Cập nhật nội dung chi tiết về Tệp .Docx Là Gì Và Làm Cách Nào Để Mở Tệp? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tệp DOCX là tài liệu được tạo bởi Microsoft Word hoặc tệp khác xử lý văn bản chương trình, chẳng hạn như OpenOffice Writer hoặc Apple Pages. Nó chứa văn bản được định dạng nhưng cũng có thể bao gồm hình ảnh, đối tượng được vẽ và các yếu tố tài liệu khác. Các tệp DOCX được sử dụng rộng rãi trong môi trường gia đình, học thuật và kinh doanh để soạn thảo thư, sơ yếu lý lịch, thư mời, bản tin và các tài liệu khác.
Thông tin thêm
Không giống như DOC. các tệp lưu trữ dữ liệu tài liệu trong một tệp nhị phân duy nhất, các tệp DOCX được tạo bằng định dạng Open XML, lưu trữ các tài liệu dưới dạng tập hợp các tệp và thư mục riêng biệt trong một tệp nén zip gói. Trong tệp DOCX là XML tập tin và ba thư mục, tài liệu, Từvà _ bọn, chứa các thuộc tính tài liệu, nội dung và mối quan hệ giữa các tệp. Cấu trúc này được thiết kế để làm cho nội dung tài liệu dễ tiếp cận hơn. Ví dụ: văn bản tài liệu được lưu bằng cách sử dụng văn bản thô tệp và hình ảnh tài liệu được lưu trữ dưới dạng tệp hình ảnh riêng lẻ trong tệp DOCX. Những tệp này cũng có thể bao gồm thông tin định dạng trang, dữ liệu quyền tác giả và ghi chú xem xét tài liệu.
Các tệp DOCX có thể được mở bằng Word 2007 trở lên cho Windows hoặc bằng Word 2008 trở lên cho Mac OS X. Chúng cũng có thể được mở bằng các phiên bản Word cho Mac và Windows trước đó thông qua hỗ trợ tài liệu Open XML.
LƯU Ý: Để khám phá nội dung của tệp DOCX theo cách thủ công, đổi tên phần mở rộng “.docx” thành “.zip” và sau đó giải nén tệp kết quả bằng bất kỳ tiện ích giải nén zip nào.
Hãy Nêu Các Bước Để Mở Đóng Và Lưu Tệp Văn, Mở Văn Bản
Mở một file văn bản hay bất kỳ một file của các chương trình khác thật đơn giản, hầu hết các bạn đã biết cách mở file và còn biết cách làm thế nào để mở file sao cho nhanh nhất. Tuy nhiên, Quản Trị Mạng vẫn xin được hướng dẫn những bạn nào chưa biết cách mở file theo từng bước sau đây:
1. Chọn File Open… (Ctrl + O): Xuất hiện hộp thoại Open
2. Tìm đường dẫn đến file (nếu cần) và chọn file
Các biểu tượng và tên hiển thi dọc bên trái (History, My Documents, Desktop, Favorites, My Network Places) có thể là nơi lưu trữ file đang cần mở.
Look in: Là nơi lưu trữ file hiện đang mở. Ví dụ: Mở file “file_phim_tat_TV.doc” được lưu tại màn hình Desktop.
Có thể 4 dùng phím di chuyển (lên, xuống, trái, phải) để lựa chọn file. Và dùng phím tắt Tab hoặc Shift+Tab để di chuyển đến các thành phần trong hộp thoại Open
3. Kích đúp chuột trái vào tên file đó. Hoặc kích chuột trái vào tên file, rồi chọn nút Open. Lúc này màn hình MS Word sẽ mở ra nội dung file đó.
Xin lưu ý: Với cách mở file như này có thể áp dụng cho mọi chương trình chạy trên hệ điều hành Window.
Lưu file văn bản
Bạn muốn lưu file văn bản (chưa có tên) và lưu file với một tên khác (đã được đặt tên) trong MS word
1. – Vào File Save… (Ctrl + S): Trường hợp đặt tên file mới
– Vào File Save As… (F12): Đối với file đã được đặt tên
Màn hình mở ra hộp thoại Save As:
2. Chọn ổ, thư mục muốn lưu (giống phần mở tài liệu)
3. Đặt tên cho fle tại ô File name, mặc định của file MS word được lưu sẽ là *.doc
4. Kích vào nút Save hoặc ấn phím Enter.
Sau khi đặt tên xong, trên thanh tiêu đề của màn hình MS word bạn sẽ nhìn thấy tên vừa đặt
Bạn muốn lưu file văn bản như một trang web
1. Vào File Save as page web…
Màn hình mở ra hộp thoại Save As:
2. Chọn ổ, thư mục muốn lưu (giống phần mở tài liệu)
3. Chọn nút Change Title… để đặt lại tiêu đề cho file web.
Màn hình mở ra hộp thoai Set Page Title
Mặc định của chương trình sẽ lấy nội dung của đoạn văn bản đầu tiên của file nhưng không quá 255 ký tự.
Nhập lại nội dung tiêu đề (nếu bạn muốn thay đổi), nếu không muốn thay đổi và tắt hộp thoại chọn nút Cancel (dùng phím Esc)
4. Đặt tên cho fle tại ô File name, mặc định của file này được lưu sẽ là *.htm, *.html
5. Kích vào nút Save hoặc ấn phím Enter.
Sau khi đặt tên xong, trên thanh tiêu đề của màn hình MS word bạn sẽ nhìn thấy tên file vừa đặt. Tuy nhiên, sau khi bạn tắt file và chương mình MS word đến khi mở file ra file văn bản sẽ là một trang web, thanh tiêu đề hiển thị nội dung bạn đặt ở hộp thoại Set Page Title và bạn không thể quay lại sửa nội dung file văn bản với file được lưu dưới dạng *.htm, *.html trong MS word.
Đặc biệt, trong nơi bạn lưu thành trang web sẽ tự động tạo ra một thư mục có tên “tênfilebạnđặt_files” chứa toàn bộ ảnh hiển thị trong nội dung của file. Nếu xóa thư mục này thì nội dung trang web của bạn sẽ không hiển thị ảnh.
Dữ Liệu Kiểu Tệp: Tệp Văn Bản
Trong Turbo Pascal có một kiểu tệp được định nghĩa trước, đó là tệp văn bản được định nghĩa với từ chuẩn Text
Ví dụ : khai báo các biến tệp F1, F2 có kiểu Text :
Var
F1, F2 : Text ;
Các phần tử của tệp kiểu text là các kí tự song Text File khác với File Of Char ở chỗ Text File được tổ chức thành từng dòng với độ dài mỗi dòng khác nhau nhờ có thêm các dấu hết dòng ( End Of Line) hay dấu chấm xuống dòng. Đó là cặp kí tự điều khiển : CR (Carriage Return : nhảy về đầu dòng, mã ASCII = 13) và LF (Line Feed: nhảy thẳng xuống dòng tiếp theo, mã ASCII = 10). Chúng được nhận dạng để ngăn cách giữa hai dãy kí tự tuơng ứng với hai dòng khác nhau. Dấu CR và LF được màn hình cũng như máy in dùng làm kí tử điều khiển việc xuống đầu dòng tiếp theo.
Ví dụ : đoạn văn bản sau :
vi du van ban
1234
het
được hiểu là máy sẽ chứa trong tệp văn bản thành một dãy như sau :
vi du van ban CR LF 1234 CR LF het EOF
Mặc dù tệp văn bản chứa các kí tự nhưng các thủ tục Read(ln) và Write(ln) có những khả năng đặc biệt để ghi và đọc được cả những số nguyên, số thực, Boolean hoặc String nhờ sự chuyển đổi thích hợp giữa các giá trị này với các dãy kí tự.
A. GHI VÀO TỆP VĂN BẢN:
Chúng ta có thể ghi các giá trị kiểu Integer, Real, Boolean, String vào tệp văn bản bằng lệnh Write hoặc Writeln. Cách ghi này cho phép chuyển các giá trị bằng số sang dạng kí tự tức là dạng đọc được một cách tường minh như trên trang giấy, cho phép viết các bảng dữ liệu… với quy cách mong muốn.
Các cách viết :
Write ( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ; Writeln ( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ;
Writeln ( FileVar ) ;
_ Thủ tục Write( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) sẽ viết các giá trị của Item, là các biến, các hằng, hoặc biểu thức có kiểu đơn giản như Integer, Real, Char, Boolean, String vào biến tệp FileVar. Các Item không nhất thiết phải cùng kiểu.
Ví dụ :
Var
I, J : Integer ;
X : Real ;
B : Boolean ;
S5 : String [5] ;
Ta có thể viết :
Write ( FileVar, ‘ Vi du ‘, I, J, X, B, S5, 6, X + I ) ;
_ Thủ tục Write để ghi vào tệp văn bản sẽ không chấp nhận Item là các biến có cấu trúc ( Array, Set, Record và File ).
Ví dụ không thể viết :
vì Nguoi là một biến có cấu trúc.
Cách viết này chỉ được chấp nhận khi FileVar không phải biến tệp mà là tệp chứa các bản ghi NhanSu như ta đã thấy ở các phần trước.
_ Thủ tục Writeln( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ; sẽ thực hiện việc đưa thêm dấu hiệu hết dòng vào tệp sau khi đã viết hết các giá trị các biến.
_ Thủ tục Writeln( FileVar ) sẽ chỉ thực hiện việc đưa thêm dấu hiệu hết dòng ( cặp kí tự điều khiển CR và LF ) vào tệp, tức là đưa dấu cách dòng vào tệp.
* Cách viết có quy cách tùy vào từng kiểu dữ liệu mà cách viết có khác nhau đôi chút :
_ Nếu VI là biểu thức nguyên :
+ Write ( FileVar, VI ) ; sẽ viết vào tệp FileVar giá trị nguyên VI với đúng số chữ số cần thiết.
+ Write ( FileVar, VI : n ) ; sẽ bố trí n chỗ cho giá trị nguyên VI và căn lề bên phải.
Giả sử VI có giá trị bằng 12345
Write ( FileVar, VI, VI ); cho ra 1234512345
_ Nếu VR là một biểu thức thực
+ Write ( FileVar, VR : n ); cho ra cách biểu diễn số thực dạng có số mũ E tức là dạng viết khoa học của dấu phẩy động, với n chỗ được căn lề bên phải. Số chữ số từ chữ E trở đi luôn luôn là 4 kí tự ( kí tự E rồi đến dấu + hoặc –, cuối cùng là 2 chữ số ). Bên cạnh đó là một chỗ cho dấu chấm và một chữ số trước dấu chấm. Tổng số chỗ bắt buộc phải có là 6. Số còn lại trong quy cách viết này là n – 6 chỗ được dành cho các chữ số sau dấu chấm, còn gọi là các chữ số có nghĩa.
Ví dụ:
VR = 123. 123456
+ Write( FileVar, VR : n : m ) ; máy sẽ bố trí n chỗ cho số thực trong đó có m chỗ giành cho phần thập phân ( m chữ số sau dấu chấm ) và căn lề bên phải. Nếu m = 0, máy sẽ chỉ đưa ra phần nguyên của VR.
Ví dụ :
VR = 123.123456
Write ( FileVar, VR : 15 : 9 ) ; cho ra __123.123456000
_ Nếu VC là một kí tự ( Char )
Ví dụ :
CH = ‘H’ ;
Write ( FileVar, VC : 1 ) ; cho ra H
Write ( FileVar, VC : 2 ) ; cho ra _H
_ Nếu VS là một biểu thức kí tự hoặc String
+ Write ( FileVar, VS : n ) ; cho ra giá trị của VS với n chỗ được căn lề bên phải. Nếu n < độ dài của String thì máy sẽ cắt bớt các chữ cuối của String đi.
Ví dụ :
Write ( FileVar, ‘Hello’ : 1 ) ; cho ra H
Write ( FileVar, ‘Hello’ : 3 ) ; cho ra Hel
Ví dụ tổng hợp :
Var
Ketqua : Text ;
A : Integer ;
B : Real ;
C : String [ 20 ] ;
D : Boolean ;
BEGIN
A : = 34 ;
B : = 3.14 ;
C : = ‘ END. ‘ ;
D := True ;
Assign ( Ketqua,’ chúng tôi ‘ ) ;
Rewrite ( Ketqua ) ;
Write ( Ketqua,’ Ket qua la : ‘ ) ;
Writeln ( Ketqua, A : 10, B : 10 : 4, C ) ;
Writeln ( ‘ Dong 2 ‘ : 10, D ) ;
Close ( Ketqua ) ;
END.
Kết quả hiện ra trong file Ketqua.txt :
Mặc dù A là một số nguyên nhưng thủ tục Write sẽ tự động chuyển sang dạng kí tự tức là dạng đọc được. Máy sẽ dành cho A 10 chỗ, vì A chỉ có 2 chữ số nên 8 chỗ còn lại đều là khoảnh trắng. Tương tự B được viết ra trong khuôn khổ 10 chỗ với 4 chỗ dành cho phần thập phân. Còn D là biến Boolean nên máy sẽ tự động in ra các từ ‘TRUE’ hoặc ‘FALSE’ tương ứng.
B) ĐỌC DỮ LIỆU TỪ TỆP VĂN BẢN:
Chúng ta có thể đọc không những các kí tự từ tệp văn bản mà còn có thể đọc lại các số nguyên, các số thực, Bolean từ tệp văn bản thông qua thủ tục :
Read ( FileVar, Var1, Var2,… VarN ) ;
Readln ( FileVAr, Var1, Var2,… VarN ) ;
Readln ( FileVar ) ;
Trong đó Var1, Var2,… VarN là các biến thuộc kiểu Char, String, Integer, Real, Boolean và muốn đọc cho đúng thì trong tệp văn bản các kí tự tương ứng từ vị trí đọc (vị trí cửa sổ) cũng phải diễn tả đúng các kiểu dữ liệu cần đọc trên.
Thủ tục Readln (FileVar, Var1, Var2,… VarN); sẽ đưa cửa sổ tệp sang đầu dòng tiếp theo sau khi đã lần lượt đọc các biến tương ứng.
Thủ tục Readln (FileVar) sẽ đưa cửa sổ tệp sang đầu dòng đầu tiên mà không đọc gì cả.
Hàm chuẩn kiểu Boolean EOLN( F ) sẽ phát hiện ra dấu hết dòng EOLN(End Of Line) của tệp F, tránh sai sót khi đọc quá dòng. Khi EOF = True thì EOLN cũng bằng True.
Việc đọc văn bản có thể chia làm hai loại :
+ Xử lý văn bản, các kí tự.
+ Đọc dữ liệu số nguyên, số thực từ tệp văn bản.
Ví dụ về xử lý văn bản :
Hãy lập một chương trình đếm số chữ trong một tệp văn bản F.
Program DEM_CHU ;
Var
F : Text ;
Ch : Char ;
I : Integer ;
FileName : String [ 30 ] ;
BEGIN
Write ( ‘ Ten tep : ‘ ) ; Readln ( FileName ) ;
Assign ( F, FileName ) ;
Reset ( F ) ;
I : = 0 ; (* I : Biến đếm *)
Begin
While Not Eoln ( F ) Do
Begin
Read ( F, Ch ) ;
I := I +1 ;
End ;
Readln ( F ) ;
End ;
Writeln (‘ So chu la : ‘, I ) ;
Close ( F ) ;
END.
* Khi đọc dữ liệu số nguyên, số thực từ tệp văn bản, thủ tục Read và Readln sẽ tự động biến đổi một xâu kí tự thích hợp trong tệp văn bản sang các số nguyên và số thực. Dấu cách được xem là dấu ngăn cách giữa các số.
Ví dụ: với I là số nguyên và J là số thực thì để đọc giá trị của I, J từ tệp F, ta dùng lệnh:
Read ( F, I, J ) ;
* Thủ tục Seek, hàm FileSize, FilePos không áp dụng cho tệp văn bản vì Text được tính theo đơn vị là dòng (kí tự) với độ dài dòng thay đổi, chúng ta không thể tính toán vị trí đặt con trỏ. Tuy nhiên, Turbo Pascal có hai hàm xử lý Text :
SeekEoln ( FileVar ) :
Hàm kiểu Boolean, tương tự như hàm Eoln song trước khi thử Eoln nó nhảy qua các dấu cách Space và Tab.
SeekEof ( FileVar ) :
Hàm kiểu Boolean, tương tự như hàm Eof song trước khi thử Eof nó nhảy qua các dấu cách Space, Tab và các dấu cách dòng.
Như vậy thủ tục Read và Readln đối với tệp văn bản có thể đọc được nhiều kiểu biến khác nhau ghi trong tệp văn bản ( Integer, Real, Boolean, Char, String ).
Ví dụ ứng dụng :
Giả sử rằng chúng ta cần lưu trữ và xử lý các tham số là nhiệt độ (số nguyên), áp suất (số thực), độ ẩm (số nguyên) của nhiều ngày trong tháng (cần ghi rõ cả ngày). Sau đó các dữ liệu này được xử lý bằng một chương trình độc lập khác. Bạn có thể tạo ra một tệp văn bản chứa các dữ liệu với các quy định như sau :
_ Dòng 1 chứa tên
_ Dòng 2 chứa đường gạch nét cho đẹp và rõ ràng.
_ Từ dòng 3 trở đi cho hết tệp : chứa dữ liệu với thứ tự : ngày của tháng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.
Chúng ta có thể tổ chức dữ liệu thành tệp các Record như sau :
Type
Du_lieu = Record
Ngay : byte;
Nhietdo : Integer ;
ApSuat : Real ;
DoAm : Integer ;
End ;
Var
F : File Of Du_lieu ;
Nhược điểm của phương pháp cất dữ liệu dưới dạng văn bản là số ô nhớ chiếm nhiều hơn. Ví dụ khi NhietDo là 1656, nếu dùng mã Integer thì luôn luôn mất 2 byte, nếu dùng mã kí tự thì mất 4 byte chứa các kí tự ‘1’ ‘6’ ‘5’ ‘6’. Song nhược điểm này chỉ là phụ. Tuy nhiên chúng ta nên dùng tệp văn bản để xử lý. Ưu điểm của việc dùng tệp văn bản chứa dữ liệu là ta có thể dùng các chương trình soạn thảo văn bản ( các Editor như Editor của Turbo Pascal ) và sau đó có thể xem bằng mắt, sửa, cập nhật các dữ liệu một cách dễ dàng. Chắc bạn sẽ thắc mắc thêm : tại sao không đưa dữ liệu vào qua bàn phím lúc chạy chương trình ? Nếu làm như vậy bạn sẽ không mất chỗ trên đĩa từ song có hai nhược điểm lớn sau : nếu số liệu gõ vào sai thì bạn không sửa lại được nữa và nếu chương trình có sai sót nào đó thì bạn sẽ phải sửa chương trình và cho chạy lại chương trình với việc nhập dữ liệu mới ( qua bàn phím ). Điều này thực sự mất rất nhiều thời gian nếu số liệu có nhiều.
Sau khi quy định cách viết văn bản chứa dữ liệu, chúng ta phải tuân thủ quy định về dòng để đọc lại dữ liệu khi cần xử lý. Các dữ liệu trong một dòng cách nhau bằng dấu cách (Space) với số lượng khônh hạn chế, chủ yếu là do cách trình bày. Giả sử tệp văn bản có tên là chúng tôi được tạo ra với nội dung như sau :
Dòng 1 THOI TIET THANG 6 NAM 2002
Dòng 2 ……………………………………………….
Dòng 3 1 30 298.5 45
Dòng 4 2 35 100.8 24
…………. ……………………………………………….
Sau khi xử lý số liệu, chúng ta có thể thông báo số ngày (tương ứng với số dòng chứa số liệu).
Program DOC_DU_LIEU ;
Var
F : Text ;
NhietDo, DoAm : Integer ;
Ngay : Byte ;
ApSuat : Real ;
SoNgay : Byte ;
BEGIN
Assign ( F, ‘ chúng tôi ‘ ) ;
Reset ( F ) ;
Readln ( F ) ; (* nhảy qua dòng 2 *)
SoNgay := 0 ;
While Not SeekEoln ( F ) Do
Begin
(* Đọc số liệu từng ngày một *)
Readln ( F, Ngay, NhietDo, ApSuat, DoAm ) ;
SoNgay := SoNgay + 1 ;
(* Xử lý dữ liệu tùy theo yêu cầu của bài toán *)
…
End ;
Writeln ( ‘ Ket qua xu ly cua ‘, SoNgay,’ ngay la : ‘ ) ;
…
Close ( F ) ;
END.
Var
VanBan : Array [1.. 700] Of String [80] ;
F :Text ;
I, SoDong : Integer ;
Name : String [30] ;
BEGIN
(* Đọc tệp văn bản vào mảng *)
Name := ‘Vidu.txt’ ;
Assign ( F, Name ) ;
Reset ( F ) ;
I := 1 ;
While Not Eof ( F ) Do
Begin
Readln ( F, VanBan [ I ] ) ; (* Đọc một dòng vào một chuỗi *)
I := I + 1 ;
End;
SoDong := I – 1 ;
Close ( F ) ;
(* Xử lý văn bản trên mảng VanBan *)
…
(* Cất lại vào tệp nếu muốn. Xin giành cho bạn đọc *)
…
END.
·Lưu ý : số dòng và số chữ của một dòng trong khai báo VanBan ở trên bị hạn chế vì trên máy tính, bộ nhớ cho khai báo các biến bị chặn trên là 64 KB. Muốn mở rộng, bạn cầ tham khảo biến động và con trỏ ở chương sau.
Việc xử lý các dữ liệu ít khi làm thẳng với tệp (không chỉ là tệp văn bản mà cả với tệp kiểu khác nữa) do tốc độ ghi / đọc của đĩa từ chậm hơn tốc độ ghi/ đọc của bộ nhớ trong. Người lập trình nên tổ chức các cấu trúc dữ liệu khác ( mảng, tập… ) là các kiểu dữ liệu nằm trong bộ nhớ trong của máy.
Nhiều vấn đề còn nảy sinh ra khi làm việc với tệp như: khi dùng Reset( F ) liệu tệp F đã tồm tại chưa, khi ghi vào tệp F thì liệu trên đĩa có còn đủ chỗ chứa thêm dữ liệu mới của F hay không ? Turbo Pascal cung cấp lời hướng dẫn ( directive ) cho chương trình dịch để đóng/mơû ( bật/tắt ) việc kiểm tra lỗi sai trong quá trình vào ra tệp :
{$I+} mở việc kiểm tra. Khi gặp lỗi vào/ra chương trình sẽ báo lỗi và dừng lại. Đây là chế độ ngầm định (by default), nghĩa là chương trình dịch luôn luôn thực hiện chế độ nếu không được báo rõ.
Program OpenInputFile ;
Var
OK : Boolean ;
FileName : String ;
F : Text ;
BEGIN
Repeat
Write ( ‘ Ten tep : ‘ ) ;
Readln ( FileName ) ;
Assign ( F, FileName ) ;
{$I-} (* chuyển việc kiểm tra vào / ra cho người dùng *)
Reset ( F ) ;
OK := IOResult = 0 ;
{$I+} (* Sau khi dùng IOResult ta có thể chuyển thành $I+ *)
If not OK Then Write (‘ Khong mo tep voi ten nay duoc ‘) ;
Until OK ;
END.
Toàn bộ các lỗi sai khi vào ra được liệt kê trong phần phụ lục dưới dạng một thủ tục IOCheck. Mặt khác bạn cũng cần lưu ý {$I-} và IOResult được dùng không chỉ với thủ tục Reset mà còn với các thủ tục khác như Erase, Rename, Write, Read…
Đỗ Trung Thành @ 10:37 13/09/2009 Số lượt xem: 3390
Bài 2. Thao Tác Với Tệp Tin
Tạo mới văn bản (New)
Cách 1: Vào File/New sau đó chọn Blank Document hoặc chọn các mẫu (template) có sẵn.
Cách 2: Nhấn nút New trên thanh công cụ Quick Access Toolbar. Nút New thường có biểu tượng trang giấy trắng.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N.
Khi vào File/New, hãy gõ từ khóa rồi nhấn enter hoặc chọn các từ gợi ý để tìm kiếm hàng ngàn mẫu văn bản khác nhau từ Microsoft.
Mở văn bản (Open)
Để mở văn bản đã có, chúng ta nên biết trước tên tệp tin văn bản và nơi đặt chúng.
Thực hiện thao tác mở như sau:
Bước 1:
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O
Cách 2: Nhấn nút Open (hình thư mục) trên thanh công cụ Quick Access Toolbar
Cách 3: Vào File/Open
Bước 2: Với Word 2016 thì Backstage View hiện ra, chọn các mục có sẵn, mở trên OneDrive hoặc cách đơn giản nhất là nhấn vào Browse để tìm nơi mở văn bản.
Bước 3: Hộp thoại Open bật lên, lần lượt thực hiện:
Chọn nơi chứa văn bản, cũng có thể chọn nhanh ở vùng bên trái.
Chọn văn bản cần mở.
Nhấn Open để mở văn bản.
Lưu văn bản (Save)
Thực hiện thao tác lưu là ghi những thay đổi ra bộ nhớ ngoài, do đó nếu có sự cố thì cũng không bị mất dữ liệu. Khi văn bản chưa lưu lần nào, chúng ta cần phải chọn nơi đặt tệp tin văn bản, đặt tên cũng như chọn định dạng thích hợp cho tệp tin.
Thao tác lưu nên được thực hiện ngay sau khi tạo mới tệp, và được thực hiện thường xuyên trong quá trình làm việc.
Thao tác lưu thực hiện như sau:
Bước 1:
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S
Cách 2: Nhấn nút Save (hình đĩa mềm) trên thanh công cụ Quick Access Toolbar
Cách 3: Vào File/Save
Nếu văn bản đã được lưu trước đó thì ta chỉ thấy màn hình hơi nháy. Nếu văn bản chưa được lưu thì thực hiện tiếp các bước phía dưới.
Bước 2: Với Word 2016 thì Backstage View hiện ra, chọn các mục có sẵn, lưu lên OneDrive hoặc cách đơn giản nhất là nhấn vào Browse để tìm nơi lưu tệp tin.
Bước 3: Hộp thoại Save As bật lên, lần lượt thực hiện:
Chọn nơi để lưu văn bản, cũng có thể chọn nhanh ở vùng bên trái.
Thư mục sẽ lưu văn bản.
Đặt tên cho tệp tin văn bản ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
Chọn định dạng thích hợp cho tệp tin văn bản.
Nhấn nút Save để lưu.
Chú ý: Khi có thông báo như ảnh dưới là đã tồn tại tệp tin cùng tên trong thư mục đã chọn.
Bạn cần nhấn Cancel để quay lại và chọn tên khác nếu không muốn mất toàn bộ dữ liệu của tệp đang có.
Chỉ nhấn Yes khi bạn thực sự muốn thay thế tệp tin cũ bằng tệp tin đang muốn lưu.
Lưu với tên khác (Save As)
Thao tác này được dùng khi bạn không muốn lưu những thay đổi đã thực hiện lên tệp tin văn bản gốc. Khi đó, cách tốt nhất là lưu chúng thành 1 tệp tin khác.
Cách thực hiện:
Cách 1: Vào File/Save As
Cách 2: Nhấn F12
Sau đó, bạn thực hiện các bước tương tự như thao tác lưu lần đầu.
Chúng ta thường dùng thao tác này khi làm việc với các tệp tin mẫu.
Giả sử thế này: “Sếp” của bạn đưa cho bạn 1 mẫu báo cáo tháng và yêu cầu đầu mỗi tháng hãy nộp lại. Bạn nhận tệp tin mẫu và muốn giữ nó để dùng lâu dài. Khi đó bạn có 2 cách làm:
Bạn sao chép (Copy) tệp tin này ra thành nhiều bản, mỗi bản dùng cho 1 tháng.
Khi làm báo cáo tháng nào, ta mở mẫu ra và thực hiện thao tác Save As để lưu thành báo cáo của tháng đó
→ Tất nhiên cách này tiện lợi và nhanh hơn.
Đóng văn bản (Close)
Khi hoàn tất quá trình làm việc, ta nên thực hiện đóng tệp tin văn bản đang dùng để đảm bảo dữ liệu được an toàn.
Cách thực hiện:
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Alt+F4 (thực hiện được với hầu hết các cửa sổ.
Cách 2: Nhấn nút Close (nút
X
ở bên phải trên cửa số).
Cách 3: Vào File/Close.
Khi đóng văn bản bạn cần thực hiện lưu văn bản đang làm việc. Nếu bạn chưa lưu sẽ có thông báo như ở dưới. Nhấn Save nếu muốn lưu, nhấn Don’t Save nếu thoát mà không lưu và nhấn Cancel để quay trở lại tiếp tục làm việc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tệp .Docx Là Gì Và Làm Cách Nào Để Mở Tệp? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!