Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Văn Sài Gòn Tôi Yêu mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn văn Sài Gòn tôi yêu – Chương trình Ngữ văn lớp 7
1. Tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn ở những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bố cục của bài văn
-Tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn ở những phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, con người của Sài Gòn.
-Có thể chia bài văn thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả
+ Đoạn 3: còn lại: khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn
2. Trong đoạn 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả
-Thời tiết của Sài Gòn rất đa dạng và dễ thay đổi: buổi sáng có nắng sớm, buổi chiều gió lộng và thi thoảng có những cơn mưa nhiệt đới ào ào nhanh dứt. Thời tiết có lúc thay đổi đột ngột, từ đang “ui ui buồn bã” bỗng nhiên chuyển sang “trong vắt lại như thủy tinh”. Ban ngày thành phố náo động và dập dìu xe cộ, buổi sáng sớm tĩnh lặng với không khí mát dịu và thanh sạch. Đêm khuya lại thưa thớt tiếng ồn.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
-Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện một cách nồng nhiệt, thiết tha. Đó là một tình yêu sâu sắc, bởi tác giả đã khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết”, yêu mọi không gian, địa điểm, yêu từ thiên nhiên đến con người. Tác giả thể hiện tình yêu của mình với Sài Gòn từ trực tiếp đến gián tiếp, sử dụng điệp từ yêu đến 6 lần.
3. Trong đoạn 2 (từ “Ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”) tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
-Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là sự tự nhiên, chân thành, cởi mở hiếu khách và bao dung nhân hậu, táo bạo nhưng vẫn rất ý nhị.
-Tác giả đã khẳng định những nét đẹp của con người qua hơn 50 năm thực tế hiểu biết. Người Sài Gòn biểu hiện rõ tính cách nhất trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là họ đã trải qua thử thách của hoàn cảnh lịch sử. Tác giả yêu Sài Gòn nhưng yêu hơn cả là người Sài Gòn, vẻ đẹp của người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu riêng biệt.
4. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn
-Tác giả đã khẳng định một cách chắc chắn về tình yêu da diết và thủy chung của mình với Sài Gòn ở đoạn cuối.
-Đoạn cuối còn nói lên lòng mong muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cũng yêu Sài Gòn như tác giả.
-Mở đầu nói lên tình yêu Sài Gòn, khi kết thúc cũng bằng tình yêu Sài Gòn, tình yêu Sài Gòn đã tồn tại xuyên suốt tác phẩm.
5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn
-Thứ nhất: bài văn sử dụng điệp từ “tôi yêu” ở nhiều câu văn, cấu trúc đó đã nhấn mạnh tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn
-Thứ hai: bài văn dùng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận, với phương thức biểu cảm cả trực tiếp và gián tiếp.
II. Luyện tập
1. Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
-Một số bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em: Mùa thu Hà Nội (Hoàng Thy), Một thứ quà của lúa non – cốm (Thạch Lam)
2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó
-Đối với mọi người, ai cũng có quê hương, quê hương là tiếng gọi vừa thân thương vừa thiêng liêng nhất. Là một người con ở xa quê hương, em luôn mong muốn được trở về nơi đồng quê với cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ở nơi đó luôn có bóng dáng của người bà tần tảo, thương yêu em hết mực, luôn ru em và cho em những kí ức tuổi thơ ngọt ngào. Quê hương đã in sâu trong tâm trí của em và là một phần không thể thiếu để em bước trên con đường vươn cao vươn xa đến những chân trời mới.
Theo chúng tôi
Soạn Bài: Sài Gòn Tôi Yêu
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
Cũng như Một thứ quà của lúa non: Cốm, văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tuỳ bút, có khác là Thạch Lam thì thể hiện xúc cảm về một sản vật giản dị, độc đáo mà giàu hương vị của đất nước còn Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố.
1. Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.
+ Đoạn1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
2. a) Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn:
– Tác giả miêu tả Sài Gòn qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt).
– Cảm nhận về sự đổi thay nhanh chóng, đột ngộ của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh).
– Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau (đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương).
b) Ngay ở phần này, chúng ta cũng có thể nhận thấy tình yêu nồng nhiệt thiết tha của tác giả đối với thành phố của mình. Nhờ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố. Thậm chí ngay cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu. Để nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn, trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất thành công thủ pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu.
3. Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách:
Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.
Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn.
4. Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người.
Bài văn được viết khá linh hoạt, đan xen những câu ngắn, câu dài, có khi sử dụng kết cấu trùng điệp: “Tôi yêu trong nắng sớm…”, “Tôi yêu thời tiết trái chứng…”, “Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”… Muốn đọc lưu loát phải biết giữ giọng, giữ hơi, phải tập đọc nhiều lần để nắm được mạch văn, mạch cảm xúc của tác giả.
2. Sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những nét đặc sắc của quê hương em trên các phương tiện báo chí, các tác phẩm văn học, địa lí,…
3. Đây là một đoạn văn biểu cảm. Hãy định hướng trước về cảm xúc và đối tượng (một nét đẹp nào đó của quê hương: một nghề truyền thống, một di tích, một danh lam, một cánh đồng,…), sau đó thiết lập một đoạn văn biểu cảm như vẫn thường làm.
Soạn Bài Sài Gòn Tôi Yêu Siêu Ngắn
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tác giả cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt và phong tục của con người.
Bài tùy bút có bố cục ba đoạn:
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến ” tông chi họ hàng “): Những ấn tượng chung và tình cảm của tác giả về Sài Gòn
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến ” leo lên hơn năm triệu “): Cảm nhận, đánh giá về phong cách người Sài Gòn.
– Đoạn 3 (Phần còn lại): Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a) Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn:
– Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
– Thời tiết Sài Gòn thay đổi nhanh chóng, đột ngột ” trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh “.
b) Tác giả thể hiện tình yêu với Sài Gòn một cách nồng nhiệt, sâu sắc và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.
– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp từ, điệp cấu trúc để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Nét đặc trưng phong cách của người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.
– Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.
Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Đoạn cuối bài đã bày tỏ tình yêu chân thành da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn của tác giả.
Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:
– Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.
– Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu….
Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố (Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội (Hoàng Thy)
Trả lời câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Gợi ý: HS có thế tham khảo đoạn văn sau:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:
Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!
ND chính
Văn bản thể hiện tình cảm đậm đà, sâu sắc của Minh Hương với Sài Gòn. Đó là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa.
chúng tôi
Soạn Bài Sài Gòn Tôi Yêu Ngắn Gọn Lớp 7
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI SÀI GÒN TÔI YÊU LỚP 7 NGẮN NHẤT
I. Soạn bài Sài Gòn tôi yêu và trả lời câu hỏi
Câu 1/172 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Tác giả cảm nhận Sài Gòn qua cảnh sắc Sài Gòn và con người nơi đây Dựa vào mạch ý ta có thể chia theo bố cục 3 phần như sau:
b, Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện qua cách miêu tả thiên nhiên và con người Sài Gòn, và những câu văn biểu cảm bộc lộ trực tiếp cảm xúc như ” Tôi yêu Sài Gòn da diết”, ” Tôi yêu trong nắng sớm,..” ; “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn, yêu cả con người nơi đây”,… Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc câu kết hợp những câu cảm thán,…
Câu 3/ trang 173 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Trong đoạn “Ở trên đất này” đến ” leo lên hơn trăm triệu mét” tác giả tập trung nói về các nét nổi bật trong phong cách người Sài Gòn như: ăn nói tự nhiên, cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Thái độ tình cảm của tác giả: “Yêu cả con người Sài Gòn”, thương mến con người Sài Gòn
Câu 4/173 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Đoạn cuối của văn bản nằm ở vị trí quan trọng nhằm khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn và con người Sài Gòn
Câu 5/ 173 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Đặc điểm nghệ thuật của bài văn: Sử dụng tài tình văn biểu cảm kết hợp nhuần nhuyễn miêu tả và tự sự khiến cho giọng văn rất đỗi gần gũi tự nhiên mà không kém phần tha thiết. Cách bộc lộ trực tiếp tình yêu Sài Gòn tạo nên một lối văn giàu cảm xúc. Bên cạnh đó các biện pháp nghệ thuật cũng được lồng ghép trong cả bài như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ,…..
II. Luyện tập bài Sài Gòn tôi yêu:
Câu 1/ 173 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Tìm bài viết về vẻ đẹp quê hương em ( Học sinh tự làm)
Câu 2/173 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Mỗi khi nghe ca từ bài hát vang lên, em lại ngậm ngùi nhớ về mảnh đất Hà Nội thân yêu, nơi em sinh ra và lớn lên. Cuộc đời ai cũng phải trưởng thành, ai cũng sẽ lưu luyến khi nhớ về tuổi ấu thơ với biết bao buồn vui gắn liền với mảnh đất nơi ta sinh sống. Đối với em đó là mùi cốm mới mỗi mùa thu về phảng phất trong gió sớm, là tháp rùa giữa lòng hồ Gươm xanh ngắt và hàng liễu rủ ven như những nàng thơ thả mái tóc vuốt ve những gợn sóng tinh nghịch. Biết bao lên em đi ngang qua phố cổ cùng mẹ, nhớ những gánh hàng rong của bà cụ có mái tóc hoa râm, những tấm vải lụa đầy sắc màu đang được các chị các dì chọn lựa để may những tà áo dài tuyệt đẹp. Chỉ đơn giản thế thôi, Hà Nội trong tâm tưởng thật đẹp, rất đỗi nhẹ nhàng như hương sen tinh khiết, khiến ta nhớ mãi không thôi.
Các bài soạn tiếp theo:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Văn Sài Gòn Tôi Yêu trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!