Đề Xuất 6/2023 # Sống Chết Mặc Bay – Thực Hành Đọc Hiểu Văn Bản Ngữ Văn 7 2022 # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Sống Chết Mặc Bay – Thực Hành Đọc Hiểu Văn Bản Ngữ Văn 7 2022 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sống Chết Mặc Bay – Thực Hành Đọc Hiểu Văn Bản Ngữ Văn 7 2022 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đang tải…

SỐNG CHẾT MẶC BAY

(Phạm Duy Tốn)

I – GỢI DẪN

Thể loại:

Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, thể loại này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sư, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.

Khác với các truyện dài (ví dụ : tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại nhằm muc đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.

    Tác giả :

    Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.

    Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thông nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, đê mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.

      Tóm tắt:

      Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn”.

        Đại ý :

        Kết hợp những thủ pháp đối lập và tăng tiến, sử dụng những hình ảnh cu thể, sinh động, Phạm Duy Tôn đã lên án gay gắt giai cấp thông trị quan liêu, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm gì đến đời sống, thậm chí là tính mạng của nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thương trước nỗi thống khổ của nhân dân trong cảnh thiên tai.

          Cách đọc :

          Trong một truyện ngắn, giọng điệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá trị của tác phẩm. Với đặc trưng hàm súc, tác giả truyện ngắn tận dung tối đa những lợi thế của giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình, đồng thời khắc hoạ đời sống một cách sâu sắc. Từ giọng điệu của tác giả cho đến giọng điệu của các nhân vật, khi đọc cần chú ý thể hiện sinh động và chính xác. Cụ thể, trong truyện ngắn này có những nhân vật chủ yếu sau :

          –        Giọng người kể chuyện (về mặt nào đó có thể coi là giọng của tác giả) :

          mỉa mai, châm biếm khi viết về nhân vật “quan lớn”, xót thương khi miêu lả thảm cảnh mà dân chúng đang gặp phải.  

          –        Giọng quan phụ mẫu : vừa hách dịch (khi sai bảo) vừa thờ ơ (khi nghe nói đến cảnh lũ lụt).

          –        Giọng nha lại, thầy đề : nịnh nọt, xun xoe,…

          II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

          Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỉ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại – Sống chết mặc bay – là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thưc phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

          Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng : “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá ; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Tính mạng “con dân” cả vùng đang bị đe doạ nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre”, “người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”. Một bên là cảnh quan huyện “kẻ cha mẹ của dân” có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình “cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì”. Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình “đèn thắp sáng trưng”, “nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng”. Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với “con dân” đang “trăm lo ngàn sợ”, quan phụ mẫu “uy nghi chễm chện ngồi” như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dưng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

          Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi “sức người khó lòng địch nổi sức trời” thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.

          Loading…

          Bản chất vô nhân đạo, lối sống “sống chết mặc bay” của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi “điếu mày”, tiếng “dạm, tiếng “bốc”, “Bát sách ! An”, “Thất văn… phỗng”,… Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. “Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai “đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”. Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề : “Thầy bốc quân gì thế ?”. Ván bài “ù to”. Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết”…

          Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dưng tình huống truyện gay gắt ; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,… Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.

          III – LIÊN HỆ

          1.”Nhà văn Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) sinh ở Hà Nội, quê làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Tây. Sau khi tốt nghiệp Trường Thông ngôn năm 1901, làm phiên dịch tại Toà thống sứ Bắc Kì một thời gian rồi xin thôi, để viết báo. Ông đã viết các báo : Đại Việt tân báo, Nông cổ min đầm, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Đăng cổ tụng bảo,… dưới các bút hiệu : Ưu Thời Mần, Đông Phương Sóc, Phạm Duy Tốn. Tác phẩm : Bực mình (1914), Sống chết mặc bay (1918), Con người SỞ Khanh (1919), Nước đời lắm nỗi. Ngoài ra, ông còn soạn Tiếu lâm quảng kí, 3 tập, với bút hiệu Thọ An. Trong những năm hai mươi, sách này được in lại nhiều lần, phổ biến rộng rãi trong cả nước.

          Phạm Duy Tốn là một người “Tây học”. Ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của xu hướng đạo đức, nhưng truyện ngắn của ông nghiêng về phản ánh xã hội hơn là “treo gương” giáo huấn. Ông không ca ngợi, khẳng định một nhân vật nào trong tác phẩm của mình ; ông tố cáo một số cảnh bất nhân, độc ác dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến ; ở thành thị, chủ nghĩa cá nhân tư sản và đồng tiền phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ra lối sống bừa bãi, lường đảo, phá phách ; ở nông thôn, cuộc sống của người nông dân rất khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội, đói kém, vì bọn quan lại tàn nhẫn, coi khinh tính mạng của họ. Truyện ngắn Bực mình hé cho ta thấy dân thành thị lúc đó ngày càng đông thêm do người nông dân phải rời bỏ ruộng đất ra phố phường kiếm sống. Trong Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn vận dụng khá thành công nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại, kết hợp thuần thục kể chuyện, mô tả, đối thoại; mâu thuẫn của hai cảnh ngộ được tác giả đẩy lên rất cao. Phạm Duy Tốn  không phản ánh những vấn đề lớn của dân tộc và thời đại, nhưng cùng với Nguyễn Bá Học, truyện ngắn của ông phác vẽ cho thấy hiện thực xấu xa, đen tối của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hai nhà văn này đều là những cây bút tiên phong trong bước chuyển mình của thể truyện ở Việt Nam những năm ba mươi để đi tới hiện đại”.

          LÊ CHÍ DŨNG (Từ điển văn học, tập II, Sđd)

          2.”Hai cảnh tượng cùng diễn ra ở một thời điểm nguy cấp, ở cùng trên một mặt đê, với những con người có chung bổn phận bảo vệ khúc đê xung yếu, cảnh tượng trước là cảnh tượng lầm than, bi thảm, cảnh tượng sau là cảnh tượng hưởng lạc, ăn chơi vô liêm sỉ. Tô đậm sự đối lập ấy bằng những chi tiết nghệ thuật cụ thể, sinh động, tác giả chẳng những làm nổi bật thái độ vô trách nhiệm của các “quan cha mẹ”, mà còn phơi bày, bêu riếu những bộ mặt đáng khinh, đáng ghét của lũ người “lòng lang dạ sói”. Giọng văn xót xa, thương cảm ở phần mở đầu truyện chuyển dần thành giọng giễu nhại, chỉ trích. Giọng chỉ trích, giễu nhại mở rộng thành mạch phẩm bình không thể kìm nén về nhân cách “quan phu mẫu”. “Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội, thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ”. “Mặc ! Dân, chẳng dân thời chớ ! Con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru ! Quan lớn ngài ăn, ngài đánh ; người hầu kẻ dạ, kẻ vâng. Sướng bao nhiêu thích bao nhiêu ! Lúc quan hạ, bài ù, ai ai là người chẳng ngợi khen tấm tắc! Một nước bài cao, bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập. Vậy mà không hiểu, thời thật là phàm”. Những lời phẩm bình ấy sẽ được chứng minh bằng cảnh tượng diễn ra ở phần cuối câu chuyện.

          Đoạn cuối truyện giống như một màn kịch ngắn, chia thành lớp lang, có thắt nút, mở nút. Xung đột kịch được mở ra thời điểm, từ trong đình đã “nghe ngoài xa tiếng kêu vang trời dậy đất”. Có người rụt rè nhắc khéo quan : “Bẩm dễ có khi đê vỡ”. Nhưng đó cũng là lúc ván bài đang đến hồi quyết định, quan sắp “ù to” thắng lớn, ngài “chỉ lăm le chưc người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ”. Cho nên, quan vẫn “điềm nhiên”, rồi quan cau mặt, gắt “mặc kệ”. Ngài chỉ thay đổi thế ngồi và giục thầy Đề chú ý vào ván bài “Có ăn không thì bốc chứ” ! Xung đột kịch căng thẳng hơn khi ở trong đình nghe thấy càng ngày càng lớn “tiếng người kêu rầm ĩ, “tiếng ào ào như thác chảy xiết”, “tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía”. Lúc bấy giờ, trừ quan ra, ai nấy “đều nôn nao sợ hãi”. Đến khi người ta nói thẳng vào mặt quan, rằng “đê vỡ mất rồi” thì quan “đỏ mặt, tía tai” quát tháo, dùng oai quyền lấp liếm, đổ vây tội cho kẻ khác và cố sức lập lại trật tự bị xáo trộn để không có gì ảnh hưởng tới ván bài: “Ông cách cổ chúng mày”, “Ông bổ tù chúng mày”, “Đuổi cổ nó ra”.

          Mâu thuẫn kịch được đẩy lên đến cao trào sau đó là mở nút, quan ù ván bài to, ngài thoả mãn, đắc ý vỗ tay xuống sập kêu to “Đây rồi !.. Thế chứ lại”, “Ừ ! Thông tôm, chi chi nảy”. Trong khi đó thì ở ngoài kia đê vỡ, “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết” hàng trăm nghìn con người lâm vào cảnh “kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn”.

          Lúc quan vui nhất, sướng nhất chính là lúc “sinh ra một cảnh nghìn sầu, muôn thảm” khiến ai cũng phải “động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch”. Đó là nội dung màn kịch ở phần cuối truyện ngắn. Các biện pháp tương phản, tăng cấp được sử dụng triệt để, làm cho kịch tính ngày càng gay gắt. Ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện chỉ còn giữ vai trò dẫn truyện. Ngôn ngữ đối thoại phát huy tác dụng tối đa để các nhân vật bộc lộ tính cách và diễn biến tâm trạng.

          LA KHẮC HOÀ (Phân tích – bình giảng tácphâm Văn học 8, NXB Giáo dục, 1999)

          File PDF

          Ngữ Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay

          Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản 7 Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Sống Chết Mặc Bay, Bài 26 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Ngữ Văn 7, ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Tập 2 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Soạn Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Văn Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Violet, Soạn Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Giảng Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Gì, Truyện Ngắn Sống Chết Mặc Bay, Nghệ Thuật Chủ Yếu Của Văn Bản “sống Chết Mặc Bay” Là Gì, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Nào, ý Nghĩa Nhan Đề Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Được Viết Theo Thể Loại Nào, Hãy Giải Thích Nhan Đề Của Truyện Sống Chết Mặc Bay, Khi Nói Về Sóng Điện Từ Phát Biểu Nào Sau Đây Là Sai Sóng Điện Từ Là Sóng Ngang, Trên Đường Bộ, Người Lái Xe ô Tô Có Được Phép Dừng Xe, Đỗ Xe Song Song Với Một Xe Khác, Dàn ý Đường Đi Khó Không Khó Vì Ngăn Sông Cách Núi Mà Khó Vì Lòng Người Ngại Núi E Sông, Một Máy Thu Thanh Đang Thu Sóng Ngắn. Để Chuyển Sang Thu Sóng Trung, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Chung Tính Chất Nào Dưới Đây?, Tia Hồng Ngoại Và Tia Rơnghen Đều Có Bản Chất Là Sóng Điện Từ, Có Bước Sóng Dài Ngắn Khác Nhau Nên, Mạch Dao Động Lí Tưởng Lc Có Thể Phát Ra Sóng Vô Tuyến Truyền Trong Không Khí Với Bước Sóng, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất Nào, Trắc Nghiệm ôn Tập Dao Động Và Sóng Điện Từ – Sóng ánh Sáng, Định Nghĩa 2 Đường Thẳng Song Song, Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Bờ Cửa Sông Ven Biển Cửa Sông Cái Lớn, 2 Phương Trình Đường Thẳng Song Song, Phương Trình 2 Đường Thẳng Song Song, Quan Niệm Thế Nào Là Cuộc Sống Đáng Sống, Khái Niệm 2 Đường Thẳng Song Song, Một Sóng Điện Từ Đang Lan Truyền Từ Một Đài Phát Sóng ở Hà Nội Đến Máy Thu, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Khác Nhau ở, Bài Giảng 2 Đường Thẳng Song Song, Định Lý 2 Đường Thẳng Song Song, Trắc Nghiệm 2 Mặt Phẳng Song Song, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Giống Nhau ở Chỗ, Định Nghĩa 2 Mặt Phẳng Song Song, Tia Rơn-ghen (tia X) Là Sóng Điện Từ Có Bước Sóng, Mẫu Báo Cáo Thực Hành Đo Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Đối Với Đoạn Mạch Song Song, Báo Cáo Thực Hành Đo Hiệu Điện Thế Và Cường Độ Dòng Điện Đối Với Đoạn Mạch Song Song, Định Lý Từ Vuông Góc Đến Song Song, Định Lý 2 Mặt Phẳng Song Song, 2 Phương Trình Song Song, Chuyên Đề 2 Mặt Phẳng Song Song, Chọn Câu Sai. Sóng Điện Từ Là Sóng, Ta ₫ến ₫ể Cho Chiên ₫ược Sống Và Sống Sung Mãn, Bài Giảng 2 Mặt Phẳng Song Song, Tiểu Thuyết Sóng ở Đáy Sông, Bài Tập Chuyên Đề Hai Mặt Phẳng Song Song, Phương Trình Song Song Với Ox, Công Thức 2 Bản Mặt Song Song, Giải Bài Tập 2 Mặt Phẳng Song Song, Công Thức R Song Song, Định Lý 2 Đường Song Song, Khi Nói Về Sóng Điện Từ Phát Biểu Nào Dưới Đây Là Sai Trong Quá Trình Truyền Sóng Điện Từ, Khi Nói Về Sóng Điện Từ Phát Biểu Nào Sau Đây Là Sai Sóng Điện Từ Mang Năng Lượng, Nguyên Tắc Chọn Sóng Của Mạch Chọn Sóng Trong Máy Thu Vô Tuyến Dựa Trên, Lê Quý Ngọ Chết, Văn Tế Một Cái Chết Bẩn, Truyện Ma Xác Chết Báo Hận, Truyện Ma Yêu Và Chết, Don Xin Xac Nhan Me Da Chet, Xac Nhancha Chet, Xác Nhận Đã Chết, Xác Nhận Cha,mẹ Đã Chết, Xác Nhận Cha Mẹ Chết, Xac Nhan Cha Chêt, Xac Nhan Bo Me Da Chet, Ddieu Văn Chet Tre, Don Xã Xac Nhan Bo Me Chet, Don Xac Nhan Ong Ba Noi Da Chet, Don Xin Xac Nhan (cha Me Da Chet), Xac Nhan Cah Me Da Chet, Ai Rồi Cũng Chết, Điếu Văn Chết Trẻ, Đơn Xin Xác Nhận Ba Mẹ Đã Chết , Mẫu Đơn Xác Nhận Bố Mẹ Chết, Đơn Xin Xác Nhận Bố Mẹ Đã Chết, Chết Giữa Mùa Hè, Đơn Xin Xác Nhận Cha Chết, Mẫu Đơn Xin Xác Thân Nhân Đã Chết, Mẫu Đơn Xác Nhận Đã Chết,

          Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản 7 Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Sống Chết Mặc Bay, Bài 26 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Ngữ Văn 7, ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Tập 2 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Soạn Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Văn Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Violet, Soạn Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Giảng Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Gì, Truyện Ngắn Sống Chết Mặc Bay, Nghệ Thuật Chủ Yếu Của Văn Bản “sống Chết Mặc Bay” Là Gì, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Nào, ý Nghĩa Nhan Đề Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Được Viết Theo Thể Loại Nào, Hãy Giải Thích Nhan Đề Của Truyện Sống Chết Mặc Bay, Khi Nói Về Sóng Điện Từ Phát Biểu Nào Sau Đây Là Sai Sóng Điện Từ Là Sóng Ngang, Trên Đường Bộ, Người Lái Xe ô Tô Có Được Phép Dừng Xe, Đỗ Xe Song Song Với Một Xe Khác, Dàn ý Đường Đi Khó Không Khó Vì Ngăn Sông Cách Núi Mà Khó Vì Lòng Người Ngại Núi E Sông, Một Máy Thu Thanh Đang Thu Sóng Ngắn. Để Chuyển Sang Thu Sóng Trung, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Chung Tính Chất Nào Dưới Đây?, Tia Hồng Ngoại Và Tia Rơnghen Đều Có Bản Chất Là Sóng Điện Từ, Có Bước Sóng Dài Ngắn Khác Nhau Nên, Mạch Dao Động Lí Tưởng Lc Có Thể Phát Ra Sóng Vô Tuyến Truyền Trong Không Khí Với Bước Sóng, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất Nào, Trắc Nghiệm ôn Tập Dao Động Và Sóng Điện Từ – Sóng ánh Sáng, Định Nghĩa 2 Đường Thẳng Song Song, Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Bờ Cửa Sông Ven Biển Cửa Sông Cái Lớn, 2 Phương Trình Đường Thẳng Song Song, Phương Trình 2 Đường Thẳng Song Song, Quan Niệm Thế Nào Là Cuộc Sống Đáng Sống, Khái Niệm 2 Đường Thẳng Song Song, Một Sóng Điện Từ Đang Lan Truyền Từ Một Đài Phát Sóng ở Hà Nội Đến Máy Thu, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Khác Nhau ở,

          Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2

          Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 63 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay.

          Bài tập 1. Hãy nhận diện các hình thức ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn Sống chết mặc bay bằng cách đánh dấu X (có) và tìm dẫn chứng điền vào theo bảng sau : 2. Nhận xét về sự khác nhau trong ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật quan phủ và nhân vật thầy đề trong đoạn văn từ “Rồi ngồi xếp bài lại” đến “Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! … Điếu, mày”. Từ đó nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. 3. Phân tích đoạn văn từ “Thưa rằng : Đang ở trong đình kia” đến “chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài” với yêu cầu : – Nhận diện hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn. – Nêu ý đổ tư tưởng của tác giả và nghệ thuật được thể hiện trong đoạn văn. 4. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay. 5. Hãy phân tích nhân vật quan phụ mẫu. Gợi ý làm bài

          1. a) Bài tập này nhằm rèn luyện phương pháp học Ngữ văn theo hướng tích hợp, biết vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn để hiểu văn bản sâu sắc hơn. Riêng với Văn, biết coi trọng việc hiểu ngôn ngữ để hiểu Văn, bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của Văn.

          b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :

          – Đọc lại : SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 15 (Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt), trang 27 (Tìm hiểu chung về văn tự sự) ; SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 15 (Tìm hiểu chung về văn miêu tả) ; SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 84 (Đặc điểm của văn bản biểu cảm). Từ đó tìm định nghĩa thế nào là ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ người kể chuvện. Ngoài ra em hãy tự định nghĩa, hoặc hỏi người có hiểu biết, hoặc tra Từ điển tiếng Việt, Từ điển thuật ngữ văn học để hiểu các khái niệm : ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

          – Từ những hiểu biết trên, đánh dấu (x) vào bảng liệt kê.

          – Tìm dẫn chứng từ truyện ngắn Sống chết mặc bay cho các hình thức ngôn ngữ mà văn bản này đã có rồi ghi vảo bảng liệt kê. (Chỉ cần ghi tắt mấy chữ đầu, mấy chữ cuối, giữa có chấm lửng, đặt trong ngoặc kép)

          Ví dụ :

          + Ngôn ngữ tự sự : “Gần một giờ đêm… không khéo thì vỡ mất”. + Ngôn ngữ miêu tả : “Dân phu kể hàng trăm nghìn… lướt thướt như chuột lột”. + Ngôn ngữ biểu cảm : “Than ôi ! Sức người khó lòng… Khúc đê này hỏng mất”. + Ngôn ngữ đối thoại : Bẩm, dễ có khi đê vỡ !”

          Hãy tìm thêm các dẫn chứng khác.

          2. a) Bài tập này nhằm rèn luyện khả năng hiểu ngôn ngữ để hiểu văn học, và nhận biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. Ngôn ngữ (phong cách; giọng điệu…) là một phương diện rất quan trọng trong việc bộc lộ tính cách của nhân vật.

          b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :

          – Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê đầy đủ các câu đối thoại theo mẫu sau :

          – Nhận xét phong cách, giọng điệu đối thoại của từng nhân vật: quan phủ, thầy đề.

          – Nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện.

          3. a) Bài tập này nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích văn học. Ở đây là phân tích một đoạn văn với yêu cầu nhận diện được hình thức ngôn ngữ của nó, phát hiện được ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của tác giả.

          b) Hãy làm bài tập theo trình tự sau :

          – Nhận diện hình thức ngôn ngữ của đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi:

          + Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ người dẫn chuyện (cũng gọi là người kể) không ? Nếu có thì ngôi kể là gì ? Ngôn ngữ người kể được thể hiện như thế nào ?

          + Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ miêu tả không ? Nếu có thì ngôn ngữ miêu tả đó có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ người dẫn chuyện trong trạng thái tồn tại ? Nội dung được miêu tả gồm những chi tiết gì ? Hãy lần lượt kể ra một cách đầy đủ.

          – Tìm ý đồ tư tưởng của tác giả qua đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

          + Cảnh tượng sinh hoạt của quan phủ ở trong đình được miêu tả như thế nào ? Tác giả có dụng ý gì khi đưa ra nhiều chi tiết như thế ?

          + Qua đoạn văn, ý đồ phê phán hiện thực của tác giả là gì ?

          4. – Cần hiểu mục đích của bài tập này là rèn luyện năng lực đọc văn bản, trong đó cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề tác phẩm vốn là một điều rất quan trọng đối với tác giả khi viết tác phẩm. Có rất nhiều cách đặt nhan đề tác phẩm, nhưng nói chung là nhằm thể hiện điều tác giả muốn nói nhất trong tác phẩm của mình.

          5. – Cần thấy mục đích của bài tập này là nhằm tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật vốn là một yêu cầu rất quan trọng trong việc học văn, đặc biệt là với thể loại truyện bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết mà lần lượt em sẽ được học trong những thời gian sau.

          – Cách làm : Để phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, em hãy đọc kĩ tác phẩm rồi trả lời các câu hỏi sau đây :

          Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Lớp 7

          Tóm tắt văn bản sống chết mặc bay lớp 7

          Đề bài: Viết đoạn văn tóm tắt giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn

          Bài làm

          Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn – trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông đang dâng lên thì hằng tram con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chễ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo “Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẽ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phàn thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của bè lũ quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn phương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

          Bạn đang đọc nội dung bài viết Sống Chết Mặc Bay – Thực Hành Đọc Hiểu Văn Bản Ngữ Văn 7 2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!