Cập nhật nội dung chi tiết về Tăng Cường Truyền Thông Để Hiểu Rõ Nghị Quyết Số 25/2019/Nq mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc thực hiện Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, số lượng người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) ở cấp xã bị giảm xuống, ghép một số chức danh. Người HĐKCT ở ấp, khóm từ 10 chức danh giảm còn 3 chức danh được hưởng phụ cấp hàng tháng, 7 chức danh chuyển sang hưởng chế độ bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của ấp, khóm.
Trước khi thực hiện Nghị quyết 25/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 26/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, tính đến tháng 3/2020, toàn tỉnh có 1.468 người HĐKCT cấp xã; 9.069 người HĐKCT ấp, khóm. Sau khi thực hiện Nghị quyết 25, 26 giảm 216 người HĐKCT ở cấp xã, và 6.270 người HĐKCT ấp, khóm với kinh phí chi trả một lần hơn 39 tỷ đồng.
Sau thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 25 nhiều địa phương tỏ ra lúng túng. Theo Phó giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Ngọc Sang, tại một số nơi hiểu chưa đầy đủ về các quy định của Nghị quyết nên bước đầu thực hiện còn gặp khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là việc hiểu ở ấp, khóm chỉ còn 3 người HĐKCT, các chức danh còn lại không còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc chi trả cho người trực tiếp tham gia công việc ở ấp, khóm là một chính sách mới, nên việc thực hiện chưa có sự nhất quán.
Tại buổi làm việc, đại diện UBMTTQVN tỉnh, các đoàn thể chính trị – xã hội cũng đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 25. Đa số ý kiến thống nhất với chủ trương của HĐND, tuy nhiên do nguồn quỹ trích lại từ đóng góp của đoàn viên, hội viên cơ sở thấp nên với mức hỗ trợ 0,07 lần mức lương cơ sở/người/ngày nên có tình trạng bỏ việc, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ấp, khóm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải cho rằng: Do còn có những cách hiểu khác nhau về Nghị quyết 25/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh, thời gian tới cần có sự huy động cả hệ thống chính trị, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền để các ngành, các cấp, nhất là chính quyền cơ sở hiểu đúng hơn và thực hiện Nghị quyết 25 đạt kết quả cao hơn. Từ đó, góp phần tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành./.
Thực Hiện Nghị Quyết 18 Và 19 Tại Sở Nội Vụ Tp: Tăng Cường Tuyên Truyền Để Tạo Sự Đồng Thuận
Nhiều chuyển biến tích cực
Báo cáo do Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Đình Hoa trình bày cho thấy, sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU về “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc TP Hà Nội” của Thành ủy tại Sở Nội vụ đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của cả tổ chức cơ sở đảng về vai trò cấp ủy trong hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Theo đó, Đảng bộ Sở luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và một trong những tổ chức đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu của Đảng ủy Khối các cơ quan TP.
Đối với việc triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, từ năm 2016, Sở đã tiến hành rà soát, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đến nay, Sở còn 7 phòng chuyên môn (giảm 2 phòng chuyên môn); số lượng chức danh cán bộ cấp phòng phải bố trí, sắp xếp lại sau kiện toàn 4 người và Đảng ủy cơ quan cũng giải thể 1 chi bộ, đổi tên 4 chi bộ…
Tăng cường kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của tập thể Sở Nội vụ trong thời gian qua đã tích cực thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Sở đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan đầu mối trong việc tham mưu UBND TP tổ chức thực hiện các Nghị quyết 18 và 19.
Trong đó nổi bật như: Sở đã chủ động tham mưu cho TP xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; Nghị quyết số 18 và 19. Đặc biệt, đã phát huy tốt dân chủ, đoàn kết nội bộ, năng lực từng cá nhân, tinh thần gương mẫu đi đầu của tập thể Đảng ủy, Ban lãnh đạo trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, công tác chuyên môn và công tác cán bộ của Sở. Bám sát chỉ đạo của T.Ư, thực tiễn TP, Sở đã tích cực nghiên cứu, đề xuất và quyết liệt tham mưu cho Thành ủy, UBND TP; hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành nội vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ chưa có tiền lệ.
Lưu ý một số nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, Sở tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền để tạo đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tự giác triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của T.Ư nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị TP.
Bên cạnh đó, tập trung tham mưu các giải pháp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính và phấn đấu thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết 19 đã đề ra. Xây dựng cơ chế, định mức khoán chi thường xuyên phù hợp với điều kiện, tình hình của TP. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách của các cơ quan, đơn vị; việc chấp hành công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN.
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, giữ gìn và phát huy truyền thống gương mẫu, đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng nếp văn hóa; thực hiện tốt công tác cán bộ, bảo đảm dân chủ, phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nghị Quyết Thông Qua Tại Kỳ Họp Thứ 15, Hđnd Tỉnh Khoá Xiii:nghị Quyết Số 220/2019/Nq
Ngày 7/12/2019, HĐND tỉnh khoá XIII đã ban hành Nghị quyết số 220/2019/NQ-HĐND “về quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp, thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh Quảng Ninh”. Cụ thể như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này áp dụng đối với các đối tượng đang làm việc tại các đơn vị chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm:
1. Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện, cấp xã.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước cấp huyện.
3. Các tổ chức Hội được giao biên chế thuộc cấp huyện.
4. Thôn, bản, khu phố.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
3. Cán bộ, công chức cấp huyện; Cán bộ, công chức cấp xã; viên chức thuộc các đơn vị, tổ chức Hội được giao biên chế cấp huyện chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
4. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố được quy định tại Nghị quyết số 207/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính xã; sắp xếp thôn, bản, khu phố.
5. Hợp đồng 68 làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Điều 3. Đối tượng không áp dụng
1. Cán bộ đã được giải quyết chế độ, chính sách theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trước thời điểm nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng 68 đã được giải quyết chế độ, chính sách theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, trước thời điểm nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng 68 đã được giải quyết chế độ, chính sách theo Nghị quyết số 206/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghi định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ có nguyện vọng nghỉ công tác để giải quyết chế độ hưu trí hoặc thôi việc.
4. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố là cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm.
5. Người hoạt động không chuyên trách đã nghỉ công tác trước thời điểm sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, khu phố.
Điều 4. Chính sách hỗ trợ
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị quyết này được hưởng một trong các chính sách hỗ trợ sau (trường hợp đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất):
1. Hỗ trợ đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ thấp hơn so với phụ cấp chức vụ đang hưởng
Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị quyết này do sắp xếp đơn vị hành chính mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng, ngoài việc được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử (trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng) còn được tỉnh hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương với 60 tháng chênh lệch giữa mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ với mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới tại thời điểm thôi giữ chức vụ lãnh đạo cũ.
2. Hỗ trợ đối với người nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc ngay
a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 3, 5 Điều 2 Nghị quyết này có tuổi từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên hoặc có đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên ngoài việc được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện hành còn được Tỉnh hỗ trợ: 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội; 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội, từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
b) Đối tượng quy định tại các Khoản 3, 5 Điều 2 Nghị quyết này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, nếu thôi việc ngay thì ngoài việc được hưởng trợ cấp thôi việc ngay theo quy định hiện hành còn được tỉnh hỗ trợ 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm và 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
3. Hỗ trợ đối với người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này còn thời gian công tác dưới 02 năm (24 tháng) mới đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc ngay, thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và được Tỉnh hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương với 06 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.
4. Hỗ trợ đối với người chuyển công tác ra ngoài khu vực nhà nước hoặc ra tỉnh ngoài
Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 3, 5 Điều 2 nghị quyết này được hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương 06 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm chuyển công tác, ngoài ra cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được hỗ trợ 01 tháng tiền lương bình quân.
5. Hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố
Hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương 02 lần mức phụ cấp hàng tháng hiện đang hưởng tại thời điểm nghỉ công tác theo quy định tại Nghị quyết số 207/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII cho mỗi năm đã công tác.
Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố có thời gian đảm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách khác nhau ở cấp xã và ở thôn, bản, khu phố theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh thì thời gian hỗ trợ được tính bằng thời gian làm việc liên tục, không gián đoạn đảm nhiệm các chức danh đến thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn nhiệm hoặc thôi bố trí hoặc thôi hưởng phụ cấp.
Thời gian công tác liên tục là thời gian đảm nhận các chức danh không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, khu phố theo quy định không gián đoạn tính đến thời điểm nghỉ công tác do sắp xếp lại các đơn vị cấp xã và thôn, bản, khu phố. Trong cùng một thời gian, một người đảm nhận nhiều chức danh không chuyên trách thì cũng chỉ tính 01 lần thời gian công tác.
6. Cách tính hỗ trợ
a) Tiền lương hiện hưởng bao gồm tiền lương theo ngạch (chức danh nghề nghiệp), bậc hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch phụ cấp bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
b) Tiền lương bình quân là bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc ngay. Đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (60 tháng) công tác thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.
c) Mức lương cơ sở: Được xác định theo mức lương cơ sở quy định của Chính phủ tại thời điểm nghỉ công tác của đối tượng được hỗ trợ.
d) Thời gian tính hưởng hỗ trợ có số tháng lẻ thì tính như sau: Dưới 06 tháng tính là ½ năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng thì tính tròn là 01 năm.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng 68, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh đã được hưởng chính sách hỗ trợ tại nghị quyết này phải hoàn trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận nếu được bầu, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động lại vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh hoặc bố trí lại đảm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh.
Cơ quan, đơn vị bầu, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động lại người đã nhận hỗ trợ theo quy định tại nghị quyết này có trách nhiệm thu hồi số tiền hỗ trợ đã nhận và nộp vào ngân sách địa phương.
7. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương theo phân cấp.
8. Thời gian thực hiện: Kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020.
Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.
2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 12 năm 2019.
Triển Khai Nghị Quyết Số 25
Đồng chí Nguyễn Thế Trung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương
Phóng viên: Thưa đồng chí, Nghị quyết 25 được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong lịch sử công tác dân vận của Đảng. Xin đồng chí cho biết những điểm mới của Nghị quyết 25 so với các nghị quyết về công tác dân vận trước đây?
Đồng chí Nguyễn Thế Trung: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều kịp thời đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp đối với công tác dân vận. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác dân vận nói chung, về các giai tầng xã hội, các giới nói riêng. Trong đó, Nghị quyết 8B-NQ/TW ngày 27/3/1990 Hội nghị TW 8 khóa VI về Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là nghị quyết rất quan trọng, định hướng công tác dân vận của Đảng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội trong hơn hai mươi năm đổi mới đất nước vừa qua.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm cốt lõi của Nghị quyết 8B; xác định rõ mục tiêu công tác dân vận trong tình hình mới, Nghị quyết 25 được xây dựng công phu, khoa học với những phương pháp tiếp cận mới, với những quan điểm mang tính chất đột phá, đánh dấu bước tiến về tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng, thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, Nghị quyết sử dụng thống nhất cụm từ “công tác dân vận” thay cho các cụm từ “công tác quần chúng” như trong Nghị quyết 8B và cụm từ công tác vận động nhân dân như trong một số nghị quyết chuyên đề khác về công tác vận động quần chúng. Bởi dùng từ “dân vận” chính là để thực hiện đầy đủ nhất, đúng nhất khái niệm “Dân vận” trong tư tưởng của Bác Hồ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”. Đây là một tiêu điểm nhận thức, cần được quán triệt sâu sắc. Đối tượng của công tác dân vận được xác định là mọi tổ chức, thành viên trong xã hội.
Đồng thời, từ trước đến nay, Đảng ta đã thành lập và đặt tên cho cơ quan tham mưu của Trung ương về công tác dân vận là ban dân vận. Ban dân vận được xác định là một trong những ban xây dựng đảng, thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, Nghị quyết mang tính toàn diện, hệ thống, sâu sắc về công tác dân vận
Nghị quyết vừa đánh giá rõ tình hình sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, vừa đánh giá rõ thực trạng tình hình nhân dân. Nhìn thẳng vào hiện thực, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém; đề ra mục tiêu, hệ thống quan điểm và giải pháp để tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, bao gồm cả đối tượng, nội dung, phương pháp dân vận… cả trước mắt và lâu dài.
Nội dung nghị quyết bao quát cả phần đánh giá và phương hướng về sự lãnh đạo của Đảng đối với các giai cấp, giai tầng xã hội, chú trọng đến các vấn đề mới nảy sinh, tồn tại bất cập của xã hội. Đó là sự tổng hợp nhiều nội dung quan trọng của các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về công tác vận động quần chúng đã ban hành trước đây trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong bối cảnh hiện nay, nhất là tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ ba, kế thừa những quan điểm cốt lõi trước đây, Nghị quyết bổ sung một số quan điểm chỉ đạo mới về công tác dân vận, như:
Nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ – khẳng định, nhấn mạnh thêm vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của nhân dân đối với sự phát triển của đất nước, làm chủ vận mệnh đất nước.
Chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân, huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Đó là chiến lược nuôi dưỡng, sử dụng “tài nguyên” sức dân của đất nước.
Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó, “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt”. Có thể nói việc phân định rõ trách nhiệm trong công tác dân vận là một trong những điểm đột phá của Nghị quyết 25.
Nghị quyết 25 cũng đã đưa ra một quan điểm mới: “Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo”. Quan điểm này vừa xác định rõ công tác dân vận là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, vừa quán triệt sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc” khi quyết định, ban hành các chủ trương, chính sách. Đặc biệt đề cao việc nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay cũng như phương pháp tập hợp nhân dân, để “sao cho được lòng dân”, thuận hòa lòng dân – ý Đảng.
Thứ tư, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước được đề cao và xác định rõ trong quá trình tổ chức thực hiện công tác dân vận
Quan điểm thứ 5 trong Nghị quyết nêu: Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận. Đồng thời, đưa ra riêng một giải pháp về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên cơ sở lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ; lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo hiệu quả công việc. Các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận đồng nghĩa với việc góp phần làm minh bạch hóa đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh.
Phóng viên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận được thể hiện sâu sắc nhất qua những nội dung nào trong Nghị quyết 25, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thế Trung: Nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức – cán bộ; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân. Theo đó, phải kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với các cuộc vận động, chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Đồng thời, phát huy sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, để Đảng thực sự giữ vững vai trò tiền phong, gương mẫu của mình trước nhân dân. Đó cũng chính là một trong những phương pháp lãnh đạo của Đảng.
Ba là, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Trước hết các cơ quan nhà nước cần kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về dân vận thành các văn bản pháp luật để thực hiện. Thực hiện nền nếp Quy chế dân chủ ở cơ sở; cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả để tiết kiệm các nguồn lực cho xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm vận động nhân dân, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhằm tăng “chỉ số hài lòng” của nhân dân. Chủ động nắm tình hình, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với dân; tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nhân dân và xã hội.
Bốn là, tăng cường lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua do Mặt trận, các đoàn thể phát động, tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân hướng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Năm là, tăng cường phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác dân vận. Đây là một nội dung quan trọng của Nghị quyết 25 về công tác dân vận; cũng chính là trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị theo tinh thần Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị khóa X.
Sáu là, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ ban dân vận, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, uy tín, kinh nghiệm công tác dân vận; khắc phục tình trạng đưa cán bộ phẩm chất, năng lực yếu kém và không có uy tín về làm công tác dân vận.
Bảy là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác dân vận. Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các cơ quan Trung ương có cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, trong đó có việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận và kết quả giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Phóng viên: Đồng thời với “tăng cường”, Nghị quyết 25 cũng rất chú trọng về “đổi mới” – Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Xin đồng chí cho biết cụ thể hơn về nội dung này?
Đồng chí Nguyễn Thế Trung: Đổi mới là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy, công tác dân vận trong tình hình mới cũng cần phải có những đổi mới để thích ứng, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển.
Nội dung định hướng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội cần được đổi mới sát với từng giai cấp, từng tầng lớp nhân và từng thời kỳ cách mạng. Nội dung hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể phải thiết thực, đặt trọng tâm vào bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên, nhất là trong giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân…; xây dựng sự đoàn kết, nhất trí, tạo sự gắn bó trong tổ chức. Các đoàn thể nhân dân đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng coi trọng chất lượng, xây dựng cơ sở vững mạnh. Hình thức tập hợp, vận động nhân dân phải đa dạng, phong phú, khoa học và hiệu quả.
Nội dung và cách thức phát động các phong trào thi đua yêu nước cần được đổi mới theo hướng: các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung và lựa chọn cách thức vận động sát với thực tế của địa phương, đơn vị với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, thời điểm; sáng tạo trong lồng ghép, kết hợp các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thực sự mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho nhân dân. Qua tổ chức phong trào thi đua quan tâm xây dựng, phát hiện các điển hình, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực để nhân rộng.
Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tham mưu về dân vận. Các cấp ủy đảng cần xác định đúng đắn vị trí, vai trò công tác dân vận, từ đó có kế hoạch chăm lo xây dựng, lựa chọn, quy hoạch, bố trí cán bộ có đủ uy tín, năng lực làm cán bộ dân vận. Đồng thời, xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cán bộ nghiên cứu, tham mưu; xây dựng đội ngũ chuyên gia tham mưu sâu về các lĩnh vực công tác dân vận, nhất là công tác dân tộc, tôn giáo, vận động trí thức, doanh nhân trong tình hình mới.
Trong dịp kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và 14 năm ngày Dân vận của cả nước, mỗi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ôn lại những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Dân vận” gắn với việc quán triệt các nội dung của Nghị quyết 25. Xác định công tác dân vận và chăm lo lợi ích của nhân dân là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình, là “mệnh lệnh” tự thân của mỗi cán bộ, đảng viên. Như vậy, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân không ngừng được củng cố bền chặt, chính là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Việt Hải (thực hiện)/Tạp chí Dân vận số 10/2013
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tăng Cường Truyền Thông Để Hiểu Rõ Nghị Quyết Số 25/2019/Nq trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!