở trong Luật. Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định 43/2014 để cụ thể hoá Luật Đất đai 2013. Những quy định trong Nghị định này chỉ nhằm giải thích, làm rõ, hướng dẫn những quy định trong Luật Đất đai 2013 mà không được phép đề ra những quy phạm mới, không đúng theo tinh thần của Luật Đất đai 2013.

– Có mục đích phong phú, đa dạng: Do phạm vi quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng, phong phú nên việc ban hành quyết định hành chính cũng vì thế mà phong phú, đa dạng.

– Nhiều tên gọi khác nhau: Nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị… Sự khác biệt giữa khái niệm Quyết định hành chính theo khoa học pháp lý và khái niệm Quyết định hành chính tại khoản 1 điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015:

– Khái niệm theo khoa học pháp lý: Là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Khái niệm tại khoản 1 điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Như vậy, khái niệm Quyết định hành chính tại khoản 1 điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 chỉ nhằm hướng tới loại quyết định hành chính cá biệt, áp dụng chỉ 1 lần với 1 hoặc 1 số đối tượng cụ thể. Còn khái niệm Quyết định hành chính theo khoa học pháp lý rộng hơn nhiều, bao gồm cả quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

2. Phân tích khái niệm quyết định hành chính thông qua Quyết định hành chính cụ thể?

Ví dụ: Quyết định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.

– Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Đặc điểm chung:

– Tính quyền lực nhà nước: Có thể thấy, chủ thể ban hành quyết định này là Quốc hội – Cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước vì vậy nó có tính mệnh lệnh rất cao, nó buộc bà Châu Thị Thu Nga phải chấm dứt tư cách đại biểu quốc hội của mình, ngoài ra nó thể hiện sự áp đặt ý chí của quốc hội lên bà Châu Thị Thu Nga.

– Tính pháp lý: khi quyết định này được ban hành, nó trực tiếp làm chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính giữa cơ quan nhà nước là Quốc hội với nhân sự của cơ quan là bà Châu Thị Thu Nga.

Đặc điểm riêng:

– Tính dưới luật: Được thể hiện ở việc quyết định bãi nhiệm tuân thủ các quy phạm được nêu ra trong Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức quốc hội 2014.

– Được nhiều chủ thể trong hệ thống (cơ quan nhà nước) cơ quan hành chính nhà nước ban hành: Nó được Quốc hội ban hành (dù không phải cơ quan hành chính nhà nước nhưng quyết định này hướng tới việc quản lý hành chính nhà nước.)

– Có mục đích và nội dung phong phú (xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước): Quyết định này hướng tới việc quản lý nhân sự của Quốc hội. Những quyết định hành chính khác có thể hướng tới khen thưởng, kỉ luật …

– Có nhiều tên gọi khác nhau: Nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…

3. Phân loại quyết định hành chính? Ý nghĩa của phân loại Quyết định hành chính?

Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính chia ra làm 3 loại:

– Thứ nhất, quyết định chủ đạo: Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung, là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt.

– Thứ hai, quyết định quy phạm: Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.

– Thứ ba, quyết định cá biệt: Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.

Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định:

– Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

– Quyết định hành chính của các Bộ, cơ quan ngang bộ;

– Quyết định hành chính của UBND;

– Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND;

– Quyết định hành chính liên tịch;

– Quyết định hành chính của các cơ quan khác về việc quản lý hành chính nhà nước.

Ý nghĩa:

– Giúp ích cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung: Bởi mỗi loại quyết định hành chính có đặc điểm, tính chất khác nhau nên việc cách khai thác, nghiên cứu cũng cần phải khác nhau. Phân loại quyết định hành chính có rõ ràng thì việc nghiên cứu mới cụ thể, chính xác, hiệu quả.

– Giúp ích cho việc ban hành và tổ chức thực hiện được hiệu quả và triệt để hơn: Chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính nào thì có trách nhiệm triển khai thi hành, tổ chức thực hiện cho hiệu quả.

– Giúp ích trong việc xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc ban hành, tổ chức thực hiện hay sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính.

4. Lấy ví dụ về 01 quyết định hành chính cá biệt; từ đó phân tích yêu cầu về tính hợp pháp đối với quyết định hành chính đó?

Nghị quyết 95/2015/QH13 về bãi nhiệm đại quốc hội Châu Thị Thu Nga. Đây là 1 quyết định hành chính cá biệt với mục đích quản lý nhân sự của cơ quan quyền lực nhà nước – Quốc hội.

Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quốc hội. Thường thì chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính trên lĩnh vực nào thì sẽ có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính trên lĩnh vực đó, bởi vì chính người trực tiếp quản lý thì mới biết được những vấn đề đang tồn đọng là gì, cần phải làm gì và làm như thế nào… Từ đó, chủ thể đó sẽ ban hành các quyết định hành chính để giải quyết vấn đề đó. Ở đây, bà Châu Thị Thu Nga hoạt động trong cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, bà là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân vì vậy, bà phải tuân theo những nguyên tắc hoạt động của đại biểu quốc hội và quốc hội quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội. Tuy nhiên, bà này đã có những sai phạm nghiêm trọng trong kinh doanh, không còn đủ tư cách để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân nữa nên Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 92/2015.

Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích: Quyết định hành chính không được trái với những quyết định của quốc hội, hội đồng nhân dân và các quyết định của các cơ quan hành chính cấp trên: Quyết định hành chính là văn bản dưới luật nên khi ban hành nó phải tuân theo và thống nhất với các văn bản mà cấp trên đã ban hành. Ở đây, khi ban hành Nghị quyết 92, Quốc hội đã dựa trên những quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử.

Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định: Trình tự, thủ tục tức là các khâu mà 1 quyết định phải đi qua trước khi được áp dụng vào thực tiễn. Ở các bước này, quyết định hành chính sẽ được xem xét về mọi mặt như: Hình thức, nội dung, thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành,… đã đúng hay chưa, đã hợp lý, hợp pháp hay chưa thì mới được thông qua. Điều kiện này là 1 trong 3 tiêu chí quan trọng để đánh giá một quyết định hành chính có hợp pháp hay không.

Khái Niệm, Đặc Điểm, Phân Loại Và Hiệu Lực Của Quy Phạm Xung Đột

Quy phạm xung đột là gì? Đặc điểm của quy phạm xung đột? Phân loại quy phạm xung đột? Hiệu lực và áp dụng các quy phạm xung đột như thế nào?

Tư pháp quốc tế Việt Nam có đối tượng điều chỉnh là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế; Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh cơ bản là phương pháp thực chất (sử dụng quy phạm thực chất) và phương pháp xung đột (sử dụng quy phạm xung đột). Vậy quy phạm xung đột là gì? Đặc điểm và phân loại của quy phạm này như thế nào? Hiệu lực của quy phạm xung đột theo quy định của pháp luật Việt Nam? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

-Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

-Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

1. Khái nệm quy phạm xung đột

Quy phạm pháp luật xung đột là Quy phạm đặc thù quy định hệ thống pháp luật một nước sẽ được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nhất định. Quy phạm pháp luật xung đột được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam là những quy định mang tính đặc thù điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế được áp dụng tại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp và vụ việc dân sự.

Nếu quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức, biện pháp chế tài cụ thể thì quy phạm xung đột là quy phạm gián tiếp, quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. đưa ra nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết một quan hệ hoặc một tình huống cụ thể.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015. xác định:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. cũng xác định phạm vi của các vụ ciệc dân sự có yếu tố nước ngoài gồm:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

2. Đặc điểm quy phạm xung đột

Đặc điểm của quy phạm xung đột về phần cấu trúc bao gồm hai bộ phận: phần phạm vi và phần hệ thuộc.

Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các lĩnh vực như: Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và việc dân sự về các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 127 phần phạm vi ở đây là tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn và phần hệ thuộc là pháp luật của nước nơi có bất động sản. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. quy định: ” Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Theo quy định này thì

Đặc điểm về đặc tính gồm hai điểm nổi bật:

a, Tính trừu tượng, phức tạp

Như quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015. xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

b,Tính điều chỉnh gián tiếp

Tính điều chỉnh gián tiếp thể hiện ở chỗ quy phạm xung đột sẽ làm nhiệm vụ dẫn chiếu để tìm ra phương án giải quyết các quan hệ phát sinh. Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa quy phạm thực chất với quy phạm xung đột trong điều chỉnh pháp luật.

Ví dụ: Về một quy phạm xung đột có tính dẫn chiếu pháp luật được áp dung như sau:

Khoản 1,2 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, bất động sản ở nước nào sẽ áp dụng pháp luật nước đó trong việc xác định quyền thừa kế cũng như phụ thuộc vào quốc tịch của người để lại di sản trước khi chết để xác định pháp luật áp dụng đối với thừa kế di sản của người đó.

3. Phân loại quy phạm xung đột

Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại:

Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Quy phạm xung đột hai bên (hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng.

Ví dụ Khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ” Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Việc áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột tại Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Cụ thể Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm dẫn chiếu: Đầu tiên là theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam, thứ hai là trong trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên, cuối cùng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Phạm vi áp dụng của các quy phạm xung đột cũng được ghi nhận rõ tại Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

3. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”

Hiệu lực của các quy phạm xung đột được dẫn chiếu đến của pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng tại Việt Nam trừ trường hợp được quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Như vậy, quy phạm xung đột là một trong hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, khái niệm, đặc điểm, phân loại và hiệu lực của quy phạm xung đột theo quy định của pháp luật Việt Nam được ghi nhận cụ thể như trên đã phân tích. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ trực tuyến 1900.6568 để được hỗ trợ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thiết Kế Header Cho Website: Khái Niệm, Phân Loại Và Cách Ứng Dụng trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!